K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2018

Đây là cuộc thi tìm kiếm và trao tặng danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc cho thiếu nhi lần đầu tiên được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Từ Hà Nội, cuộc thi sẽ lan rộng ra nhiều tỉnh thành để tìm kiếm các đại sứ văn hóa đọc khắp các miền, góp phần xây dựng, giáo dục và nuôi dưỡng tình yêu sách cho các em thiếu nhi trong thời đại hội nhập phát triển.

Diễn ra từ 1/6 đến 15/9/2016, cuộc thi đã được hơn mười ngàn học sinh Hà Nội tham dự ở cấp trường và cấp phòng GD&ĐT. Một số Phòng GD&ĐT đã tích cực triển khai cuộc thi cấp cơ sở, nộp bài đúng hạn và có nhiều thí sinh được lựa chọn vào vòng chung kết như: PGD&ĐT Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Thanh Oai, Sơn Tây…Sự hưởng ứng tích cực này là minh chứng cho thấy sách và văn hóa đọc đã có sức ảnh hưởng to lớn đến độc giả nhỏ tuổi – thế hệ đang và sẽ làm nên tương lai của Việt Nam. Tại vòng thi Thành phố,  BTC đã nhận được 1219 bài dự thi với 858 bài tiếng Việt, 361 bài tiếng Anh. Trong đó, có 1019 bài hợp lệ và 200 bài không hợp lệ do gửi bài chậm hơn thời hạn. BTC đã chấm và chọn được 40 bài thi tiếng Việt và 9 bài tiếng Anh vào vòng chung khảo.  

Ảnh 1: Các đại sứ văn hóa đọc đầu tiên của Cuộc thi

Tại Vòng chung khảo, BTC đã chấm và lựa chọn được 20 Đại sứ Văn hóa đọc Thủ đô phần tiếng Việt, cùng 5 Đại sứ Văn hóa đọc Thủ đô phần tiếng Anh. Những bài thi được chọn vào vòng chung khảo đều thể hiện sự xuất sắc trong ý tưởng, cách chọn sách, nội dung, kỹ thuật viết và khả năng sáng tạo. Các em đã thể hiện niềm say mê thực thụ đối với sách, trải lòng mình trong từng trang viết và dành trọn tâm huyết của mình để thực hiện bài dự thi. Hai thí sinh có bài viết thể hiện xuất sắc nhất và thực hiện tốt nhất trong vòng phỏng vấn trực tiếp với ban giám khảo đã được lựa chọn là 2 Đại sứ Văn hóa đọc Tiêu biểu của Thủ đô.

Ảnh 2. Hai đại sứ Văn hóa đọc Tiêu biểu của Thủ đô

Ban giám khảo đã vô cùng bất ngờ trước sự chững chạc trong lối viết, sự sâu sắc trong suy nghĩ và sự hồn nhiên trong cảm nhận của các em.

Đó là em Lê Hà Thanh (sinh năm 2002, huyện Phú Xuyên). Em làm bài thi bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt về cuốn tiểu thuyết “Nanh trắng” của Jack London theo mô hình sách 3D thủ công đầy ấn tượng. Yêu thích đọc sách, ham học và khéo tay, em tự hào về gia đình yêu sách của mình và đã gửi niềm yêu thích ấy,  tâm huyết ấy vào bài dự thi của mình.

Nguyễn Vân Thùy Linh (sinh năm 2002, quận Hoàn Kiếm) lại thể hiện cảm nhận về cuốn sách có ý nghĩa nhất với mình bằng cách khác. Ngay trang đầu bài thi về cuốn tiểu thuyết lịch sử “Hồ Quý Ly” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, em đã vẽ bức tranh nhân vật Hồ Nguyên Trừng đứng tựa gốc cây nhìn xa xăm. Thùy Linh cảm nhận sâu sắc về tác phẩm này, cuốn sách đã nuôi dưỡng trong em niềm yêu thích đối với lịch sử Việt Nam, giúp em hiểu và yêu hơn mỗi góc phố, mỗi con đường của thủ đô Hà Nội và mong muốn lan tỏa tình yêu sách tới mọi người.

Một trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất tham dự cuộc thi là em Nguyễn Cảnh Thắng (sinh năm 2007, Q. Bắc Từ Liêm) nhưng em đã sớm có suy nghĩ chững chạc hơn các bạn cùng lứa khi tâm đắc với cuốn sách “7 thói quen để trẻ trưởng thành” (tác giả Sean Covey) và ý tưởng thú vị: hợp tác với bác tổ trưởng tổ dân phố ở khu chung cư để góp phần xây dựng thói quen đọc sách cho từng hộ gia đình.

 Nguyễn Như Tiến Hưng (sinh năm 2002, Q.Hoàn Kiếm) đã khiến BTC ấn tượng vì hiểu biết và niềm đam mê khoa học. Trần Phương Thảo (sinh năm 2007, quận Bắc Từ Liêm), bày tỏ đã “xúc động mạnh mẽ” với tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài và vẽ nhiều bức tranh sinh động minh họa cho bài dự thi. Cô gái nhỏ Tạ Nữ Quỳnh Trang (sinh năm 2002, quận Hoàng Mai) đã viết bài dự thi dưới hình thức một bức thư gửi cho người bạn về cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” - “người bạn có ý nghĩa nhất” với Trang trong những năm tháng qua.

Trong phần dự thi tiếng Anh, em Cao Mỹ Duyên (học sinh lớp 5A1 Trường Tiểu Học Lý Thái Tổ, quận Cầu Giấy) đã mong muốn theo tấm gương của chú Nguyễn Quang Thạch lan toả tình yêu đọc sách tới những người khác. Em Trần Mai Phương (học sinh lớp 8A5 Trường THCS Lê Lợi, Quận Hà Đông) viết cuốn sách “Nobody’s Boy”  làm cho em thêm hiểu và yêu thương gia đình. Em Nguyễn Hoàng Nghĩa (học sinh lớp 9H Trường THCS Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm) đã thể hiện tình yêu với cuốn sách “Cuộc sống không giới hạn” về chàng trai đặc biệt Nick Vujicic. Bài dự thi của các em trình bày sáng tạo, minh họa hấp dẫn với ngôn ngữ tiếng Anh lưu loát và sử dụng vốn từ vựng phong phú.

Các thí sinh khác có tên trong vòng chung khảo như Lê Ngọc Hân, Đỗ Thị Vui, Vũ Bích Hà, Nguyễn Quang Linh, Tăng Minh Khanh, Trương Thu Phương, Hoàng Phạm Hải Anh, Nguyễn Thị Ánh Dương, Nguyễn Trà My, Khúc Minh Hà, Nguyễn Khánh Linh, Nguyễn Ngọc Đan Linh, Đỗ Hùng Nam, Võ Minh Hạnh, Điều Gia Linh.. có bài dự thi ấn tượng với những cuốn sách có ý nghĩa sâu sắc với các em, những giải pháp lan tỏa tình yêu sách và trình bày bài dự thi ấn tượng, công phu, sáng tạo.

   

Ảnh 3. Nhiều bài thi được trình bày rất ấn tượng, sáng tạo

Những chia sẻ đầy xúc động, chân thành trong các bài dự thi đã khiến BTC tin rằng đối với các độc giả nhỏ tuổi, sách là người bạn đồng hành vô cùng thân thiết cùng các em trong suốt cuộc đời. Thành công ngay trong năm đầu tiên tổ chức giúp BTC củng cố niềm tin về ý nghĩa và mục tiêu tốt đẹp của cuộc thi. Cuộc thi sẽ được tiếp tục tổ chức trong các năm tới và mở rộng ra nhiều tỉnh thành để nhân rộng các điểm sáng về văn hóa đọc tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, BTC cũng muốn chia sẻ về những cái “nhất” thú vị về cuộc thi.

Tác giả được thí sinh yêu thích nhất là một tên tuổi vô cùng quen thuộc: nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Có 87 bài thi về các tác phẩm của ông như “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, “Kính vạn hoa”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Ngồi khóc trên cây”, “Mắt biếc”...

Các tác phẩm được thí sinh yêu thích nhất cũng là những tác phẩm mà chúng tôi chắc chắn các bạn đã từng nghe tên: “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, “Dế Mèn phiêu lưu ký”, “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”, “Những tấm lòng cao cả”, “Hoàng tử bé”, “Không gia đình”, “Búp sen xanh”, “Những ngày thơ ấu”, “Hạt giống tâm hồn”... với hàng chục bài viết cho mỗi tác phẩm.

Một “cái nhất” thú vị khác là Những tác phẩm “chững chạc” nhất được thí sinh lựa chọn. Đó là những cuốn sách có chủ đề và vấn đề vượt xa lứa tuổi của các em nhưng các em đã tìm đọc và có cảm nhận rất sâu sắc. Chúng tôi có thể kể đến hồi ký “Khúc chiến ca của Mẹ Hổ” của tác giả Amy Chua qua bài dự thi của Bùi Kim Chi, quận Hoàn Kiếm; tiểu thuyết “Hồ Quý Ly” của Nguyễn Xuân Khánh qua bài dự thi của Nguyễn Vân Thùy Linh…

Ảnh 4. Các đại sứ tham gia phần giao lưu trong Lễ trao giải.

Mặc dù vậy, đây là năm đầu tiên cuộc thi được tổ chức nên không tránh khỏi những hạn chế. Bài thi gồm 2 câu nhưng nhiều bạn chưa biết cách phân bổ hợp lý. Có những bài thi đầu tư nội dung, hình ảnh rất tốt cho câu 1 nhưng câu 2 lại không tương xứng hoặc ngược lại. Bên cạnh đó có những bài thi chưa bám sát đúng yêu cầu của cuộc thi. Yêu cầu đặt ra của đề bài là các em cần nói được cuốn sách đó có ý nghĩa như thế nào và đã học hỏi được gì từ đó. Nhưng một số bài thi lạc đề, đi vào phân tích tác phẩm, hoặc sa vào mô tả, giới thiệu về cuốn sách. Đây là một điều thật sự đáng tiếc.

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc sẽ được tiếp tục được tổ chức tại Hà Nội trong năm 2017 và các năm tiếp theo. Cuộc thi sẽ phát triển trở thành một danh hiệu đáng tự hào của Hà Nội, nhằm mục đích cổ vũ những độc giả yêu thích sách và mong muốn lan tỏa tình yêu  sách. Bên cạnh đó, cuộc thi sẽ được mở rộng ra nhiều địa phương khác trong cả nước nhằm đưa danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc đến các vùng miền khác nhau với những hoạt động hữu ích, giúp chứng minh rằng: cùng niềm say mê đọc sách, mọi người sẽ xích lại gần nhau và cùng nhau tìm kiếm, chia sẻ tri thức, trưởng thành và thành công trong cuộc sống.

28 tháng 3 2018

em hãy kể về 1 cuộc thi đại sứ văn hóa đọc thủ đô

28 tháng 3 2018

làm nhanh lên giùm mình nhé mai mình nộp rôi

22 tháng 2 2018

Giới thiệu sâu rộng ở các nhà trường, mở nhiều buổi giới thiệu sách nhân dịp tổ chức các ngày trọng đại của đất nước bởi đây là dịp bố mẹ em hay cho chúng em đi chơi và dẫn đến các điểm vui chơi bổ ích. Bố mẹ sẽ tặng cho con những cuốn sách hay, ý nghĩa, hấp dẫn và được giới thiệu một cách dễ hiểu cho chúng em. Vì thực tế vào các dịp đi chơi nhân dịp tổ chức các ngày lễ em cũng đã được mua những quyển sách hay như vậy.

27 tháng 2 2018

Câu 1 :

Mỗi chúng ta ai ai cũng đều có những sở thích của riêng mình và bản thân tôi cũng vậy, tôi luôn đam mê đọc sách, tôi thích rất nhiều thể loại sách, những cuốn sách để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cuốn Đắc Nhân Tâm của tác giả Dale Carnegie.

