K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 5 2021

“Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông”.

 Tuổi thơ chúng ta ai mà chẳng gắn liền với dòng sông quê hương. Bao bài hát bao lời thơ đã gửi gắm tình cảm từ con sông ấy.

Tôi yêu dòng sông quê hương tôi như yêu chính gia đình tôi, như chính tình yêu mà tôi dành cho nơi xóm làng quen thuộc. Cứ mỗi khi nhớ đến dòng sông ấy, kí ức về tuổi thơ lại hiện lên, rõ ràng, rành rọt như một chuyện mới xảy ra, dường như chính dòng nước mát lành của dòng sông đã gột bỏ những lớp bụi. Tôi đâu thể biết được con sông ấy có từ khi nào, và nó bắt nguồn từ ngọn núi hùng vĩ nào, tôi chỉ nhớ, trong kỷ niệm của tôi, con sông đặc biệt ấy uốn mình quanh làng xóm, rồi chập vào một nhánh sông khác, đổ ra biển. Chẳng thể nào quên được cái cảm giác ấy, một sự choáng ngợp, một sự ngạc nhiên đã ập đến trong tôi vào lần đầu tiên nhìn thấy nó. Con sông quê tôi chỉ rộng chừng hai chục thước nhưng chiều dài của nó chẳng thể nào bao quát hết được, vẫn tiếp tục chảy ở phía đường chân trời. Chẳng hiểu tại sao dường như con sông đã in trong kí ức tôi một thông điệp kì lạ – bất cứ khi nào tôi nhớ tới dòng sông, lại nhớ tới quê hương, xóm làng.

Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu cờ Tổ quốc, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.

Chỉ thế thôi, chỉ đơn giản là tiếng nước chảy thôi nhưng sao mà nặng tình đến thế, lòng người phải chăng cũng rung động trước thứ tình cảm ấy? Dòng sông ấy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của tôi, sẵn sàng mở rộng vòng tay đón tôi vào trong làn nước mát lành. Tuổi thơ tôi tắm mát trong dòng sông yêu thương. Dòng sông ấy chứa đựng bao tình yêu thương của dân làng tôi, một tình yêu đơn sơ, giản dị mà thật cao quý. Tình yêu này vun đắp cho một tình yêu còn thiêng liêng và cao cả hơn, đó là tình yêu quê hương, đất nước, yêu xóm làng thân thuộc, để rồi từ nơi này bao người con đã ra đi không trở về nhưng tôi biết trong trái tim của họ vẫn in hình con sông yêu thương, dòng máu trong người họ chảy ra, mang màu con sông yêu thương vì chính họ cũng đã từng tắm trong dòng sông này. Sao quên được những ngày nắng hạn, dòng sông cạn nước, trong đêm thanh tôi nghe thấy tiếng khóc than ai oán của con sông, sao mà thương đến thế. Và cũng sao quên được những ngày mùa bội thu, mọi người cũng vui mà dòng sông cũng vui, tôi biết nó đang nghĩ gì, nó đang rất vui cùng dân làng. Con sông ấy cùng như một con người biết yêu thương, biết giận hờn, lúc vui lúc buồn.

Tôi còn nhớ những lần tập bơi bên bờ sông, còn nhớ lần đầu tiên được vùng vẫy trong làn nước đỏ au đó, một cảm giác mát lành, sung sướng dịu ngọt đã ập đến với tôi một cách ngẫu nhiên, khiến tôi cảm thấy như được đến với một nơi tràn ngập những sự vui vẻ. Rồi tôi nhớ tới những lần chèo thuyền trên sông, nhớ tới những lần đi chăng lưới đánh cá trên sông cùng ông. Con sông quê tôi thật lạ kì, nước sông đỏ au vì phù sa nhưng cũng một phần đỏ vì màu hồng của cá diếc, cá chép. Những bầy cá đông nhung nhúc tụ tập dưới làn nước mát lành. Mỗi khi nắng đổ lên sông, mặt nước lại ánh lên như được dát bạc. Rồi những suy nghĩ thơ dại cũng qua đi, tôi lại tiếp tục sống bên dòng sông tôi yêu quý. Những kỷ niệm vê dòng sông luôn khiến tôi bồi hồi, xúc động. Đó là những lần mò trai cùng lũ bạn, những lần mà cát vàng như bám đầy chân tay, hay những lần tôi tức giận, làn nước mát mẻ ấy lại vỗ vê tôi, xoa dịu những giận hờn trong tôi, cho tôi được sống trong sự dịu dàng, ngọt ngào của tuổi thơ, sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cái vị mặn mặn, ngòn ngọt của nước sông quê tôi, chẳng thể quên được bầy cá chép, cá diếc đông đúc ấy. Tôi sẽ chẳng thể nào có một tuổi thơ trong sáng, ngọt ngào, dịu dàng nếu không có dòng sông yêu quý ấy.

Rồi mai đây, có thể tôi là một bác sĩ, một kĩ sư hay một người lao động nhưng tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ bé bỏng đối với dòng sông yêu thương. Dòng sông ấy mãi luôn sát cánh bên tôi, tiếp thêm sức lực để tôi vững tin vào cánh cổng đi tới tương lai tươi sáng muôn màu.

Yêu cầu hơi cao, nên không đáp ứng được!

21 tháng 7 2018

Quê tôi ở nông thôn, hoàn cảnh gia đình tôi laị khó khăn nên tôi chưa được đi thăm các cảnh đẹp trong tỉnh và ở những nơi khác trên đất nước Việt Nam. Tôi mới chỉ được biết những cảnh đẹp đó qua tranh, ảnh và trên ti vi thôi. Mặc dù quê em không có những cảnh đẹp nên thơ, nổi tiếng nhưng tôi vẫn yêu tha thiết quê mình, yêu cánh đồng bát ngát lúa vàng, yêu những ngọn núi uy nghi xa thẳm, yêu những rặng cây xanh um tỏa bóng mát. Và tôi yêu, yêu lắm, yêu vô cùng dòng sông quê hương.

