K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1/ Trình bày cách trộn hỗn hợp nộm rau muống

*Nguyên liệu:

- 2 bó rau muống: 1kg

- 100g tôm

- 50g thịt nạc

- 5 củ hành khô

- 1 thìa súp đường

- \(\dfrac{1}{2}\) bát giấm

- 1 quả chanh

- 2 thìa súp nước mắm

- 50g lạc rang

- Tỏi, ớt, rau thơm, tiêu...

*Quy trình thực hiện:

_Giai đoạn 1: Chuẩn bị

+ Rau muống: nhặt bỏ lá và cọng già, cắt khúc dài 15cm, chẻ nhỏ, ngâm nước

+ Tôm: rửa sạch. Cho tôm vào bát nước đun sôi luộc chín, bóc vỏ, chẻ đôi theo chiều dọc (hoặc chỉ rút bỏ chỉ đất trên sống lưng nếu tôm nhỏ), ngâm vào nước mắm pha chanh + tỏi + ớt

+ Thịt: rửa sạch. Cho thịt vào bát nước đun sôi luộc chín, thái lát mỏng, ngâm vào nước mắm với tôm

+ Củ hành khô: bóc bỏ, rửa sạch, thái nhỏ, ngâm với giấm

+ Rau thơm: rửa sạch, cắt nhỏ

_Giai đoạn 2: Chế biến:

*Làm nước trộng nộm:

+ Tỏi: bóc vỏ, giã nhuyễn với ớt

+ Chanh: gọt vỏ, nghiền nát

+ Trộn chanh + tỏi + ớt + đường + giấm, khuấy đều, chế thêm nước mắm, nếm đủ vị chua, cay, mặn, ngọt

*Trộn nộm:

+ Vớt rau muống, vẩy ráo nước

+ Vớt hành, để ráo

+ Trộn rau muống + hành, cho vào đĩa, xếp thịt và tôm lên, sau đó rưới đều nước trộn nộm

_Giai đoạn 3: Trình bày:

+ Rải rau thơm + lạc lên, cắm ớt tỉa hoa trên cùng, trộn đều khi ăn

2/ Thức ăn đc phân chia thành những nhóm dinh dưỡng nào? Nêu tác dụng trong việc tổ chức bữa ăn trong gđ

- Thức ăn được phân chia thành 4 nhóm dinh dưỡng:

+ Nhóm giàu chất béo

+ Nhóm giàu chất đạm

+ Nhóm giàu chất đường bột

+ Nhóm giàu vitamin, chất khoáng

- Việc phân chia thành các nhóm thức ăn giúp người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết,... mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng

3/Thế nào là bữa ăn hợp lí? Tổ chức một bữa ăn hợp lí cần tuân theo những nguyên tắc nào?

- Bữa ăn hợp lí là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và các chất dinh dưỡng

- Tổ chức một bữa ăn hợp lí cần tuân theo các quy tắc về:

+ Nhu cầu của các thành viên trong gia đình

+ Điều kiện tài chính

+ Sự cân bằng chất dinh dưỡng

+ Thay đổi món ăn

4/ Thu nhập của gđ là j? Có từ nguồn nào? Em có thể lm j để tăng thu nhập của gđ?

- Thu nhập gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc bằng hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra]

- Có 2 nguồn thu nhập:

+ Thu nhập bằng tiền

+ Thu nhập bằng hiện vật

- Để có thể tăng thu nhập cho gia đình, em sẽ làm các công việc tùy theo sức của mình như: tham gia sản xuất...

5/ Nêu các nguyên tắc xây dựng thực đơn. Hãy hoàn chỉnh thực đơn sau bằng cách định lượng thực phẩm cần chuẩn bị:

1. Rau muống 2.Thịt kho 3.Nước chấm 4.Cơm

- Nguyên tắc xây dựng thực đơn:

+ Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn

+ Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn

- Hoàn chỉnh thực đơn:

* Rau muống

+ Rau muông: 2 bó

+ Tỏi: 1 củ

+ Dầu ăn

* Thịt kho:

+ Thịt: 500g

+ Nước cốt dừa: 500ml

+ Nước mắm

+ Tiêu

+ Đường

* Nước chấm

*Cơm

2 tháng 5 2018

1/

I. NGUYÊN LIỆU

  • 2 bó rau muống: 1kg
  • Tôm: 100g
  • Thịt nạc: 50g
  • 5 củ hành khô
  • ½ bát giấm
  • 1 quả chanh
  • 2 thìa súp nước mắm
  • Tỏi, ớt
  • Rau thơm
  • Lạc (đậu phộng) rang giã nhỏ: 50g

II. QUY TRÌNH THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị

  • Rau muống: nhặt bỏ lá và cọng già, cắt khúc (dài khoảng 15cm) chẻ nhỏ, ngâm nước.
  • Thịt, tôm: rửa sạch.
  • Đun sôi ½ bát nước, cho thịt vào luộc chín; sau đó cho tôm vào luộc, bóc vỏ, chẻ đôi theo chiều dọc. Nếu tôm nhỏ thì để nguyên con, rút bỏ chỉ đất trên sống lưng, ngâm vào nước mắm pha chanh + tỏi + ớt cho ngấm gia vị.
  • Thịt luộc: thái lát mỏng, ngâm vào nước mắm cùng với tôm.
  • Củ hành khô: bóc vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng, ngâm giấm cho bớt cay nồng.
  • Rau thơm: nhặt rửa sạch, cắt nhỏ.


