1 . Toán
Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức A = x + √x.
2 . Tiếng Việt
Hãy kể về 1 người có ý chí nghị lực , vươn lên trong cuộc sống
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bn có thể viết về Nguyễn Ngọc Kí '(Hình như trong sách có) -.-
- Con gái : Ba à, thầy Ký giỏi quá phải không ba!
- Cha : Con gái có thấy khâm phục thầy Ký không?
- Con gái : Thưa ba, có chứ ạ! Con không tưởng tượng được rằng có người nhiều nghị lực đến thế. Với đôi bàn chân của mình mà thầy Ký có thể viết được chữ, lại học giỏi nữa thì thật đáng khâm phục ba ạ!
- Cha : Trong cuộc sống có rất nhiều người có nghị lực như thế đấy, con gái ạ! Thầy Ký là tấm gương sáng về vượt khó, rất đáng để con học tập đó.
- Con gái: Con thấy mình ngưỡng mộ thầy Ký quá. Từ nay trở đi. Con cũng sẽ kiên trì, và chăm chỉ hơn nữa !
- Cha : Như vậy thì tốt lắm! Ba mẹ luôn mong con học hành thật tôt, rèn luyện đạo đức thật tốt. Đó chính là con đường mở ra cánh cửa tương lai của con đó!
- Con gái : Thưa ba, vâng. À mà ba ơi, con sẽ đem chuyện này kể cho các bạn con nghe, chắc các bạn cũng sẽ khâm phục lắm
- Cha: Ừ! con đem kể lại cho các bạn nghe đi
+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký, bị hệt hai tay từ nhỏ nhưng nhờ ham học, lại có lòng kiên nhẫn, bền bỉ, quyết tâm vượt qua khó khăn, Thầy Ký đả dùng đôi bàn chân của mình viết được chữ. Không những vậy, chữ thầy Ký còn rất đẹp. Hiện thầy Nguyễn Ngọc Ký đang dạy môn Ngữ văn tại một trường trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thầy đã được Nhà nước phong là Nhà giáo Ưu tú.
Em tham khảo:
Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Có ý chí, con người luôn vững vàng trước thử thách phong ba. Họ cho khó khăn là trải nghiệm; xem nghịch cảnh là môi trường để rèn luyện. Đối với khó khăn đó, ý chí nghị lực được hình thành, được tôi luyện, con người mới có thể hiên ngang, bản lĩnh giữa cuộc đời. Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản. Nguyễn Ngọc Ký, Nick Vujicic, Helen Keller… là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng. Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Ý chí nghị lực- bệ phóng đưa con người đến với thành công.
Câu chứa khởi ngữ+ TPBL phụ chú: In đậm nghiêng
Ở một làng quê nọ có một cậu bé tên là Nguyễn Ngọc Kí, vì nhà nghèo lại khuyết tật về thân thể nên cậu bé không được đi học. Nhưng hơn bất cứ bạn bè cùng trang lứa nào, Nguyễn Ngọc kí vô cùng đam mê, mong muốn được đi học. Một ngày nọ, Nguyễn Ngọc Kí đến lớp học của cô giáo Cương, thấy ở cửa có một cậu bé đang thập thò, cô giáo đã dừng giảng và đi lại bên Kí, cô ân cần hỏi em “Em tìm cô muốn hỏi gì đúng không?”, được cô giáo mở lời, Nguyễn Ngọc Kí đã mạnh dạn nói ra mong muốn của mình “Em muốn được đi học, nhưng em không thể cầm bút”.
