Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ca dao, dân ca là những bài ca của người dân lao động thể hiện tâm tư, tình cảm với đời sống nội tâm của con người.
- Ca dao, dân ca thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật: lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,... để thể hiện nội dung trữ tình.
Yếu tố tưởng tượng,liên tưởng:
Có một thứ âm thanh từ xa vẳng lại..............tiếng suối.
Thứ ánh sáng dát vàng lung linh.............còn có những khóm hoa.
Trăng, cổ thụ và hoa............con mắt thi nhân.
Có một ng đang ngồi...........ở ngoài bức tranh.
Bức tranh thiên nhiên ............. đất nc mến yêu.
Yếu tố suy ngẫm:
Non sông hoa lệ............. của đồng bào.
Nếu ko pảk là tầm nhìn........... nhường ấy.
(........ là đến nha pn)
tick cho mik vs
Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chú yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân tài Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu, ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được những tình cảm thiết tha và cao quý của người việt Nam mình thật rõ nét.
Đầu tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất nước của cha ông ta. Đó lá niềm tự hào, gắn bó khăng khít với bao danh lam thắng cảnh của nơi chôn nhau cắt rốn.
Điều này rất dễ hiểu. Thời xưa, điều kiện đi lại khó khăn, hiểu biết của mỗi coil người đều có hạn, ít ai hình dung được hết một dải gấm vóc non sông trải dài từ Bắc chí Nam của đất nước mình. Do vậy, mỗi người, ai cũng gắn bó máu thịt với làng mạc quê hương, ruộng lúa, bờ tre, ngọn raụ tấc đất của mình. Chính vì lè đó, nếu con dân xứ Lạng tự hào:
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…
thì người con của mảnh đất miền Trung cũng hãnh diện về quê hương mình không kém:
Đường vồ xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Xưa kia hay ngay cá bây giờ, trong hàng triệu người Việt Nam, có biết bao người chưa một ìần đặt chân đến kinh kì, Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội, mảnh đất trái tim Tổ quôc. Thế nhưng, ai lại không xúc động tâm hồn khi nghe mấy lời ca dao bất hủ:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vủ, canh gò Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Dù yêu một cây đa, một bến nước vô danh nào đó thì đấy cũng là khởi điểm của tình yêu đất nước, là tình cám cao quý thiêng liêng đối với sông nước Việt Nam.
Chính từ tình yêu cao cả ấy mà mỗi người Việt Nam xác định được một thái độ tình cảm đúng đắn, đối xử với nhau “Chị ngã em nâng”, “Lá lành đùm lá rách” hỗ trợ nhau trong những hoàn cảnh ngặt nghèo. Khi ấy, lòng yêu nước thể hiện ra ơ tình cảm đồng bào máu thịt:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Bầu và bí tuy khác giông, nhưng vẫn là nghĩa chị tình em vì cùng sinh trưởng chung trên một chiếc giàn, con người đâu khác. Tuy nguồn gốc, hoàn cảnh và địa vị xã hội khác nhau, nhưng mọi người vẫn tồn tại trong cùng chung một đất nước. Trong quá trình dài lâu sông chung với nhau như thế, tình cảm hình thành, phát triền, trong ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có từ đồng bào đề chỉ “người trong một nước”. Từ đó, một câu ca dao đầy gợi cảm đã nảy sinh từ nghìn xưa, đến nay ai ai cũng nhớ nằm lòng:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước, đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảm gia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ, Gia đình từ ngàn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nên một xã hội văn minh. Cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành, ca dao có biết bao câu tuyệt đẹp về mối quan hệ này:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Đặc biệt, ca dao có những câu tuyệt đẹp về tình cảm mẹ con:
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhoi cơm búng, lười lừa cá xương.
Vì thế khi chia xa, phải rời mẹ, có người con nào không khỏi bâng khuâng đau xót:
Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bânq khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.
Trân trọng tình cảm gia đình, nhân dân ta đề cao tình yêu vợ chồng gắn bó nồng thắm, thủy chung. Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn. Cả trong cảnh ngộ đói nghèo, khố cực, người bình dân vẫn yêu đời:
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gặt đầu khen ngon.
Bởi lẽ họ nghĩ là:
Thà rằng ăn bát cơm rau
Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.
Như đã biết, trong cuộc sống, nhân dân phải làm việc vất vả, thường xuyên va chạm với biết bao trở ngại chông gai, hiểm nguy cùng cực, nhưng từ nghìn xưa, người lao động vẫn luôn giữ được lòng son sắt với cuộc đời. Có gì nhọc nhằn hơn công việc một nắng hai sương, đầm mưa dãi gió, để mong sao có được “dẻo thơm một hạt.” Thế mà họ làm nên được bao khúc hòa pa lao động:
Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
Mỗi thành viên làm một việc, kế cả con trâu nữa chứ! Đủ thấy đối với nhà nông, thật đúng “con trâu là đầu cơ nghiệp”, nên được họ yêu thương biết mấy. Thử nghe lời họ thủ thỉ với con trâu:
Trâu ơi! Ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây, trâu đấy, ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Gắn bó khắng khít với thiên nhiên, hơn ai hết, người nông dân cảm nhận yêu mến, hãnh diện trước bức tranh thiên nhiên hào phóng, tươi đẹp, có cả phần xương máu, mồ hôi của cha ônẹ bao đời và của cả chính mình góp phần tô điểm:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tè đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng .
Phất phơ trong ngọn nắng hồng ban mai.
Chính lòng yêu đời, niềm lạc quan, đã giúp người lao động bao đời vượt lên mọi khổ nhọc để vui sống, vừng tin:
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Cho dầu phải lâm vào cảnh đời đau thương tủi nhục, phải lỡ bước sa chân, người nông dân lương thiện, trước sau vẫn giữ trọn một tấm lòng nhân hậu thủy chung, nào khác con cò trong câu ca dao gợi cảm: dù chết vẫn muốn được chết trong sạch, thanh cao:
Có xáo thời xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Bởi vậy, có người đã so sánh vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân với hoa sen:
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn…
Là phương tiện để bày tỏ tiếng nói trái tim, nói chung, ca dao đã thề hiện khá sinh động, tuy chưa phải là đầy đủ và toàn diện những sắc thái tình cảm thiết tha và cao quý của nhân dân lao động, nhưng cũng đủ cho ta thấy một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của những người đã sản sinh ra nó.
Ngày nay, đọc lại, ai cũng thấy ngoài giá trị nghệ thuật văn chương, ca dao còn có giá trị nhân văn to lớn.
Bn tham khảo nha!
Ca dao là lời hát tâm tình của người lao động, là bài ca về tình yêu quê hương đất nước. Em hãy chứng minh ý kiến trên.
Ai trong chúng ta lớn lên và trưởng thành trên mảnh đất quê hương cũng đều cảm nhận được cái hay cái đẹp của Văn học dân gian ngay từ lúc còn nằm trong nôi qua lời ru của mẹ. Vì vậy, có ý kiến nhận định rằng: “Ca dao và lời hát tâm tình của người lao động, là bài ca về tình yêu quê hương đất nước”.
Trải qua bốn nghìn năm lịch sử, chúng ta nhận thức được cái đẹp, cái toàn mĩ bằng tất cả trái tim nhân hậu của mình. Rất mộc mạc và chân tình tha thiết đến xốn xang. Ta hãy nghe nỗi lòng người đi xa nhớ quê hương!
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Tình yêu quê hương đất nước trong ca dao đơn sơ nhưng đậm đà. Đây là bức tranh thủy mạc.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Niềm tự hào về non sông đất nước được khơi gợi từ những địa danh ngọt ngào.
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc xem đền Ngọc Sơn
Đài nghiên tháp bút chưa mòn
Hỏi ai xây dựng nên non nước này?
