Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cặp từ trái nghĩa đc sử dụng trong bài: bảy nổi ba chìm ( thành ngữ )
- Tác dụng:
Diễn tả chân thật phẩm giá của người phụ nữ
Bộc lộ phẩm chất của người phụ nữ một cách rõ ràng
Ngụ ý tả thực sâu sắc
- Phẩm chất của người phụ nữ xưa: Số phận chìm nổi, long đong, lận đận bấp bênh giữa dòng đời xô đẩy không có quyền quyết định số phận của mik phải phụ thuộc vào kẻ khác. Mặc dù vậy nhưng người phụ nữ trong bài thơ này chấp nhận sự thua thiệt ở đời nhưng vẫn giữ được phẩm giá trong sạch thủy chung coi trọng tình nghĩa của mình
Chúc bạn học tốt ^.^
- Cặp từ trái nghĩa đc sử dụng trong bài: bảy nổi ba chìm ( thành ngữ )
- Tác dụng:
Diễn tả chân thật phẩm giá của người phụ nữ
Bộc lộ phẩm chất của người phụ nữ một cách rõ ràng
Ngụ ý tả thực sâu sắc
- Phẩm chất của người phụ nữ xưa: Số phận chìm nổi, long đong, lận đận bấp bênh giữa dòng đời xô đẩy không có quyền quyết định số phận của mik phải phụ thuộc vào kẻ khác. Mặc dù vậy nhưng người phụ nữ trong bài thơ này chấp nhận sự thua thiệt ở đời nhưng vẫn giữ được phẩm giá trong sạch thủy chung coi trọng tình nghĩa của mình
Chúc bạn học tốt ^.^
1. Có 4 câu. Mỗi câu có 7 chữ.
Gieo vần ở các tiếng cuối câu 1, 2, 4 ( viên, thiên, thuyền )
nhịp: 4/3
2.. - Thời gian: ban đêm
không gian: không gian được miêu tả trong bài rằm tháng giêng là không gian lớn của trời mây sông nước. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thứ 2 khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao
- Sự lặp lại 3 lần của từ xuân khiến cho câu như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đọng lên cảnh vật. Làm cho không gian đêm rằm tháng giêng trở nên đậm đà mùa xuân,.
- Bài này được Bác viết trong cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ. Thế nhưng trong bài thơ, ta thấy chủ thế chữ tình và rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc và chan hòa cùng ánh trăng thiên nhiên nơi núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn nhường cho thiên nhiên tình yêu thương ưu ái, không nở từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Nói lên phong thái lạc quan yêu đời của Bác.
-
câu 2: nêu cảm nghĩ của em về thân phận của phụ nữ xưa qua bài bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.
Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.
Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.
Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:
Bảy nổi ba chìm với nước non
Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.
Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.
Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.
Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt
Mà em vẫn giữ tâm lòng son
Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.
Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.
Giống nhau:Đều nói về thân phận nghèo khổ đăng cay của phụ nữ
Khác nhau:
-Bánh trôi nước:người phụ nữ ngày xưa được ví như cái bánh trôi nước.Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng.
-Những câu hát than thân:Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia có khác gì trái bần nhỏ bé liên tiếp bị gió dập sóng dồi. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, không có quyền tự mình quyết định cuộc đời. Xã hội phong kiến luôn muôn nhấn chìm họ, phủ nhận vai trò của họ.
Nhân dân Việt Nam vốn là những con người giàu tình cảm, từ xưa đến nay, họ đã biểu lộ những tình cảm tốt đẹp nhất của mình qua các bài ca dao, dân ca… Vì thế cho nên trong bài “Tổng kết văn học dân gian Việt Nam” có viết: “Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta”. Đã là con người, ai cũng có những tình cảm, những tình cảm ấy có thể xấu hoặc tốt – Những con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam hầu như có chung mọi tình cảm, những tình cảm cao quý. Họ quan hệ với nhau trong xã hội, trong cộng đồng, họ nảy sinh ra những tình cảm lớn, những tình cảm mà bất cứ một người nào cũng có: tình cảm cộng đồng. Nhân dân Việt Nam thương quý như anh em một nhà, tình thương ấy được biểu hiện rất tự nhiên, thực tế mà cũng sâu sắc vô cùng: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Hình ảnh của dây bầu, dây bí quấn quýt lây nhau sao mà thân mật đến thế, cách nói rất mộc mạc, dân dã nhưng chứa bao ý nghĩa. Những tình cảm cao thượng, sáng trong thì phải đến câu ca dao tuyệt vời sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Hình ảnh đẹp nói được một cách cụ thể lời khuyên răn chân tình và chí lý. Tình cảm cộng đồng còn thể hiện một cách giản dị trong các câu tục ngữ xa xưa: “Máu chảy ruột mền” “Môi hở răng lạnh” Họ gắn bó với nhau như môi với răng, như máu trong cơ thể, gắn bó với nhau như từng bộ phận trong gia đình con người. Tình cảm lớn được bộc lộ chân thành với đại gia đình Việt Nam ấm cúng. Mỗi người có một cuộc sống riêng tư của mình, họ có một gia đình riêng, một tổ ấm riêng. Trong đó, những tình cảm ngọt ngào, bình dị được trau chuốt, dưỡng nuôi rất nề nếp, tốt đẹp. Tình cảm nhỏ bé ấy lại rất đa dạng và phong phú vì thế nên các câu ca dao và tục ngữ, dân ca… đã phản ảnh khá phong phú, cách bày tỏ mộc mạc hơn, đơn giản hơn tình cảm cộng đồng. Ai cũng có một người mẹ, một người cha, người ta thường gọi là chữ hiếu, chữ đạo của con người trong đối xử, công lao các bậc sinh thành sâu nặng lắm: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Bài học răn dạy tốt đẹp của các câu ca dao đều bộc