K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2018

Truyện viết về các danh nhân trên thế giới quả thật rất hấp dẫn đối với em. Mỗi câu chuyện đều đem đến một tấm gương sáng cho người đời, một bài học bổ ích cho lớp trẻ chúng em noi theo. Câu chuyện Nhà bức học Ê-đi-Xơn và bà cụ già là một câu chuyện như thế.

Ê-đi-Xơn là một người Mỹ, một con người tận tụy với khoa học, với sự phát triển của nhân loại, một nhà bác học lừng danh, sự nghiệp của ông thật to lớn vĩ đại biết nhưỡng nào. Ông đã góp phần phát minh ra máy điện thoại, điện báo, ghi âm…

Tại làng Men-Lô-pác thuộc ngoại thành phố New York (Mỹ) nơii đã xáy ra một điều kỳ diệu nhất trong lịch sử. Đó là sự kiện nhá bác học Ê-đi-xơn đưa bóng đèn điện vào thắp sáng. Người từ khắp mọi nơi đổ ùn ùn về cái làng nhỏ bé này để tận mắt ngắm nhìn ánh sáng điện phát ra. Đi trong đống người đông nghịt ấy cô một bà cụ già. Ngày ấy, đi lại còn khó khăn bà cụ phải chống gậy lần mò từng bước trên quãng đường mười hai cây số. Mệt mỏi, bà cụ đứng lại bên vệ đường để nghỉ thì Ê-đi-xơn đi ngang qua, ông dừng chân hỏi thăm bà cụ. Bà cụ kể lại cho Ê-đi-xơn nghe mục đích của cuộc hành trình khó khăn vất vả ấy. Rồi bà chép miệng!

–    Giá ông Ê-đi-xơn nghĩ ra được cái xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm thì hạnh phúc cho người già này biết mấy.

Nghe bà cụ nói vậy, trong đầu óc ông thoáng xuất hiện một ý nghĩ “một cái xe không cân ngựa kéo" – một đề nghị tuyệt vời. Ông cúi xuống nói với bà cụ!
“ Cụ ạ! Tôi là Ê-di-xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra một ý định sáng chế chiếc xe chạy bằng điện đấy. Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe đầu tiên ấy”.

Sau một thời gian miệt mài nghiên cứu, ông đã chế tậo thành công chiếc xe điện đầu tiên. Con đường xe điện chạy từ làng Men Lơ-pác đến New York được khánh thành. Ngay chuyến xe điện đầu tiên khởi hành, Ê-di-xơn trịnh trọng mời bà cụ già lên chuyến xe lịch sử ấy. Sau đó, ông mời bà về nhà chơi và hỏi!

“ Thề nào, cụ có thích chiếc xe ấy không? Một nụ cười móm mém đầy vẻ mãn nguyện nở trên khuôn mặt đầy nếp nhăn của cụ thay cho lời cảm ơn của cụ đối với nhà bác học đã cho cụ hưởng mọt niềm diêm phúc của những năm tháng cuối đời.

Thật sinh dộng, thật bất ngờ và cũng đầy lý thú, câu chuyện đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của một nhà bác học luôn chủ động suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo. Một con người giản dị hòa minh với quần  chúng, lắng nghe ý kiến quần chúng để đem tài năng của mình cống hiến cho mọi người, cho hạnh phúc của nhân loại.

Ê-đi-xơn là một tấm gương sáng tuyệt vời cho chúng em noi theo. Em nguyện sẽ cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng mình để sau này lớn lên, dù không được như Ê-đi-xơn nhưng cũng sẽ đóng góp tài năng của mình cho sự phát triển quê hương, đất nước thân yêu.

15 tháng 1 2018

Ê-đi-Xơn là một người Mỹ, một con người tận tụy với khoa học, với sự phát triển của nhân loại, một nhà bác học lừng danh, sự nghiệp của ông thật to lớn vĩ đại biết nhưỡng nào. Ông đã góp phần phát minh ra máy điện thoại, điện báo, ghi âm…

Tại làng Men-Lô-pác thuộc ngoại thành phố New York (Mỹ) nơii đã xáy ra một điều kỳ diệu nhất trong lịch sử. Đó là sự kiện nhá bác học Ê-đi-xơn đưa bóng đèn điện vào thắp sáng. Người từ khắp mọi nơi đổ ùn ùn về cái làng nhỏ bé này để tận mắt ngắm nhìn ánh sáng điện phát ra. Đi trong đống người đông nghịt ấy cô một bà cụ già. Ngày ấy, đi lại còn khó khăn bà cụ phải chống gậy lần mò từng bước trên quãng đường mười hai cây số. Mệt mỏi, bà cụ đứng lại bên vệ đường để nghỉ thì Ê-đi-xơn đi ngang qua, ông dừng chân hỏi thăm bà cụ. Bà cụ kể lại cho Ê-đi-xơn nghe mục đích của cuộc hành trình khó khăn vất vả ấy. Rồi bà chép miệng!