Con sông nhỏ chảy qua quê tôi quanh co uốn lượn. Mùa mưa, sông ngập nước, nước sông chở nặng phù sa bồi đắp cho đồng ruộng thêm màu mỡ. Mặt sông rộng gấp hai, ba lần mùa khô. Nước sông dâng lên cao ngập hết cả những rặng bạch đàn, rặng điên điển. Hai bên bờ sông vàng rực những bông điên điển, chúng cứ rung rinh, rung rinh như muôn ngàn cánh bướm nhỏ trông thật vui mắt. Tuy nước sông dâng cao nhưng dòng sông vẫn êm ả, nước không chảy xiết. Chỉ có những khi gió lớn, sóng mới vỗ vào bờ ì ùm như sóng biển. Mùa khô, nước sông xuống thấp nhưng nước vẫn lên xuống đều đặn theo thủy triều. Hai bên bờ sông xanh mướt những thảm lúa. Chiều chiều, bọn trẻ chúng tôi vẫn tụm năm, tụm ba tắm sông, bơi lội thỏa thích. Chúng tôi đập nước văng tung tóe, rồi lặn hụp đỏ cả mắt vẫn chưa chịu lên. Có khi mãi tắm, mẹ gọi không nghe, khi biết được thì đã thấy mẹ cầm roi đứng trên bờ chờ sẵn.

Con sông đã gắn bó thân thiết với người dân quê tôi. Sông cung cấp nước tưới cho đồng ruộng quê tôi xanh bát ngát, lúa trĩu bông. Dòng sông còn vỗ về, ôm ấp lũ trẻ chúng tôi lớn lên. Sáng sáng, chúng tôi chèo xuồng qua sông đi học. Mùa mưa, chúng tôi chèo xuồng đi bẻ cà na, đi hái bông điên điển về nấu canh chua. Biết bao nhiêu kỉ niệm của chúng tôi đã diễn ra trên con sông quê hương.

Con sông có ích với người dân quê tôi như vậy. Nhưng sao một số người dân vẫn vô tư đổ rác, thải phân trâu, bò, heo,…ra sông. Họ có biết rằng nước họ ăn uống, tắm rửa hằng ngày vẫn lấy từ sông không nhỉ? Nếu nước sông bị ô nhiễm thì sức khỏe của người dân sẽ ra sao? Tôi mong sao mỗi người dân quê em phải có ý thức bảo vệ con sông để nước sông luôn được trong sạch, để lũ trẻ chúng tôi được vẫy vùng tắm mát mà không sợ bị đau mắt, bị ngứa da. Tôi và các bạn cùng cố gắng bảo vệ con sông nhé!

21 tháng 7 2018

Tuổi thơ của em gắn liền với dòng sông quê hương êm đềm và yên bình. Dòng sông dài, nước trong vắt như dải lụa uốn quanh xóm làng. Hàng ngày, mặt nước yên bình, phẳng lặng như tấm gương phản chiếu cả bầu trời xanh. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, mặt nước bỗng gợn sóng, những con sóng nhẹ chạy đuổi nhau đến tận bờ. Ông mặt trời chiếu những tia nắng vàng xuống dòng nước, mặt hồ óng ánh như dát vàng dát bạc. Trên dòng sông, những chiếc thuyền bè kéo lưới đi lại, đem những mẻ cá ngon về cho muôn làng. Hai bên dòng sông, những nương ngô, nương dâu xanh mát mọc um tùm, cùng với những chòm cỏ lau phất phơ trong gió. Chiều chiều, lũ trẻ trong làng em lại hò hét nhau ra tắm sông , tối tối, chúng em lại rủ nhau ngồi bên bờ sông đón những cơn gió mát lạnh, ngắm ánh trăng lên. Em rất yêu mến dòng sông quê hương em. Dù đi đâu xa, em cũng sẽ không bao giờ quên dòng sông ấy.
 

30 tháng 6 2018

Tuổi thơ ai cũng được đắm mình với lời du ngọt ngào của mẹ, được vui chơi trong thế giới cổ tích đầy mầu sắc của bà, được thả hồn vào tiếng sao vi vu, câu hò trong veo ven sông và dòng sông quê nơi ấp ủ bao kỷ niệm êm đềm.

Dòng sông rộng mênh mông, uấn khúc như một chú trăn xanh lớn cuần cuận đỏ ra biển cả. Nước sông xanh mát lành gợn sóng lăn tăn. Buổi sớm mai, ông mắt trời chiếu những tia nắng hồng yếu ớt xuống mặt sông. Mặt nước óng ánh, lấp lánh tưởng như dòng sông mặc chiếc áo lụa đào. Trưa xuống, ánh nắng trở lên chói chang, gay gắt. Dòng sông như đổ lửa, dòng lửa cuồn cuộn chảy ấp vào những rặng tre ven bờ. Chiều chiều mặt sông xanh biếc, gợn sóng lăn tăn. Lũ trẻ chúng tôi nhảy xuống tắm, đùa nghịch, vùng vẫy. Khi màn đêm buông xuống, chúng tôi chèo thuyền ra giữa sông ngắm trăng. Ánh trăng lung linh soi sáng xuống dòng sông. Sóng lăn tăn đập vaò mạn thuyền như ru chúng tôi ngủ.

Sông luôn là nỗi nhớ niềm thương của những người xa quê. Con sông yêu thương con sông thân thiện biết bao. Dù sau này có đi đâu, tôi luôn nhớ về quê, nhớ về dòng sông tuổi thơ nơi in dấu bao kỷ niệm.

29 tháng 6 2018

Trí nhớ tôi thật tệ, mỗi khi nhắc về những dòng sông quê hương, tôi chẳng nhớ rõ tên, chỉ nghe trong lòng dấy lên một nỗi nhớ kỳ dị. Hình như tôi chẳng nhớ con sông gì với sông gì, bắt nguồn từ đâu, nhưng hình ảnh và cảm xúc của mỗi dòng sông thì lại đầy ắp trong tâm tưởng. Ví như dòng sông là quê hương, đã gắn bó với con người trong từng chặng đời từng hơi thở, đối với tôi, sông vì thế cũng gắn bó với nhiều kỷ niệm, mà mỗi lúc nhớ lại , nghe có gì thật thắm thiết như con người không thể tách rời với tổ quốc.
Thời niên thiếu, tôi đã có một thời gian dài sống trong ngôi nhà cất ở ven sông. Gọi là sông cho thơ mộng, chứ thật ra chỉ là nhánh của một con sông con chảy vào khu dân cư ở thành phố, tuy thế nó vẫn mang đầy đủ vẻ đẹp của những bờ sông quê mình. Cũng hàng dừa lả lơi soi bóng nước, cũng chiếc cầu khỉ lắt lẻo bắc ngang sông, con đường đất nhẵn thín khi mùa nắng, lầy lội khi trời mưa, và lũ trẻ con í ới gọi nhau trên sông chiều khi nước thủy triều lên.

Đó là dòng sông đầu tiên mà tôi nhớ, theo con mắt nhìn hạn hẹp khi nghĩ về một dòng sông tuổi thơ. Dường như đời tôi gắn bó nhiều với những dòng sông miền Nam, nước đục ngầu phù sa và cọng hoa lục bình lẻ loi trôi trên dòng nước. Tôi lớn lên ở một thành phố nhỏ, kỷ niệm chỉ là con đường có hàng me bay dẫn tới ngôi trường Trung học tỉnh lỵ, có một dòng sông chẳng nhớ là con sông gì hơn là một nhánh của sông Cổ Chiên. Từ bến chợ, tôi đã đứng hằng giờ nhìn theo mấy con đò đưa khách từ bờ bên này sang bờ bên kia, dù rằng vẫn có một nhịp cầu sắt bắc qua phố chợ. Người ta vẫn đi đò để có cái thú bập bềnh trên sông nước, hay là chuyến đò ngang lại nằm trước sân nhà, chỉ cần đi xuống mé sông là đã có phương tiện di chuyển.

Bờ bên này đông vui những hàng quán và vựa cây vựa củi. Bờ bên kia chỉ đi quá vào trong đã là cảnh đồng quê và vườn cây ăn trái, những thửa ruộng bát ngát cánh cò bay. Trong cái rộn rã, đông đúc của chốn phồn hoa náo nhiệt bên này sông, bên kia sông ngược lại chỉ là hình ảnh của một đồng quê hiền hòa và tĩnh mịch. Dòng sông này có hai ngả đi về hai nơi khác nhau, một ra cửa sông Cái để đi ra biển có những làng mạc đất cát chuyên nghề trồng rẫy, một ngả lại đi về hướng trong, đến những làng mạc trồng cây ăn trái và ruộng đồng thẳng cánh cò bay.
Sau này, khi chiến tranh kéo theo những hệ lụy của nó, cũng chỉ có dòng sông mới chứa hết những nỗi oan khiên của một thời chinh chiến. Những xác người trôi sông, buổi tối bờ bên kia vọng sang bờ bên này những tiếng súng nổ vu vơ, chuyến đò về quê biết đâu lại trở thành chuyến đò tang, khi chiếc quan tài của người lính trẻ được chở về quê để yên nghỉ ngàn đời trong tiếng róc rách của lượn sóng vỗ bờ nơi dòng sông quê mẹ.
Trong những kỷ niệm cũ, tôi vẫn nhớ mãi những chuyến đò đưa khách về những làng quê, nằm rải rác hai bên bờ sông. Nhất là đám cưới miền quê đi bằng đò máy quả thực hấp dẫn đối với người thành phố, khi con đò rẽ nước đi vào miền quê êm ả. Nỗi rộn ràng hạnh phúc thơm tho như lúa chín ngoài đồng, mát mẻ như hơi nước trộn lẫn mùi bùn xình phả vào khứu giác cảm gíac ngất ngây, và những bữa cỗ ở miền quê cũng ngon ngọt đầy nét thực thà của rau cỏ. Sân trước vườn sau, con bò con đang bú mẹ được cột ở ụ rơm khô bên đầu nhà, cây mận đỏ lúc lỉu những trái chín treo đong đưa trên cành lá biếc, ngọn cau, lá trầu, làn khói bếp tỏa lên trời mông mênh lẫn vào mây trắng. Thỉnh thoảng lại có tiếng đò máy chạy xình xịch trên mặt sông êm ả, tất cả đã được ghi nhận vào ký ức để vẽ thành hình ảnh một dòng sông quê hương thật tuyệt vời trong trí nhớ.
* * *

Vậy mà đến hơn ba mươi tuổi tôi mới có dịp "quy cố hương", kể từ khi mẹ tôi lếch thếch dẫn mấy đứa con đi từ Bắc vào Nam theo đường biển. Bởi vậy chuyến về quê cũ cũng là một dịp để tôi được đi qua những dòng sông lịch sử nổi tiếng của đất nước.
Miền Trung có nhiều con sông hẹp, không mênh mông như sông Cửu Long nhưng nước trong văn vắt, có lẽ vì thế mà đất đai, ruộng đồng không màu mỡ, phì nhiêu. Tháng bảy trời nóng như nung, mây đứng lặng không buồn trôi, nhìn ra hai bên đường chỉ thấy những đồi cát nối tiếp nhau trắng xóa đến rợn rùng, duy nhất thứ cây xương rồng thân đầy gai tua tủa, tôi chợt nghĩ "đất cày lên sỏi đá" là đây. Làm sao để sống với những giải đất khô cằn như thế, vậy mà trên chặng đường tôi đã đi qua, vắt vẻo lưng chừng đồi là những căn nhà gỗ nằm cheo leo giữa cảnh núi rừng hoang dã, con đường đất bò ngoằn nghoèo giữa những nương sắn nương khoai. Đi qua một nghĩa trang có những ngôi mộ gần như chìm khuất dưới cát bỏng và bóng cây phi lao, ngoài cổng nghĩa trang có tấm bảng vẽ hàng chữ "Chờ Ngày Sống Lại" bỗng nghĩ mà ngao ngán. Tuy biết rằng do niềm tin tôn giáo mà hy vọng ngày sống lại, nhưng sống lại để mà sống trong điều kiện thê thảm như vậy thì thà xin được yên nghỉ nghìn đời dưới lòng cát bỏng.