lộ tình cảm kính thương cha mẹ - Người mang nặng đẻ dau, chịu bao đau khổ để tạo nên hình dáng cho con mình. Tình cảm thương yêu, kính trọng ấy còn giữ mãi trong lòng mỗi người cho đến hết đời. Nhất là những người con gái đã trưởng thành, đi lấy chồng nơi xa, tạo lập được một mái ấm và trở thành người mẹ hiền của đứa con thơ nhưng lòng vẫn hướng về mẹ già. “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Những câu ca dao thật trữ tình và buồn man mác. Một tình cảm ruột thịt, nhớ thương chồng chất, rất đáng quý. Trong văn học dân gian bên cạnh chữ hiếu còn có chữ nghĩa, chữ nghĩa với anh em, chị em. Tình nghĩa huynh đệ cũng đằm thắm lạ thường. Có câu ca dao ví von thật sinh động, trong sáng đầy trách nhiệm. “An hem như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” Có cả câu khuyên răn như ước ao, khẳng định: “Anh thuận em hòa là nhà có phúc” Đấy là tình cảm an hem, còn tình chị em cũng thân thiết vô cùng nhưng thân thiết nhẹ nhàng, cụ thể hơn: “Chị ngã em nâng” Cách nói giản dị nhưng ý tứ sâu sắc. Ngoài tình cảm gia đình yêu thương gắn bó, nhân dân Việt Nam vốn trọng nghĩa kim bằng, tình bằng hữu. Tình bạn bè thắm thiết keo sơn, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Tình cảm thắm thiết ấy dược diễn đạt khá sâu sắc: “Bạn bè là nghĩa tương tri Sao cho sau trước một bề mới nên”.
bạn tham khảo, nguồn: Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta
Mở bài | Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm... - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.. | |
Thân bài | Làm sáng tỏ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước | |
a) Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ. - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ: "Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ …" - Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng: " - Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt…" - Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu: " Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu " - Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà - ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ… | ||
b) Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước: - Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu - Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình: " Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Bà ơi, cũng vì bà…" - Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu. - Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc . Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng… | ||
Kết bài | + Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. + bẠN có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình - nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay, có thể mở rộng và nâng cao qua một số tác phẩm văn học khác nói về tình cảm gia đình ... |
a)Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được những tình cảm thiết tha và cao quý của người Việt Nam mình thật rõ rệt. Đầu tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất nước của cha ông ta. Đó là niềm tự hào, gắn bó kháng khít với bao danh lam thắng cảnh của nơi chôn nhau cắt rốn.Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảmgia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ. Gia đình từ nghìn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nên một xã hội phồn vinh hạnh phúc. Ai cũng biết trong tình cảm gia đình, cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành.Trân trọng tình cảm gia đình, nhân dân ta đề cao tình yêu vợ chồng gắn bó nồng thắm, thủy chung.‘“Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Cả trong cảnh ngộ đói nghèo, khổ cực, người bình dân vần yêu đời: Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
=>Tình cảm cao quý, đẹp đẽ
b)Thể thơ tự do, lục bát, ngũ ngôn,... sử dụng rất sinh động, fong pú,.Diễn đạt trọn vẹn, cụ thể tâm tư tình cảm của người dân VN
a) Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”.
Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chin chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương.
Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều"
Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo - nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chin chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi.
Bên cạnh tình cảm cha mẹ - con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:
“Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”
Nuộc lạt - một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việ Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu - bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn!
Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em:
"Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy"
Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.
Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía.
Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam...
Tham khảo nha ^^ Chúc bạn học tốt ^^
1.Ca dao dân ca về tình yêu quê hương đất nước con người gợi cho em tình cảm vô cùng tự hào về những địa danh là vùng đất vùng núi trên dải đất hình chữ S thân yêu.Qua đó mong ước sau này lớn lên trở thành người có ích xây dựng quê huwowg đất nước ngày càng giàu đẹp
2.Sự đồng điệu:đều nói lên số phận hẩm hiu nhỏ bé của người phụ nữ thời xưa và đồng thời phản kháng tố cáo xã hội phong kiến đã cướp đi sự lựa chọn niềm hạnh phúc của họ