Cuốn sách này mang lại cho tôi rất nhiều nhiều kiến thức hay trong cuộc sống, nó dạy tôi cách làm người, cách đối nhân xử thế và dạy tôi biết cách cư xử đúng mực với mọi người xung quanh. Con người có lẽ ai cũng có những cái yêu thích của riêng mình và tôi nghĩ rằng việc đọc sách mang lại cho tôi rất nhiều những kiến thức bổ ích. Nó giúp tôi phát triển thêm tư duy, học hỏi được nhiều bài học quý báu từ cuộc sống.

Sách vở đó là tài sản tinh thần của con người, chính vì vậy, mỗi tác giả đều cố gắng chắt lọc những cái cần thiết và quan trọng nhất mà mình tích lũy được để viết lên những cuốn sách để đời. Tài sản của mỗi con người là khác nhau và bản thân tôi nghĩ rằng tài sản mà tôi có được đó là việc tích lũy vốn tri thức mà ngày ngày tôi đang dần học hỏi và rèn luyện, đó là thứ tài sản quý báu, không phải dùng bằng tiền có thể mua được, tôi phải bỏ thời gian, công sức, tài sản của mình ra để học hỏi và có được nó, chính vì vậy tôi luôn trân trọng và phát huy nó mỗi ngày.

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và thi hiểu đọc sách của người đọc cũng càng ngày càng giảm dần, chính vì thế sách vở ngày càng mất đi giá trị của nó. Công nghệ ngày càng hiện đại con người dường như quên đi nhiều thứ có giá trị của cuộc sống, họ luôn tích lũy cho mình vốn tri thức từ cuộc sống, nhưng dường như quên đi nhiều thứ, đang ra cần trân trọng và giữ gìn nó mỗi ngày. Chúng ta cần phải biết sống một cách có ý nghĩa, có như vậy khi ngoảnh lại, chúng ta mới không cảm thấy luyến tiếc vì những gì đã xảy ra với chính mình.Đắc Nhân Tâm có lẽ là cuốn sách mà tôi thấy nó hữu ích nhất, trong những cuốn sách mà tôi đã từng đọc, nó không chỉ làm cho tôi hiểu được nghệ thuật thuyết phục con người, biết cách sống đúng đắn hơn cho cuộc sống này, mà còn cung cấp cho ta vốn tri thức lớn. Tác giả là người hiểu rộng, tài cao, chính vì thế, những câu từ mà ông viết lên cũng luôn giàu giá trị biểu tượng, con người cần phải học hỏi, trân trọng và giữ gìn những tài sản vô giá này, đó là tài sản quý báu mà chúng ta nên học hỏi, giữ gìn và phát huy được giá trị tuyệt vời của nó.Tôi thường có thói quen đọc sách mỗi ngày, và điều đó làm cho tôi cảm thấy hạnh phúc, khi tôi tiếp thu và học hỏi được nhiều bài học có giá trị cho cuộc sống, nó không chỉ giúp tôi phát triển được nhiều hơn nữa những kĩ năng, cũng như tư duy đang bị khiếm khuyết của chính mình. Một cách tư duy đúng đắn có thể giúp tôi rất nhiều điều trong cuộc sống này, chính vì thế, tôi luôn phải cố gắng rèn luyện bản thân mỗi ngày để ngày càng hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn nữa.

Sở thích và niềm mơ ước sẽ luôn đi cạnh chúng ta, nó thúc dục ý chí và bản lĩnh của chúng ta mỗi ngày, chính vì vậy, luôn luôn học hỏi, cố gắng rèn luyện bản thân là điều rất cần thiết và nên thực hiện. Chỉ có việc học, đọc và tư duy mới giúp chúng ta hiểu được nhiều điều từ cuộc sống này, mỗi chúng ta phải ý thức được trách nhiệm cũng như giá trị của bản thân, để từ đó làm được những điều có giá trị và ý nghĩa nhất mà cuộc sống của chúng ta đang cần.

Mỗi ngày chúng ta đều sống, rèn luyện và đang cố gắng để rèn luyện bản thân mình, điều đó giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Một cuốn sách hay giúp chúng ta rất nhiều điều trong cuộc sống. Nó dạy chúng ta cách làm người, dạy chúng ta lớn lên trong xã hội có nhiều điều khó khăn, cũng như mọi điều vất vả mà cuộc sống này đang đặt ra cho mỗi người.

Luôn luôn rèn luyện bản thân mỗi ngày, để từ đó chúng ta hiểu được nhiều điều có giá trị từ cuộc sống này. Luôn học tập, rèn luyện và phát triển bản thân, để chúng ta có thể học hỏi và trở thành một công dân có ích cho xã hội này. Mỗi ngày phải năng học hỏi, phát triển mọi kĩ năng sống, để từ đó nâng cao được mọi kĩ năng cũng như kinh nghiệm của mình.

Ai ai cũng đều có ước mơ và những thú vui của riêng mình, nhưng đối tôi niềm vui của tôi là được đọc những cuốn sách mà mình thích mỗi ngày.

Câu 2 : Người ta có câu " Nhà không có sách giống như thân thể không có linh hồn". Bởi lẽ, sách không đơn giản chỉ là khối hình chữ nhật, bên trong vô vàn là chữ. Mà mỗi cuốn sách tưởng chừng như vô tri vô giác ấy lại là một linh hồn.

​Đối với tôi sách như là một người bạn, một người thầy, hay một khoảng riêng để tôi nhìn nhận lại cuộc sống vốn bộn bề, tấp nập. Đọc sách đối với tôi như một niềm đam mê, niềm đam mê ấy như thể được cất giấu trong một góc khuất nào đó của tâm hồn tôi. Vậy nếu được chọn làm đại sứ văn hóa đọc, tôi sẽ lan tỏa tình yêu sách của mình đến với những người cùng chung niềm đam mê, hơn cả là những người không hề thích đọc sách. Tôi sẽ tuyên truyền cho cộng đồng thấy rằng sách góp phần hình thành nên nhân cách con người, giúp con người ta nâng cao tri thức của mình. Nhân cách con người giống như một mầm cây nhỏ và mỗi cuốn sách là một giọt nước. Đọc nhiều sách cũng giống như tiếp thêm dinh dưỡng cho mầm cây nhỏ đó phát triển xanh tốt trở thành những cây trưởng thành giúp ích cho xã hội. Nếu là đại sứ tôi sẽ được tham gia các hội sách, được giao lưu với những người chung niềm đam mê. Từ đó, tôi có thể lan tỏa tình yêu sách, cất lên tiếng nói, truyền cảm hứng đọc sách đến cộng đồng. Với tư cách là một đại sứ, tôi sẽ đồng hành với dự án "Cùng đọc sách" tiên phong, tạo nên một thế hệ trẻ biết trân trọng, biết tận dụng nguồn lợi không gì thay thế đến từ những cuốn sách hay. Qua đó tôi cùng những người yêu sách sẽ tìm thấy tiếng nói chung, sự đồng cảm chia sẻ với nhau về thông điệp mà mỗi cuốn sách đem lại. Làm đại sứ văn hóa đọc, tôi có cơ hội được trải nghiệm mình. Chẳng hạn như giao lưu giúp tôi tăng khả năng giao tiếp hay tăng khả năng sáng tạo, tư duy. Ngoài ra sách còn giúp ta giải trí, cảm thấy cuộc đời rất đỗi phong phú, muôn màu muôn vẻ.
​Bên cạnh đó với số tiền không nhỏ được thưởng khi trở thành đại sứ, tôi sẽ trích ra phần lớn để mua toàn bộ sách hay, đồng thời kêu gọi mọi người ủng hộ sách. Chính tay tôi sẽ đem tặng số sách đó cho những trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa không có tiền mua sách mà lại có niềm đam mê đọc sách như tôi. Qua đây, tôi cũng phần nào gắn kết mọi người với nhau, cùng nhau trao đi tình yêu thương, niềm đam mê đối với cộng đồng.
​Tạm kết: Với tôi làm đại sứ hay không không còn quan trọng nữa. Bởi lẽ, dù có vinh dự được danh hiệu đó hay không, tôi cũng mong mình có thể khuyến khích mọi người cùng đọc sách, lan tỏa được tình yêu sách của tôi đến với cộng đồng bằng những việc làm nhỏ như quyên góp sách cho thư viện trường hay ủng hộ sách cho những em nhỏ nghèo. Nhà văn H.Godefroy có câu: " Những quyển sách làm say mê ta đến tận xương tủy,chúng nói chuyện với ta, cho ta lời khuyên và liên kết với ta bởi một tình thân mật, sống động và nhịp nhàng"
 

20 tháng 3 2018

Câu 1:

Bài làm :  Mỗi chúng ta ai ai cũng đều có những sở thích của riêng mình và bản thân tôi cũng vậy, tôi luôn đam mê đọc sách, tôi thích rất nhiều thể loại sách, những cuốn sách để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cuốn Đắc Nhân Tâm của tác giả Dale Carnegie.

Cuốn sách này mang lại cho tôi rất nhiều nhiều kiến thức hay trong cuộc sống, nó dạy tôi cách làm người, cách đối nhân xử thế và dạy tôi biết cách cư xử đúng mực với mọi người xung quanh. Con người có lẽ ai cũng có những cái yêu thích của riêng mình và tôi nghĩ rằng việc đọc sách mang lại cho tôi rất nhiều những kiến thức bổ ích. Nó giúp tôi phát triển thêm tư duy, học hỏi được nhiều bài học quý báu từ cuộc sống.

Sách vở đó là tài sản tinh thần của con người, chính vì vậy, mỗi tác giả đều cố gắng chắt lọc những cái cần thiết và quan trọng nhất mà mình tích lũy được để viết lên những cuốn sách để đời. Tài sản của mỗi con người là khác nhau và bản thân tôi nghĩ rằng tài sản mà tôi có được đó là việc tích lũy vốn tri thức mà ngày ngày tôi đang dần học hỏi và rèn luyện, đó là thứ tài sản quý báu, không phải dùng bằng tiền có thể mua được, tôi phải bỏ thời gian, công sức, tài sản của mình ra để học hỏi và có được nó, chính vì vậy tôi luôn trân trọng và phát huy nó mỗi ngày.

Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và thi hiểu đọc sách của người đọc cũng càng ngày càng giảm dần, chính vì thế sách vở ngày càng mất đi giá trị của nó. Công nghệ ngày càng hiện đại con người dường như quên đi nhiều thứ có giá trị của cuộc sống, họ luôn tích lũy cho mình vốn tri thức từ cuộc sống, nhưng dường như quên đi nhiều thứ, đang ra cần trân trọng và giữ gìn nó mỗi ngày. Chúng ta cần phải biết sống một cách có ý nghĩa, có như vậy khi ngoảnh lại, chúng ta mới không cảm thấy luyến tiếc vì những gì đã xảy ra với chính mình.

Đắc Nhân Tâm có lẽ là cuốn sách mà tôi thấy nó hữu ích nhất, trong những cuốn sách mà tôi đã từng đọc, nó không chỉ làm cho tôi hiểu được nghệ thuật thuyết phục con người, biết cách sống đúng đắn hơn cho cuộc sống này, mà còn cung cấp cho ta vốn tri thức lớn. Tác giả là người hiểu rộng, tài cao, chính vì thế, những câu từ mà ông viết lên cũng luôn giàu giá trị biểu tượng, con người cần phải học hỏi, trân trọng và giữ gìn những tài sản vô giá này, đó là tài sản quý báu mà chúng ta nên học hỏi, giữ gìn và phát huy được giá trị tuyệt vời của nó.

Tôi thường có thói quen đọc sách mỗi ngày, và điều đó làm cho tôi cảm thấy hạnh phúc, khi tôi tiếp thu và học hỏi được nhiều bài học có giá trị cho cuộc sống, nó không chỉ giúp tôi phát triển được nhiều hơn nữa những kĩ năng, cũng như tư duy đang bị khiếm khuyết của chính mình. Một cách tư duy đúng đắn có thể giúp tôi rất nhiều điều trong cuộc sống này, chính vì thế, tôi luôn phải cố gắng rèn luyện bản thân mỗi ngày để ngày càng hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn nữa.

