Đặt một câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm gia đình
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Chị ngã em nâng
Like nhe bn
1. Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn.
2. Hôm nay sum họp trúc mai
Tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm.
3. Cây đa lá rụng đầu đình
Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu.
Hc tốt
1 Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày
2 Lòng mẹ như bát nước đầy
Mai này khôn lớn, ơn này tính sao
3 Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền
Đặt câu:
Tôi luôn yêu thương cha mẹ hơn nữa qua câu tục ngữ '' Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong Nguồn chảy ra''.
câu : " cơm cha áo mẹ chữ thầy
gắng công mà học có ngày thành danh "
đặt câu : con nên nhớ câu " cơm cha áo mẹ chữ thầy / gắng công mà học có ngày thành danh " vì nó nói về công lao cha mẹ nuôi nấng chăm sóc con và công lao thầy cô giáo dạy dỗ con , con phải biết gắng công để trở thành những người có ích cho xã hội này nhé !
Ai về tôi kính buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Ai về tôi gởi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Anh em như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.
Anh em cốt nhục đồng bào
Kẻ sau người trước phải hầu cho vui.
Lo là ăn thịt ăn xôi
Quí hồ ở nết tới lui bằng lòng.
Anh em ăn ở thuận hòa
Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.
Anh em hiền thậm là hiền
Đừng một đồng tiền mà đấm đá nhau.
Anh em trai ở với nhau mãn đại
Chị em gái ở với nhau một thời
Dù ai nói ngược nói xuôi
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Ân cha lành cao như núi Thái,
Đức mẹ hiền sâu tựa biển khơi,
Dù cho dâng trọn một đời,
Cũng không trả hết ân người sanh ta.
Anh đi vắng cửa vắng nhà
Giường loan gối quế mẹ già ai nuôi?
Cá rô anh chặt bỏ đuôi
Tôm càng bóc vỏ, anh nuôi mẹ già.
Ba đồng một khía cá buôi
Cũng mua cho được để nuôi mẹ già.
Bao giờ cá lý hóa long
Đền ơn cha mẹ bỏ công sinh thành.
Bồng bồng con nín con ơi
Dưới sông cá lội,trên trời chim bay.
Ước gì mẹ có mười tay
Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim.
Một tay chuốt chỉ luồn kim
Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau.
Một tay ôm ấp con đau
Một tay đi vay gạo, một tay cầu cúng ma.
Một tay khung cửi, guồng xa
Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa.
Một tay đi củi, muối dưa
Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn.
Con hơn cha là nhà có phúc.
Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mộ mẹ ruột đau như dần.
Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.
Cò bay xuống vũng trâu đằm,
Lấy rơm làm tổ cho con cò nằm.
Có vàng vàng chẳng hay phô
Có con con nói trầm trồ mẹ nghe
Có cha có mẹ thì hơn
Không cha không mẹ như đàn đứt dây.
Đắng cay cũng thể ruột rà,
Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng.
Đi đâu mà ***** già
Gối nghiêng ai sửa,chén trà ai dâng ?
Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao mẫu từ.
Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm cho mẹ mẹ già yếu răng.
Bao giờ cá lý hóa long
Đền ơn cha mẹ bỏ công sinh thành.
Bồng bồng con nín con ơi
Dưới sông cá lội, trên trời chim bay.
Ước gì mẹ có mười tay
Tay kia bắt cá, tay này bắn chim.
Một tay tuốt chỉ luồn kim
Một tay làm ruộng, một tay hái rau.
Một tay ôm ấp con đau
Một tay vo gạo, một cầu cúng ma.
Một tay khung cửi, guồng xa
Một tay lo bếp, lo nhà nắng mưa.
Một tay đi củi, muối dưa
Còn tay van lạy, bẩm thưa, đỡ đòn.
Cha mẹ bú mớm nâng niu
Tội trời đành chịu, không yêu bằng chồng
Ai kêu ai hú bên sông,
Mẹ gọi con dạ có chồng phải theo.
Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi
Ngó không thấy mẹ ngùi ngùi nhớ thương.
Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi.
Chồng giận thì vợ làm lành
Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì
Chồng giận thì vợ làm lành
Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Trong văn học dân gian Việt Nam, ca dao là thể loại văn học chiếm số lượng lớn nhất, ca dao Việt Nam có sự đa dạng về đề tài, giàu có về nội dung, thể hiện được các khía cạnh của cuộc sống. Đó là những lời tâm sự, giãi bày đầy chân thành của con người trong xã hội xưa. Ngoài ca dao về tình yêu đôi lứa, về lao động sản xuất thì ca dao về tình cảm gia đình cũng chiếm một số lượng khá lớn, thể hiện được tình cảm sâu nặng của tình máu mủ ruột rà trong gia đình, cùng với đó là sự nhận thức về công lao dưỡng dục, sinh thành của bậc cha mẹ.