–    Giá ông Ê-đi-xơn nghĩ ra được cái xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm thì hạnh phúc cho người già này biết mấy.

Nghe bà cụ nói vậy, trong đầu óc ông thoáng xuất hiện một ý nghĩ “một cái xe không cân ngựa kéo" – một đề nghị tuyệt vời. Ông cúi xuống nói với bà cụ!
“ Cụ ạ! Tôi là Ê-di-xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra một ý định sáng chế chiếc xe chạy bằng điện đấy. Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe đầu tiên ấy”.

Sau một thời gian miệt mài nghiên cứu, ông đã chế tậo thành công chiếc xe điện đầu tiên. Con đường xe điện chạy từ làng Men Lơ-pác đến New York được khánh thành. Ngay chuyến xe điện đầu tiên khởi hành, Ê-di-xơn trịnh trọng mời bà cụ già lên chuyến xe lịch sử ấy. Sau đó, ông mời bà về nhà chơi và hỏi!

“ Thề nào, cụ có thích chiếc xe ấy không? Một nụ cười móm mém đầy vẻ mãn nguyện nở trên khuôn mặt đầy nếp nhăn của cụ thay cho lời cảm ơn của cụ đối với nhà bác học đã cho cụ hưởng mọt niềm diêm phúc của những năm tháng cuối đời.

Thật sinh dộng, thật bất ngờ và cũng đầy lý thú, câu chuyện đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của một nhà bác học luôn chủ động suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo. Một con người giản dị hòa minh với quần  chúng, lắng nghe ý kiến quần chúng để đem tài năng của mình cống hiến cho mọi người, cho hạnh phúc của nhân loại.

Ê-đi-xơn là một tấm gương sáng tuyệt vời cho chúng em noi theo. Em nguyện sẽ cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng mình để sau này lớn lên, dù không được như Ê-đi-xơn nhưng cũng sẽ đóng góp tài năng của mình cho sự phát triển quê hương, đất nước thân yêu.

23 tháng 10 2021

Đầu tiên - và cũng là nỗi bất hạnh lớn nhất, đưa tôi vào vòng xoáy của sự đau khổ bất hạnh do mẹ con Cám tạo ra. Năm tôi 6 tuổi thì mẹ mất, bố lấy vợ mới và không bao lâu sau bố tôi cũng trúng phong hàn và qua đời. Tôi phải ở cùng mụ dì ghẻ và con gái của mụ là Cám, kém tôi một tuổi rưỡi. Bản thân Cám không xấu nhưng mụ dì ghẻ lại rất cay nghiệt, mụ ta bắt tôi phải làm việc từ sáng sớm cho đến tối mịt, ngày nào cũng như ngày nào tôi phải "dậy sớm hơn gà, ngủ muộn hơn chó" thả sức cho mụ dì ghẻ đánh đập, hành hạ. Có một lần mụ dì ghẻ bảo tôi với Cám đi bắt tép, ai bắt được nhiều sẽ được thưởng yếm đỏ. Do tôi đã quen với công việc đồng áng nên chỉ cần khoắng khoắng mấy cái là đã đầy giỏ. Còn Cám thi cứ đủng đỉnh và chưa bắt được con nào, đến chiều tối tôi và Cám đi về. Tôi liếc nhìn thấy giỏ của Cám có rất ít thế nên rất sướng, cười thầm là" chắc chắn phen này yếm đỏ sẽ thuộc về ta". Cám thấy giỏ của tôi đầy ắp nên cũng hoảng hoảng bèn bảo tôi gội đầu để kẻo bị dì ghẻ mắng, tôi tin ngay. Lúc lên thì đã thấy Cám trút hết tép vào giỏ của nó rồi chạy về, thấy thế tôi bật khóc và không thể tin Cám lại đê tiện bỉ ổi như vậy. Chợt có một luồng khói màu trắng thoảng qua và Bụt hiện ra và bảo tôi con cá nhỏ nhỏ trong giỏ là cá bống và dặn về chăn cho bống ăn uống đàng hoàng tử tế.
 

Có một lần dì ghẻ lừa tôi đi chăn trâu ở xa rồi giết thịt bống, tôi đau xót khi thấy bống chết và đem chôn xương bống xuống dưới chân giường. Mấy tháng sau nhà vua mở hội, tôi lấy quần áo giày dép và xe cộ ra từ các lọ ở chân giường, sau hội tôi thử giày thành công và được vua đưa vào cung làm hoàng hậu. Tuy đã giàu sang phú quý dưới một người trên triệu người nhưng tôi vẫn không quên ngày giỗ cha và về nhà thì bị mụ dì ghẻ thích sát và đưa Cám vào cung. Xác của tôi hoá thành chim vàng anh bay vào cung nhưng bị mụ dì ghẻ và Cám giết thịt và vứt lông chim ra ngoài vườn. Từ đống lông chim đó tôi lại hoá thân làm cây xoan đào rồi bị Cám chặt cây làm khung cửi thì tôi chửi và hăm doạ móc mắt Cám nên bị mẹ con mụ dì ghẻ đốt đi, đổ tro đi thật xa. Tôi lại hoá thân làm cây thị, cây thị của tôi chỉ có một quả, một hôm có một bà lão đến xin quả thị, biết là người tốt nên tôi nhằm chuẩn chuẩn rơi đúng vào bị của bà lão. Ngày ngày chờ bà lão đi chợ tôi mới bước ra từ vỏ thị để làm việc nhà giúp bà lão, tuy làm việc như osin nhưng tôi rất vui vì được giúp bà lão. Sau đó có một hôm bà lão quay lại giữa chừng xé vỏ thị và không cho tôi chui vào nữa, tôi giúp bà cụ têm trầu bán hàng nước.

Và cuối cùng cái ngày đó đã đến - cái ngày định mệnh kéo tôi ra khỏi vòng xoáy khổ hạnh - nhà vua đi chơi đến ăn trầu ở quán bà lão, thấy trầu têm đẹp quá nên vua đòi gặp tôi, phu thê trùng phùng thật là cảm động. Sau đó tôi từ giã bà lão rồi trở về cùng. Qua những việc làm xấu xa của mẹ con Cám cho thấy chúng là những kẻ xấu cần phải xoá bỏ trong nhân gian, tôi xui Cám xuống hố rồi đổ nước sôi cho nó chết sau đó làm nước mắm cho dì ghẻ ăn sau đó dì ghẻ biết và lăn đùng ra chết.

Cuối cùng tôi ở lại sống cuộc sống hạnh phúc bên vua và vương quốc của mình.

18 tháng 11 2021
I. Dàn Ý Cảm Nghĩ Của Em Về Tình Bạn, Mẫu Số 1:1. Mở bài

- Cuộc đời ai cũng có bạn, tình bạn rất quý giá

- Tình bạn là mối quan hệ chân chính, tri kỷ có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.

2. Thân bài

- Nguồn gốc của tình bạn là sự đồng điệu tâm hồn, chung sở thích, không nên nhầm tưởng với việc lấy bí mật, chuyện xấu của người khác ra làm thân.

- Tình bạn phải xuất phát từ sự chân thành, thật tâm, không hai lòng, có thế bạn mới dám mở lòng chia sẻ.

- Bạn thân là những người sẵn sàng bên ta lúc ta khó khăn tựa như những người thân ruột thịt. Ở bên những người bạn, ta sẵn sàng chia sẻ nỗi lòng, bởi sự dễ cảm thông và thấu hiểu của bạn.

- Bạn chính là người thầy của chúng ta

- Phải đặt niềm tin hàng đầu trong mối quan hệ bạn bè, không nên nghi kỵ, ích kỷ tính toán với bạn.

- Không được dung túng, bao che khi bạn làm việc xấu, phải biết lựa lời khuyên ngăn.

- Tình bạn vì mục đích trong sáng cùng nhau tiến bộ, chứ không phải là lợi dụng lẫn nhau hay vụ lợi về mình.