Nghe thấy vậy, cô Cương đã sờ vào cánh tay của Kí, thấy hai cánh tay của em buông thong mà vô cùng xót xa. Cô lưỡng lự không biết phải làm sao nhưng đành phải từ chối em “Cô biết em thích học, nhưng hiện tại sức khỏe của em khó có thể theo kịp các bạn được. Nên bây giờ em hãy về nhà rèn luyện thêm, để đến sang năm lại đi học nhé”. Nhìn vào khuôn mặt buồn rầu, đôi mắt sáng long lanh nước của Kí cô Cương vô cùng khó xử. Vài ngày sau đó, cô Cương quyết định đến nhà của Kí thì thấy được những hình ảnh thật cảm động
Nhà của kí rất nghèo, em cũng không có bút nên em kẹp viên gạch vào hai ngón chân và tập viết những nét nguệch ngoạc trên nền đất, hình ảnh ấy khiến cho cô Cương thấy cay khóe mắt. Cô thấy được ở Nguyễn Ngọc Kí sự kiên cường, nỗ lực vô cùng phi thường. Vậy là cô đã lấy giấy bút mang theo bên người tặng cho Kí và giúp Kí tập viết. Khi mới bắt đầu tập viết, những nét bút nghệch ra làm rách tờ giấy, rồi khi làm nhoen mực ra khắp tờ giấy. Kí tuy có buồn nhưng không hề bỏ cuộc mà vẫn miệt mài, kiên trì tập viết. Dù Kí không thích hợp đến lớp nhưng hàng ngày cô Cương vẫn đến nhà và giúp Kí giúp em học
Nhà của kí rất nghèo, em cũng không có bút nên em kẹp viên gạch vào hai ngón chân và tập viết những nét nguệch ngoạc trên nền đất, hình ảnh ấy khiến cho cô Cương thấy cay khóe mắt. Cô thấy được ở Nguyễn Ngọc Kí sự kiên cường, nỗ lực vô cùng phi thường. Vậy là cô đã lấy giấy bút mang theo bên người tặng cho Kí và giúp Kí tập viết. Khi mới bắt đầu tập viết, những nét bút nghệch ra làm rách tờ giấy, rồi khi làm nhoen mực ra khắp tờ giấy. Kí tuy có buồn nhưng không hề bỏ cuộc mà vẫn miệt mài, kiên trì tập viết. Dù Kí không thích hợp đến lớp nhưng hàng ngày cô Cương vẫn đến nhà và giúp Kí giúp em học
Thật là phi thường, dưới sự nỗ lực không ngừng của Kí thì em đã viết vô cùng lưu loát, em có thể dùng chân để viết nên những dòng chữ mà những người bình thường cũng chưa chắc đã làm được. Tuy nhiên, đó không phải là một quá trình dễ dàng với Nguyễn Ngọc Kí, trước khi chạm đến được thành công thì em đã trải qua rất nhiều thử thách, khó khăn. Chính sự vươn lên không ngừng cùng ý chí kiên cường đã đưa Nguyễn Ngọc Kí chạm tay đến thành công.
Mẹ: Phượng Hồng! Con thử nói cho mẹ nghe cảm nhận của con về anh Nguyễn Ngọc Kí xem nào?
Con: Con rất khâm phục anh Nguyễn Ngọc Kí mẹ ạ. Đó là một con người có nghị lực phi thường, một ý chí vươn lên hiếm thấy ở đời
Mẹ: Con thử nói rõ hơn nghị lực phi thường và ý chí vươn lên của anh Kí cho mẹ nghe đi!
Con: Anh bị liệt cả hai tay. Vậy mà anh vẫn có ước mơ đi học như mọi người. Một ước muốn rất đẹp phải không mẹ?
Mẹ: Rồi sao nữa con?
Con: Anh đến trường xin học cho bằng được. Lần đầu cô giáo không nhận vì thấy hai tay anh đều bị liệt cả làm sao mà cầm bút để viết được . Anh buồn lắm. Về nhà anh hí hoáy tập viết bằng chân. Xúc động trước quyết tâm học của anh Kí, cô giáo nhận vào học. Anh quyết tâm học cho bằng bạn bằng bè. Đó cũng là biểu hiện về nghị lực phi thường, phải không mẹ?
Mẹ: Ừ, đúng đấy ! Con cứ nói tiếp ý nghĩa của mình đi
Con: Về ý chí vượt khó của anh thì quả là khâm phục. Từ chỗ dùng chân điều khiển bút không được đến lúc điều khiển được thì bệnh chuột rút xuất hiện. Có lúc làm anh đau điếng toát cả mồ hôi. Những lúc như thế tưởng chừng anh phải bỏ học, nhưng nhờ cô giáo và bạn bè động viên anh lại vững chí, kiên trì tập luyện. Và anh đã thành công. Anh thi đậu vào một trường đại học danh tiếng.Kết quả ấy chứng tỏ anh Kí là một người có ý chí nghị lực phi thường. Con nói có đúng không mẹ?
Mẹ: Nhận xét của con thật đúng. Qua tấm gương của anh Kí, con có suy nghĩ gì không?
Con: Có chứ mẹ! Đó là một tấm gương tốt để con học tập.
Mẹ: Con nghĩ được như thế mẹ rất mừng. Mẹ tin ở con.Cố lên nhé con!