2. Giai đoạn 2: Chế biến

Làm nước trộn nộm:

  • Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn cùng với ớt.
  • Chanh gọt vỏ, tách từng múi, nghiền nát.
  • Trộn chanh + tỏi + ớt + đường + giấm, khuấy đều, chế nước mắm vào từ từ, nếm đủ vị chua, cay, ngọt, mặn (vị mặn hơi đậm).


Trộn nộm

  • Vớt rau muống, vẩy ráo nước.
  • Vớt hành, để ráo.
  • Trộn đều rau muống và hành cho vào đĩa, xếp thịt và tôm lên trên sau đó rưới đều nước trộn nộm.

3. Giai đoạn 3: Trình bày

Rải rau thơm và lạc lên trên đĩa nộm, cắt ớt tỉa hoa trên cùng. Khi ăn trộn đều.

10 tháng 5 2021

1. Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.

2. Có hai loại thu nhập là : thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật

4. An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm trùng, nhiễm độc, biến chất.

5. Các phương pháp làm chín thực phẩm như : xào, hấp, rán,....

# Mấy câu kia ko biết làm

10 tháng 5 2021

1 Thu nhập của gia đình là tập hợp các khoản thu bằng tiền và hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra . Thu nhập bằng tiền : Tiền lượng, tiền thưởng ,tiền công , tiền lãi bán hàng , tiền tiết kiệm, các khoản tiền trợ cấp xã hội ,tiền báo sẳn phẩm …

2. * Các nguồn thu nhập của gia đình em: tiền lương, tiền lãi tiết kiệm ngân hàng, tiền học bổng, tiền tiết kiệm

3. Chất bột đường, béo, protein, vitamin và khoáng chất

4.Hiểu đơn giản nhất, an toàn thực phẩm là những cách, phương pháp và công việc liên quan đến việc giữ cho thực phẩm luôn được an toàn và vệ sinh sạch sẽ

5. 

  • Làm chín thực phẩm trong nước: - Luộc: làm chín thực phẩm trong môi trường nước. ...
  • Làm chín thực phẩm bằng hơi nước: - Hấp: làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước.
  • Làm chín thực phẩm bằng lượng nhiệt từ lửa: - Nướng: làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp từ lửa
4 tháng 5 2021

Câu 1:

-Cần ăn uống cân bằng, đủ bốn nhóm chất:

+Nhóm chất giàu đường bột.

+Nhóm hất giàu chất đạm, chất béo

+Nhóm chất giàu chất khoáng

Câu 2:

-Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình là:

+Nhu cầu của các thành viên trong gia đình.

+Điều kiện tài chính.

+Sự cân bằng chất dinh dưỡng.

+Thay đổi ăn

Câu 3:

Thực đơn:

-Gà luộc

 -Thịt nướng

-Nộm chuối

-Sôi

-Cơm

Tráng miệng:

-Dưa hấu

Câu 4:

-An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.

Mình chỉ biết đến đây thôi lên bạn thoog cảm

Câu 4:

* Biện pháp bảo quản chất dinh dưỡng trong quá trình sơ chế: - Thịt bò, cá tươi: không ngâm rửa sau khi cắt, thái vì vitamin và chất khoáng dễ bị mất đi. Không để ruồi bọ bâu vào sẽ bị nhiễm trùng, biến chất.

- Rau cải: rửa thật sạch; cắt thái sau khi rửa, chế biến ngay; không để rau khô héo; củ, quả ăn sống, trái cây: trước khi ăn mới gọt vỏ.

 

- Cà chua, lê, táo: Trước khi ăn mới gọt vỏ.

Câu 5:

* Bữa ăn hợp lí, có chất lượng là:

- Đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin, muối khoáng

- Có sự phối hợp đảm bảo cân đối tỉ lệ các thành phần thức ăn
Để nâng cao chất lượng bữa ăn cần:
- Xây dựng kinh tế gia đình phát triển để đáp ứng nhu cầu ăn uống của gia đình
- Làm cho bữa ăn hấp dẫn, ngon miệng bằng cấp:
+ Chế biến hợp khẩu vị
+ Bàn ăn và bát đũa phải sạch
+ Bày món ăn đẹp, hấp dẫn
+ Tinh thần sảng khoái, vui vẻ

*Bữa ăn thường ngày gồm 3 món chính :

- Cơm

- Thịt

-Rau  

 

-Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu cơ thể con người về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Cơ thể cần: Chất đạm (Protein) Chất béo (Lipit)

-

Khi tổ chức bữa ăn, có một số nguyên tắc căn bản cần nhớ như sau:Nhu cầu các thành viên trong gia đình. ...Điều kiện tài chính. ...Sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện qua việc chọn mua thực phẩm phù hợp. ...Sự thay đổi món ăn và hình thức trình bày.Chế độ ăn uống cho từng đối tượng.  
28 tháng 4 2021

Cảm ơn bạn nhenhiuhiuhiuhiu

11 tháng 5 2021

mai mk thi r giúp mk vớikhocroi

11 tháng 5 2021

Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra.Có 2 loại thu nhập là:

Thu nhập bằng tiền

Thu nhập bằng hiện vật

Để tăng thu nhập gia đình em cần cố gắng học tập.

Câu 1: Chế độ ăn uống khoa học cần đảm bảo nhưng yếu tố nào? Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí Phân chia số bữa ăn hợp lí Không có nguyên tắc nào cả A và B đều đúng Câu 2: Theo tháp dinh dưỡng hằng ngày chúng ta cần sử dụng loại thực phẩm nào nhiều nhất trong các thực phẩm dưới đây? Rau, củ, quả Dầu, mỡ Thịt, cá Muối Câu 3: Việc phân nhóm thức ăn không bao gồm nhóm nào? Nhóm giàu chất béo Nhóm giàu...
Đọc tiếp

Câu 1: Chế độ ăn uống khoa học cần đảm bảo nhưng yếu tố nào? 

Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí 

Phân chia số bữa ăn hợp lí 

Không có nguyên tắc nào cả 

A và B đều đúng 

Câu 2: Theo tháp dinh dưỡng hằng ngày chúng ta cần sử dụng loại thực phẩm nào nhiều nhất trong các thực phẩm dưới đây? 

Rau, củ, quả 

Dầu, mỡ 

Thịt, cá 

Muối 

Câu 3: Việc phân nhóm thức ăn không bao gồm nhóm nào? 

Nhóm giàu chất béo 

Nhóm giàu chất xơ 

Nhóm giàu chất đường bột 

Nhóm giàu chất đạ 

Câu 4: Chức năng dinh dưỡng của chất béo là gì? 

Cung cấp năng lượng, bảo vệ cơ thể. 

Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể 

Cả A, B Sai 

Cả A, B đúng 

Câu 5: Bệnh suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm, cơ bắp yếu ớt, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa là do đâu? 

Thừa chất đạm 

Thiếu chất đường bột 

Thiếu chất đạm trầm trọng 

Thiếu chất béo 

Câu 6: Những món ăn phù hợp buổi sáng là gì? 

Bánh mì, trứng ốp-la, sữa tươi 

Cơm, thịt kho, canh rau, dưa hấu 

Cơm, rau xào, cá sốt cà chua 

Tất cả đều sai 

Câu 7: Việc phân chia số bữa ăn trong gia đình có ảnh hưởng đến việc tổ chức ăn uống hợp lí như thế nào? 

Ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn 

Ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng cho từng khoảng thời gian trong lúc làm việc hoặc lúc nghỉ ngơi 

Cả A và B đều đúng 

Cả A và B đều sai 

 

Câu 8: Nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình là như thế nào? 

Trẻ em cần nhiều loại thực phẩm 

Người lao động cần ăn các loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng 

Phụ nữ có thai cần ăn các loại thực phẩm giàu chất đạm, canxi, phốt pho, sắt 

Cả A, B, C đều đúng 

Câu 9: Vai trò của việc bảo quản thực phẩm? 

A. Ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật. 

B. Ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật gây hại, làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm. 

C. Ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật gây hại. 

D. Ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật, làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm. 

Câu 10: Thức ăn được phân làm bao nhiêu nhóm: 

Câu 11:  Phân chia số bữa ăn hợp lí? 

A. 2 bữa ăn chính và có thể có thêm các bữa ăn phụ 

B. 3 bữa ăn chính và có thể có thêm các bữa ăn phụ  

C. 2 bữa ăn chính.  

D. 3 bữa ăn chính. 

Câu 12:  Các bữa ăn chính trong ngày? 

A. Bữa sáng, bữa trưa, bữa chiều (tối) 

B. Bữa sáng, bữa trưa. 

C. Bữa trưa, bữa chiều 

D. Bữa Sáng, bữa chiều. 

Câu 13:  Trung bình thức ăn sẽ được tiêu hóa hết sau: 

A. 2 giờ 

B. 3 giờ 

C. 4 giờ 

D. 5 giờ 

Câu 14:  Các yếu tố của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí? 

A. Có đầy đủ 2 nhóm thực phẩm và 3 loại món ăn chính. 

B. Có đầy đủ 3 nhóm thực phẩm và 3 loại món ăn chính. 

C. Có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm và 3 loại món ăn chính. 

D. Có đầy đủ 5 nhóm thực phẩm và 3 loại món ăn chính. 

Câu 15:  Các loại món ăn chính gồm:  

A. Món canh, món mặn.  

B. Món canh, món mặn, món xào hoặc luộc. 

C. Món canh, món xào hoặc luộc. 

D. Món mặn, món xào hoặc luộc 

Câu 16Dựa vào tháp dinh dưỡng nhóm thực phẩm cần hạn chế 

A. Muối. 

B. Rau, củ quả 

C. Thịt, trứng, sữa 

D. Dầu mỡ. 

Câu 17 : Phát biểu nào sau đây đúng: 

A. Bữa ăn sáng cần ăn thật nhanh để kịp giờ vào học hoặc làm việc. 

B. Bữa ăn sáng không cần phải nhai kĩ, ăn thật nhanh. 

C. Bữa ăn sáng không cần ăn đủ chất dinh dưỡng. 

D. Bữa ăn sáng cần ăn đủ chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho lao động, học tập trong ngày. 

Câu 18: Nhóm thực phẩm nào sau đây là nguồn cung cấp chất đạm? 

A. Gạo, đậu xanh, ngô, khoai. 

B. Bắp cải, cà rốt, táo, cam. 

C. Thịt, trứng, sữa. 

D. Mỡ, bơ, dầu đậu nành. 

Câu 19: Nhóm thực phẩm nào sau đây là nguồn cung cấp chất đường bột? 

A. Gạo, đậu xanh, ngô, khoai. 

B. Bắp cải, cà rốt, táo, cam.  

C. Thịt, trứng, sữa. 

D. Mỡ, bơ, dầu đậu nành. 

Câu 20: Nhóm thực phẩm nào sau đây là nguồn cung cấp chất béo? 

A. Gạo, đậu xanh, ngô, khoai. 

B. Bắp cải, cà rốt, táo, cam. 

C. Thịt, trứng, sữa. 

D. Mỡ, bơ, dầu đậu nành. 

Câu 21: Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây có sử dụng nhiệt? 

A. Trộn hỗn hợp 

B. Luộc 

C. Trộn dầu giấm 

D. Muối chua 

Câu 22: Món ăn nào sau đây không thuộc phương pháp làm chín thực phẩm trong nước? 

A. Canh chua 

B. Rau luộc 

C. Tôm nướng 

D. Thịt kho 

Câu 23: Món ăn nào sau đây không thuộc phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo? 

A. Nem rán 

B. Rau xào 

C. Thịt lợn rang 

D. Thịt kho 

Câu 24: Phương pháp nào không phải là phương pháp làm chín thực phẩm trong nước? 

A. Hấp 

B. Kho 

C. Luộc 

D. Nấu 

Câu 25: Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây không sử dụng nhiệt? 

A. Hấp 

B. Ngâm chua  

C. Nướng 

D. Kho 

Câu 26: Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm là gì? 

A. Rau, quả, thịt, cá… phải mua tươi hoặc bảo quản ở nhiệt độ thích hợp 

B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng 

C. Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín 

D. Tất cả các câu trên đều đúng 

Câu 27: Thời gian bảo quản cá, tôm, cua, sò tươi trong tủ lạnh là bao lâu? 

A. 1 - 2 tuần 

B. 2 – 4 tuần 

C. 24 giờ 

D. 3 – 5 ngày 

Câu 28: Có mấy nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn? 

A. 3 

B. 4 

C. 5 

D. 6 

Câu 29: Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm? 

A. Làm thực phẩm trở nên dễ tiêu hóa 

B. Làm tăng tính đa dạng của thực phẩm 

C. Tạo ra nhiều sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài 

D. Tạo sự thuận tiện cho việc chế biến thực phẩm thành nhiều món khác nhau 

Câu 30: Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh bao lâu? 

A. 1 – 2 tuần 

B. 2 – 4 tuần 

C. 24 giờ 

D. 3 – 5 ngày 

Câu 31:  Thực phẩm khi hư hỏng sẽ:  

A. Bị giảm giá trị dinh dưỡng. 

B. Gây ngộ độc hoặc gây bệnh. 

C. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người của người sử dụng. 

D. Tất cả các ý trên đều đúng. 

Câu 32: Thực phẩm nào được bảo quản bằng cách ướp đá. 

A. Trái cây 

B. Rau, củ. 

C. Trứng. 

D. Thịt cá.  

Câu 33Chọn từ thích hợp để điền vào câu đưới đây cho hoàn chỉnh: 

Thực phẩm để lâu thường bị mất màu, mất mùi, ôi thiu, biến đổi ……….. 

A. Trạng thái. 

B. Chất dinh dưỡng. 

C. Vitamin. 

D. Chất béo. 

Câu 34: Thực phẩm nào sau đây được bảo quản bằng phương pháp sấy khô? 

A. Rau cải. 

B. Sò ốc. 

C. Cua. 

D. Tôm. 

Câu 35Món ăn nào dưới đây áp dụng phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt? 

A. Chả giò. 

B. Sườn nướng. 

C. Gà rán. 

D. Canh chua. 

Câu 36Thực phẩm hư hỏng do những nguyên nhân nào? 

A. Để thực phẩm lâu ngày. 

B. Không bảo quản thực phẩm kỹ. 

C. Thực phẩm hết hạn sử dụng. 

D. Tất cả các nguyên nhân trên. 

Câu 37Chúng ta có thể thay thế thịt lợn trong bữa ăn bằng thực phẩm nào dưới đây? 

A. Tôm tươi. 

B. Cà rốt. 

C. Khoai tây. 

D. Tất cả các thực phẩm trên. 

Câu 38Bước nào không có trong quy trình chế biến món rau xà lách trộn dầu giấm? 

A. Nhặt, rửa rau xà lách. 

B. Luộc ra xà lách. 

C. Pha hỗn hợp dầu giấm. 

D. Trộn rau xà lách với hỗn hợp dầu giấm. 

Câu 39Trong các quy trình dưới đây, đâu là thứ tự các bước chính xác trong quy trình chung chế biến thực phẩm? 

A. Chế biến thực phẩm ® Sơ chế món ăn ® Trình bày món ăn. 

B. Sơ chế thực phẩm ® Chế biến món ăn ® Trình bày món ăn. 

C. Lựa chọn thực phẩm ® Sơ chế món ăn ® Chế biến món ăn. 

D. Sơ chế thực phẩm ® Lựa chọn thực phẩm ® Chế biến món ăn. 

Câu 40Món ăn nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp không sử dụng nhiệt? 

A. Canh cua mồng tơi. 

B. Trứng tráng. 

C. Rau muống luộc. 

D. Dưa cải chua. 

 

mn giúp mình với,mình cho like cho 

 

1
14 tháng 1 2022

Câu 1: Chế độ ăn uống khoa học cần đảm bảo nhưng yếu tố nào? 

Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí 

Phân chia số bữa ăn hợp lí 

Không có nguyên tắc nào cả 

A và B đều đúng 

Câu 2: Theo tháp dinh dưỡng hằng ngày chúng ta cần sử dụng loại thực phẩm nào nhiều nhất trong các thực phẩm dưới đây? 

Rau, củ, quả 

Dầu, mỡ 

Thịt, cá 

Muối 

Câu 3: Việc phân nhóm thức ăn không bao gồm nhóm nào? 

Nhóm giàu chất béo 

Nhóm giàu chất xơ 

Nhóm giàu chất đường bột 

Nhóm giàu chất đạ 

Câu 4: Chức năng dinh dưỡng của chất béo là gì? 

Cung cấp năng lượng, bảo vệ cơ thể. 

Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể 

Cả A, B Sai 

Cả A, B đúng 

Câu 5: Bệnh suy dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chậm, cơ bắp yếu ớt, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa là do đâu? 

Thừa chất đạm 

Thiếu chất đường bột 

Thiếu chất đạm trầm trọng 

Thiếu chất béo 

Câu 6: Những món ăn phù hợp buổi sáng là gì? 

Bánh mì, trứng ốp-la, sữa tươi 

Cơm, thịt kho, canh rau, dưa hấu 

Cơm, rau xào, cá sốt cà chua 

Tất cả đều sai 

Câu 7: Việc phân chia số bữa ăn trong gia đình có ảnh hưởng đến việc tổ chức ăn uống hợp lí như thế nào? 

Ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn 

Ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng cho từng khoảng thời gian trong lúc làm việc hoặc lúc nghỉ ngơi 

Cả A và B đều đúng 

Cả A và B đều sai 

 

Câu 8: Nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình là như thế nào? 

Trẻ em cần nhiều loại thực phẩm 

Người lao động cần ăn các loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng 

Phụ nữ có thai cần ăn các loại thực phẩm giàu chất đạm, canxi, phốt pho, sắt 

Cả A, B, C đều đúng 

Câu 9: Vai trò của việc bảo quản thực phẩm? 

A. Ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật. 

B. Ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật gây hại, làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm. 

C. Ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật gây hại. 

D. Ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật, làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm. 

Câu 10: Thức ăn được phân làm bao nhiêu nhóm: 

2 

Câu 11:  Phân chia số bữa ăn hợp lí? 

A. 2 bữa ăn chính và có thể có thêm các bữa ăn phụ 

B. 3 bữa ăn chính và có thể có thêm các bữa ăn phụ  

C. 2 bữa ăn chính.  

D. 3 bữa ăn chính. 

Câu 12:  Các bữa ăn chính trong ngày? 

A. Bữa sáng, bữa trưa, bữa chiều (tối) 

B. Bữa sáng, bữa trưa. 

C. Bữa trưa, bữa chiều 

D. Bữa Sáng, bữa chiều. 

Câu 13:  Trung bình thức ăn sẽ được tiêu hóa hết sau: 

A. 2 giờ 

B. 3 giờ 

C. 4 giờ 

D. 5 giờ 

Câu 14:  Các yếu tố của bữa ăn dinh dưỡng hợp lí? 

A. Có đầy đủ 2 nhóm thực phẩm và 3 loại món ăn chính. 

B. Có đầy đủ 3 nhóm thực phẩm và 3 loại món ăn chính. 

C. Có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm và 3 loại món ăn chính. 

D. Có đầy đủ 5 nhóm thực phẩm và 3 loại món ăn chính. 

Câu 15:  Các loại món ăn chính gồm:  

A. Món canh, món mặn.  

B. Món canh, món mặn, món xào hoặc luộc. 

C. Món canh, món xào hoặc luộc. 

D. Món mặn, món xào hoặc luộc 

Câu 16:  Dựa vào tháp dinh dưỡng nhóm thực phẩm cần hạn chế 

A. Muối. 

B. Rau, củ quả 

C. Thịt, trứng, sữa 

D. Dầu mỡ. 

Câu 17 : Phát biểu nào sau đây đúng: 

A. Bữa ăn sáng cần ăn thật nhanh để kịp giờ vào học hoặc làm việc. 

B. Bữa ăn sáng không cần phải nhai kĩ, ăn thật nhanh. 

C. Bữa ăn sáng không cần ăn đủ chất dinh dưỡng. 

D. Bữa ăn sáng cần ăn đủ chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho lao động, học tập trong ngày. 

Câu 18: Nhóm thực phẩm nào sau đây là nguồn cung cấp chất đạm? 

A. Gạo, đậu xanh, ngô, khoai. 

B. Bắp cải, cà rốt, táo, cam. 

C. Thịt, trứng, sữa. 

D. Mỡ, bơ, dầu đậu nành. 

Câu 19: Nhóm thực phẩm nào sau đây là nguồn cung cấp chất đường bột? 

A. Gạo, đậu xanh, ngô, khoai. 

B. Bắp cải, cà rốt, táo, cam.  

C. Thịt, trứng, sữa. 

D. Mỡ, bơ, dầu đậu nành. 

Câu 20: Nhóm thực phẩm nào sau đây là nguồn cung cấp chất béo? 

A. Gạo, đậu xanh, ngô, khoai. 

B. Bắp cải, cà rốt, táo, cam. 

C. Thịt, trứng, sữa. 

D. Mỡ, bơ, dầu đậu nành. 

Câu 21: Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây có sử dụng nhiệt? 

A. Trộn hỗn hợp 

B. Luộc 

C. Trộn dầu giấm 

D. Muối chua 

Câu 22: Món ăn nào sau đây không thuộc phương pháp làm chín thực phẩm trong nước? 

A. Canh chua 

B. Rau luộc 

C. Tôm nướng 

D. Thịt kho 

Câu 23: Món ăn nào sau đây không thuộc phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo? 

A. Nem rán 

B. Rau xào 

C. Thịt lợn rang 

D. Thịt kho 

Câu 24: Phương pháp nào không phải là phương pháp làm chín thực phẩm trong nước? 

A. Hấp 

B. Kho 

C. Luộc 

D. Nấu 

Câu 25: Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây không sử dụng nhiệt? 

A. Hấp 

B. Ngâm chua  

C. Nướng 

D. Kho 

Câu 26: Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm là gì? 