- Phải biết giúp đỡ san sẻ khi bạn gặp khó khăn, biết khích lệ, cổ vũ bạn khi bạn thành công

3. Kết bài

- Tình bạn là thứ tình cảm tuyệt vời

- Mỗi người nên có cho mình một người bạn thân, một người bạn tri kỷ

                                    Chúc bạn làm bài tốt

9 tháng 2 2023

Ukm

 

10 tháng 2 2022

Tham khảo nha :3
 Một buổi sáng đẹp trời , trời trong xanh ở nhà bà ngoại em dậy thật sớm ra vườn rau để tưới rau giúp ông bà . Khi em ra vườn thì em nghe thấy tiếng xì xào bàn tán ở sau một gốc cây cao lớn , em nghĩ rằng : mới sáng sớm mà có ai vậy ? em thấy lạ . vì thế em rất tò mò , nên đã núp sau cây nghe thử , và sau đây em sẽ kể lại câu chuyện đó.

Khi em núp sau cây em đã chợp thấy sâu rau và giun đất , thì ra là họ đang cãi nhau , giun đất bảo rằng :

– sao cậu lúc nào cũng lười biếng vậy ? không chịu hoạt động để kiếm thức ăn mà còn ăn sẵn .

sâu rau nói :

– có phải ai cũng như cậu đâu suốt ngày làm việc người thì bẩn thỉu , nhưng có nhận lại được cái gì đâu ? nghe lời tôi đi cậu không phải làm lụng gì hết ? cứ ngồi thưởng thức là được .

giun đất nói tiếp  : 

– cậu nói thế sai rồi . con người đã mất công trồng cây , phân bón nuôi cây nhưng cậu lại phá đi mùa màng của họ , cậu có biết là bao nhiêu mồ hôi của họ không. 

sâu rau: 

-cậu mới sai thì có . cậu xem cậu đã giúp họ để cây thật tốt , thế mà họ có hề quan tâm đến cậu đâu . tại sao cậu phải giúp họ chứ ? cậu thật ngu ngốc .

giun đất : 

– mình có giúp học cái gì đâu , tại vì đất là nơi sinh sống của mình thôi chứ thật ra mình không giúp được gì cho họ cả đâu .

sâu rau : 

– vậy à, cậu vẫn nên nghe lời mình thì tốt hơn đấy .

giun đất :

– sâu rau à ! cậu đừng làm vậy nữa có được không sâu rau ? 

sâu rau:

– làm gì cơ?

giun đất :

– ý mình là cậu đừng có ăn rau nữa nếu cậu muốn ăn thì tự làm việc chăm chỉ là được , đừng ăn sẵn như vậy không tốt đâu , lỡ có người phun thuốc trừ sâu thì phải làm thế nào ? có ngày sẽ bị chết đó , nghe lời mình đi mà sâu rau câu đừng phá mùa màng của họ nữa có được không ? 

sâu râu:

– kệ cậu chẳng có ai có thể giết được mình đâu , bảo cậu nghe lời mình thì không chịu cơ , không biết ai là người thiệt thòi .

giun đất :

– mình nói lời khuyên rồi mà cậu không chịu nghe , rồi tai họa thế nào mình không biết đâu nhé .

sâu rau: 

– tai họa gì cơ ? cậu toàn nói bậy bạ , có phải cậu ghen vì tôi sạch sẽ , sống sung sướng , tôi chỉ cần ăn ngủ không cần làm việc như cậu , người cậu thì bẩn thỉu .

giun đất :

–  không phải mình ghen đâu là vì mình chỉ muốn khuyên cậu mà thôi , nêu cậu không nghe cũng được vậy .

sâu rau :

– ừ , cậu về đi để mình còn ngủ . đúng là con giun đất bẩn thỉu  chẳng biết thông minh như mình .

giun đất :

– mình về đây

vì không nghe lời giun đất nói nên vài ngày sau , sâu rau bị chết do thuốc trừ sâu , của ông em phun cho vườn để chống sâu .

Em nghĩ rằng các con vật đều rất có ích cho con người , như giun đất cũng là một trong các số đó . Giun đát lại hoàn toàn khác với sâu rau , sâu rau lúc nào cũng chỉ biết ăn ngủ , chẳng chăm chỉ mà cứ ăn bám người khác . Qua câu chuyện của hai bạn sâu rau và giun đất , em rút ra được bài học là không nên ăn bám người khác phải chăm chỉ làm việc mới có cái ăn .

12 tháng 7 2018

Võ Thị Sáu là nữ anh hùng, sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa.

Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào, chị Sáu đã không ngần ngại cùng các anh trai tham gia cách mạng.