Một cung đàn gảy lên đôi khi còn chùng phím, nhưng sao mỗi bài ca dao đều đem đến cho ta những tình cảm ấm áp và trìu mến lạ kì. Tất cả như một bản đồng ca trỗi lên từ mỗi tâm hồn yêu nước gắn bó với quê hương của mình. Đọc nó ta như bắt gặp lại chính mình trong nhạc điệu rộn ràng bất tử của quê hương, Tất cả như đánh thức trong ta thứ tình cảm mơ hồ nhưng chợt bùng lên như đánh thức ngọn lửa.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khỏi tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
Sẽ chẳng thể nào quên được những “cành trúc” gió đưa nhẹ nhàng trong gió, tiếng chuông ngân nga vang vọng trong khoảng không tĩnh mịch “mặt nước” hồ lăng đang sương mù mơ hồ huyền diệu. Cảnh đẹp ở miền Nam không mang vẻ cổ kính như Huế cũng chẳng tĩnh lặng như bức tranh Tây Hồ, mà ở đây, dường như sống động hơn.
“Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về”
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
Cũng một cánh cò trắng, chao liệng trên một khoảng không rộng mở, nhưng thấm vào ta một cảm giác mạnh mẽ mà rạo rực trước sự giàu đẹp của mảnh đất nổi tiếng miền Tây Nam bộ
Đến với ca dao là đến với tâm hồn Việt Nam, với trái tim Việt Nam. Một quê hương Việt Nam với những cánh cò bay, dòng sông lặng lờ trôi, hoa bưởi trắng những đêm soi bóng nước, hay chiếc đò như khúc nước, chiếc cầu tre lắt lẻo chênh vênh. Dường như mọi cảnh đẹp mà bình dị. Nhưng văn học khác với hội họa hay âm nhạc nhờ ngôn ngữ rất riêng và độc đáo. Văn học còn thể hiện những khía cạnh khác, lột tả một chiều sâu, chiều rộng trong cuộc sống mà các nghệ thuật khác không thể thay thế. Chính vì vậy mà sức tồn tại của Văn học luôn được ví như một tòa nhà vững chắc cùng với thơ ca, ca dao cũng góp phần không nhỏ trong việc khẳng định sự giàu đẹp của quê hương. Nó không chỉ khái quát một vẻ đẹp đơn thuần mà từ đó đi sâu vào cuộc sống, đến với tâm hồn của mỗi con người. Chẳng khó hiểu nếu như nói ca dao chính là cái nền vững chắc cho Văn học từ đó đi lên, cuộc sống đời thường và cuộc sống tình cảm của con người luôn hòa quyện sóng đôi. Đến với cuộc sống là câu ca dao đã đi đến với con người. Câu hát của người lao động luôn vang lên qua từng câu tha thiết:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
Có đổ giọt mồ hôi để làm ra vật chất, người ta mới thấu hiểu được giá trị của sức lao động. Và từ đó biết trân trọng thành quả do mình hay người khác làm ra. Câu ca dao làm ta sực nhớ đến bài học ngày còn tấm bé: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Nhung những lời tâm sự của người phụ nữ dưới thời phong kiến khắc nghiệt vẫn là những nỗi đau làm ta bật khóc.
Em như con hạc đẩu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay
Câu ca dao làm ta nhớ đến lời trách móc của người con gái đồng thời cũng tâm sự về số phận của mình.
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lòng như cá cắn câu
Cá Cắn câu biết đâu mà gờ
Chim vào lồng biết thuở nào ra
Lễ giáo phong kiến tập tục khắc nghiệt là những gọng kềm trói chặt người phụ nữ.