Con: Thưa me, vâng ạ!
Mẹ: Phượng Hồng! Con thử nói cho mẹ nghe cảm nhận của con về anh Nguyễn Ngọc Kí xem nào?
Con: Con rất khâm phục anh Nguyễn Ngọc Kí mẹ ạ. Đó là một con người có nghị lực phi thường, một ý chí vươn lên hiếm thấy ở đời
Mẹ: Con thử nói rõ hơn nghị lực phi thường và ý chí vươn lên của anh Kí cho mẹ nghe đi!
Con: Anh bị liệt cả hai tay. Vậy mà anh vẫn có ước mơ đi học như mọi người. Một ước muốn rất đẹp phải không mẹ?
Mẹ: Rồi sao nữa con?
Con: Anh đến trường xin học cho bằng được. Lần đầu cô giáo không nhận vì thấy hai tay anh đều bị liệt cả làm sao mà cầm bút để viết được . Anh buồn lắm. Về nhà anh hí hoáy tập viết bằng chân. Xúc động trước quyết tâm học của anh Kí, cô giáo nhận vào học. Anh quyết tâm học cho bằng bạn bằng bè. Đó cũng là biểu hiện về nghị lực phi thường, phải không mẹ?
Mẹ: Ừ, đúng đấy ! Con cứ nói tiếp ý nghĩa của mình đi
Con: Về ý chí vượt khó của anh thì quả là khâm phục. Từ chỗ dùng chân điều khiển bút không được đến lúc điều khiển được thì bệnh chuột rút xuất hiện. Có lúc làm anh đau điếng toát cả mồ hôi. Những lúc như thế tưởng chừng anh phải bỏ học, nhưng nhờ cô giáo và bạn bè động viên anh lại vững chí, kiên trì tập luyện. Và anh đã thành công. Anh thi đậu vào một trường đại học danh tiếng.Kết quả ấy chứng tỏ anh Kí là một người có ý chí nghị lực phi thường. Con nói có đúng không mẹ?
Mẹ: Nhận xét của con thật đúng. Qua tấm gương của anh Kí, con có suy nghĩ gì không?
Con: Có chứ mẹ! Đó là một tấm gương tốt để con học tập.
Mẹ: Con nghĩ được như thế mẹ rất mừng. Mẹ tin ở con.Cố lên nhé con!
Con: Thưa me, vâng ạ!
Nhạc sĩ thiên tài Lút-vít-van Bét-tô-ven là một người có nghị lực phi thường. Cuộc đời ông từ lúc sinh ra, sống, học tập, sáng tác nhạc là chuỗi ngày dài luôn chiến đấu với mọi hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. Câu chuyện em kể sau đây minh chứng cho nhận định đó.
Bét-tô-ven sinh năm 1770, tại nước Đức, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Từ bốn tuổi, Bét-tô-ven đã được học tập, rèn luyện các loại đàn piano và violon. Quá trình học tập, sinh sống của ông rất vất vả. Vì gia đình của ông nghèo, ông phải bỏ học từ mười tuổi. Kiến thức ông có được đều do ông tự học. Năm mười bảy tuổi, ông đến Viên và theo học nhạc sĩ Bach, cũng năm này, người mẹ thân yêu của ông qua đời. Chịu tang mẹ xong, ông quay lại Viên và tiếp tục học nhạc. Năm hai mươi hai tuổi, Bết-tô-ven đã thu hút được sự chú ý của mọi người bằng sự thể hiện độc đáo những tư tưởng âm nhạc và phong cách biểu diễn. Tưởng rằng tài năng nở rộ thì cuộc đời của ông sẽ tươi sáng hơn. Nhưng không, năm hai mươi sáu tuổi, ông bị điếc tai nặng. Bệnh của ông không có khả năng chữa khỏi. Bị điếc nghĩa là không nghe được tiếng nhạc nữa, điều này thật đáng sợ đối với một nhạc sĩ. Nó như giết chết cuộc đời nghệ thuật của ông. Tuy nhiên, ông không chịu đầu hàng số phận. Ông ngồi vào ghế, cầm lấy giấy và bút, viết thật nhanh, cho đến lúc trăng lên cao, ông đã viết xong bản hợp tấu đàn piano, ông lướt tay lên phím đàn đầy hào hứng, sôi nổi. Tuy ông không nghe tiếng đàn nhưng ông nhìn thấy các phím đàn cùng với sức tưởng tượng dồi dào, mạnh mẽ, ông như nghe được tiếng nhạc êm tai, quyến rũ, tăng thêm sức mạnh để ông sống tiếp. Bệnh phát triển, dày vò ông đau đớn, tiều tụy nhưng ông vẫn kiên trì chống chọi và sáng tác nhạc. Ông không thể nghe thấy âm thanh nhạc của ông khi người ta diễn tấu nhưng ông đánh giá được mức độ thành công thông qua thái độ hưởng ứng, thưởng thức của công chúng.