Sở thích và niềm mơ ước sẽ luôn đi cạnh chúng ta, nó thúc dục ý chí và bản lĩnh của chúng ta mỗi ngày, chính vì vậy, luôn luôn học hỏi, cố gắng rèn luyện bản thân là điều rất cần thiết và nên thực hiện. Chỉ có việc học, đọc và tư duy mới giúp chúng ta hiểu được nhiều điều từ cuộc sống này, mỗi chúng ta phải ý thức được trách nhiệm cũng như giá trị của bản thân, để từ đó làm được những điều có giá trị và ý nghĩa nhất mà cuộc sống của chúng ta đang cần.

Mỗi ngày chúng ta đều sống, rèn luyện và đang cố gắng để rèn luyện bản thân mình, điều đó giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Một cuốn sách hay giúp chúng ta rất nhiều điều trong cuộc sống. Nó dạy chúng ta cách làm người, dạy chúng ta lớn lên trong xã hội có nhiều điều khó khăn, cũng như mọi điều vất vả mà cuộc sống này đang đặt ra cho mỗi người.

Luôn luôn rèn luyện bản thân mỗi ngày, để từ đó chúng ta hiểu được nhiều điều có giá trị từ cuộc sống này. Luôn học tập, rèn luyện và phát triển bản thân, để chúng ta có thể học hỏi và trở thành một công dân có ích cho xã hội này. Mỗi ngày phải năng học hỏi, phát triển mọi kĩ năng sống, để từ đó nâng cao được mọi kĩ năng cũng như kinh nghiệm của mình.

Ai ai cũng đều có ước mơ và những thú vui của riêng mình, nhưng đối tôi niềm vui của tôi là được đọc những cuốn sách mà mình thích mỗi ngày

1 tháng 5 2022

Tham khảo:

1. Hà Nội là thủ đô của nước ta. Đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.
2. Quốc Tử Giám ờ Hà Nội là trường đại học đầu tiên của nước ta. Ngày nay, Hà Nội là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu của cả nước.
3. Hà Nội còn có các nhà máy, khu công nghệ cao, làng nghề,.. làm ra nhiều sản phấm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhiều trung tâm thương mại. giao dịch trong và ngoài nước đặt tại Hà Nội, như các chợ lớn, siêu thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện,...

1 tháng 5 2022

Tham khảo

1. Hà Nội là thủ đô của nước ta. Đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.

2. Quốc Tử Giám ờ Hà Nội là trường đại học đầu tiên của nước ta. Ngày nay, Hà Nội là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu của cả nước.

3. Hà Nội còn có các nhà máy, khu công nghệ cao, làng nghề.. làm ra nhiều sản phấm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhiều trung tâm thương mại. giao dịch trong và ngoài nước đặt tại Hà Nội, như các chợ lớn, siêu thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện…

Là công dân của thủ đô, em sẽ cố gắng chăm học để mai sau trở thành tương lai của đất nước. Tham gia và kêu gọi mọi người cùng thực hiện những chiến dịch, cũng như những hoạt động nhằm thúc đẩy kinh tế và phát triển của thủ đô.

15 tháng 9 2016

lp 8 àk pn

 

11 tháng 9 2016

đề này ở đâ vậy bn

 

31 tháng 8 2016

Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: “Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó”.

Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.

 

Nghị luận xã hội về tác dụng của việc đọc sách

Nghị luận xã hội về tác dụng của việc đọc sách

 

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.

Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.

Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.

Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!

31 tháng 8 2016

còn câu (1)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đât nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc, thủ đô có ý nghĩa rất lớn, việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào tới sự phát triển tương lai đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đât nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc, thủ đô có ý nghĩa rất lớn, việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào tới sự phát triển tương lai đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp mà là nơi “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Thật cảm động một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc. Chính vì thế nhà vua mới bày tỏ ý muốn “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”
Câu 1:  Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào? Cho biết tác giả và hoàn cảnh sáng tác của của tác phẩm đó?
Câu 2:  Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn trích trên ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ?
Câu 3. Tác phẩm em nêu tên được viết theo thể loại nào? Trình bày đặc điểm của thể loại đó?
Câu 4:  
a) Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của hai câu sau:
(1) Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. (2) Các khanh nghĩ thế nào?
b) Mỗi câu trên thực hiện hành động nói nào?
c) Kết thúc văn bản bằng hai câu như vậy có tác dụng gì?
Câu 4:  Vì sao nói văn bản phản ánh ý chí tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc?
Câu 5: Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu phân tích những hạn chế của hai triều đại Đinh, Lê khi không thay đổi nơi đóng đô và những lợi thế của thành Đại La để thấy sự anh minh, sáng suốt của Lí Thái Tổ - một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt (Trong đoạn có sử dụng 1 câu cảm thán, 1 câu nghi vấn)
Câu 6: Chứng minh văn bản có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình.

1
7 tháng 4 2022

Câu 1:  Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào? Cho biết tác giả và hoàn cảnh sáng tác của của tác phẩm đó?

văn bản : Chiếu dời đô

tác giả : Lý Công Uẩn

hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó : năm 1010 , Lý Công Uẩn viết bài chiếu tỏ ý dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La.
Câu 2:  Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn trích trên ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ?

Có ý nghĩa : Phản ánh khát vọng của n/d về 1 đất nước độc lập , thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự lực , tự cường của dân tộc.
Câu 3. Tác phẩm em nêu tên được viết theo thể loại nào? Trình bày đặc điểm của thể loại đó?

thể loại : Chiếu

đặc điểm : là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.

+ được viết bằng văn vần , văn biền ngẫu hoặc văn xuôi.

+ được công bố và đón nhận 1 cách trang trọng.
Câu 4:  
a) Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của hai câu sau:
(1) Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.

=> Câu cảm thán 

(2) Các khanh nghĩ thế nào?

=> Câu nghi vấn ( hỏi ý kiến của các quan )
b) Mỗi câu trên thực hiện hành động nói nào?

(1) hành động trình bày 

(2) hành động hỏi
c) Kết thúc văn bản bằng hai câu như vậy có tác dụng gì?

=> tác dụng : kết thúc văn bản một cách nhẹ nhàng , thể hiện sự cởi mở của Lý Công Uẩn và mang tính dân chủ .
Câu 4:  Vì sao nói văn bản phản ánh ý chí tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc?

Vì văn bản thể hiện khát vọng , sự mong muốn của Lý Công Uẩn cho một đất nước phát triển và giàu mạnh . Văn bản đã nêu lên điều mà nhà vua muốn làm đó là : dời đô , việc này có rất nhiều lợi ích cho đất nước , cải thiện đất nước Việt Nam ta hơn.
Câu 5 và Câu 6 em tự làm nhe.

7 tháng 4 2022

thank bạn

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào với tới sự phát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào với tới sự phát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”.Nhà vua rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Thật cảm động một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc: “Dân khỏi chịu cảnh ngập lụt”. Nơi đây dân sẽ được hưởng no ấm thái bình vì“muôn vật cũng rất mực tốt tươi...”. Nhà vua đánh giá kinh đô mới “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của của đế vương muôn đời”.Chính vì thế nhà vua mới bày tỏ ý muốn:“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”.

(Nguồn: Internet)

Câu 1: Đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập II? Cho biết tác giả và thời điểm ra đời của tác phẩm đó?

Câu 2: Tác phẩm được đề cập đến trong đoạn trích trên ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Đại Việt lúc bấy giờ?

Câu 3: a. Xác định kiểu câu của hai câu sau: (1)“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.(2) Các khanh nghĩ thế nào?”. 

   b. Hãy cho biết mỗi câu văn trên thực hiện hành động nói nào?

     Câu 4 : Viết đoạn văn (khoảng 12 câu, theo phép lập luận T-P-H) trình bày cảm nghĩ của em về tác giả, người được nhận định là“một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân”.

1
20 tháng 4 2022

C1: Văn bản Chiếu Dời Đô

Của tác giả : Lý Công Uẩn 

hoàn cảnh ra đời của văn bản : năm 1010 , Lý Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý muốn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.

C2: Có ý nghĩa : phản ánh khát vọng của nhân dân về 1 đất nước độc lập , thống nhất , đồng thời phản ánh ý chí tự lực , tự cường của dân tộc.

C3: a.

(1) : Câu trần thuật

(2) : Câu nghi vấn

b. (1) hành động nói : trình bày

(2) hành động nói : hỏi

C4: bạn tự làm nha.