Thân em như tấm lụa đào
Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai
Hay
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt, ra luống cày
Gắn bó với quê hương, cuộc sống con người trang trải với ruộng vườn cảnh vật “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Một lần nữa người nông dân lại bày tỏ tâm tư của mình thông qua chú trâu người bạn gắn liền với nhà nông, với cuộc sống của họ:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
Một cuộc sống ấm no là niềm mơ ước của người lao động, ước mơ giản dị mà hồn hậu vẫn để lại trong tâm hồn ta một cảm xúc đẹp. Đó là mơ ước đời thường xuất phát từ tình yêu cuộc sống lao động. Trải qua bao khó khăn thử thách và gian nan con người càng trân trọng hơn sự yên bình.
Một hạnh phúc bình dị mà họ mong chờ. Một ngôi nhà, một đồng ruộng, một con trâu và trên cả là một chút bâng khuâng của thứ tình cảm ngọt ngào. Câu hát tâm tình của chàng trai cô gái rất tế nhị mà đáng yêu:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
Thật tinh tế, mộc mạc mà đằm thắm. Tình yêu của họ làm đẹp thêm ngôn ngữ Ca dao và ca dao góp phần làm đẹp cuộc sống. Tất cả đều rộng mở và dâng tặng cho đời.
1.Ca dao dân ca về tình yêu quê hương đất nước con người gợi cho em tình cảm vô cùng tự hào về những địa danh là vùng đất vùng núi trên dải đất hình chữ S thân yêu.Qua đó mong ước sau này lớn lên trở thành người có ích xây dựng quê huwowg đất nước ngày càng giàu đẹp
2.Sự đồng điệu:đều nói lên số phận hẩm hiu nhỏ bé của người phụ nữ thời xưa và đồng thời phản kháng tố cáo xã hội phong kiến đã cướp đi sự lựa chọn niềm hạnh phúc của họ
*khổ đầu:
tác giả đã sử dụng điệp từ "nghe".Có tác dụng:để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Thông qua đó ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.
*khổ cuối:
Tác giả đã sử dụng điệp từ "vì". Có tác dụng:để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.
- Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tư ợng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa
bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.
CHÚC BẠN HỌC TỐT,BÀI NÀY BẠN THAM KHẢO NHÉUzumaki Naruto
Tôi sinh ra, lớn lên và trưởng thành được như bây giờ là nhờ có bàn tay chăm sóc và tình yêu thương ấp ủ của cha mẹ. Ba mẹ tôi đã phải trải qua bao gian truân để nuôi dường tôi thành người, ba mẹ tôi đã giành cho tồi một tình thươnẹ lớn lao, vô bờ bến. Thấu hiểu được công ơn cha mẹ, tôi càng cảm thấy mình phải có bốn phận làm con sao cho xứng với công lao trời biển ấy và càng cảm thấy thấm thía hơn khi được đọc bài ca dao:.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Bài ca dao âm điệu thật ngọt ngào, lời lẽ nhẹ nhàng, thiết tha mà hàm súc, thật nhiều ý nghĩa, đã ca ngợi công ơn cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở những người con làm tròn bổn phận củá mình, ở đây, hình tượng ngọn núi Thái Sơn sừng sừng, nước trong nguồn mát lành đã được ông cha ta đưa vào câu ca dao với những liên tưởng hết sức sâu xa.
Núi Thái Sơn là núi cao nhất, đồ sộ nhất ở Trung Quốc, cũng như tình cha mạnh mẽ, vừng chắc. Chính người đã dạy dỗ hướng cho ta về lẽ phải và truyền thêm cho ta sức mạnh để bay vào cuộc sống. Thông qua hình tượng nước trong nguồn, ngọn nước tinh khiêt nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn, ta cũng cảm nhận rõ được tình yêu của mẹ mới thật ngọt ngào, vô tận và trong sáng biết bao nhiêu. Từ những hình ảnh cụ thể ấy mà ta có thể thấy được ý nghĩa trừu tượng về công cha nghĩa mẹ. Công ơn đó, ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng xiết bao, chỉ có những hình thượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới sánh bằng. Chính vì thế mà người xưa mới khuyên nhủ chúng ta phải làm tròn chữ. hiếu, để bù đắp phần nào nỗi cực nhọc, cay đắng của cha mẹ đã phải trải qua vì ta.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Vậy thì vì sao công cha lại như núi Thái Sơn, vì sao nghĩa mẹ lại như nước trong nguồn? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh thành ra ta, nuôi dưỡng chúng ta chẳng quản vô vàn vất vả. Mẹ bay đến đời ta với tình yêu dịu dàng, ngọt mát qua những lời ru nuôi lớn ta trong giấc ngủ, qua làn gió mát đêm hè từ bàn tay người, từ hơi ấm mẫu tử đã sưởi ấm ta trong đêm đông giá lạnh. Còn cha bay đến với đời ta cũng bằng tình thương mãnh liệt, đã ấp ủ trong đôi tay vững chắc của người. Cha dạy ta điều hay, lẽ phải, uốn nắn khuyết điểm cho ta, hướng cho ta đứng dậy trong mỗi lần vấp ngã.
Non xanh bao tuổi mà già
Cả đời cha mẹ lặn lội với sương gió vất vả cay đắng để nuôi ta ăn học, để phục vụ cho tương lai của chúng ta sau này. Có ai biết chăng những vật tưởng chừng quá bình thường trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ ta đã phải lao động “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” mới làm ra được. Song cha mẹ ta không bao giờ tính toán, kể lể về những khổ cực mình đã trải qua. Những khi gặp trở ngại khó khăn, những người con lại tìm về với cha mẹ bởi cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất của ta, họ luôn dang tay Ìtiở rộng tình thương đối với các con. Cả cha và mẹ đều sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Cha mẹ đã hi sinh cho con tất cả, bởi thế đứa con nào, kế cả khi đã trưởng thành, đều trở nên nhỏ bé trước cha mẹ. Ôi, tình mẫu phụ tử mới bao la và thiết tha làm sao!
Và nếu như ta đã thấu hiểu công lao cha mẹ cao cả đến nhường ấy thì còn chút gì ngần ngại khi nhắc tới bốn phận làm con của mình, bởi hiếu thảo không chỉ là đáp lại tấm lòng cha mẹ mà còn là đạo lí của người làm con, là nét đẹp của mọi người. Vậy chúng ta phải làm thế nào cho thật xứng đáng? Trước hết, chúng ta phải luôn nhớ tới và trân trọng những công lao của cha mẹ, phải biết ngoan ngoãn vâng theo những điều hay lẽ phải cha mẹ dạy bảo, tránh làm phiền lòng cha mẹ. Ta còn phải biết chăm sóc, hỏi han ân cần, quan tâm đến cha mẹ thường xuyên. Hằng ngày, tuỳ theo khả năng, chúng ta cố gắng làm các việc trong nhà như dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, thổi cơm, rửa bát, giặt giũ… để cha mẹ sau giờ làm việc về tới nhà được nghỉ ngơi trong cảnh nhà cửa sạch sè, ăn bát cơm dẻo canh ngọt. Có được những đứa con ngoan ngoãn như vậy thì cha mẹ nào chẳng cảm thấy ấm lòng sao bao nỗi vất vả.