A. Rau, quả, thịt, cá… phải mua tươi hoặc bảo quản ở nhiệt độ thích hợp 

B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng 

C. Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín 

D. Tất cả các câu trên đều đúng 

Câu 27: Thời gian bảo quản cá, tôm, cua, sò tươi trong tủ lạnh là bao lâu? 

A. 1 - 2 tuần 

B. 2 – 4 tuần 

C. 24 giờ 

D. 3 – 5 ngày 

Câu 28: Có mấy nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn? 

A. 3 

B. 4 

C. 5 

D. 6 

Câu 29: Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm? 

A. Làm thực phẩm trở nên dễ tiêu hóa 

B. Làm tăng tính đa dạng của thực phẩm 

C. Tạo ra nhiều sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài 

D. Tạo sự thuận tiện cho việc chế biến thực phẩm thành nhiều món khác nhau 

Câu 30: Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh  bao lâu? 

A. 1 – 2 tuần 

B. 2 – 4 tuần 

C. 24 giờ 

D. 3 – 5 ngày 

Câu 31:  Thực phẩm khi hư hỏng sẽ:  

A. Bị giảm giá trị dinh dưỡng. 

B. Gây ngộ độc hoặc gây bệnh. 

C. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người của người sử dụng. 

D. Tất cả các ý trên đều đúng. 

Câu 32Thực phẩm nào được bảo quản bằng cách ướp đá. 

A. Trái cây 

B. Rau, củ. 

C. Trứng. 

D. Thịt cá.  

Câu 33:  Chọn từ thích hợp để điền vào câu đưới đây cho hoàn chỉnh: 

Thực phẩm để lâu thường bị mất màu, mất mùi, ôi thiu, biến đổi ……….. 

A. Trạng thái. 

B. Chất dinh dưỡng. 

C. Vitamin. 

D. Chất béo. 

Câu 34Thực phẩm nào sau đây được bảo quản bằng phương pháp sấy khô? 

A. Rau cải. 

B. Sò ốc. 

C. Cua. 

D. Tôm. 

Câu 35:  Món ăn nào dưới đây áp dụng phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt? 

A. Chả giò. 

B. Sườn nướng. 

C. Gà rán. 

D. Canh chua. 

Câu 36:  Thực phẩm hư hỏng do những nguyên nhân nào? 

A. Để thực phẩm lâu ngày. 

B. Không bảo quản thực phẩm kỹ. 

C. Thực phẩm hết hạn sử dụng. 

D. Tất cả các nguyên nhân trên. 

Câu 37:  Chúng ta có thể thay thế thịt lợn trong bữa ăn bằng thực phẩm nào dưới đây? 

A. Tôm tươi

B. Cà rốt. 

C. Khoai tây. 

D. Tất cả các thực phẩm trên. 

Câu 38:  Bước nào không có trong quy trình chế biến món rau xà lách trộn dầu giấm? 

A. Nhặt, rửa rau xà lách. 

B. Luộc ra xà lách. 

C. Pha hỗn hợp dầu giấm. 

D. Trộn rau xà lách với hỗn hợp dầu giấm. 

Câu 39:  Trong các quy trình dưới đây, đâu là thứ tự các bước chính xác trong quy trình chung chế biến thực phẩm? 

A. Chế biến thực phẩm ® Sơ chế món ăn ® Trình bày món ăn. 

B. Sơ chế thực phẩm ® Chế biến món ăn ® Trình bày món ăn. 

C. Lựa chọn thực phẩm ® Sơ chế món ăn ® Chế biến món ăn. 

D. Sơ chế thực phẩm ® Lựa chọn thực phẩm ® Chế biến món ăn. 

Câu 40:  Món ăn nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp không sử dụng nhiệt? 

A. Canh cua mồng tơi. 

B. Trứng tráng. 

C. Rau muống luộc. 

D. Dưa cải chua. 

Mik làm chưa chắc đúng hết 

học tốt <3

14 tháng 1 2022

cảm ơn bạn :3 

với câu 34 là câu D nha 

22 tháng 4 2018

1.Nêu khái niệm,quy trình của các phương pháp chế biến thực phẩm trong nước và trong chất béo?

1. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước

a. Luộc

- Luộc là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm

- Tuỳ loại thực phẩm mà cho vào luộc từ nước lạnh hay nước sôi

Quy trình thực hiện

- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm (sơ chế thực phẩm)

- Luộc chín thực phẩm

- Bày món ăn vào đĩa, kèm nước chấm hoặc gia vị thích hợp, có thể sử dụng nước luộc

b. Nấu

- Là phương pháp làm chín thực phẩm bằng cách phối hợp nguyên liệu động vật và thực vật, có thêm gia vị trong môi trường nước

Quy trình thực hiện

- Làm sạch thực phẩm, cắt, thái phù hợp, tẩm ướp gia vị (có thể rán qua cho ngấm và giữ độ ngọt)

- Nấu nguyên liệu động vật trước, sau đó cho nguyên liệu thực vật vào nấu tiếp, nêm vừa miệng

- Trình bày theo đặc trưng của món ăn

c. Kho

- Là phương pháp làm chín thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà

Quy trình thực hiện

- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt, thái phù hợp, tẩm ướp gia vị cho ngấm

- Đun thực phẩm với lượng nước vừa đủ (có thể thêm nước hàng, nước dừa, nước chè xanh);

- Cho thêm các gia vị như gừng, tỏi, ớt, giềng;

- Có thể kho lẫn nguyên liệu động vật và thực vật nhưng phải kho nguyên liệu động vật trước

- Trình bày món ăn theo đặc trưng từng món

Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo:

a. Rán:

- Là làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo rất nhiều, đun với lửa vừa, trong khoảng thời gian đủ làm chín thực phẩm

Quy trình thực hiện:

- Làm sạch nguyên liệu, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.

- Cho vào chất béo đang nóng già, rán vàng đều, chín kỹ

- Trình bày đẹp, sáng tạo.

b. Rang:

- Là đảo đều thực phẩm trong chảo với một lượng rất ít chất béo hoặc không có chất béo, lửa vừa đủ để thực phẩm chín từ ngoài vào trong.

Quy trình thực hiện:

- Làm sạch nguyên liệu

- Cho vào chảo một lượng rất ít chất béo, đảo đều liên tục cho đến khi thực phẩm chín vàng

- Trình bày đẹp, sáng tạo.

c. Xào:

- Là đảo qua đảo lại thực phẩm trong chảo với lượng mỡ hoặc dầu vừa phải

Quy trình thực hiện:

- Làm sạch nguyên liệu, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị

- Cho vào chảo một lượng ít chất béo.

- Xào nguyên liệu động vật trước, sau đó cho nguyên liệu thực vật vào, sử dụng lửa to, xào nhanh, có thể cho thêm ít nước để tăng độ chín, nêm vừa ăn

- Trình bày đẹp, sáng tạo

2.Trình bày cách chế biến món trộn dầu giấm rau xà lách và món trộn hỗn hợp nộm rau muống?

1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Rau xà lách: nhặt rửa sạch, ngâm nước muối nhạt 10 phút, vớt ra vẩy cho ráo nước

Cách chọn rau xà lách: Chọn xà lách to bản, dày, giòn, lá xoăn để trộn.

Thịt bò: thái lát mỏng ngang thớ, ướp tiêu, xì dầu, xào chín

Bò ngon có màu đỏ tươi đến đỏ thẫm, mỡ bò màu vàng nhạt

Hành tây: bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng, ngâm giấm và đường (2 thìa giấm + 1 thìa đường)

Chọn hành tây củ tròn, vỏ khô không bị hư hỏng.

Cà chua: cắt lát, trộn giấm và đường (2 thìa giấm, 1 thìa đường)

Chọn cà chua vừa chín đỏ, dày cùi, ít hột.

Có thể tỉa hoa trang trí cho món ăn bằng các nguyên liệu đơn giản như ớt, cà chua, cà rốt

Chọn quả ớt thon, dài, màu đỏ tươi, không thối cuống

Cách tỉa hoa ơt: Dùng kéo cắt từ đỉnh nhọn của quả ớt đến gần cuống, cách cuống 1-2cm; số cánh tuỳ thích, thường là 5 cánh

Bỏ hạt ớt ở lõi để tạo nhuỵ hoa

Cho ớt vào bát nước ngâm cho cánh hoa ớt nở cong, sau đó có thể để dài hay cắt ngắn tuỳ ý

2. Giai đoạn 2: Chế biến

a. Làm nước trộn dầu giấm:

Cho 3 thìa giấm + 1 thìa đường + thìa muối vào khuấy đều, nếm vị vừa ăn (chua+ ngọt+mặn) cho tiếp 1 thìa dầu ăn vào khuấy đều cũng tiêu và tỏi phi vàng

b. Trộn rau Cho xà lách

+ hành tây

+ cà chua vào một khay to, đổ hỗn hợp dầu giấm vào trộn đều, nhẹ tay

3. Giai đoạn 3: Trình bày

Xếp hỗn hợp xà lách vào đĩa.

Cà chua bày chung quanh, trên để hành tây.

Trang trí ngò, ớt tỉa hoa.

Chú ý: Thực hiện trộn dầu giấm rau xà lách trước bữa ăn 5 phút

Có thể không cần sử dụng thịt bò trong món ăn Chọn xà lách cuộn, to bản, dày, giòn

Chọn cà chua bột, ít hạt

Có thể thay đổi nguyên liệu của món ăn

4. Yêu cầu sản phẩm

Rau không bị giập, giữ độ tươi, trơn láng.

Có vị chua ngọt, vừa ăn.

Thơm mùi gia vị.

Giảm bớt mùi hăng của hành.

Trình bày đẹp, sáng tạo.

I - NGUYÊN LIỆU

- 2 bó rau muống (1 kg)

- 100g tôm

- 50g thịt nạc

- 5 củ hành khô

- 1 thìa súp đường

- 1/2 bát giấm

- 1 quả chanh

- 2 thìa súp nước mắm

- Tỏi, ớt

- Rau thơm

- 50g lạc (đậu phộng) rang giã nhỏ.

món trộn hỗn hợp nộm rau muống?

QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Giai đoạn 1 : Chuẩn bị

- Rau muống : nhặt bỏ lá và cọng già, cắt khúc (dài khoảng 15cm), chẻ nhỏ, ngâm nước.

- Thịt, tôm : rửa sạch.

Đun sôi 1/2 bát nước, cho thịt vào luộc chín ; sau đó cho tôm vào luộc, bóc vỏ, chẻ đôi theo chiều dọc. Nếu tôm nhỏ thì đế nguyên con, rút bỏ chỉ đất trên sống lưng, ngâm vào nước mắm pha chanh + tỏi + ớt cho ngấm gia vị.

- Thịt luộc : thái lát mỏng, ngâm vào nước mắm cùng với tôm.

- Củ hành khô : bóc vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng, ngâm giấm cho bớt cay nồng.

- Rau thơm : nhặt rửa sạch, cắt nhỏ.

Giai đoạn 2 : Chế biến

* Làm nước trộn nộm

- Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn cùng với ớt.