Dừng lại thị trấn Đông Hà để lang thang trong khu chợ đầy gió cát và hừng hực nóng vì gió Lào thổi về, mấy con lợn cỏ bụng ỏng đi lang thang xục mỏm vào ụ đất, bữa cơm trưa hôm ấy hình như có cát lẫn với cơm. Gió nóng và cát bụi, khiến đôi mắt lúc nào cũng đỏ cộm lên. Tôi bắt gặp những bà mẹ miền Trung nghèo khổ, áo vá vai, trên đôi vai gầy khẳng khiu gánh lỏng chỏng mấy món quà nhà quê trông rất tội. Một bữa cơm nhà quê bất chợt ghé mắt nhìn, chỉ là bát muối vừng, đĩa rau lang luộc và bát nước mắm mặn giầm ớt đỏ cay xé, mấy đứa trẻ con quần áo bẩn thỉu vây xung quanh nồi cơm gạo hẩm chìa bát ra chờ đợi, những đôi mắt trẻ thơ tội tình trên một quê hương khốn khổ. Bây giờ ở những vùng quê miền Trung, Nam, Bắc có còn những đứa bé như thế không nhỉ?

Khi chuyến xe sắp tới sông Bến Hải để đi qua phía bên kia, ranh giới giữa Nam và Bắc thời kỳ chiến tranh, tự nhiên lòng chùng xuống một nỗi buồn mênh mang khó tả. Xe tới cầu Hiền Lương, đa số là người Bắc di cư vào Nam về thăm quê sau bao nhiêu năm chiến tranh, ai cũng cố nhìn xem con sông này có gì đặc biệt hơn những con sông khác, để bao năm đã trở thành vết hằn trong lòng người dân Việt. Cầu Hiền Lương đã cũ, long xòng xọc lên như một người già gần gãy hết xương cốt mà vẫn cố sống để chờ những đứa con đi xa trở về. Sông Bến Hải hẹp té chỉ bằng một cái nhánh của dòng sông Hậu, phong cảnh hai bên bờ xơ xác, ấy thế mà lại có sức đẩy giạt người dân hai miền Nam Bắc tới hai mươi năm, ấy thế mà có người đã bỏ xác khi vượt dòng sông tìm về gia đình, anh em bên này bờ vĩ tuyến.

Hình như chuyến xe hôm ấy đi ngang sông Bến Hải lại im ắng lạ thường, tôi cứ hình dung trong mỗi nhịp đập của trái tim mỗi người, đều dấu kín tiếng thở dài hay chút nghẹn ngào cố nén xuống để khỏi bật ra tiếng khóc vì xúc cảm. Không ai nói câu gì, mắt đăm đắm nhìn xuống dòng sông êm đềm vẫn lặng lờ trôi, nhưng cái buồn của một chiều qua sông Bến Hải vẫn mang theo nhiều ray rứt. Cuối cùng thì chiến tranh chấm dứt, những hoang tàn đổ nát vẫn còn đó, đất nước chưa hồi sinh, miền Trung nghèo quá, bom đạn đã đào xới ruộng đồng khô cằn thành những chiếc ao cạn không nước, nứt nẻ vì tháng hè nghiệt ngã. Tôi không hiểu tại sao người dân ở đây có thể chịu đựng nổi suốt bao nhiêu năm dài với chiến tranh, với khí hậu khắc nghiệt như vậy. Con đường đầy ổ gà khiến chiếc xe nghiêng ngả như sắp ngã, hành khách lắc lư thấm mệt, tiếp tục cuộc hành trình đi về hướng Bắc của Tổ Quốc, qua nhiều vùng đồi đất đai khô cằn và những lùm sim tím trải tít vào những làng thôn thấp thoáng bóng tre xanh.
Nghỉ một đêm ở Đồng Hới, buổi chiều ra tắm tát giặt giũ ở một chiếc ao vuông, xung quanh ao trồng nhiều cây bạch đàn, phong cảnh xem có phần thơ mộng. Người đàn bà đưa cho khách chiếc bánh đa rắc vừng nướng, món quà nhà quê miền Bắc, mắt hướng ra mặt ao nhoẻn miệng cười, nói với khách mà như nói với mình:
" Hết chiến tranh rồi, cây cỏ cũng mọc lại."
Không biết bà ta định nói gì, bấy nhiêu năm chia lìa nay cùng ngồi cạnh nhau gần gũi như lúc này, không nỡ nào nhớ nữa tiếng bom rền, không nỡ nào nhớ tiếng đại pháo dội vào thành phố lúc nửa đêm. Bát nước trà tươi làm trằn trọc khó ngủ, tối ấy trăng treo trên những cây bạch đàn trồng xung quanh ao, dưới ánh trăng miền đất khô cằn cũng đỡ vẻ thê lương. Mặt trăng tự nghìn xưa vẫn là món quà vô giá của trời, nó tỏa sáng trên khắp các nẻo đường đất nước, đêm ấy cũng nghiêng mình soi xuống mặt ao một giải lụa vàng sóng sánh. . . .
Sáng hôm sau trời vừa hừng sáng , chuyến xe đã lên đường. Buổi sáng gió Lào vẫn thổi mạnh, hai bên đường thảm cỏ lau rạp xuống trắng xóa cả một cánh đồng khô khốc. Tôi đã có dịp đi ngang con sông Gianh, một dòng sông lịch sử nổi tiếng đã được đưa vào bài học đầu đời của trẻ em Việt Nam:
" Đây sông Gianh, đây biên cương thống khổ
Đây sa trường, đây nấm mộ trời Nam,
Đây dòng sông, dòng máu Việt còn loang,
Đây cổ độ, xương tàn xưa chất đống..."
Ôi những con sông buồn trong lịch sử dân tộc, vẫn còn đây khi dòng nước vẫn không thể cuốn đi những nỗi buồn trong lòng người dân Việt. Con sông Gianh nghe trong bài học lịch sử là đây, nhìn dòng nước chảy mà lại hình dung ra cảnh chia lìa nồi da xáo thịt thời Trịnh Nguyễn phân tranh, tai ách đổ lên đầu người dân, lại ngậm ngùi vì sự phân rẽ bằng một dòng sông oan nghiệt.