Nhân dân ta từ xưa tới nay luôn kế thừa và phát huy nét đẹp của dân tộc: đạo hiếu. Có bao tấm lòng thơm thảo của những người con đã được vãn. thơ ghi lại mà mỗi khi nhắc đến tôi lại xúc động và cảm phục. Thật vậy, từ những ngày còn thơ, tôi thường được nghe bà ké bao nhiêu là truyện về những tấm gương hiếu thảo với cha mẹ, trong đó rất nhiều tấm gương là những bạn nhỏ. Đến nay tôi vẫn nhớ mãi câu chuyện Hoa cúc ké về tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé tên là Cúc. Mẹ chú bé ốm nặng, may nhờ có bà tiên cảm động vì tấm lòng yêu mẹ sâu sắc, chân thành của chú bé, nên đã chỉ cho chú đi lấy bông hoa chỉ mọc trên đỉnh núi cao là có thể chữa bệnh cho mẹ. Ngay ngày hôm sau, chú bé đã lên đường tìm phương thuốc quý. Ngày đêm chú vượt đèo, lội suối, gai đâm rách da, đêm đêm tiếng dã thú gầm gừ, nhưng cứ nghĩ đến mẹ là không có gì làm chú sợ hãi. Cuối cùng chú đã tìm thấy loại hoa trắng muốt, có ba tầng cánh, mỗi tầng có hai cánh hoa. Đúng là loại hoa bà tiên bảo chú tìm, nhưng chỉ có một cây mà lại trên vách đá cheo leo. Chú nín thở bò lên từng mép đá và hái được hoa xuống. Song bà tiên bảo số cánh hoa sẽ là số năm mẹ sống được. Vì vậy, với trí thông minh tuyệt vời, xuất phát từ tấm lòng yêu mẹ, Cúc đã xé cánh hoa ra làm nhiều cánh và mẹ em không những đã sớm khỏi bệnh mà còn sống rất lâu vì cánh hoa bây giờ nhiều vô kể. Bà tiên bèn lấy tên của chú bé hiếu thảo và thông minh đặt tên cho loài hoa đó. Đó chính là sự tích hoa cúc trắng, sản phẩm kì diệu được tạo nên từ tình yêu thương mẹ của chứ bé. Và từ đó mỗi khi một người con tặng cha mẹ đóa hoa cúc trắng là chứng tỏ tấm lòng kính yêu hết mực của mình đối với cha me…
Còn bây giờ tôi đã là một học sinh, tôi được đọc thêm rất nhiều tấm gương hiếu thảo trong các tác phẩm văn thơ. Đó chính là tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố với nhân vật em Tí. Em có một tình yêu cha mẹ đặc biệt sâu sắc. Mới 7 tuổi, và mặc dầu không muốn phải xa thầy u và các em, Tí khóc sướt mướt, nhưng vẫn ngoan ngoãn theo mẹ sang nhà ông Nghị, đem thân đi ở để u em có tiền nộp sưu, cứu thầy em về. Đấy cũng chính là tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, với hình ảnh bé Hồng, với một trái tim ngây thơ, trong sáng vẫn luôn hướng tới mẹ thân yêu, mà không bị những rắp tâm tanh tưởi, độc địa của bà cô làm hoen ố một chút nào. Đây cũng chính là hình ảnh Bé trong tác phẩm Mẹ vắng nhà của Nguyễn Thi. Mới mười tuổi, Bé đã sớm biết lo toan mọi việc trong nhà để mẹ yên tâm đánh giặc giải phóng làng quê. Bởi Bé rất yêu mẹ và mong đuổi hết giặc cho mẹ em không phải xông pha nguy hiểm, được ở nhà mãi với em.
Tất cả những gương mặt đáng yêu ấy chẳng phải đã thể hiện rõ đạo làm con thực hiện tròn chữ hiếu của thiêu nhi ta đó sao?
Trải qua bao thế kỉ, lời khuyên nhủ của câu ca dao vẫn còn nguyên giá trị giáo huấn quý báu của nó. Bởi xã hội dù tiến đến đâu thì con người, ai ai cũng phải có cha mẹ, và chúng ta ngày càng phải phát huy truyền thống ngày xưa ấy. Và bài ca dao vẫn sẽ mãi mãi còn như khẳng định sự trường tồn của vẻ đẹp ấy.
Giúp mình mới ai làm đúng mình sẽ tích cho đây là câu hỏi : Có 1con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp ơi ,nhàng nháo......bị 1con trâu dẫm bẹp
Câu chuyện trên đã có bố cục chưa?
Cách kể chuyện như trên có chỗ nào bất hợp lý ?
Theo em, nên sắp xếp bố cục câu chuyện trên như thế nào?