Thiếu nữ ném lựu đạn diệt giặc
14 tuổi, Võ Thị Sáu theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế.

Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp.

Người con gái Đất Đỏ còn nhiều lần phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.

Tháng 7/1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Biết đây là nhiệm vụ gian nan, nguy hiểm, chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này.

Chị nhận lựu đạn, giấu vào góc chợ gần khán đài từ nửa đêm. Sáng hôm đó, địch lùa người dân vào sân. Khi xe của tỉnh trưởng tới, chị tung lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh.

Hai tổ công an xung phong ở gần đấy đồng loạt nổ súng yểm trợ tạo áp lực giải tán cuộc mít tinh, đồng thời hỗ trợ cho chị Sáu rút an toàn. Người của Việt Minh được bố trí trong đám đông hô to "Việt Minh tiến công" và hướng dẫn người dân giải tán.

Sau chiến công này, chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi và được giao nhiệm vụ diệt tề trừ gian, bao gồm việc tiêu diệt tên cai tổng Tòng.

Vo Thi Sau, nu anh hung huyen thoai vung Dat Do hinh anh 1
Chị Võ Thị Sáu nhiều lần được khen ngợi nhờ không ngại gian khó, dũng cảm tham gia chiến đấu, bảo vệ quê hương.
Tháng 11/1948, Võ Thị Sáu mang theo lựu đạn, trà trộn vào đám người đi làm căn cước. Giữa buổi, chị ném lựu đạn vào nơi làm việc của Tòng, hô to “Việt Minh tấn công” rồi kéo mấy chị em cùng chạy.

Lựu đạn nổ, tên Tòng bị thương nặng nhưng không chết. Tuy nhiên, vụ tấn công khiến bọn lính đồn khiếp vía, không dám truy lùng Việt Minh ráo riết như trước.

Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu tiếp tục nhận nhiệm vụ ném lựu đạn, tiêu diệt hai chỉ điểm viên của thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay rồi không may bị bắt.

Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo. Địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa.

Chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù.

Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt của Võ Thị Sáu, thực dân Pháp và tay sai mở phiên tòa, kết án tử hình đối với nữ chiến sĩ trẻ. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo.

Nhờ sự kiên cường, dũng cảm, trung thành, Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là Đảng viên chính thức ngày đêm trước khi hy sinh.

Kiên cường đến phút cuối
Trong quá trình bị bắt, tra tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, Võ Thị Sáu luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cộng sản.

Khi mới bị bắt, địch tra tấn chị chết đi sống lại nhưng không moi được nửa lời khai báo.

Sự kiên trung ấy một lần nữa thể hiện tại phiên tòa đại hình khi chị Sáu (khi đó mới 17 tuổi) hiên ngang khẳng định: “Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”.

Khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề run sợ. Chị hô to “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.

Năm 1952, trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa rội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”.

Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước.

Giai thoại kể rằng khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt.

“Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố.

Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

12 tháng 7 2018

Võ Thị Sáu là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam, người nhiều lần thực hiện các cuộc mưu sát nhắm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt cộng tác đắc lực với chính quyền thực dân Pháp tại miền Nam Việt Nam.

Do bị chỉ điểm, cô bị quân Pháp bắt được và bị tòa án binh Quân đội Pháp xử tử hình khi chưa đến 18 tuổi.

Chính quyền Việt Nam xem cô như một biểu tượng liệt nữ anh hùng tiêu biểu trong cuộc Kháng chiến chống Pháp và đã truy tặng cho cô danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1993.

Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, người Việt Nam đã thành lập chính phủ riêng và tuyên bố độc lập, thống nhất, thoát ly khỏi quyền thống trị của thực dân Pháp đã ngót 80 năm; và sau đó tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp để chống lại sự tái lập quyền thống trị của thực dân Pháp như trước kia. Các anh trai của cô, sau khi quân Pháp tái chiếm vùng Đất Đỏ, đã thoát ly gia đình, hoạt động kháng chiến cho phong trào Việt Minh. Cô bỏ dở việc học, ở nhà giúp mẹ cha kiếm sống và bí mật tiếp tế cho các anh, vốn công tác trong Chi đội Giải phóng quân của tỉnh Bà Rịa.

