soan bai so sanh lop 6
ai nhanh nhat minh tich
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Đọc 3 văn bản trang 46 sgk Văn 6 tập 2.
Câu 2 (trang 46 ngữ văn 6 tập 2):
a, Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ
- Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào
- Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.
- Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước
- Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao
- Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…
c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng
- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng
- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy
- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc
Bài 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:
- Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.
b, Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.
c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.
Bài 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:
+ Sân trường vắng lặng
+ Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi
+ Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…
+ Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối
Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.
Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:
Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai
Thân bài:
Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)
+ Biển trong ngày mưa rào
+ Biển chiều lạnh nắng tắt sớm
+ Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…
Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp
Những câu văn có sử dụng phép so sánh:
+ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
+ Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
- Trong các hình ảnh so sánh nêu trên, hình ảnh so sánh dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,…là một hình ảnh so sánh đẹp và giàu ấn tượng. Nó không chỉ cho thấy vẻ đẹp của một con người sông nước mà còn cho thấy sự “hùng vĩ” của con người trước thiên nhiên.
- Tham khảo:
Hình ảnh dượng Hương Thư “như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào” gợi liên tưởng tới một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Đó không chỉ là vẻ đẹp kì diệu, đó còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong thế đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy là biểu hiện rực rỡ của con người trong tư thế ngẩng cao đầu.
sáng nay mình cũng vừa học xong bài này nè
I. Kiến thức cơ bản
Câu 1: Đọc các đoạn văn (SGK)
Câu 2: Trả lời câu hỏi
a.
- Đoạn (1): Đọc đoạn văn ta hình dung được dáng vẻ gầy gò, yếu ớt của Dế Choắt.
- Đoạn (2): Cho ta hình dung về cảnh bầu trời, sông nước Cà Mau.
- Đoạn (3): Cho ta hình dung về vẻ đẹp đầy sức sống của mùa xuân.
b. Các từ ngữ, hình ảnh chủ yếu thể hiện điều đó là:
- Đoạn 1: gầy gò, lêu nghêu, ngắn ngủn, bè bè, ...
- Đoạn 2: bủa giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, tiếng sóng rì rào, cá nước bơi hàng đàn đen trũi, ...
- Đoạn 3: chim ríu rít, cây gạo sừng sững, hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, chào mào, sáo sậu, sáo đen, ... đàn đàn lũ lũ, ...
Người viết cần phải có năng lực quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, ví von, ...
c. Có thể tìm những câu như:
– Ở đoạn (1): ... người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện; mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ, ...
– Đoạn (2): ... chi chít như mạng nhện, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi, ...
– Đoạn (3): Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ, hàng ngàn bông hoa như hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, ...
Sự độc đáo ở đây là tác giả đã gợi được cho người đọc những khám phá bất ngờ, thú vị. Sự vật được miêu tả có hồn và có nét khác biệt.
Câu 3:
Việc lược bỏ đi các từ ngữ mang ý nghĩa so sánh, liên tưởng làm cho đoạn văn chẳng những không thể hiện được hết những nét riêng của sông nước Cà Mau (dòng Năm Căn) mà còn làm cho đoạn văn kém đi sự hấp dẫn. Ví dụ này cho thấy quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét có vai trò vô cùng quan trọng trong sự miêu tả của nhà văn.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1:
a. Điền từ
(1) Gương bầu dục
(2) Cong cong
(3) Lấp ló
(4) Cổ kính
(5) Xanh um
b.
Tác giả đã quan sát từ xa, từ cao để bao quát Hồ Gươm; sau đó nhìn cầu Thê Húc dẫ tới đền Ngọc Sơn. Tác giả dừng lại miêu tả mái đền, gốc đa. Sau đó nhìn xa hơn là Tháp Rùa. Tác giả miêu tả tháp từ cao, xuống tường rêu rồi quan sát gò đất nơi Tháp Rùa đứng.
Câu 2:
Những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc làm nổi bật thân hình đẹp, cường tráng nhưng tính tình rất ương bướng, kiêu căng của Dế Mèn là: cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được; đầu – to và nổi từng mảng, rất bướng; răng đen nhánh – như hai lưỡi liềm máy; sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng; tôi – hãnh diện ... với cặp râu ấy lắm; cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vốt râu.
Câu 3:
Tuỳ vào đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn phòng mình đang ở mà mỗi người lại có thể lựa chọn những đặc điểm riêng (của nơi mình ở) để mà miêu tả. Chú ý những điểm nổi bật cần lưu ý là: màu sơn, khung cửa sổ, góc học tập, cách bố trí nội thất trong phòng, ...
Câu 4: Có thể liên tưởng so sánh:
- Mặt trời với khuôn mặt hồng tươi cười rạng rỡ.
- Bầu trời trong vắt, bồng bềnh những đám mây hồng.
- Những hàng cây lặng lẽ nghe chim hót.
- Núi đồi như thoa son.
- Những ngôi nhà tranh bốc khói bữa cơm sáng.
Câu 5: Hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh một dòng sông hoặc một khu rừng mà em có dịp quan sát ( có thể quan sát trực tiếp hay qua truyền hình).
Quê tôi nằm trên một triền đê ở ven sông Hồng. Buổi chiều, vào những ngày hè oi ả, cả lũ nhóc chúng tôi lại rủ nhau ra sông tắm mát. Hàng chục đứa hò reo ngụp lặn, trêu đùa nhau náo loạn cả một khoảng sông. Những ngày đó con sông hiền lắm, cứ lặng lờ trôi. Trên mặt sông, những con sóng nhỏ nối tiếp nhau xô nhẹ vào bờ. Tiếng sóng vỗ ì oạp nghe rất vui tai. Hai bên bờ sông, người giặt giũ, người gánh nước, nói chuyện vui cười nhộn nhịp âm vang. Đẹp nhất trên khúc sông thủa ấy là những đồng ngô nối tiếp, nối tiếp nhau xanh đến ngút ngàn. Tuổi thơ, con sông và cuộc sống với tôi khi ấy thật thanh bình, nên thơ và êm ả biết bao!
Hình ảnh: " Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vạt như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết về lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”
-Đó là tâm trạng đau đớn, ấm ức, căm giận đến tột cùng, các từ ” cắn”, ” nhai”, “nghiền” nằm trong một trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức của nhân vật.
-Càng căm giận bao nhiêu, bé Hồng càng thương mẹ, tin tưởng mẹ bấy nhiêu, từ tình yêu thương với mẹ đã khiến người con hiếu thảo ấy suy nghĩ sâu sắc hơn.
TL:
1. Bài giải
Chu vi mặt nền của căn phòng là;
( 6 + 4,5 ) x 2 = 21 ( m )
Diện tích xung quanh căn phòng là
; 21 x 4 = 84 ( m2 )
Diện tích trần nhà là;
6 x 4,5 = 27 ( m2 )
Diện tích cần quét vôi là;
( 84 + 27 ) - 8,5 = 102,5 ( m2 )
Đáp số: 102,5 m2.
2. Bài giải
a) Thể tích cái hộp hình lập phương là:
10 x 10 x 10 = 1000 ( cm3 )
b) Diện tích một mặt
: 10 x 10 = 100 ( cm2 )
DT giấy màu để dán tất cả các mặt cái hộp là:
100 x 6 = 600 ( cm2 )
Đ/s:......
3. Tóm tắt:
0,5m3: 1 giờ
3m3 : ... giờ?
Bài giải
Thể tích trong lòng bể nước là:
2 x 1,5 x 1 = 3 ( m3 )
3m3 gấp 0,5m3 một số lần:
3 : 0,5 = 6 ( lần )
Thời gian chảy đầy bể của vòi nước là:
1 x 6 = 6 ( giờ )
Đ/s:....
HT.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
( Nếu có sai mong bạn Thông cảm tại mình đánh máy sợ sai!:)
hở???? mk chưa nghe thấy từ soạn toán bao h, mới chỉ nghe từ soạn văn thui,thật đó
thì như kiểu là đọc bài trong sách, giải thích và làm vào vở. Ghi những nội dung quan trọng
Có 2015 số nhé
Tại vì không có \(\frac{2016}{0}\)nên chỉ có 2015 số thui nhé
Đúng 100%
Vì đây là phân số bé hơn 1 nên phân số đầu tiên là 0/2016 và phân số thứ hai là 1007/1009
Vậy có 1008 phân số.
Câu 1: Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh.
a. Trẻ em như búp trên cành.
b. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Câu 2:
- Trẻ em được so sánh với búp trên cành. Bởi vì búp trên cành nhỏ nhoi, tươi non và cần được chăm sóc. Và trẻ em là thế hệ nhỏ của đất nước, cần được chăm sóc, cần được học tập.
- Rừng đước có thể so sánh với hai dãy trường thành vô tận. Vì rừng đước và dãy trường thành đều có nét giống nhau ở chỗ: dựng lên cao, thẳng đứng, dài dặc, …
Câu 3:
Trong câu văn của Tạ Duy Anh, so sánh để phân biệt đặc điểm khác nhau giữa các sự vật, sự việc. So sánh kiểu này không phải là phép so sánh – biện pháp tu từ.
II. Cấu tạo của phép so sánh
Câu 1: Điền các ví dụ trên.
Câu 2: Nêu thêm một số từ so sánh
(1) Từ hô ứng: Bao nhiêu sợi bún, bấy nhiêu sợi tình
(2) Từ là: Tre là cánh tay của người nông dân
(3) Từ tựa thể: Miệng cười tựa thể hoa cau.
Câu 3: Cấu tạo của phép so sánh ở những câu dưới đặc biệt ở chỗ:
a. Dùng dấu hai chấm (:) để thay cho từ so sánh.
b. Đảo vị trí của hai vế. Ví dụ "Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục".
III. Luyện tập
Câu 1:
a. So sánh đồng loại
- So sánh người với người:
Cô giáo như mẹ hiền.
- So sánh vật với vật:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa. (Hồ Chí Minh)
b. So sánh khác loại
- So sánh vật với người:
Cá nước bơi hàng đàn đen trũ nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa đầu sóng trắng.
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:
Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
hoặc:
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa)
Câu 2: Viết tiếp:
- Khỏe như voi
- Đen như than
- Trắng như tuyết
- Cao như núi
Câu 3:
- Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
- Càng đổ dẫn về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
--> Tương tự, bạn tìm thêm một vài câu khác nhé.
cam on nhe