K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đáp án :                                                                                                                                                                                                               A                                                                                                                                                                                                                          hok tốt

3 tháng 6 2021

Đáp án:A nha 

28 tháng 11 2021

GN

Đều dùng kế vườn ko nhà trống

Chờ giặc vào tình thế khốn đốn rồi mới tiến công

KN

- Tấn công vào đoàn thuyền lương
- Chủ động đánh giặc trên sông Bạch Đằng(tớ nghĩ thế)

29 tháng 11 2021

cảm ơn bạn nhiều nhan

 

Tham khảo: 

Trận Bạch Đằng năm 1288 xảy ra trên sông Bạch Đằng thuộc đất Đại Việt, là một trận đánh quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông trong lịch sử Việt Nam.

Đây là chiến thắng vẻ vang của quân Đại Việt do Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy trước quân xâm lược Nguyên Mông. Quân Nguyên bị thiệt hại vô cùng nặng (với khoảng hơn 4 vạn quân sĩ bị loại khỏi vòng chiến[1]), và nhiều tướng Nguyên trong đó có cả Ô Mã Nhi, Phạm Nhàn và Phàn Tiếp cũng bị bắt sống và dâng lên Thượng hoàng Thánh Tông. Ngoài ra, có những 400 chiến thuyền của quân Nguyên rơi vào tay quân Trần.[3] Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.[4]

Đại thắng này là một chiến quả của kế cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Hưng Đạo Vương, mở đầu với việc quân sĩ của ông lừa được địch vào trận địa cọc nhân triều rút. Quân Nguyên vấp phải sự chiến đấu mãnh liệt của quân Thánh Dực dưới quyền Nguyễn Khoái (Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông bị bắt trong trận này), tiếp theo đó các vua Trần đem binh tới ác chiến, đập tan nát quân Nguyên. Tiếp theo đó, quân Trần mai phục hai bên cũng dũng vũ xông ra, tiếp tục diệt tan quân địch. Khi nước triều rút, quân Nguyên hoàn toàn lâm vào thảm họa.[1][3] Với sự hoàn tất sứ mệnh phá hủy đoàn binh thuyền của Ô Mã Nhi, toàn thắng này dẫn đến thắng lợi hoàn toàn của Đại Việt trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông–Đại Việt lần 3 và hoàn toàn phá tan âm mưu xâm chiếm Đại Việt của nhà Nguyên.[1] Chiến tích vẻ vang này của Trần Hưng Đạo cùng với hai vị minh quân triều Trần đã lưu danh trong lịch sử Việt Nam, và là đề tài cho nhiều tác phẩm văn học Việt Nam thời Trung đại, dưới ngòi bút của các danh sĩ Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi,...[5]

Trương Hán Siêu đã thuật lại diễn biến cuộc chiến này trong bài Phú sông Bạch Đằng như sau: "Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới/Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói/[...]/Trận đánh được thua chửa phân/Chiến lũy bắc nam chống đối/[...]/Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối/Những tưởng gieo roi một lần/Quét sạch Nam bang bốn cõi/[...]/Trời cũng chiều người/Hung đồ hết lối!"

Kế hoạch rút quân của quân Nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1287, nhà Nguyên mở đầu cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba, nhưng chỉ chiếm được kinh thành Thăng Long không một bóng người, và thủy quân Đại Việt do Phó tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chỉ huy đã đánh tan nát đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ trong trận Vân Đồn.[1] Trước tình hình bất lợi, quân Nguyên định tổ chức rút về Trung Quốc theo nhiều hướng khác nhau. Ngày 3 tháng 3 năm Mậu Tí (1288), Hữu thừa Trình Bằng Phi, Thiên tỉnh Đạt Mộc thống lĩnh kị binh đi đón các cánh quân di chuyển bằng đường thủy (đoàn thuyền của Trương Văn Hổ). Tuy nhiên khi qua chợ Đông-Hồ thì bị dòng sông chắn ngang, phải quay lại, nhưng cầu cống đã bị quân nhà Trần bám theo sau phá hủy. Quân Nguyên rơi vào thế nguy, trước mặt thì bị quân Trần chặn đường, sau lưng là chướng ngại thiên nhiên. Tuy nhiên quân Nguyên do tra hỏi những tù binh nên đã tìm được đường thoát, nửa đêm hôm đó cánh quân này đột phá vòng vây chạy trốn theo con đường khác, phối hợp với một cánh quân Nguyên đang rút lui để cùng nhau ra khỏi ải Nội Bàng. Tuy bị bất ngờ bởi sự thay đổi lộ trình của quân Nguyên, quân đội nhà Trần đuổi theo đánh rất sát vào cánh quân đoạn hậu. Tướng Nguyên là Vạn hộ Đáp Thứ Xích và Lưu Thế Anh phải dẫn quân quay trở lại phía sau đối phó với quân Trần, sau một trận giao chiến bắt được và giết các tướng Trần chỉ huy toán quân tập kích là các tướng Phạm Trù và Nguyễn Kị.

Ngày 7 tháng 3 năm Mậu Tý (8 tháng 4 năm 1288), cánh quân Mông Cổ rút bằng đường thủy đi tới Trúc Động, tại đây họ bị quân nhà Trần chặn đánh, nhưng tướng Nguyên là Lư Khuê chỉ huy quân này đánh lui quân nhà Trần và chiếm được 20 thuyền chiến.

Ngày 8 tháng 3 (9 tháng 4 năm 1288), Ô Mã Nhi không cho quân rút về bằng đường biển mà đi theo sông Bạch Đằng, vì tính rằng đường biển đã bị thủy quân nhà Trần vây chặt thì phòng bị đường sông có thể sơ hở, hơn nữa sông Bạch Đằng nối liền với nội địa Trung Quốc bằng thủy lộ, thuận lợi cho việc rút lui.

Năm 1288, sau khi rút lui khỏi kinh đô Thăng Long, Trần Hưng Đạo đã quyết định đánh một trận lớn chống quân Mông Cổ xâm lược đi vào Đại Việt thông qua sông Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng trước đó cũng là một địa danh lịch sử khi Ngô Quyền đã từng đánh thắng quân Nam Hán trong năm 938, kết thúc gần 1000 năm Bắc thuộc. Trần Hưng Đạo đã nghiên cứu kỹ lưỡng quy luật thủy triều của con sông này để vạch ra thế trận cọc để mai phục quân Mông Nguyên

Trần Hưng Ðạo chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của quân Nguyên sẽ phải đi qua trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ táu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước. Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Ðằng nhưng phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh, có thể sử dụng làm nơi mai phục quân lính phối hợp với bãi chông ngầm nhằm ngăn chận thuyền địch khi nước rút xuống thấp. Thủy quân Đại Việt bí mật mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Ðồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoai, sông Thái, sông Gia Ðước, Ðiền Công, còn bộ binh bố trí ở Quảng Yên, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Ðằng, Tràng Kênh ở bờ bên phải sông Bạch Ðằng, núi Ðá Vôi..., ngoại trừ sông Ðá Bạc là để trống cho quân Nguyên kéo vào. Ðại quân của hai vua đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) trong tư thế sẵn sàng lâm trận cho chiến trường quyết liệt sắp xảy ra.

Diễn biến trận đánh[sửa | sửa mã nguồn] Cọc gỗ trên sông trong trận Bạch Đằng.

Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi trúng kế khích tướng nên thúc quân ra nghênh chiến, các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng. Khi thuyền quân Nguyên đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong khi quân Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông đã bị bắt sống trong cuộc chiến đấu quyết liệt của quân Thánh Dực.[3]

Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông - Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông. Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thầy, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, "nước sông do vậy đỏ ngầu cả"[3]. Bị bất lợi hoàn toàn, rất nhiều thuyền chiến của quân Nguyên bị cháy rụi[1]. Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần, bị chặn đánh kịch liệt. Trời về chiều khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mã Nhi cùng với binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công của quân Trần, vì quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứu viện, nên đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt. Theo Nguyên sử, truyện của Phàn Tiếp chép rằng kịch chiến xảy ra từ giờ mão đến giờ dậu, tức là từ sáng kéo dài đến chiều tối mới kết thúc. Nguyên Sử có chép về tướng Nguyên Phàn Tiếp: "Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chặn. Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn. Thuyền giặc dồn về nhiều, tên bắn như mưa. Tiếp hết sức đánh từ giờ mão đến giờ dậu. Tiếp bị thương, rớt xuống nước. Giặc móc lên bắt, dùng thuốc độc giết".

Bia Lý Thiên Hựu cũng chép: "Tháng ba, đến cảng Bạch Đằng, người Giao chắn chiến hạm ngang sông để chống cự quân ta, đến lúc nước triều rút, thuyền không tiến được, quân tan vỡ…".[6] Lý Thiên Hựu là 1 viên tướng Nguyên cũng tham gia trận Bạch Đằng.

Kết cục[sửa | sửa mã nguồn]

Quân nhà Trần đại thắng, bắt được hơn 400 chiến thuyền, tướng Đỗ Hành bắt được tướng Nguyên là Tích Lệ Cơ và Ô Mã Nhi dâng lên Thượng hoàng Trần Thánh Tông. Thượng hoàng đã vui vẻ "hậu đãi" những viên bại tướng này.[3] Khoảng hơn 4 vạn tướng sĩ Nguyên Mông đã bị loại ra khỏi vòng chiến[1]. Tướng Nguyên là Phàn Tiếp bị bắt sống, rồi bị bệnh chết, trong khi một bại tướng khác là Phạm Nhan thì đã bị Trần Quốc Tuấn cho trảm quyết.[1] Cánh thủy quân của quân Nguyên hoàn toàn bị tiêu diệt. Chiến thắng vinh quang của quân Đại Việt trong trận sông Bạch Đằng năm 1288 được xem là một trận đánh hủy diệt và thủy chiến lớn nhất trong lịch sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam, và cũng được xem là thắng lợi tiêu biểu nhất của quân Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông, dẫn đến chấm dứt thắng lợi cho Đại Việt trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần thứ ba.

[1][4]

Mặc dầu về sau này, "Giao Chỉ" hãy còn "ngứa ngáy trong tim Hốt Tất Liệt", đại thắng của Quân đội Đại Việt trong trận sông Bạch Đằng không chỉ hoàn tất mục đích đập vỡ đoàn binh thuyền của Ô Mã Nhi, mà còn hoàn toàn phá vỡ âm mưu xâm lược Đại Việt, và qua đó Đế quốc Mông Cổ không thể nào làm chủ cả Đông Nam Á.[1]

Ý kiến khác về Ghềnh Cốc[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, nhiều ý kiến nhấn mạnh đến vai trò của Ghềnh Cốc trong chiến thắng Bạch Đằng, cho rằng ghềnh này đã được tận dụng như là một chiến lũy tự nhiên tuyệt vời để góp phần quan trọng cho trận thắng.

Tuy nhiên, tất cả các tài liệu sử Nguyên, sử Việt được biết đều chẳng nhắc gì đến Ghềnh Cốc. Trong khi đó, Đại Việt Sử ký Toàn thư chép rõ ràng về gò Mã Yên, nơi Liễu Thăng tử trận ở ải Chi Lăng. Chỉ vào nửa sau Thế kỷ XX, Ghềnh Cốc mới được nói đến và được đánh giá với vai trò quan trọng như vậy. Điều này có thể đúng, nếu hơn 7 thế kỷ qua, dòng sông Bạch Đằng bất biến về vị trí, hình thái và kích thước. Nhưng trong tự nhiên, sự bất biến như vậy gần như không có trên thực tế.

Phân tích tài liệu hình thái, có thể thấy sông Bạch Đằng đã và đang có xu thế dịch trục lòng về phía bờ đông, tương ứng với xói lở bờ phía Hà Nam và bồi tụ phía Thủy Nguyên.

Trục lòng sông Bạch Đằng vào khoảng năm 1288 có thể nằm lệch về phía tây một vài trăm mét hoặc nhiều hơn nữa so với bây giờ, Ghềnh Cốc khi ấy có thể còn nằm chìm dưới bề mặt vùng bãi triều phía tả ngạn dòng sông và mới lộ ra ở đáy sông sau này, khi lòng sông Bạch Đằng dịch chuyển về phía đông.

Vậy, nếu không có Ghềnh Cốc, quân Đại Việt dựa vào đâu để cản được chiến thuyền Nguyên Mông rút chạy ra biển theo dòng chính Bạch Đằng? Chính là trận địa cọc trên dòng chủ lưu Bạch Đằng đã cản đường rút quân ra biển của chiến thuyền Nguyên Mông [7].[8]

Đâu là bãi cọc chính của trận Bạch Đằng 1288?[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm: Các bãi cọc trên sông Bạch Đằng

Sông Bạch Đằng bây giờ sâu và rất rộng, nên khó nghĩ rằng trận địa cọc chính lại có thể cắm ngang dòng chủ lưu. Nhưng khoảng 5 - 7 trăm năm trước, đây là một bộ phận của châu thổ sông Hồng. Vì thế, lòng chính sông Bạch Đằng khi ấy có thể nông hơn và hẹp hơn ngày nay. Mô tả của Nguyễn Trãi trong Dư địa chí phù hợp với nhận định này: “Sông Vân Cừ rộng 2 dặm linh 69 trượng, sâu 5 thước”. Chỉ mới khoảng 5-7 trăm năm qua, vùng cửa sông Bạch Đằng mới chuyển hóa thành cấu trúc vùng cửa sông hình phễu với các lòng lạch bị xâm thực sâu và rộng [9].

Vì vậy, việc tồn tại một trận địa cọc chính cắm ngang qua dòng chủ lưu sông Bạch Đằng là hoàn toàn có thể. Những chỗ quá sâu có thể giăng xích sắt như đã nêu trong Binh thư Yếu lược và cũng là cách nhà Hồ thực hiện sau này. Có điều, bãi cọc chính ấy, sau chiến tranh người ta buộc phải thu dọn, nhổ đi để cho thuyền bè buôn bán, vận tải và đánh cá xuôi ngược. Những bãi cọc tìm thấy hiện nay ở sông Chanh, Vạn Muối, sông Rút chỉ là các bãi phụ trợ, nhằm chặn đường rút của chiến thuyền Nguyên Mông sang Vịnh Hạ Long. Phân tích kỹ chiều dài thân cọc, đoạn chặt vát, vị trí cọc nguyên vị trong bãi bồi sông Chanh và dao động thủy triều khu vực, chẳng khó khăn để nhận thấy các bãi cọc tìm thấy chỉ là phần cắm trên bãi triều thấp ven lòng, chưa phải phần chính của bãi cọc ngang qua sông Chanh (chắc cũng phải nhổ đi sau chiến tranh cho thuyền bè qua lại).

Một nhận định nữa về sự tồn tại của trận địa cọc chính trên dòng chủ lưu sông Bạch Đằng: Vào thời gian trong năm xảy ra trận đánh, ở vùng này gần như hoàn toàn không có gió hướng tây [10]. Vì vậy, khi dòng chảy triều xuống, các bè lửa thả từ phía thượng nguồn không thể dạt về cửa nhánh sông Chanh, hay Vạn Muối để thiêu đốt thuyền Nguyên Mông tụ lại ở đấy. Các bè lửa sẽ theo dòng chảy trôi về phía cửa biển Nam Triệu, khi ấy, nếu áp sát vào Ghềnh Cốc để cản thuyền Nguyên Mông, thì thuyền Đại Việt cũng bị bè lửa thiêu. Vậy, chính trận địa cọc dày đặc ngang sông, chứ không phải ghềnh đá, đã cản thuyền quân Nguyên Mông ra cửa biển Nam Triệu.

Chiến trận Bạch Đằng thực chất là một chiến dịch diễn trên một vùng chiến trường rộng lớn. Các bãi cọc Cao Quỳ và Đầm THượng mới phát hiện ở Thủy Nguyên (Hải Phòng) vào cuối năm 2019 được cho là có liên quan đến trận Bạch Đằng 1288.[11] Tài liệu hiện có chưa đủ và cần phải có thêm những khảo sát, nghiên cứu chi tiết và mở rộng hơn để khảng định điều này. Tuy nhiên, nếu đây là một bãi cọc liên quan đến chiến trường Bạch Đằng 1288, thì cũng chỉ là một trong hệ thống liên hoàn các bãi cọc phụ, góp phần dồn chiến thuyền quân Nguyên trên đường rút chạy vào bãi cọc chính nằm ở phần dưới sông Bạch Đằng.

Một số tư liệu chưa công bố chính thức của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội cho biết các tuổi phân tích C14 của các cọc này tập trung vào khoảng 2100 - 2400 năm trước, tức là thời văn hóa Đông Sơn.

Giả thuyết khác về bãi cọc[sửa | sửa mã nguồn]

Có ý kiến cho rằng, ngay từ khi nhận chức Tiết chế ở Bình Than, Trần Quốc Tuấn đã theo kế của Ngô Quyền, muốn ngăn quân địch tiến vào bằng cọc nhọn ở Bạch Đằng. Số cọc nhọn làm năm 1288 chỉ là số bổ sung thêm[12].

Ngay từ năm 1284, Trần Quốc Tuấn đã giăng bẫy ở đây và có ý định sẽ dồn địch vào trận địa cọc, nhưng quân Trần yếu thế không thực hiện được ý định. Kết quả quân Nguyên vượt qua an toàn.

Năm 1287, khi Ô Mã Nhi tiến vào cũng mang quân đông và mạnh khiến quân Trần không thể dồn quân Nguyên tới bãi cọc vào thời điểm triều rút, do đó việc bố trí cọc cũng vô hiệu.

Theo ý kiến của Trần Xuân Sinh, các tướng Nguyên không thể không biết về bài học trận Bạch Đằng, 938 của Nam Hán; nhưng do hai lần đã đi qua dễ dàng, quân Nguyên chủ quan không đề phòng cạm bẫy ở sông Bạch Đằng năm 1288. Chính vì vậy khi rút lui đã bị sa vào trận địa và bị diệt hoàn toàn[13].

Còn những ý kiến khác cho rằng khi thắng trận thì quân dân ta phải nhổ hết cọc đi để tàu bè đi lại, cũng như mới vài chục năm thôi thời chống Pháp trên địa bàn Hải Phòng, Quảng Ninh có hàng vạn bãi chông, nhưng nay không còn một bãi chông nào. Những bãi cọc mới tìm được dưới mỗi cọc có tảng đá và cọc đều có đầu bằng, đây có thể là các công trình dân sự từ thời văn hóa Đông Sơn?

Trong thi ca[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến công trên sông Bạch Đằng vào năm 1288 của các vua Trần và Trần Quốc Tuấn, cùng với đại thắng của Ngô Quyền trong trận đánh tại đây thuở xưa, đã khiến cho dòng sông này trở nên gắn bó sâu sắc với lịch sử dân tộc Việt Nam. Có thể kể đến bài Phú sông Bạch Đằng của một môn khách của Hưng Đạo Đại Vương là Trương Hán Siêu được coi là một bản hùng văn trong lịch sử văn học Việt Nam. Qua tác phẩm này, Trương Hán Siêu đã ca ngợi công đức của hai vị minh quân Trần Thánh Tông cùng với Trần Nhân Tông ("Nhị Thánh hề tịnh minh, tựu thử giang hề tẩy giáp binh" - dịch là: "Hai vua thật anh minh, đến sông này dẹp đạo binh".), và đề cao Hưng Đạo Đại Vương ("Duy thử giang nhi đại tiệp, do Đại Vương chi tặc nhàn", dịch nghĩa: "Nghĩ có đại thắng trên sông này, do bởi Đại Vương [biết thế] giặc nhàn"). Tác giả cũng nêu cao khí phách của Vương triều nhà Trần - "hào khí Đông A" - đại thắng hiển hách trong trận Bạch Đằng.[5]

Vua Trần Minh Tông về sau cũng viết bài thơ "Bạch Đằng Giang", trong đó có đoạn:[14]

"Non sông này xưa nay đã hai lần mở mắt,"

"Cuộc hơn thua giữa Hồ và Việt thoáng qua như một lúc dựa vào lan can."

"Nước sông chan chứa rọi bóng mặt trời cuối ngày đỏ ối,"

"Còn ngỡ là máu chiến trường thuở trước chưa từng khô."

Nguyễn Trãi - vị anh hùng dân tộc của Đại Việt dưới triều Hậu Lê, cũng có bài thơ "Bạch Đằng Hải Khẩu", trong đó có đoạn:[15]

"Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc;"

"Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng."

"Quan hà bách nhị do thiên thiết;"

"Hào kiệt công danh thử địa tằn"

Dịch nghĩa:[15]

"Như cá sấu bị chặt, cá kình bị mổ, núi chia từng khúc một;"

"Như mũi qua chìm, cây xích gãy, bên bờ lớp lớp chồng".

"Quan hà hiểm hai người chống trăm người do trời xếp đặt;"

"Hào kiệt lập công danh đất ấy từng là nơi."

Phát hiện lỗi nêu luận cứ và sửa lại trong đoạn văn sau:(viết lại đoạn văn cho đúng)" Lịch sử dân tộc ta đã ghi lại biết bao trang sử hào hùng với tên tuổi sáng chói muôn đời. Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán, Nguyễn Huệ đánh quân âm lược nhà Thanh, Lê Lợi phá tan quân Minh, ải chi lăng mãi mãi là nơi chôn quân xâm lược. Rồi Trần Hưng Đạo lãnh đạo quân dân nhà Trần đánh...
Đọc tiếp

Phát hiện lỗi nêu luận cứ và sửa lại trong đoạn văn sau:(viết lại đoạn văn cho đúng)
" Lịch sử dân tộc ta đã ghi lại biết bao trang sử hào hùng với tên tuổi sáng chói muôn đời. Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán, Nguyễn Huệ đánh quân âm lược nhà Thanh, Lê Lợi phá tan quân Minh, ải chi lăng mãi mãi là nơi chôn quân xâm lược. Rồi Trần Hưng Đạo lãnh đạo quân dân nhà Trần đánh đuổi quân Mông Nguyên, giành lại nền độc lập dân tộc. Cửa biển Bạch Đằng lập chiến công lừng lẫy non sông. Những tên tuổi đó sống mãi cùng non sông đất nước"
Gợi ý lỗi sai:
- Sắp xếp các luận cứ không theo trình tự thời gian
- Dẫn chứng về các vị anh hùng dân tộc chưa liên kết với các địa danh ghi lại chiến công của các vị anh hùng đó
- Nhầm lẫn giặc xâm lược với các thời kì lịch sử và anh hùng dân tộc

1
26 tháng 12 2019

...Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán ở cửa biển Bạch Đằng. Trần Hưng Đạo lãnh đạo quân dân nhà Trần đánh đuổi quân Mông Nguyên, giành độc lập dân tộc. Lê Lợi phá tan quân Minh, ải Chi Lăng mãi mãi là nơi chôn quân xâm lược. Rồi Nguyễn Huệ đánh tan quân xâm lược nhà Thanh....

24 tháng 12 2021

Tham khảo!

Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

- Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

11 tháng 12 2021

* Giống nhau:

- Cả hai lần nhà Trần đều huy động nhân dân thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi thế giặc mạnh, chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho trận chiến chiến lược.

* Khác nhau:

- Trong lần 3, nhà Trần chủ động mai phục và tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc, đẩy chúng lâm vào tình thế khó khăn, thiếu thốn.

- Chủ động xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt gọn lực lượng quân giặc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

11 tháng 12 2021

- Cả nhà Trần đều huy động nhân dân thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi thế giặc mạnh, chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho trận chiến chiến lược.

Tham khảo

 

* Giống nhau:

- Cả hai lần nhà Trần đều huy động nhân dân thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi thế giặc mạnh, chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho trận chiến chiến lược.

* Khác nhau:

- Trong lần 3, nhà Trần chủ động mai phục và tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc, đẩy chúng lâm vào tình thế khó khăn, thiếu thốn.

- Chủ động xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt gọn lực lượng quân giặc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

 

Sử 7-Bài 14 : BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG- NGUYÊN- THẾ KỶ XIII- CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT 1258 Lược đồ kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất . I. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ 1258.1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ: - Đầu thế kỷ XIII ,đế quốc Mông Cổ rộng lớn từ Thái Bình Dương đến Hắc Hải , rất giỏi về chinh...
Đọc tiếp

Sử 7-Bài 14 : BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG- NGUYÊN- THẾ KỶ XIII- CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT 1258

chong_quan_nguyen_lan_1_500

Lược đồ kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất .

 

I. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ 1258.

1. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ:

- Đầu thế kỷ XIII ,đế quốc Mông Cổ rộng lớn từ Thái Bình Dương đến Hắc Hải , rất giỏi về chinh chiến, cưỡi ngựa, bắn cung . Chúng xâm lược Đại Việt để chiếm đóng , cai trị , làm bàn đạp chiếm Nam Tống và xâm lược các nước Đông Nam Á .

-Vua Trần cho bắt giam sứ giả , ra lệnh chuẩn bị kháng chiến .

luoc_do_dien_bien_lan_thu_nhat_chong_quan_mong_co_nam_12581.__500

Lược đồ kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất .

2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến và đánh bại quân Mông Cổ (kháng chiến chống quân Nguyện lần I (1258).

-Tháng 1-1258 Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy ba vạn quân Mông Cổ theo sông Thao tiến xuống Bạch Hạc, đến Bình Lệ Nguyên gặp tuyến chống cự của Vua Trần Thái Tông.

-Trước thế giặc mạnh, quân ta rút về Thiên Mạc để bảo toàn lực lượng .

-Giặc tiến vào Thăng Long , ta thực hiện “vườn không nhà trống”, chúng tàn phá Thăng Long và cướp bóc ở các làng chung quanh.

-Lúc này vua Trần hỏi ý kiến của Thái Sư Trần Thủ Độ, Ông đã khẳng khái trả lời :“Đầu tôi chưa rơi xuống đất , xin bệ hạ đừng lo”.

-Ở Thăng Long 1 tháng , chúng hết lương thực ,nắm thời cơ đó , quân ta đã đã phản công ở Đông Bộ Đầu , địch bị đánh bật khỏi Thăng Long chạy đến Quy Hóa bị Hà Bổng đánh tan, quân Mông Cổ chạy thẳng về nước. Kháng chiến lần thứ nhất thắng lợi trong vòng nửa tháng, âm mưu xâm lược Đại Việt của kẻ thù bị chận lại.

* Chủ trương đánh giặc của nhà Trần :thực hiện “vườn không nhà trống”; tạm rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng ;đẩy địch vào tình thế khó khăn, phát động chiến tranh nhân dân làm tiêu hao sinh lực địch , phản công lớn truy kích địch .

de_quoc_mong_co_yuanmap_01

Đế quốc Mông Cổ .

ky_binh_mong_co_020_1_500

Kỵ binh Mông cổ

luoc_do_dien_bien_lan_thu_hai_chong_quan_nguyen_1285__500

Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên năm 1285.

II Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên 1285.

1.Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên :

- Ý đồ của nhà Nguyên:

+Rửa nhục do thất bại lần thứ nhất .

+Quyết tâm chiếm bằng được Đại Việt.

+Làm cầu nối xâm lược các nước khác ở phía nam Trung Quốc .

-Năm 1279 vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt xâm chiếm Nam Tống lập ra nhà Nguyên, mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam.

-Năm 1283 Toa Đô chỉ huy đường biển tấn công Champa để làm bàn đạp tấn công phía Nam Đại Việt , sau đó phối hợp với Thoát Hoan đánh vào phía Bắc.

2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến:

-Năm 1282 hội nghị các vương hầu, quý tộc,quan lại ở Bình Than – Hải Dương bàn kế đánh giặc và chia quân đóng giữ ở các nơi hiểm yếu.Trần Quốc Toản “Phá giặc mạnh, báo ơn vua”.

-Cử Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy toàn quân, ông viết “Hịch Tướng Sĩ”, khơi dậy lòng yêu nuớc của nhân dân ta và khích lệ binh sĩ xông lên giết giặc, cứu nước bảo vệ quê hương.

-Đầu năm 1285, đại biểu phụ lão họp ở Điện Diên Hồng để bàn kế đánh giặc.

-Vua Trần chỉ huy tập trận , duyệt binh ở Đông bộ Đầu.

-Các chiến sĩ thích 2 chữ “Sát Thát”.

-Thể hiện quyết tâm cao độ chống giặc cứu nước, thà chết chứ không chịu đầu hàng.
Tập tin:Chongquannguyenlan2.svg

Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên năm 1285.

3.Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến ( Lần thứ 2 ) chống quân xâm lược Nguyên 1285:

-Cuối tháng 1-1285, Thoát Hoan đem 50 vạn quân Nguyên tràn vào nước ta.

-Sau khi quân ta chiến đấu anh dũng ở biên giới,thế giặc mạnh , Trần Hưng Đạo rút quân về Vạn Kiếp .

Vua Trần hỏi Trần Hưng Đạo có nên hàng không? Và được trả lời: “Xin hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng”. Không phải quân ta không có khả năng đánh tiếp, mà theo kế sách “Lấy yếu đánh

-Quân ta từ Vạn Kiếp rút về Thăng Long, giặc chiếm Thăng Long , quân ta rút về Thiên Trường.

Để bảo vệ cho cuộc rút quân chẳng may tướng Trần Bình Trọng bị giặc bắt, khi giặc hỏi : “Có muốn làm vương nước Nam không ?”, ông trả lời :”Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, giặc đã giết ông.

Ông Trần Bình Trọng là một tướng tài. Giặc Mông Cổ bắt được ông và dụ ông đầu hàng. Ông trả lời:" Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm Vương đất Bắc". Giặc biết không khuyến dụ ông được nên đem ông ra chém.

-Ở phía nam Toa Đô đánh Nghệ An, Thanh Hóa, quân ta chiến đấu anh dũng.Thoát Hoan ở phía Bắc, Toa Đô ở phía Nam , tạo thế gọng kềm tiêu diệt chủ lực của ta ở Thiên Trường.

-Tình thế nguy ngập, để đánh lạc hướng và lừa giặc, Trần Hưng đạo cho rút quân về phía Đông bắc , sau chiếm lại Thanh Hóa củng cố lực lượng chuẩn bị phản công.

-Thất bại khi ở phía nam, Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ quân tiếp viện và thiếu lương thực trầm trọng .

-Tháng 5- 1285 Trần Hưng Đạo phản công.Quân ta đánh bại quân giặc giặc khắp nơi, các chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương ,thừa -thắng ta giải phóng Thăng Long.

-Thoát Hoan rút khỏi Thăng Long, đến Vạn Kiếp bị quân ta phục kích chết rất nhiều, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.

-Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết . Một cánh quân khác chạy theo hướng tây bắc, đến huyện Phù Ninh , bị Hà Đặc, Hà Chương đánh tan..

-Sau 2 tháng tổng phản công quyết liệt ta giành thắng lợi

* Cách đánh của quân dân ta thời Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai 1285 :

-Khi giặc mạnh, ta chủ động vừa đánh vừa rút quân để bảo toàn lực lượng .

-Thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho địch thiếu lương thực .

-Huy động tòan dân đánh giặc

-Khi thời cơ đến, phản công tiêu diệt địch lấy kế : “Lấy yếu đánh mạnh,lấy ít đánh nhiều” mà nhà Trần đã áp dụng ngay từ cuộc kháng chiến lần thứ nhất.

* Nguyên nhân thắng lợi :nhà Trần chuẩn bị chu đáo,có quân đội mạnh, tinh thần quyết chiến đấu cao,kinh tế vững mạnh , nhân dân đoàn kết ủng hộ, huy động cả nước đánh giặc .

Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập.

 

Tham khảo :

Trần Nhật Duật đánh thắng Toa Đô ở trận Hàm Tử. Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão đánh thắng thủy quân Nguyên ở trận Chương Dương. Những chiến thắng liên tiếp làm tinh thần binh sĩ dâng cao.

Trận Tây Kết, Hưng Đạo Vương chém đầu Toa Đô.

At Tay Ket battle, Hung Dao Vuong beheaded Toa Do.

 

Trận Vạn Kiếp, Hưng Đạo Vương cùng các tướng đại thắng. Thái Tử Thoát Hoan phải chui vào ống đồng cho quân kéo chạy về Tàu.

At Van Kiep land battle, Hung Dao Vuong and the generals gained complete victory. The crowned prince Thoat Hoan had to hide in a copper tube to be pulled back to China by his soldiers.

Cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai (1285)

"Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù.

Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy nghìn thu".

Trần Quang Khải (Tòng giá hoàn kinh)

Sau khi tiêu diệt nhà Nam Tống, thôn tính toàn Trung Quốc, Hốt Tất Liệt lên làm vua lập ra triều Nguyên (năm 1271). Đây là đế quốc lớn mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Với thế và lực mới, Hốt Tất Liệt quyết tâm xâm lược Đại Việt, một đất nước có vị trí đặc biệt quan trọng trên con đường bành trướng xuống phía Nam của nhà Nguyên.

Đánh giá được âm mưu và hành động chuẩn bị chiến tranh của nhà Nguyên, triều Trần cũng lãnh đạo toàn dân khẩn trương triển khai kế hoạch chống xâm lược. Năm 1282, vua Trần Nhân Tôngtriệu tập Hội nghị Bình Than (vùng hiểm yếu sông Lục Đầu) gồm các vương hầu, tướng lĩnh hạ quyết tâm và bàn kế hoạch đánh giặc.

Sau đó, đầu năm 1285, vua Trần lại mở Hội nghị Diên Hồng triệu các bô lão đại diện nhân dân ở các địa phương về triều đình để thống nhất quyết tâm kháng chiến và động viên toàn dân đánh giặc. Khí thế "Sát Thát” náo nức trong toàn quân, toàn dân. Trần Quốc Tuấn được cử làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh quân đội. Ông đã ra lời kêu gọi Hịch Tướng sĩ - một áng thiên cổ hùng văn bất hủ có ý nghĩa lớn, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào và ý thức trách nhiệm của người chiến binh trước sự mất còn của dân tộc. Các vương hầu hăng hái mộ quân, luyện tập sẵn sàng theo mệnh lệnh của triều đình. Các địa phương, dân binh được tăng cường, luyện tập, rào làng chiến đấu. Nhân dân phối hợp với quân đội chuẩn bị trận địa và cất giấu lương thực để làm kế thanh dã - vườn không nhà trống. Nhiều cuộc duyệt binh và diễn tập lớn được tổ chức ở kinh thành và những nơi xung yếu.

Nắm được tình hình điều động lực lượng và dự đoán kế hoạch tiến công của địch, quân ta cũng triển khai thế trận phòng thủ. Trên hướng Bắc, Trần Quốc Tuấn trực tiếp chỉ huy một lực lượng chủ lực lớn đối đầu với lực lượng chính của địch. Trên hướng Tây Bắc, Trần Nhật Duật - vị tướng thông thuộc địa hình, phong tục tập quán vùng này, chỉ huy một đạo quân nhằm ngăn chặn quân Nguyên từ Vân Nam tiến sang. Ở phía Nam, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải trực tiếp chỉ huy một đạo quân trấn giữ ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh chặn đường đạo quân Nguyên đánh lên từ phía Nam. Việc chuẩn bị với quy mô lớn, nghiêm cẩn và chủ động. Xem cách bố trí phòng vF diễn biến chiến tranh, ta thấy Trần Quốc Tuấn chủ trương rút lui chiến lược rồi phản công chiến lược đánh tan quân địch.

 

Cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai (năm 1285)

Đầu năm 1285, 60 vạn quân Nguyên do con trai Hốt Tất Liệt là Trấn Nam vương Thoát Hoan làm tổng chỉ huy cùng lúc tiến đánh nước ta. Ở phía bắc, 50 vạn quân chia làm hai hướng: hướng Bắc, đạo quân chủ lực do Thoát Hoan chỉ huy từ Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn. Hướng Tây Bắc theo sông Chảy đánh Yên Bái. Ở phía Nam, 10 vạn quân do Toa Đô chỉ huy từ Champa tiến ra.

Cánh quân Thoát Hoan đánh các đồn biên giới, vào Lộc Bình (Lạng Sơn), theo đường Lạng Sơn - Thăng Long, đánh xuống Chi Lăng. Trước thế mạnh của giặc, Trần Quốc Tuấn chỉ huy đánh cản địch một số trận rồi rút dần về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương) - vùng hiện nay có đền Vạn Kiếp thờ Trần Hưng Đạo, một di tích lịch sử, một danh thắng, nhân dân cả nước thường đến viếng quanh năm. Thoát Hoan lại tiến đến Vạn Kiếp. Trần Quốc Tuấn đánh một trận nữa rồi theo đường sông rút về Thăng Long, sau đó rút khỏi Thăng Long về Trường Yên (Ninh Bình) và Thiên Trường (Nam Định). Quân địch vào Thăng Long rồi tiếp tục đánh xuống Trường Yên và Thiên Trường.

Cánh quân Naxirút Đin vào theo sông Chảy. Trần Nhật Duật đánh chặn ở vùng Yên Bái rồi rút về Bạch Hạc, sau đó về hợp quân ở vùng Nam Định, Ninh Bình.

Cánh quân phía Nam của Toa Đô tiến được ra Nghệ An. Quân ta đánh một số trận nhưng không cản được địch, Trần Quang Khải phải rút về Thanh Hóa rồi tiến ra Trường Yên. Trước tình thế bị đánh úp bằng hai gọng kiềm Bắc-Nam, để thoát khỏi vòng vây bảo toàn lực lượng, tạo và đón thời cơ phản công, Trần Quốc Tuấn cho một bộ phận nghi binh lên hoạt động ở vùng Đông Bắc thu hút sự chú ý của địch còn triều đình và đại quân thì vòng vào trấn giữ Thanh Hóa làm căn cứ. Đến đây, cuộc rút lui chiến lược của ta đã hoàn thành. Âm mưu bao vây tiêu diệt quân chủ lực và bộ máy đầu não đất nước ta của quân Nguyên đã bị thất bại.

Thoát Hoan chia quân đóng giữ những vị trí quan trọng và lập các trạm liên lạc với nhau. Quân chủ lực phối hợp với dân binh tổ chức đánh du kích ở vùng địch chiếm tạo thế và chuẩn bị phản công. Quân Nguyên bị tiêu hao, mỏi mệt, bị triệt đường tiếp lương, lại gặp mùa viêm nhiệt đến, ốm đau dịch bệnh phát sinh, đánh, giữ đều khó.

Nắm bắt thời cơ, tháng 5/1285, Trần Quốc Tuấn tổ chức phản công. Một loạt trận đánh lớn từ Trường Yên ra đến Thăng Long. Đó là các trận A Lỗ (Nam Định), Tây Kết, Hàm Tử (bờ sông Hồng thuộc địa phận Hưng Yên), Chương Dương (Thường Tín, Hà Tây) phá vỡ tuyến phòng ngự dọc sông Hồng và đánh vào Thăng Long. Thoát Hoan phải rút chạy về Vạn Kiếp. Tại Vạn Kiếp quân ta đã bố trí một trận đánh lớn, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Thoát Hoan cùng đám bại quân chạy về hướng Lạng Sơn. Tại đây phục binh ta đổ ra bao vây đánh tiêu diệt. Nhiều tướng lĩnh và binh lính Nguyên tử trận. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để tránh tên độc cho quân lính khiêng chạy mới thoát chết về đến bên kia biên giới.

Đám quân Naxirút Đin còn lại tháo chạy về biên giới. Đến vùng Phú Thọ lại bị thổ binh (dân binh các dân tộc ít người) do Hà Đặc, Hà Thương chỉ huy chặn đánh tổn thất nặng.

Đạo quân Toa Đô từ Trường Yên theo đường biển vào sông Hồng định đến Thăng Long hội quân với Thoát Hoan, nhưng đến Tây Kết thì bị quân ta tiến công tiêu diệt phần lớn, Toa Đô tử trận.

Sau gần 6 tháng chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt và quét sạch đạo quân xâm lược lớn ra khỏi bờ cõi.

Cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai thắng lợi hoàn toàn.

Trần Quang Khải đã làm bài thơ mừng thắng trận:

    Tòng giá hoàn kinh
    (Tụng giá hoàn kinh sư)
    從駕還京

    Đoạt sáo Chương Dương độ
    Cầm Hồ Hàm Tử quan
    Thái bình nghi nỗ lực
    Vạn cổ thử giang san

    Phò giá về kinh
    (Người dịch: Trần Trọng Kim)

    Chương Dương cướp giáo giặc,
    Hàm Tử bắt quân thù.
    Thái bình nên gắng sức,

    Non nước ấy nghìn thu.

    chong_ngiuen_lan__hai_500_01

    III CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ BA CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN 1287-1288.1.Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ ba :

    * Hai lần bị thất bại, Hốt Tất Liệt xâm lược nước ta lần thứ ba để trả thù, chứng tỏ uy thế của nước lớn, gồm 30 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy; 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi hộ tống đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ , lần này lương thực đầy đủ hơn , quân đội nhiều và mạnh , nhiều tướng giỏi , chú trọng đến thủy binh.

    *Trần Hưng Đạo làm Tiết chế , chỉ huy kháng chiến.

    *Tháng 12/1287 nửa triệu quân xâm lược tràn vào nước ta:

    +Thoát Hoan chỉ huy quân bộ đánh vào Lạng Sơn, Vạn Kiếp và xây dựng căn cứ vững chắc để đánh lâu dài với ta .

    +600 chiến thuyền lớn do Ô Mã Nhi theo đường biển hộ tống đoàn thuyền lương của Trương văn Hổ và hội quân với Thoát Hoan ở Vạn Kiếp .

    luoc_do_dien_bien_lan_thu_ba_chong_quan_nguyen_1287_-_12881.__500

    Lược đồ diễn biến cuôc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên(1287-1288)

    2. Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đòan thuyền lương của Trương văn Hổ :

    - Ô Mã Nhi vào sông Bạch Đằng và hội quân ở Vạn Kiếp, bỏ lại đoàn thuyền lương, liền bị quân Trần Khánh Dư tiêu diệt.

    -Đợi mãi không thấy đoàn thuyền lương, 1-1288 Thoát Hoan tiến xuống Thăng Long... nhưng bị động, hết lương thực, tinh thần binh lính hoang mang tuyệt vọng

    * Ý nghĩa trận Vân Đồn :tạo thời cơ để nhà Trần mở cuộc phản công tiêu diệt quân Nguyên .

     

     Trận Vân Đồn trên Vịnh Hạ Long: Trần Khánh Dư cướp được thuyền lương địch làm giặc Nguyên lo sợ nhốn nháo. 

    bach_dang_1288_500

     

    Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 1288

    2. Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử 1288:

    -Vua TrầnvàTrần Hưng Đạo,dự đoán quân giặc sẽ rút quân quacửa sông Bạch Đằng .

    -Đầu tháng 4 /1288 Ô Mã Nhi có kỵ binh rút về nước theo hướng sông Bạch Đằng.

    -Khi nước triều lên ta cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến rội vờ thua chạy, dụ địch vào trận địa mai phục của ta.

    -Khi nước rút, từ 2 bờ sông thuyền nhỏ của ta đổ ra đánh , bị đánh bất ngờ, giặc rút nhanh ra cửa biển, thuyền giặc đâm vào bãi cọc nhọn, bị vỡ và đắm.Hoảng sợ, địch bỏ chạy lên bờ bị quân ta tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt.

    -Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi. Cùng lúc này Thoát Hoan phải liều mạng rút chạy về nước.

    *Ý nghĩa: tiêu diệt ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên ,quân Nguyên từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt .

    luoc_do_chien_thang_bach_dang_nam_1288_500

    * Các trận Bạch Đằng :

    Năm 938 Ngô Quyền tiêu diệt quân Nam Hán.

    Năm 981 Lê Hòan tiêu diệt quân Tống .

    Năm 1288 Trần Hưng Đạo diệt Nguyên Mông .

     

    * So sánh cách đánh của Nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần 2 và lần 3 :

    + Giống tránh thế giặc mạnh lúc đầu , chủ động đánh chặn giặc vừa rút lui vừ bảo tòan lực lượng,chờ thời cơ phản công, vườn không nhà trống .

    + Khác : tập trung tiêu diệt đoàn thuyền lương , không có gạo ăn , dồn địch vào thế bị động ; chủ động , bố trí trận địa bãi cọc ngầm ở sông Bạch Đằng tiêu diệt địch , đập tan ý đồ xâm lược.

    dau_tich_bai_coc_bach_dang_o_yen_gian_g_400

    Dấu tích bãi cọc Bạch Đằng tại Yên Giang

     

    IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG NGUYÊN

    1.Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên:

    -Tinh thần hy sinh,quyết chiến quyết thắng của quân dân ta,nòng cốt là quân đội nhà Trần .

    -Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vua Trần và Trần Hưng Đạo.

    -Tài chỉ huy của Trần Hưng Đạo.

    -Cách đánh giặc đúng “Lấy ít đánh nhiều , lấy yếu đánh mạnh”; “đỏan binh thắng trường trận”.

    2. Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên:

    -Đập tan ý chí xâm lược của quân thù , bảo vệ độc lập , chủ quyến toàn vẹn lãnh thổ.

    -Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân.

    -Xây dựng khối đoàn kết toàn dân.

    -Kế hoạch bành trướng xuống phương Nam và Đông Nam Á bị phá tan.

    800px-chienthangbachdang_400

    Trận Bạch Đằng

    14
    20 tháng 2 2017

    Em đăng bài này lên để làm gì vậy Hướng Dương?

    15 tháng 11 2016

    Cac pn tham khao bai nay nha