Những con sông ở quê hương suốt ba miền NamTrung Bắc, dòng sông nào có tội tình gì như người dân quê tôi nào có tội tình gì, dòng nước cứ êm đềm chảy theo năm tháng, lại nghe như trong tiếng sóng bao lời thở than của những oan hồn dân Việt. Nỗi ám ảnh đó đã in sâu vào tâm khảm, để đến nỗi khi qua sông Bến Hải, hay sông Gianh để bước vào ranh giới của miền Trung Bắc Việt, lại nghe như dòng nước chuyên chở mối tương tàn cốt nhục, để nỗi buồn cứ phảng phất mãi đến nghìn sau.
Tôi còn đi qua những dòng sông của miền Bắc, qua cầu Hàm Rồng trên con sông Mã ở Thanh Hóa, nằm vắt trên hai mỏm núi vôi, cây cối hình như trơ trụi không ngóc đầu lên nổi với cái nóng mùa hè, vẳng lên dư âm của vần thơ "Sông Mã gầm lên khúc độc hành" còn vang vọng mãi trong lòng. Có ai đó chỉ cho tôi nhìn những giải núi phía xa, rồi nói đó là giang sơn của anh hùng áo vải Lê Lợi, chiêu mộ nghĩa quân để chống kẻ thù phương Bắc. Sắp bước vào Hà Nội, chuyến xe lửa chạy qua cầu Long Biên, nhìn xuống sông Hồng nước đỏ ngầu như máu.
* * *
Quê tôi có núi Tản sông Đà, thế nhưng mặt mũi con sông Đà ra sao thì tôi chưa biết. Chỉ biết rằng cách Hà Nội độ sáu mươi cây số, có những vùng đồi thấp và rặng núi Ba Vì mờ mờ trong màn sương , uốn quanh chân núi là con sông Đà lượn theo những làng mạc vùng Trung Du Bắc Việt. Con sông Đà ở quê tôi vẫn chỉ là hình ảnh mịt mờ lẫn lộn với những con sông rộng miền Nam, con sông dài miền Trung, và qua một bản nhạc mà tôi đã được thưởng thức:
"Ai qua bến Đà giang, cho tôi nhắn vài câu, thương về mái tranh nghèo bên hàng cau. Chia ly đã từ lâu, ôi thương nhớ làm sao, bao nhiêu bóng hình quê cũ năm nào. Tôi thương mái chèo lơi, trên manh áo tả tơi, của người lái con đò trên dòng nước. . . "
Tôi nhớ lại bản nhạc quen thuộc của nhạc sĩ Văn Phụng đã khiến lòng kẻ xa quê ngậm ngùi thương cảm. Tôi sinh ra ở miền Bắc, lớn lên ở miền Nam, tôi yêu những con sông nghèo đất Bắc, cũng như những dòng sông phù sa màu mỡ ở miền Nam, yêu nét thơ mộng và buồn bã của những con sông miền Trung. Cho đến bây giờ, mỗi lần đứng bên một bờ sông ở quê người, cũng nước, cũng mây, cũng trời thênh thang gió lộng, vậy mà lòng vẫn mênh mang nhớ hoài cọng hoa lục bình nhấp nhô trên đầu sóng , khi chuyến phà sang sông vào một buổi hoàng hôn trên sông Hậu.

Con sông Hồng chảy qua quê hương em, giữa các bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em. Em và con sông đã trở nên thân thiết. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em.

Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao. Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vạng lên. Trên sông tấp nập những đoàn thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ, trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương đêm như những hạt ngọc bé xíu long lanh, cỏ còn đẫm ướt sương mai mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Bình minh chan hòa trên mặt sông.

Buổi trưa, trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Gác em té nước vào nhau cười như nắc nẻ. Chúng lặn hụp khéo léo như những con cá heo. Sông ôm chúng vào lòng, ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm ấy. Sông dịu dàng với chúng như một bà mẹ đối với đàn con. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt đàn cháu ra sông tắm rửa. Những bà mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ. Những chiều hè hay những buổi tối sáng trăng, em và các bạn bơi thuyền lênh đênh trên mặt sông câu cá, cất vó hoặc nằm trên sạp thuyền ca hát, ngâm thơ cho nhau nghe. Buổi tối dưới trăng, em và chúng bạn bơi thuyền ra giữa sông, buông chèo rồi mặc cho nó trôi lênh đênh. Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền như hát cho chúng em nghe, ru cho chúng em ngủ.

Gió mát, trăng sáng, trời nước mênh mông, chúng em thiếp đi lúc nào không biết. Thuyền lênh đênh trên sông nước, trôi dạt vào bờ dâu, bãi cỏ. Sáng dậy, mọi người đều ngơ ngác, không hiểu mình lạc vào đâu và bắt đầu chèo thuyền ngược lại về nhà. Dòng sông Hồng êm ả chảy xuôi. Mọi người đều say sưa ngắm nhìn mặt sông một cách thích thú. Hai bên sông là những thảm cỏ xanh rờn. Chỗ kia là một chiếc tàu địch bị bắn cháy hồi Pháp thuộc, dấu tích còn để lại đến ngày nay. Mọi người vừa chèo vừa ngắm cảnh, chẳng mấy chốc thuyền đã về đến bến.