- Chanh gọt vỏ, tách từng múi, nghiền nát.

- Trộn chanh + tỏi + ớt + đường + giấm, khuấy đều, chế nước mắm vào từ từ, nếm đủ vị chua, cay, ngọt, mặn (vị mặn hơi đậm).

* Trộn nộm

- Vớt rau muống, vẩy ráo nước.

- Vớt hành, để ráo.

- Trộn đều rau muống và hành, cho vào đĩa, xếp thịt và tôm lên trên, sau đó rưới đều nước trộn nộm.

Giai đoạn 3 : Trình bày

Rải rau thơm và lạc lên trên đĩa nộm, cắm ớt tỉa hoa trên cùng. Khi ăn trộn đều.

Chú ỷ : Tuỳ theo từng địa phương, có thể thay nguyên liệu chính để tạo nên món nộm khác nhưng cùng thể loại chế biến.

3.Các nguyên tắc cần thiết để tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình?

1.Nhu cầu của các thành viên trong gia đình

2.Điều kiện tài chính

3.Sự cân bằng chất dinh dương

4.Thay đổi món ăn

4.Hãy xây dựng thực đơn cho các bữa ăn thường ngày và các bữa liên hoan,bữa cỗ?

+ Cơm
+ Món mặn : cá kho tộ
+ Món xào : rau muốn xào tỏi
+ Món canh : canh bí nấu thịt bằm
+ Tráng miệng : dưa hấu

Liên hoan:

Khai vị: súp

Sau khai vị: chả, nem

Món chính: gà nướng

Món tráng miệng: trái cây ( hoặc bánh)

5.Nêu một số nguồn thu nhập của gia đình?

+ Thu nhập bằng tiền

+ Thu nhập bằng hiện vật

11 tháng 4 2021

1 Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do lao động của các thành viên trong gia đình tạo ra

Ví dụ: Tiền lương ,tiền thưởng, các sản phẩm thu hoạch....

2 Quy trình tổ chức bữa ăn: Xây dựng thực đơn => Lựa chọn thực phẩm => Chế biến món ăn => Bày bàn và thu dọn sau khi ăn

3 Em sẽ làm những công việc vừa sức như trồng rau, nuôi gà và tiết kiệm chi tiêu để tăng thu nhâtpj cho gia đình

Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn hàng ngày,...

Ví dụ: 

Buổi sáng: 2 bánh mì pate, một cốc sữa

Buổi trưa Cơm + cá kho + canh rau muống + đậu xào 

Buổi tối: Cơm + tôm chiên + thịt bò xào + canh khoai tây

Câu 5

Các nguồn thu nhập của gia đình:

 Thu nhập bằng tiền

VD: tiền lương, tiền thưởng, tiền công, tiền lãi bán hàng, tiền tiết kiệm, các khoản trợ cấp xã hội, tiền bán sản phẩm, tiền nhận học bổng, tiền làm ngoài giờ, tiền lãi tiết kiệm,...

 Thu nhập bằng hiện vật

VD: các sản phẩm tự sản xuất ra như: lúa, ngô, khoai, sắn, rau, hoa, quả, tôm, cá, gia súc (trâu, bò,...), gia cầm (gà vịt...)

Tham khảo

11 tháng 4 2021

Câu 6

Tỉa hoa từ quả cà chua

Dùng dao cắt ngang gần cuống quả cà chua nhưng còn để dính lại một phần 

Lạng phần vỏ cà chua dày 0,1cm - 0,2cm từ cuống theo dạng vòng trôn ốc xung quanh quả cà chua để có một dải dài 

Cuộn vòng từ dưới lên, phần cuống sẽ dùng làm đế hoa                                                                                                                                                                       

 Tỉa hoa từ hành lá

Tía hoa huệ trắng

a)  Hoa:

Sử dụng đoạn trắng của cọng hành, thân tròn, đẹp, cắt ra làm nhiều đoạn bằng nhau, có chiều dài gấp 3 lần đường kính tiết diện.

Dùng lưỡi dao lam chẻ sâu xuống 1/2 chiều cao đoạn hành vừa cắt tạo thành nhiều nhánh nhỏ đều nhau để làm cánh hoa ; ngâm nước khoảng 5-10 phút cho cánh hoa cong ra.

b)   Cành :

Lấy 1 cây hành lá cắt bỏ phần lá xanh, mỗi lá chỉ chừa lại một đoạn ngắn 1cm - 2cm để tỉa thành cuống hoa.

Dùng tăm tre gắn mỗi đoạn hành trắng vừa tỉa lên cuống hoa.

c)   Lá :

Chọn 1 cây hành lá khác, cắt bớt lá xanh, chừa lại một đoạn ngắn khoảng 10 cm, dùng mũi kéo nhọn tách mỗi cọng lá thành 2 - 3 lá nhỏ, ngâm nước vài phút cho lá cong tự nhiên, ở giữa cây hành lá này, dùng tăm tre cắm 1 cành hoa lên.                                                                                                                 

Tỉa hoa từ quả ớt

a) Tỉa hoa huệ tây (hoa lys)

Chọn quả ớt to vừa, đường kính tiết diện từ 1cm - 1,5cm, có đuôi nhọn thon dài.

Từ đuôi nhọn lấy lên một đoạn dài bằng 4 lần đường kính tiết diện.

Dùng kéo cắt sâu vào 1,5cm, chia làm 6 cánh đều nhau.

Tỉa đầu cánh hoa cong nhọn.

Lõi ớt bỏ bớt hột, tía thành một nhánh nhị dài.

Uốn cánh hoa nở đều rồi ngâm vào nước