Năm 1946, cô theo anh trai là Võ Văn Me vào khu kháng chiến, và trở thành liên lạc viên của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1947, cô chính thức trở thành đội viên Công an xung phong Đất Đỏ khi mới 14 tuổi.[3]Từ đó, cô tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn, ám sát các sĩ quan Pháp và Việt gian cộng tác với quân Pháp; đặc biệt là trận tập kích bằng lựu đạn tại lễ kỷ niệm Quốc khánh Pháp ngày 14 tháng 7 năm 1949 tại Đất Đỏ, gây được tiếng vang trong vùng.[1]

Theo trang thông tin của huyện Đất Đỏ, thì vào tháng 12 năm 1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, cô bị quân Pháp bắt được.[3] Một số tài liệu khác ghi cô bị bắt vào tháng 2 năm 1950, sau khi cô và đồng đội dùng lựu đạn tập kích giết chết Cả Suốt và Cả Đay, là hương chức người Việt cộng tác đắc lực với quân Pháp, ở ngay phiên chợ Tết Canh Dần tại chợ Đất Đỏ.[1][2][4]

Bị bắt và tử hình[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi bị bắt, cô lần lượt bị đưa đi thẩm vấn và giam giữ tại các nhà tù Đất Đỏ, khám đường Bà Rịa và khám Chí Hòa. Tháng 4 năm 1950,[2] tòa án binh của quân đội Pháp đã đưa cô ra xét xử với tội danh làm chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác với Pháp.

Ngay tại phiên tòa đại hình, Võ Thị Sáu đã thể hiện sự dũng cảm bằng những tuyên bố mạnh mẽ tại phiên tòa. Cô tuyên bố: "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Và khi quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: "Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản", chị thét lớn: "Ta còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!". Tiếp đó là tiếng hô: "Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!"

Vào thời điểm xử án, cô chưa tròn 18 tuổi, vì vậy các luật sư bảo vệ cô căn cứ vào điểm này để tranh biện nhằm đưa cô thoát khỏi án tử hình. Mặt dù vậy, tòa án binh Pháp vẫn tuyên án tử hình cô.[4] Bản án này đã gây chấn động dư luận, gây ra sự phản đối mạnh mẽ cả tại Việt Nam và ngay tại nước Pháp. Chính vì vậy, chính quyền quân sự Pháp không thể công khai thi hành bản án. Cô tiếp tục bị giam cầm tại khám Chí Hòa cho đến tận giữa tháng 1 năm 1952 thì bị chính quyền quân sự Pháp chuyển ra Côn Đảo để bí mật thi hành án tử hình khi cô đã đủ 18 tuổi.

Theo các lời chứng của các cựu tù Côn Đảo, cô được đưa ra đến Côn Đảo vào chiều ngày 21 tháng 1 năm 1952, và bị giam trong Sở Cò (đối diện với văn phòng giám đốc đảo).

Rạng sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, lúc khoảng 5 giờ, cô bị đưa đến văn phòng giám thị trưởng đặt trước sân Banh I để làm lễ rửa tội. Đến 7 giờ sáng, cô bị đưa đến sân Banh III phụ và bị xử bắn tại đây. Thi hài cô được đưa ra Hàng Dương và được chôn tại huyệt đào sẵn. Trong "Sổ giám sát tử vong 1947 – 1954" còn lưu tại Côn Đảo, có dòng chữ ghi bằng tiếng Pháp: "Le 23 Janvier 1952: 195 G.267 Võ Thị Sáu dite CAM mort 23/1/1952 7h P.Condor Par balles..." (Tù nhân số G 267 Võ Thị Sáu bị xử bắn vào ngày 23/1/1952).[1]

Những giờ phút cuối[sửa | sửa mã nguồn]

Khi bị đưa ra Côn Đảo để chuẩn bị xử bắn, trước hôm bị hành hình, cô liên tục hát cho bạn tù nghe những bài ca cách mạng như Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hồng binh... Khi biết cô chuẩn bị đưa ra pháp trường, các bạn tù đồng thanh hô vang: “Phản đối xử bắn Võ Thị Sáu. Phản đối! Phản đối! Đả đảo thực dân Pháp”.[5]

Khi cô bị giải ra nơi hành hình, các bạn tù đứng dậy cùng hát bài Chiến sĩ ca để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa người đồng đội ra pháp trường. Khi linh mục làm lễ rửa tội, cô từ chối và trả lời: "Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội". Khi vị linh mục nói: "Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?", cô đã đáp lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước". Khi đến pháp trường, chị nói: "Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!". Nói xong, Võ Thị Sáu hát bài Tiến quân ca. Khi lính xử bắn lên đạn, cô ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng: "Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!" Một chuyện khác kể, khi nhóm đao phủ bảo quỳ xuống, cô đã quát lại: "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!".

Theo đại tá Lê Văn Thiện, một cựu tù Côn Đảo, trong quyển sách "Tình đất đỏ", dẫn lời kể của cựu tù Côn Đảo lâu năm là ông Tám Vàng, quê Trà Vinh, người đã chứng kiến buổi hành hình và tự tay chôn cất Võ Thị Sáu thì khi lính Pháp trói chị Sáu vào gốc bàng, hướng về nghĩa địa Hàng Dương. Quân Pháp lấy khăn bịt mắt nhưng chị Sáu phản đối không cho bịt, rồi chị nhìn thẳng vào bọn lính sắp bắn và hát bài “Chiến sĩ Việt Nam”, “Lên Đàng”[5]

Sau khi quân Pháp bắn Võ Thị Sáu, ông Tám Vàng cởi dây trói cho Võ Thị Sáu, mắt cô vẫn mở, cơ thể còn ấm nóng. Chính tay ông Tám Vàng đã vuốt mắt cho cô. Và cũng vì nể phục Võ Thị Sáu, nên thay vì lấp đất chôn xác như với những tù nhân khác, ông Tám Vàng đã bí mật tìm 4 tấm ván làm hòm dã chiến để chôn cất.

Một chàng trai đang gặp nhiều khó khăn, anh bị tổn thương và trở nên mất niềm tin vào cuộc sống. Anh đến hỏi một ông già thông thái.
Nghe kể xong, ông chẳng nói lời nào mà chỉ im lặng đặt chiếc nồi lên bếp, đổ vào nồi một ít nước và cho vào một củ cà rốt, một cục muối và một quả trứng. Sau khi đun sôi, ông mở nắp và trầm ngâm im lặng nhìn anh ta.

Sau một hồi ông bắt đầu nói:
- Ai sống trên đời cũng phải trải qua khó khăn, thử thách cả. Nhưng điều quan trọng là sau đó mọi việc sẽ như thế nào?
Hãy nhìn xem cục muối với vẻ rắn chắc bên ngoài nhưng khi bỏ vào nước là tan, củ cà rốt cứng cáp khi bị nóng cũng trở nên mềm đi. Còn quả trứng tuy mỏng manh nhưng khi qua nước sôi nóng bỏng lại trở nên cứng cáp hơn.

Tham khảo:

Dàn bài Kể chuyện lần đầu được đi chơi xa - Mẫu 2

I. Mở bài: giới thiệu chuyến đi chơi xa

Năm học vừa rồi em được thành tích tốt trong học tập nên ba mẹ thưởng cho em một chuyến đi chơi xa. Em rất phấn khởi và hứng thú cho chuyến đi của mình. em đã chọn một chuyến đi Đà Lạt thơ mộng, em đã được nghe nhiều về nơi này nhưng chưa 1 lần đặt chân đến. Em đã có một chuyến đi thật thú vị và bổ ích.

II. Thân bài: kể về chuyến đi xa

1. Cảnh dọc đường:

- Trên đường đi rất nhiều cây lá

- Hai bên đường rậm rạp

- Những đường đèo quanh co và uốn khúc

- Em đi trên những vực đều sâu thẳm

- Mọi người trên xe nói chuyện rôm rả, có những người say xe nên đã ngủ thiếp đi

- Tâm trạng em lúc đó rất hồi hộp và chờ mong.

2. Khi đến nơi:

- Trước mắt em là muôn vàng cảnh đẹp và hoa lá

- Bầu trời se lạnh và nên thơ

- Một thành phố rất đáng để đến

- Em đã ở lại chơi 1 tuần và đi khám phá khắp Đà Lạt: vườn hóa, thác, hồ Xuân Hương,….

- Con người ở đây rất hiền hòa và tận tình

3. Lúc ra về:

- Kết thúc 1 tuần em lại về

- Tâm trạng luyến tiết và không muốn rời xa

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyến đi xa

- Em cảm thấy rất vui

- Em sẽ đến đây vào một ngày không xa

19 tháng 3 2023

đóng vai nv người anh trong câu chuyện cây khế

Cha mẹ mất sớm, tôi sống cùng với em trai. Hai anh em tôi chăm chỉ làm ăn. Rồi tôi và em trai cũng đến tuổi lấy vợ. Từ đó, tình cảm giữa hai chúng tôi không còn mặn mà như xưa nữa.

Hai vợ chồng tôi tính đến chuyện ở riêng cho hai vợ chồng người em. Tôi bàn với vợ, lấy tài sản và chia cho em trai căn nhà tranh lụp xụp trước nhà có một cây khế. Tuy vậy, hai vợ chồng cậu em không phàn nàn một lời, vẫn chịu khó làm ăn. Cho đến một hôm nghe người ta nói chuyện hiện nay vợ chồng người em đã rất giàu có thì tôi lấy làm tò mò liền sang gặp gỡ hỏi thăm. Em trai tôi thật thà nên đã kể lại mọi chuyện cho tôi nghe.

Hằng ngày, vợ chồng nó vẫn chăm sóc cho cây khế. Đến mùa, cây khế ra hoa kết trái và thu hoạch, em tôi mang ra chợ bán. Bỗng một hôm, có con chim lạ bay đến ăn khế của em. Nó ăn rất nhiều khế trên cây, ăn những quả thơm ngon nhất, cứ như thế suốt gần tháng trời.

Em tôi liền nói với chim, thì nó trả lời thế này:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Vợ chồng nó làm theo lời chim. Sáng hôm sau, như đã hẹn chim bay đến đưa em tôi đi lấy vàng. Đặt chân lên đảo, có biết bao thứ đá quý, bạc vàng. Nhưng đứa em dại dột của tôi chỉ lấy một ít vàng và kim cương rồi ra về. Từ đấy, cuộc sống của nó trở nên khá giả.

Biết rõ câu chuyện, tôi bàn mưu cùng vợ, gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Thế là từ đó, tôi chỉ có một việc là trông mong chim lạ bay đến ăn khế. Lâu dần, con chim cũng xuất hiện. Không thể kiên nhẫn ợi lâu hơn nữa, khi chim thần vừa ăn được vài quả tôi đã chạy ra hỏi như những gì em tôi đã nói. Và tôi cũng được chim lạ trả lời y hệt. Chỉ chờ có thế, vợ chồng tôi hí hửng, vội vàng may túi. Nhưng không phải túi ba gang như cậu em ngốc nghếch, tôi may hẳn một túi sáu gang.

Sáng hôm sau, chim thần cũng bay đến đưa tôi đến đảo vàng. Vừa đặt chân lên đảo tôi đã hoa mắt trước bao nhiêu vàng và đá quý. Càng vào sâu bên trong, tôi càng choáng ngợp. Quên hết mọi mệt nhọc, tôi ra sức nhét thật nhiều vàng vào cái túi sáu gang đã chuẩn bị. Dường như thấy vẫn chưa đủ, tôi còn cố nhét thêm vào ông tay áo và ống quần, rồi buộc chặt lại. Chim thần đợi tôi lâu quá nên thúc giục ra về. Nằm trên lưng chim, tôi vui mừng, tưởng tượng về cuộc sống giàu sang sắp tới của mình. Đang mơ màng sung sướng, bỗng một cơn gió thổi mạnh. Thì ra chim thần đã bay tới biển. Rồi bỗng nhiên, chim thần đâm bổ xuống biển. Sóng cuốn hết tất cả vàng bạc tôi vừa lấy được. Tôi kêu cứu, nhưng chim thần đã bay lên trời. Tôi vùng vẫy giữa nước biển mênh mông, hối hận vì lòng tham của mình.

19 tháng 3 2023
Đóng vai nhân vật - Lí Thông

Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to. Tôi nghĩ bụng đây chắc chắn là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Cậu ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gì ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi bảo cậu ta về ở cùng với mình và mẹ già.

Từ ngày có Thạch Sanh, mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.

Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh. Mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật nhà vua nuôi, không giết được và bảo Thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi. Thạch Sạch tin lời ngay. Sau khi lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.

Năm đó, nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp. Vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa. Tình cờ, tôi gặp được Thạch Sanh. Tôi kể cho cậu ta nghe về việc đang đi tìm công chúa. Thạch Sanh nói rằng mình biết hang của đại bàng và đề nghị được đi cùng. Cậu ta dẫn tôi cùng quân lính đến hang của đại bàng. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lấy dây để kéo công chua lên, sau đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi Thạch Sanh cứu được công chúa, tôi sai người lấp cửa hang lại.