Dòng sông Hồng này đã để lại trong em những kỉ niệm êm đềm. Nhớ ngày nào em mới lên ba, mẹ dắt ra sông tắm. Em sợ và hét lên, mếu máo khóc. Hồi em học lớp Một, em đã để lại ở con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó, em chưa biết bơi, các bạn rủ ra sông tắm, Chúng em đùa nghịch ở ngay cạnh bờ chứ không dám ra xa. Chiếc nón “tốt đỏ” mà mẹ mua cho sáng nay chưa có quai, em đội lủng liểng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Em hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy nhưng không kịp nữa rồi. Nón trôi ra xa lắm không thế nào lấv lại được. Tiếc quá, em nhào ra, hẫng chân, chới với giữa sông. Lũ bạn em đều không ai biết bơi kêu cứu toáng lên.

Vừa lúc ấy, thầy giáo em đi qua, thấy chỏm tóc em bập bềnh trên mặt nước, bèn nhảy xuống vớt em lên. Thầy nắm chỏm tóc kéo vào đến chỗ cạn rồi bế thốc em chạy lên bờ. Thầy dốc người em lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Mãi một lúc sau, em mới tỉnh (nghe các bạn kể lại). Thầy bế em về nhà. Về đến nhà, bố mẹ em đưa em đến trạm xá. Hái ngay sau em về và lại cùng các bạn ra sông tắm như ngày nào. Dòng sông mát lạnh vỗ về em như là xin lỗi em thì phải. Dòng sông ơi! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy, sông ạ!

Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước, dòng sông đẹp dịu dàng khi những ngày nắng dịu, sông trắng xóa những đợt mưa rào mùa hạ, sông đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về. Con sông Hồng quê hương tôi là thế đấy.

22 tháng 6 2018

Tuổi thơ ai cũng được đắm mình với lời du ngọt ngào của mẹ, được vui chơi trong thế giới cổ tích đầy mầu sắc của bà, được thả hồn vào tiếng sao vi vu, câu hò trong veo ven sông và dòng sông quê nơi ấp ủ bao kỷ niệm êm đềm.

Dòng sông rộng mênh mông, uấn khúc như một chú trăn xanh lớn cuần cuận đỏ ra biển cả. Nước sông xanh mát lành gợn sóng lăn tăn. Buổi sớm mai, ông mắt trời chiếu những tia nắng hồng yếu ớt xuống mặt sông. Mặt nước óng ánh, lấp lánh tưởng như dòng sông mặc chiếc áo lụa đào. Trưa xuống, ánh nắng trở lên chói chang, gay gắt. Dòng sông như đổ lửa, dòng lửa cuồn cuộn chảy ấp vào những rặng tre ven bờ. Chiều chiều mặt sông xanh biếc, gợn sóng lăn tăn. Lũ trẻ chúng tôi nhảy xuống tắm, đùa nghịch, vùng vẫy. Khi màn đêm buông xuống, chúng tôi chèo thuyền ra giữa sông ngắm trăng. Ánh trăng lung linh soi sáng xuống dòng sông. Sóng lăn tăn đập vaò mạn thuyền như ru chúng tôi ngủ.

Sông luôn là nỗi nhớ niềm thương của những người xa quê. Con sông yêu thương con sông thân thiện biết bao. Dù sau này có đi đâu, tôi luôn nhớ về quê, nhớ về dòng sông tuổi thơ nơi in dấu bao kỷ niệm.

11 tháng 11 2019

1+1+1+1+1+1+1002484*0+1+1+1+1=

có ai chơi gunny kết bn với tui có 3 câu trả lời hãy chọn

1.chắc

chắn rồi

2.có chơi

3.ko thể ko chơi đc

neeus ai đăng thêm câu trả lời khác thì tui k sai

12 tháng 11 2019

a. Mở bài.

  • Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.
  • Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.

b. Thân bài.

  • Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)
  • Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: trèo cây, câu cá, bắn chim.
  • Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.
  • Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: tập nhật kí của Thành và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.

c. Kết bài.

  • Giờ đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành.
1 tháng 1 2017

"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.

Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.

Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...

1 tháng 1 2017

Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hãy những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.

Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố mẹ cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Nhưng khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng. chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờ lau trắng xóa. Nhưng lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bống nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng. Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: "Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em". Tôi nhất quyết "Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này". Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu. Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc. Và quả thật, tôi đã thắng. Anh kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: "Em nín đi, anh sẽ hai cho em chùm quả đó". Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đùng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: "Anh có đau không?" anh gượng cười, nói: "Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm". Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân...

Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: "Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ". Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.

9 tháng 8 2018

Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Sông chảy giữa những bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em. Em và con sông đã trở nên thân thiết.

   Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao! Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xoá cả mặt sông. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên. Sông tấp nập những tàu thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ đọng lại những hạt sương trên lá cỏ non như những hạt ngọc bé xíu long lanh… Cỏ còn ướt đẫm sương đêm mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Bình minh chan hoà trên mặt sông.

   Buổi trưa, trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Chúng lặn hụp, bơi lội khéo léo như những con cá heo. Sông ôm chúng vào lòng, ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm. Sông dịu dàng, dễ dãi như một người mẹ đôi với đàn con. Sông vui cười đùa nghịch với chúng em. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt đàn cháu ra sông tắm rửa. Những người mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ. Những chiều hè hoặc những buổi tối sáng trăng, em và các bạn em thả thuyền lênh đênh trên mặt sông cất vó, câu cá hoặc nằm trên sạp thuyền hát, ngâm thơ cho bạn nghe. Buổi tối dưới trăng, em và các bạn bơi thuyền ra giữa sông buông chèo mặc cho nó trôi lơ lửng rồi nằm dài ra sạp thuyền ngắm trăng, hóng gió. Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền như hát cho chúng em nghe, ru cho chúng em ngủ. Gió nồm, trăng sáng, trời nước lênh đênh, sóng nước vỗ vào mạn thuyền oàm oạp. chúng em ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Thuyền lênh đênh trên sông nước, trôi dạt vào bờ dâu, bãi cỏ. Sáng dậy mọi người đều ngơ ngác không hiểu mình lạc vào đâu và bắt đầu chèo thuyền ngược lại về nhà. Dòng sông Hồng êm đềm chảy xuôi. Mọi người đều say sưa ngắm nhìn sông Hồng một cách thích thú. Hai bên sông là những thảm cỏ xanh rờn. Chỗ kia là một chiếc tàu địch bị bắn cháy hồi Pháp thuộc, di tích còn đến ngày nay. Chỗ này là bác Ba xóm ngoài đã cầm mã tấu chém đứt đầu xẻ mặt thằng quan ba của Pháp. Mọi người vừa đi, vừa ngắm chẳng mấy chốc đã về bến.

   Dòng sông này đã kể lại cho em những kỉ niệm êm đềm nhất. Nhớ ngày nào em mới lên ba. Mẹ dắt ra bờ sông tắm, em sợ và hét ầm lên mếu máo khóc. Hồi em học lớp một, em đã để lại cho con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó em chưa biết bơi. Các bạn em rủ ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch ở ngay cạnh bờ chứ không dám ra giữa sông. Chiếc nón “tốt đỏ” mà mẹ em mua cho sáng nay chưa có quai, em đội lung liêng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Em hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy. Nhưng không kịp nữa rồi. Nón trôi ra xa lắm không thể nào lấy được nữa. Em không biết bơi nên suýt chìm nghỉm xuống lòng sông. Lũ bạn em đều không biết bơi cả, rối rít định nắm tay nhau dàn thành hàng dài để em nắm vào mà ngoi lên. Vừa lúc ấy thầy giáo em đi qua thấy chỏm tóc em bập bềnh trên mặt sông bèn để cả quần áo nhảy xuống vớt em lên. Thầy nắm lấy chỏm tóc em kéo lên và ôm em bằng tay trái rẽ nước bơi vào bờ. Lên bờ, mặt em nhợt nhạt trắng bệch, bụng no nước. Thấy dốc ngược người em lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Một lúc sau em tỉnh dậy, thầy bế em về nhà. Các bạn ai cũng vui mừng cho em và thương em, về đến nhà, bố mẹ em cho em đến trạm xá. Hai ngày sau về và lại ra sông tắm. Dòng sông mát lạnh vỗ về em như là xin lỗi em thì phải. Sông ơi sông! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy sông ạ! Quên làm sao được những buổi đi cào hến, giậm trai ở bờ ven sông. Những ngày ấy còn ghi đậm trong trí nhớ của em.

   Ôi! Dòng sông! Dòng sông của quê hương, đất nước. Dòng sông đẹp dịu dàng khi những ngày nắng đẹp; dòng sông trắng xoá trong những đợt mưa rào mùa hạ; sông thường hay đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về; sông còn đắm mình trong ánh bình minh.

   Em yêu con sông quê hương như yêu người mẹ dịu hiền của em. Ôi! Con sông Hồng. Sông đã bao phen giận dữ nổi sóng nhấn chìm tàu giặc xuống lòng sông. Sông đã ôm những kỉ niệm, ước mơ của những tâm hồn bé nhỏ.

9 tháng 8 2018

"Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà.."
Giai điệu ca khúc ấy thật ngọt ngào và sâu lắng,và quả thật dòng sông gắn liền với kí ức tuổi thơ tươi đẹp của mỗi con người!Và đối với tôi một đứa con của miền tây sông nước thì càng không bao giờ có thể quên đi hình ảnh dòng sông,ấp ôm thôn xóm,ấp ôm những người thân yêu,ấp ôm trọn tâm hồn tôi!
Dòng sông quê tôi thật đẹp!
Nhìn từ trên cao dòng sông như rắn lục khổng lồ đang nằm ngủ giữa khu rừng nhỏ bé,đó là thôn xóm của tôi!Nhưng thật sự con sông không ngủ tí nào.buổi chiều ngồi trên bờ sông lông gió,ngắm những con sóng nhỏ đang xô nhau cùng những âm điêu nước vỗ vào bờ,tôi cư ngỡ như có muôn ngàn cô thiếu nữ đang nhảy múa và hát những bài ca với giai điệu êm dịu vu dương!Sắc thái và hình ảnh sông cũng thay đổi theo mùa.Mùa khô con sông hiền hòa dịu dang như nguoi mẹ người chị
.Mùa lũ đến con sông đỏ ngầu như mang cả sự giận dữ của thiên nhiên vào lòng mình.....

Chúc bạn hk giỏi nha
 


 

4 tháng 1 2022

em đc ko nè:

Em sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng - một thành phố xinh đẹp và sôi động. Em yêu tha thiết nơi đây, từ những con đường, hàng cây. Đặc biệt là dòng sông Hàn êm đềm chảy xuôi giữa lòng thành phố.

Dòng sông Hàn nằm giữa thành phố Đà Nẵng, nơi mà bất kì du khách du lịch nào cũng muốn ghé thăm một lần. Quanh năm, dù là khi nào sông cũng đầy ăm ắp. Nước sông cứ cuồn cuộn, đong đầy như tình cảm nhiệt thành của người dân vùng đất này. Nước sông Hàn không có màu trong vắt như nước mùa thu, hay xanh biếc như bầu trời mùa hạ. Mà lúc nào cũng có màu xanh sẫm huyền bí. Màu xanh ấy, một phần được ánh từ bầu trời bao la phía trên cao, một phần chính bởi vì lòng sông sâu và rộng. Mặt sông Hàn vốn là phẳng lặng. Trông như một tấm gương dành riêng cho những người khổng lồ. Thế nhưng, thật chẳng mấy khi được xem một sông Hàn tĩnh lặng, bởi nơi đây lúc nào cũng tấp nập những chiếc tàu thuyền ngược xuôi với đầy những hàng hóa. Chúng rẽ ra từng cột sóng lớn, bọt nước vùng lên trắng xóa, như vẽ lên chiếc đuôi cá cho con thuyền. Điểm nhấn đẹp nhất của sông Hàn chính là cầu sông Hàn - một cái tên thật mộc mạc và chân chất. Chiếc cầu được thiết kế hình con rồng uốn lượn rất kì công, được xem như một trong những niềm tự hào của người dân Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung. Chính chiếc cầu đã làm tăng thêm vẻ đẹp của con sông. Nhưng đồng thời, đó cũng là một điểm tựa để mọi người có thể quan sát một cách toàn vẹn vẻ đẹp tuyệt vời của con sông ấy. Đặc biệt là vào những buổi đêm. Khi thành phố lên đèn, khi chiếc cầu sáng rực lên với những ánh sáng lấp lánh. Chúng hắt xuống dòng sông, để mặt sông ánh lên muôn vàn màu sắc kì diệu, lung linh như thể đó là dòng sông dẫn đến xứ sở thần tiên.

Đối với khách du lịch, thì sông Hàn là một nơi để đến, còn đối với em, đối với người dân Đà Nẵng thì đây chính là nơi để về. Vào những dịp lễ, những ngày hội trong năm, người dân lại kéo nhau về đây. Hay cả vào những ngày bình thường không có gì đặc biệt, người ta vẫn hẹn nhau đến đây để gặp gỡ. Sông Hàn như là biểu tượng cho một nơi để mọi người con xa quê nhắc đến khi trở về Đà Nẵng, bởi có ai là người con của vùng đất này mà lại chẳng biết đến sông Hàn chứ.

Ngày qua ngày, cùng với sự phát triển của thành phố, dòng sông Hàn cũng đã có những điều thay đổi. Những làng mạc, xóm vườn cạnh dòng sông, đã được thay thế bằng những bờ kè, những con đường trải nhựa, những tòa nhà cao tầng. Những chiếc bè tre trên mặt sông đã được thay thế bằng biết bao chiếc tàu, thuyền động cơ lớn. Nhưng riêng dòng sông thì vẫn mãi như vậy, đong đầy và bình yên. Và tất nhiên, là tình yêu mà người dân nơi đây dành cho dòng sông cũng vẫn vẹn nguyên giống như vậy.

4 tháng 1 2022

cảm ơn bạn nhiều nhưng mình cần đoạn kỉ niệm thôi nhé

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Em có rất nhiều kỉ niệm với dòng sông Lô - một nhánh của sông Hồng, đoạn nằm ở dọc theo đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Đây chính là con sông mà khi còn nhỏ mỗi lần về quê, ngồi trên tàu em đều nhìn thấy khoảnh khắc khác nhau trong sinh hoạt và đời sống của người dân ven sông. Dòng sông sẽ cạn nước, phẳng lặng vào mùa đông và sẽ dạt dào nước chảy cuồn cuộn khi mùa hè tới. Sông có nhiều phù sa, nước đỏ ngầu gần như quanh năm. Có những rặng ngô, rặng chuối, rặng cỏ voi đung đưa trong gió,... Được ngắm nhìn dòng sông qua ô cửa sổ tàu qua năm tháng là kỉ niệm rất đẹp.

23 tháng 6 2018

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong những kí ức về những buổi trưa hè, chốn bố mẹ, rủ nhau ra lũy tre đầu làng chơi. Được cùng nhau bay theo tiếng gọi vi vu của cánh diều với bao hoài bão, ước mộng. Nhưng hình ảnh làm tôi thấy ấn tượng nhất trong tuổi thơ vẫn là con đường từ nhà đến trường.

Con đường đó cách nhà tôi khoảng 2 cây số. Xunh quanh đường là những lũy tre ngà, khẽ nhẹ nhàng đung đưa theo làn gió thoảng qua. Xua tan đi bao sự nóng nực, oi bức của mùa hè, trong lòng tôi lại cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn cả. Tuy con đường chưa được đổ nhựa, nhưng con đường đất đó vẫn rất mịn, thấm đẫm tình đồng quê Việt Nam. Con đường chạy vắt ngang qua cánh đồng, thẳng cánh cò bay. Cứ mỗi lần đi qua, tôi lại thấy được đồng quê mình tươi đẹp, mênh mông, rông lớn biết bao. Những cánh đồng lúa chín trải dài đến vô tận. Tiếng nói cười của các bác nông dân, tiếng trâu bò gọi nhau làm cho con đường trở nên nhộn nhịp, đầy sức sống. Ngày ngày, dù ngày nắng hay mưa thì tôi vẫn gắn bó với con đường này để đi học. Nó là nơi lưu giữ những bước chân đầu tiên của tôi từ khi mới cắp sách đến trường. Nhớ ngày đầu tiên khai giảng chuẩn bị vào lớp một, tôi đã được mẹ dắt đi đến trường. Bao cô cậu học trò khác cũng như tôi đều bẽn lẽn, hổ thẹn, núp sau lưng mẹ khi đi đến trường. Mẹ đã vỗ về, an ủi tôi khiền sự sợ hãi trong tôi vơi hẳn đi. Mẹ chính là người dẫn lối soi sáng những con đường đầu tiên cho tôi từ khi tôi mới bước vào đời. Tôi yêu mẹ nhiều lắm, yêu con đường đất nhỏ, thân thuộc này. Nó là người bạn tri ân tri kỉ của tôi, giúp tôi có thêm động lực để bước tiếp trên con đường mà mình đã chọn. Đã bao lần tôi vấp ngã, nhưng mẹ và con đường đó đã đỡ tôi lên, động viên, an ủi tôi. 

Con đường từ nhà đến trường đã gắn bó cùng tôi suốt những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường. Dù cho thời gian có làm phai mờ đi tất cả, nhưng hình ảnh về con đường sẽ mãi in đậm trong trí tôi, sẽ mãi là nguồn động lực vô tận giúp tôi bước đi tiếp. Con đường- người bạn của tuổi thơ tôi.