Ngày 26 tháng 3 năm 1827, trái tim nhạy cảm và giàu yêu thương của nhạc sĩ ngừng đập. Thế giới mất đi một thiên tài âm nhạc. Ba mươi năm dài chiến đấu với bệnh tật, ông để lại cho đời những bản giao hưởng công-xéc-tô nổi tiếng. Hạt ngọc sinh ra từ trong vỏ trai bệnh tật, những năm tháng đau buồn lận đận giúp thêm sức cho Bết-tô-ven cống hiến cho đời những bản nhạc bất hủ.
Khép sách lại, em nghe tim mình dâng lên niềm thương cảm và tôn kính một bậc tài hoa. Em ngưỡng mộ và khâm phục nghị lực phi thường của nhạc sĩ. Bét-tô-ven là tấm gương sáng chói lọi cho chúng ta sống, học tập và làm việc. Ngày nay, dù tình cờ nghe được một đoạn nhạc của ông, em hiểu rằng em đang được thưởng thức tác phẩm nghệ thuật của bậc tinh anh, tài hoa kiệt xuất.
2.
“Trước đây tôi rất hay lo lắng nhưng một ngày mùa xuân năm 1934,khi đang đi dạo trên đường West Doughẻty,tôi đã chứng kiến một cảnh tượng làm tan đi mọi âu lo trong tư tưởng. Chuyện chỉ xảy ra trong vòng 10s nhưng trong 10s đó tôi đã học dược cách sống còn nhiều hơn những gì đã học được trong vòng 10 năm.
Hai năm trước đó tôi có mở cửa hàng tạp hóa ở thành phố Webb.Cửa hàng này ko chỉ làm tôi thua lỗ toàn bộ số tiền tiết kiệm mà còn mắc 1 khoản nợ đến 7 năm sau mới trả hết.Lúc đó cửa hàng tạp hóa của tôi mới đóng cửa vào thứ 7 tuần trước,và tôi chuẩn bị đến ngân hàng Merchants&Miners vay tiền trước khi đi Kansas tìm việc.
Tôi cất bước nặng nề như vừa bại trận,hoàn toàn mất hết niềm tin và ý chí chiến đấu.Rồi đột nhiên tôi thấy một người đang đi dọc con đường-người ấy không có chân.Ông ngồi trên một bục gỗ nhỏ có gắn những bánh xe lăn và dùng 2 thanh gỗ cầm tay đẩy mình tiến lên phía trước.
Tôi nhìn thấy ông đúng lúc ông vừa băng ngang qua đường và đang chuẩn bị nhấc lên vài centimet để kên vỉa hè.Khi gếch cái bục nhỏ lên ông bắt gặp ánh mắt tôi nhìn ông.Ông nở một nụ cười rạng rỡ và vui vẻ nói:
”Xin chào,thật là một buổi sáng đẹp trời phải không?”
Nhìn người đàn ông đó tôi thấy mình thật giàu có.Tôi còn cả 2 chân và có thể đi lại dễ dàng.Tôi tự cảm thấy xấu hổ vì mình đã than thân trách phận quá nhiều.Tôi tự nhủ nếu người đàn ông kia ko có chân mà vẫn sống vui vẻ hạnh phúc thì tôi-với một đôi chân lành lặn sao lại ko thể làm đươc điều đó.
Tôi đã định vay ngân hàng chỉ 100 đô la nhưng lúc đó tôi đủ can đảm để hỏi vay 200 đô la.Tôi đã định nói rằng tôi muốn đến Kansas để cố gắng tìm được một công việc.Nhưng giờ đây tôi đã tự tin mình muốn đến đó để có một công việc.Tôi đã vay được tiền và tôi cũng đã tìm được việc làm
“Tôi buồn vì không có giày
Cho tới khi tôi gặp trên đường một người không có chân”