Ca dao nói về tình cảm gia đình vô cùng phong phú và đa dạng, đó là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, là sự biết ơn, kính trọng của con cái với cha mẹ hay sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của anh em ruột thịt. Những câu ca dao viết về tình cảm gia đình đều vô cùng cảm động, thể hiện chân thực đời sống tình cảm của những con người trong một gia đình. Trước hết, ta có thể kể đến công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái qua bài ca dao sau:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Bài ca dao là lời nhắc nhở về công lao sinh thành trời bể của bậc cha mẹ, đó là công lao to lớn không thể đong đếm, là tình cảm chân thành, thiêng liêng nhất của các đấng sinh thành ấy dành cho những người con yêu dấu của mình. Công cha vĩ đại, cao lớn như ngọn Thái Sơn, không thể lường hết được độ cao của ngọn núi ấy cũng như không thể đo được tình cảm của cha dành cho con. Nghĩa mẹ dạt dào, mênh mông tựa nước trong nguồn chảy ra, đó là thứ tình cảm cao quý, chân thành, trong sáng, tự nhiên nhất.
Không phải tự nhiên mà tác giả dân gian lựa chọn hình ảnh núi Thái Sơn để nói về tình cha, nước trong nguồn để nói về mẹ. Những sự so sánh này đều nhằm một dụng ý nghệ thuật nhất định, tình cảm của cha luôn thầm lặng như đá núi, tuy to lớn không có giới hạn cuối cùng nhưng đó là thứ tình cảm lặng lẽ mà chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn. Tình cảm của mẹ thì khác, dạt dào sâu sắc, luôn vỗ về, động viên, bên cạnh các con mỗi khi có những khó khăn, bởi vậy mà tình mẹ thường dễ dàng nhận biết hơn, hay nói cách khác, tình mẹ dạt dào như nước, tình cha thâm trầm, sâu sắc như đá núi.
Từ sự nhận thức về công lao sinh thành của cha mẹ, tác giả dân gian cũng nhắc nhở đến những người con, phải biết thương yêu, kính trọng cha mẹ, có ý thức đáp đền, phụng dưỡng cha mẹ để báo ơn công lao trời bể ấy, làm được như vậy mới xứng đạo làm con.
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”
Nếu như ở bài ca dao trên nói về tình cảm sâu nặng của cha mẹ và nhắc nhở ý thức báo hiếu ở người con thì trong hai câu ca dao này lại thể hiện được tấm lòng của một người con lấy chồng xa xứ hướng về bố mẹ. Câu ca dao gợi ra hình ảnh của một người con gái lấy chồng xa quê, không thể thường xuyên trở về chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nên chỉ có thể trông về quê mẹ bằng cái nhìn đầy đau đớn, xót xa. Khung cảnh chiều tà trong ca dao luôn gợi nhắc những nỗi buồn, khung cảnh ấy xuất hiện trong câu ca dao này thể hiện được sự bất lực trong đau đớn của người con khi không thể trở về cũng như tình cảm sâu sắc dành cho cha mẹ.
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”
Hai câu ca dao vừa thể hiện được tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, vừa nhấn mạnh những hi sinh thầm lặng của các bậc sinh thành ấy để nuôi dưỡng những đứa con thành người. Cha là trụ cột của gia đình, bởi vậy mà bao gánh nặng gia đình, gánh nặng cuộc sống đều đặt lên đôi vai cha, nỗi khổ ấy là vì con cái, vì những người con mà cha không tiếc hi sinh thân mình, lao động hi sinh thầm lặng chỉ mong các con khôn lớn. Mẹ lại là người phụ nữ đối xử tốt nhất với mình, mẹ là người luôn ở bên quan tâm đến các con, bênh vực, chở che và tin tưởng các con không điều kiện.
Như vậy, thông qua các bài ca dao về tình cảm gia đình ta hiểu sâu sắc được tấm lòng rộng lớn, bao la của cha mẹ đối với con cái, từ đó nâng cao được ý thức trách nhiệm đối với cha mẹ, bài ca dao cũng là lời nhắc nhở đối với mỗi con người, phải sống sao cho tròn chữ hiếu, phải yêu thương, kính trọng và có ý thức đáp đền công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
Trả lời :
Từ thời thơ bé, tôi đã thuộc câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ. Lên lớp Một, tôi đã nhiều lần được học, được tập chép câu ca dao này:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".
Tôi cứ thường tự hỏi: Ai là người đầu tiên đã sáng tác ra bài ca dao lục bát này? Bài ca dao đã ra đời mấy trăm năm về trước?
Ý nghĩa của câu ca dao thật giản dị, dễ hiểu: công cha vô cùng to lớn, to lớn "như núi Thái Sơn"; nghĩa mẹ vô cùng sâu nặng 'bao la "như nước trong nguồn chảy ra".
Người sáng tác ra bài ca dao này phải là một người con giàu lòng hiếu thảo với mẹ cha, đã từng mang ơn sâu nghĩa nặng của mẹ cha, người đã sinh ra mình.
~ HT ~
- Công lao của cha mẹ:
1.Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.
2.Ai rằng công mẹ như non
Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn
3.Mẹ cha gánh vác hy sinh
Mẹ cha quên cả thân mình vì con.
4.Dù đi khắp bốn phương trời
Công cha nghĩa mẹ không ai sánh bằng.
5. Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.
- Tình cảm của con đối với cha mẹ:
1.Đói lòng ăn đọt chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
2.Con nay tóc bạc da mồi
Nhớ thương cha mẹ trọn đời không nguôi.
3.Dạt dào gió kép mưa đơn
Tấc lòng ghi nhớ công ơn mẫu từ.
4.Cầu cho cha được thanh nhàn
Chúc cho mẹ được an khang tuổi già
5.Ơn dưỡng dục một đời con ghi tạc
Nghĩa sinh thành trọn kiếp mãi không quên.
~ Học tốt~
công cha như núi thái sơn,nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Có trong bài : Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (sgk) bạn tự xem mà bài đó học xong nên cũng có đầy đủ câu trả lời rồi chứ? hay bạn chưa học đến:D
‘Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao đã diễn tả về tình cảm gia đình cao quý mà thiêng liêng . Ông cha đã ví ‘công cha’,’nghĩa mẹ’ như núi cao và biển rộng.’Công cha’,’nghĩa mẹ’ ở đây là công lao sinh thành,dương dục ta nên người.Với cách dùng cách dùng biện pháp tu tù so sánh,tác giả đã ví von ‘công cha’ như núi ngất trời.Núi ngất trời là hình ảnh thiên nhiên như công lao dạy bảo ,dưỡng dục ta nên người.’Nghĩa mẹ’ đc so sánh với biển Đông.Là hình ảnh nơi thiên nhiên vĩnh hằng như tình cảm và đó là công lao sinh thành,dưỡng dục ta những điều hay lẽ phải.Biển rộng,núi cao khó đếm đc cũng giống như công cha , nghĩa mẹ chưa ai có thể đếm đc.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Câu nói ấy nhấn mạnh cho chúng ta phải bt ghi nhớ công lao mà cha mẹ đã nuôi nấng ta.Những năm tháng nuôi ta khôn lớn.Vì thế chúng ta phải bt lm tròn chữ hiếu.Hãy phụng dưỡng cha mẹ khi còn đủ sức đừng để đến lúc phải hối hận vì lúc ấy hối hận cũng chỉ vô ích mà thôi.
Với thể thơ luc bát truyền thống.Bài thơ sử dụng biện pháp so sánh làm cho bài ca dao trở nên hay hơn và lm cho người đọc,nghe cảm thấy ý nghĩa nó trở nên dồi dào.
Chỉ vs bốn câu thơ cta đã thể hiện tình cảm ga đình thiêng liêng mà cao quý .Những tình cảm ấy se đọng lại troq tâm hồn ta những gì đẹp nhất
Học tốt !!!!
--------------------------------------HẾT----------------------------------------
|Tham khảo|
Những câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm gia đình hay nhất - META
Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về tình cảm gia đình
Nêu một số câu tục ngữ, ca dao nói về tình cảm gia đình. - Tìm với Cốc Cốc
Quyền và nghĩa vụ của ông bà,cha mẹ đối với con cháu trong gia đình:
+ Quyền nuôi dạy.
+ Quyền được sai bảo.
+ Nghĩa vụ: chăm sóc đến khi con cháu đã lớn.
.....
tham khảo
- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Không phân biệt đối xử, ngược đãi, xúc phạm con...
- Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên.
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà thương nhau
Anh em như thể tay chân
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy