ăn quả nhớ ....................................
(ko phải là kẻ trồng cây đâu nha)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kho tàng tục ngữ Việt Nam chứa đựng rất nhiều bài học sâu sắc cùng với những đạo lí làm người được đúc kết từ biết bao kinh nghiệm quý giá của ông cha ta từ ngàn đời xưa để lại cho con cháu, trong đó có câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ này nói về lòng biết ơn của con người trong đời sống xã hội – một truyền thống tốt đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam.
Trong các câu tục ngữ quý báu của ông bà ta, đều có những hình ảnh so sánh, ẩn dụ vô cùng độc đáo và sâu sắc để từ đó làm nổi bật lên những lời khuyên, lời dạy bảo về đạo lí làm người và về những bài học trong cuộc sống. “Ăn quả” là hành động thể hiện sự hưởng thụ. “Nhớ” là trạng thái của lòng biết ơn, sự tưởng nhớ. “Kẻ trồng cây” là người đã tạo ra thành quả để cho ta hưởng thụ. Khi ăn một quả chín thơm, ta phải nhớ đến công lao vun trồng, chăm sóc của người trồng cây. Từ hình ảnh ấy, ông cha ta đã khuyên nhủ con cháu về một vấn đề đạo đức sâu xa hơn trong cuộc sống: “Ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.”
Thực tế, lòng biết ơn đã được thể hiện rõ ở trong mỗi gia đình. Chúng ta được lớn lên trong vòng tay ấm áp của bà, trong tiếng hát ru ầu ơi của mẹ và trong sự che chở vững chắc của cha. Ông bà, cha mẹ là người đã cho ta sinh ra trên thế giới này, lo cho ta từng bữa ăn đến giấc ngủ, dành cho ta biết bao tình thương yêu, chăm sóc từ đó ta khôn lớn, trưởng thành. Vì thế, chúng ta phải kính trọng và biết ơn đối với những người đã có công sinh thành và dưỡng dục mình. Một nén hương thơm trên bàn thờ tổ tiên cùng với sự thành kính trong tâm hồn đã thể hiện được sự tưởng nhớ, hướng về cội nguồn vì “chim có tổ, người có tông”. Vào những ngày lễ Tết, con cháu thường đoàn tụ, quây quần bên nhau và dành những lời chúc tốt đẹp nhất dành cho ông bà, cha mẹ. Chính sự ấm cúng, đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình đã làm ấm lòng biết mấy những người là bậc làm cha, làm mẹ. Nhiều gia đình còn tổ chức lễ mừng thọ cho cha mẹ mình để cầu mong thật nhiều sức khoẻ, niềm cho ông bà, cha mẹ để sống lâu, sống khoẻ với con cháu. Ai mà chẳng mong con cái mình khi lớn lên được hạnh phúc, sung sướng. Vì vậy, chỉ cần những hành động nhỏ thôi cũng đã thể hiện được sự báo hiếu về công lao sinh thành và dưỡng dục. Anh em trong nhà phải biết hoà thuận, bảo ban nhau, con cháu phải vâng lời, lễ phép với người lớn để trở thành con ngoan, trò giỏi, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi về già. Chúng ta phải sống làm sao để xứng đáng với tình thương yêu vô bờ bến cha mẹ dành cho ta, sống làm sao “cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con”.
Lòng biết ơn không chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình, mà còn mở rộng ra cả ngoài xã hội. “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” – Câu nói của Bác như một lời dạy bảo, giáo huấn vô cùng sâu sắc đối với chúng ta về lòng biết ơn đối với các vua Hùng và các chiến sĩ đã anh dũng hi sinh vì độc lập dân tộc. Truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” luôn là niềm tự hào của những người con đất Việt khi nhắc về quê hương, nguồn cội của mình. Chúng ta tự hào vì chúng ta là con của Rồng, cháu của Tiên, cùng mang dòng máu trong Lạc Hồng, cùng khắc sâu trong trái tim mình hai tiếng “Tổ quốc” thiêng liêng. Vì thế, cứ vào mùng mười tháng ba Âm lịch hằng năm, chúng ta thường nhắc nhở nhau: “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Hành động cao đẹp này chính là sự biết ơn cùng với sự thành kính trong tâm hồn, hướng về cội nguồn của người Việt Nam. Để có ngày hôm nay, chúng ta đã phải đánh đổi biết bao mồ hôi, xương máu của những người chiến sĩ anh hùng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đất nước Việt Nam được thống nhất, dân tộc được hoà bình chính là nhờ công lao của Đảng và Bác Hồ, của những con người kiên cường, bất khuất, quyết tâm bảo vệ tự do cho đất nước. Đáp lại công ơn to lớn ấy, Nhà nước ta đã chọn ngày 27/7 làm ngày Thương binh liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ đến những anh hùng đã hi sinh tính mạng của mình để đổi lấy cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngày nay, đất nước ta đang ngày càng đổi mới, ngày càng tiến bộ để có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Đó là thành quả của những giọt mồ hôi và nước mắt, của sự cống hiến hết mình của biết bao thế hệ tầng lớp nông dân và công dân trên khắp mọi miền đất nước. Những công lao to lớn ấy đã được Nhà nước ghi nhận qua các ngày lễ lớn ở Việt Nam. Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 là ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với các y bác sĩ luôn tận tụy ngày đêm để chăm lo cho sức khỏe mọi người. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để các bậc phụ huynh và học sinh gửi lời tri ân đến quý thầy cô giáo – những người lái đò đang âm thầm và lặng lẽ đưa chúng em đến bến bờ tri thức, đến cánh cửa tương lai đang mở rộng. Người Việt Nam ta không thể sống thiếu những lễ hội và phong tục tốt đẹp ấy vì nó chính là nền tảng của nết sống văn minh, mang đậm nét đẹp văn hóa.
Tóm lại, câu tục ngữ trên đã khẳng định và khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn đối với những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Hôm nay chúng ta là người ăn quả để mai sau chúng ta là người trồng cây. Hãy giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó vì nó chính là phẩm chất đạo đức cao quý, nét đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam.
P/s: Bài này mik tự làm, ko copy mạng, chắc lunMik có đánh máy cho cô mik sửa qua mail rùi nên bn yên tâm nhéChúc bn học tốt
Bài của P.An là copy bài mik trên lp ấy mik giám chắc lun thất là bùn khi có người bạn nhứ vậy
B1 : cho e đạo lí nếu ai giúp đỡ mình thì mình phải nhớ ơn người đó
B2 : Theo nghĩa đen, "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là khi ta ăn quả tức là hưởng thụ những tinh hoa, những trái thơm quả ngọt, ta không thể quên đi những người trồng cây, những người đã có công vun xới, cuốc đất để tạo ra nó. Từ đó, ông cha ta đã đúc rút ra một bài học đạo lý về lòng biết ơn vô cùng sâu sắc: Chúng ta luôn phải nhớ ơn thế hệ đi trước và những người đã vất vả làm ra thành quả để ta có được một cuộc sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần như ngày hôm nay.
mình chỉ đc thế thôi~
Kho tàng tục ngữ Việt Nam chứa đựng rất nhiều bài học sâu sắc cùng với những đạo lí làm người được đúc kết từ biết bao kinh nghiệm quý giá của ông cha ta từ ngàn đời xưa để lại cho con cháu, trong đó có câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ này nói về lòng biết ơn của con người trong đời sống xã hội – một truyền thống tốt đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam.
Trong các câu tục ngữ quý báu của ông bà ta, đều có những hình ảnh so sánh, ẩn dụ vô cùng độc đáo và sâu sắc để từ đó làm nổi bật lên những lời khuyên, lời dạy bảo về đạo lí làm người và về những bài học trong cuộc sống. “Ăn quả” là hành động thể hiện sự hưởng thụ. “Nhớ” là trạng thái của lòng biết ơn, sự tưởng nhớ. “Kẻ trồng cây” là người đã tạo ra thành quả để cho ta hưởng thụ. Khi ăn một quả chín thơm, ta phải nhớ đến công lao vun trồng, chăm sóc của người trồng cây. Từ hình ảnh ấy, ông cha ta đã khuyên nhủ con cháu về một vấn đề đạo đức sâu xa hơn trong cuộc sống: “Ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.”
Thực tế, lòng biết ơn đã được thể hiện rõ ở trong mỗi gia đình. Chúng ta được lớn lên trong vòng tay ấm áp của bà, trong tiếng hát ru ầu ơi của mẹ và trong sự che chở vững chắc của cha. Ông bà, cha mẹ là người đã cho ta sinh ra trên thế giới này, lo cho ta từng bữa ăn đến giấc ngủ, dành cho ta biết bao tình thương yêu, chăm sóc từ đó ta khôn lớn, trưởng thành. Vì thế, chúng ta phải kính trọng và biết ơn đối với những người đã có công sinh thành và dưỡng dục mình. Một nén hương thơm trên bàn thờ tổ tiên cùng với sự thành kính trong tâm hồn đã thể hiện được sự tưởng nhớ, hướng về cội nguồn vì “chim có tổ, người có tông”. Vào những ngày lễ Tết, con cháu thường đoàn tụ, quây quần bên nhau và dành những lời chúc tốt đẹp nhất dành cho ông bà, cha mẹ. Chính sự ấm cúng, đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình đã làm ấm lòng biết mấy những người là bậc làm cha, làm mẹ. Nhiều gia đình còn tổ chức lễ mừng thọ cho cha mẹ mình để cầu mong thật nhiều sức khoẻ, niềm cho ông bà, cha mẹ để sống lâu, sống khoẻ với con cháu. Ai mà chẳng mong con cái mình khi lớn lên được hạnh phúc, sung sướng. Vì vậy, chỉ cần những hành động nhỏ thôi cũng đã thể hiện được sự báo hiếu về công lao sinh thành và dưỡng dục. Anh em trong nhà phải biết hoà thuận, bảo ban nhau, con cháu phải vâng lời, lễ phép với người lớn để trở thành con ngoan, trò giỏi, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi về già. Chúng ta phải sống làm sao để xứng đáng với tình thương yêu vô bờ bến cha mẹ dành cho ta, sống làm sao “cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con”.
Lòng biết ơn không chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình, mà còn mở rộng ra cả ngoài xã hội. “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” – Câu nói của Bác như một lời dạy bảo, giáo huấn vô cùng sâu sắc đối với chúng ta về lòng biết ơn đối với các vua Hùng và các chiến sĩ đã anh dũng hi sinh vì độc lập dân tộc. Truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” luôn là niềm tự hào của những người con đất Việt khi nhắc về quê hương, nguồn cội của mình. Chúng ta tự hào vì chúng ta là con của Rồng, cháu của Tiên, cùng mang dòng máu trong Lạc Hồng, cùng khắc sâu trong trái tim mình hai tiếng “Tổ quốc” thiêng liêng. Vì thế, cứ vào mùng mười tháng ba Âm lịch hằng năm, chúng ta thường nhắc nhở nhau: “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Hành động cao đẹp này chính là sự biết ơn cùng với sự thành kính trong tâm hồn, hướng về cội nguồn của người Việt Nam. Để có ngày hôm nay, chúng ta đã phải đánh đổi biết bao mồ hôi, xương máu của những người chiến sĩ anh hùng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đất nước Việt Nam được thống nhất, dân tộc được hoà bình chính là nhờ công lao của Đảng và Bác Hồ, của những con người kiên cường, bất khuất, quyết tâm bảo vệ tự do cho đất nước. Đáp lại công ơn to lớn ấy, Nhà nước ta đã chọn ngày 27/7 làm ngày Thương binh liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ đến những anh hùng đã hi sinh tính mạng của mình để đổi lấy cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngày nay, đất nước ta đang ngày càng đổi mới, ngày càng tiến bộ để có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Đó là thành quả của những giọt mồ hôi và nước mắt, của sự cống hiến hết mình của biết bao thế hệ tầng lớp nông dân và công dân trên khắp mọi miền đất nước. Những công lao to lớn ấy đã được Nhà nước ghi nhận qua các ngày lễ lớn ở Việt Nam. Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 là ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với các y bác sĩ luôn tận tụy ngày đêm để chăm lo cho sức khỏe mọi người. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để các bậc phụ huynh và học sinh gửi lời tri ân đến quý thầy cô giáo – những người lái đò đang âm thầm và lặng lẽ đưa chúng em đến bến bờ tri thức, đến cánh cửa tương lai đang mở rộng. Người Việt Nam ta không thể sống thiếu những lễ hội và phong tục tốt đẹp ấy vì nó chính là nền tảng của nết sống văn minh, mang đậm nét đẹp văn hóa.
Tóm lại, câu tục ngữ trên đã khẳng định và khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn đối với những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Hôm nay chúng ta là người ăn quả để mai sau chúng ta là người trồng cây. Hãy giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó vì nó chính là phẩm chất đạo đức cao quý, nét đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam.
Cái này là mình tự làm 100% tìm trên mạng không có đâu bạn yên tâm nha cô mình có sửa qua rồi
Chúc bạn học tốt
Từ bao đời nay, nhân dân ta luôn sống với những truyền thống tốt đẹp của cha ông, của tổ tiên: lòng yêu thương con người, tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau… Những tình cảm, đạo lí đó đã góp phần tạo nên bề dày truyền thống của nhân dân ta. Một trong những phẩm chất cũng rất đáng tự hào của nhân dân ta chính là lòng biết ơn. Và để nhắc nhở, khuyên nhủ con cháu đời sau học tập và phát huy truyền thống đó, ông cha ta đã có câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”.
Hai câu tục ngữ là những lời khuyên nhủ sâu sắc về đạo lí biết ơn. Câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có nghĩa là khi “ăn quả”, ta phải nhớ đến công ơn của người đã bỏ công, sức lực để trồng cây, mang đến cho ta những hoa ngọt, trái lành. Cũng như khi uống nước, ta phải nhớ tới “nguồn”, là nơi sản sinh ra dòng nước mát lành cho ta. Nói chung, cả hai câu tục ngữ đều mang một ý nghĩa sâu sắc. “Ăn quả” và “uống nước” là ẩn dụ cho sự hưởng thụ thành quả, còn “kẻ trồng cây” và “nguồn” đều ẩn dụ cho người, nơi tạo ra thành quả. Cả hai câu trên đều nói lên rằng, khi hưởng thụ thành quả, ta phải nhớ đến công ơn những người đã tạo ra thành quả đó.
Có lẽ ai cũng biết, thành quả không tự nhiên mà có, nó phải trải qua quá trình sức lực của con người, do con người tạo ra. Có bao giờ khi ăn cơm, bạn nhớ tới công ơn của các bác nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo? Khi đi qua những công trình, đường xá, bạn có nhớ đến sự vất vả của cô chú công nhân không? Chúng ta được nuôi dưỡng khôn lớn, có kiến thức là nhờ nghĩa mẹ, ơn thầy. Chúng ta được sinh ra và sống trong một đất nước hòa bình, đó chính là công sức, sự hi sinh xương máu của cha ông… Nói tóm lại, những thành quả chúng ta hưởng thụ hôm nay đều là một phần sức lực do người khác tạo ra và chúng ta phải luôn biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy.
Bên cạnh đó, biết ơn còn làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn. Có ai mà không cảm thấy vui khi được người khác biết ơn? Mỗi khi làm được một việc gì đó, được người khác nhớ đến, tôn trọng mình, mỗi chúng ta luôn cảm thấy vui và hạnh phúc với những gì mình đã cống hiến, mang đến cho người khác. Sẽ chẳng có ai thấy vui khi thấy người ta chỉ dửng dưng, vô tâm trước những việc mình đã làm cho họ. Đó là sự vô ơn, bạc nghĩa, không đúng với đạo lí từ xưa đến nay của nhân dân ta.
Không những vậy, Từ bao đời nay, sống theo đạo lí biết ơn đã trở thành một điều cần thiết ở mỗi người dân Việt Nam. Điều đó không thể hiện qua lời nói mà đó là những hành động cụ thể, thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Chúng ta luôn tôn trọng và nhớ về công ơn của cha mẹ, ông bà, những người đã sinh ra chúng ta. Đó là lòng biết ơn. Mỗi người học sinh hay đã từng là học sinh đều nhớ về người thầy người cô, những người cho ta tri thức vào đời. Đó cũng là lòng biết ơn. Trong các gia đình luôn có những bàn thờ tổ tiên, những ngày giỗ thờ cúng để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Và gần gũi hơn, mỗi người dân sống trên đất Việt đều hướng về những ngày giỗ tổ, những lễ kỉ niệm để thể hiện lòng biết ơn của mình.
Biết ơn là một phẩm chất tốt đẹp, làm cho con người trở nên sống đẹp hơn, được mọi người yêu mến, tôn trọng. Nếu mọi người luôn biết ơn đến những người đã mang điều tốt đẹp đến cho mình thì xã hội này sẽ luôn tươi đẹp, đáng sống biết bao.
Vậy chúng ta phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn của mình? Đó không phải là những việc làm khó ngoài khả năng mà đó là việc mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể làm được. Sống trong cuộc sống này, hãy luôn nhìn lại và biết ơn những người đã có ơn với chúng ta, gần gũi với chúng ta. Từ đó, ta sẽ có những hành động, những việc làm tốt, xứng đáng với công ơn đó. Để đền đáp công ơn nuôi dưỡng và dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ, mỗi học sinh chúng ta nên học cách ngoan ngoãn, vâng lời, luôn chăm ngoan học giỏi để họ vui lòng.
Biết ơn là phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Ông cha ta luôn muốn nhắn nhủ với con cháu đời sau phải học tập và phát huy truyền thống đó. Hai câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” đã giúp em nhìn lại mình và thấy được rằng, mỗi chúng ta nên sống có trước có sau, phải nhớ và tôn trọng những người đã mang đến những điều tốt lành cho ta.
Tham khảo:
“Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn.
Là 1 học sinh chúng ta phải:
-Thể hiện lòng biết ơn,nhớ ơn đối với cha mẹ,thầy cô những người đã dưỡng dục,dạy dỗ chúng ta thành người.
-Nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ chúng ta,giúp chúng ta trải nghiệm những bài học trong cuộc sống.
-Tiếp nối những truyền thống đạo lí của cha ông ta: Ngày lễ Tết,20/11,27/7,...
-Cố gắng học tập thật giỏi để mai sau giúp nước.
-...
Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơnngười tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hômnay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng… Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại… mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phảihiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù… để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bàmẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài họcgiáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảovệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay, vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thểhiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô… với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài họcquí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.
Một truyền thống tốt đẹp của ngàn đời để lại đó là phẩm chất uống nước nhớ nguồn ăn quả nhớ kẻ trồng cây, đạo lý đó đã thức tỉnh cho nhiều người về sự biết ơn và những đối đáp của họ với những con người đã có công ơn.
Câu nói này là câu tục ngữ đã để lại nhiều bài học quý báu cho dân tộc ta, nó là một bài học dậy dỗ chúng ta cần biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta ăn và ở đây đối với những người đã trồng cây và tạo nên quả ngọt cho chúng ta chúng ta cần biết ơn và có những thái độ để bảo tồn và phát triển truyền thống đó của dân tộc, những người trồng cây đã cố gắng để tạo nên những cây tốt tươi và từ đó kết trái cho chúng ta hưởng thụ, truyền thống tốt đẹp đó đã tạo nên những điều rất tốt và mang những giá trị sâu sắc, những người cố gắng để tạo nên thành quả để cho chúng ta ăn thì chúng ta cần phát huy và tôn tạo nó một cách sinh động và hấp dẫn hơn.
Câu nói này nó không chỉ dừng lại ở vấn đề người trồng và người ăn quả ý nghĩa của nó sâu rộng hơn, qua đó nó vừa là động lực để cho con người ý thức và trách nhiệm được tấm lòng biết ơn thành kính của mình, những điều đó đã tác động lớn không chỉ đến với mỗi người mà đối với toàn thể dân tộc Việt Nam, những điều đó đã tạo nên cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ, khi cha mẹ sinh ra chúng ta đã có công lao sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta, chúng ta cần biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ, khi thầy cô dạy cho chúng ta những bài học hay có ích chúng ta cần biết ơn thầy cô vì những bài học đó, nó góp phần không chỉ tạo ra những lòng biết ơn đơn thuần mà điều đó đã thấm nhuần tư tưởng của mỗi chúng ta.
Những đạo lý đó không chỉ để lại cho chúng ta bài học quý giá mà nó còn là câu tực ngữ hay được lưu truyền rộng rãi và trở thành kim chỉ nan dậy dỗ và phát huy được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những truyền thống ấy mang giá trị lớn sâu sắc, nó không chỉ làm cho con người, ngày càng ý thức được niềm tin và trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Ý nghĩa mà câu nói muốn để lại đó là lòng biết ơn sây sắc, truyền thống đó không chỉ diễn ra mới mà đó đã được đúc kết từ ngàn đời, đó là những điều kiện sống mới và chúng ta cần trùng tu và phát triển nó phù hợp với tình hình của xã hội, khi xã hội ngày càng phát triển chúng ta ngày càng phải có những giá trị đó, đó là niềm tin và là một chuẩn mực của con người.
Những người đã có công rất lớn trong công cuộc phát triển và gây dựng đất nước như chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn được người đời biết ơn đó là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, mỗi chúng ta đều tự hào về truyền thống đó của dân tộc mình, những hình ảnh đó đã làm cho dân tộc của chúng ta thêm vẻ vang và có nhiều những đóng góp lớn lao đối với một dân tộc có nhiều truyền thống tốt đẹp, ngày nay Việt Nam ngày càng có nhiều những ngày để báo đáp công ơn của cha mẹ, thầy cô, hay những người đã có công với đất nước, như ngày lễ vu lan đây là ngày lễ tưởng nhớ đến công ơn sinh thành của cha mẹ, ngày giỗ tổ Hùng Vương thì là ngày tưởng nhớ đến vị vua đã có ông xây dựng đất nước ta, chúng ta cần phải có những lòng biết ơn thành kính đối với dân tộc ta.
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được truyền đời từ xa xưa đến nay, nó đang được bù đắp và ngày càng phát triển mạnh mẽ, ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một truyền thống tốt của dân tộc, nó không chỉ tạo nên những điều tốt đẹp nhất cho con người mà cũng làm nên những điều quan trọng và luôn nhằm giáo dục ý thức của con người, mỗi người đều cần phải học tập và phát huy truyền thống đó của dân tộc, hiện nay cũng có rất nhiều những tấm gương về lòng biết ơn, và họ đã có những việc làm to lớn để đền đáp lại những sự báo hiếu đối với cha mẹ, đối với một người con luôn có những thái độ biết ơn và thành kính đối với cha mẹ của mình, luôn nghe lời và chăm sóc cha mẹ chu đáo.
Đối với đất nước đã tạo nên những thành quả lớn khi chúng ta là thế hệ sau của đất nước, và chúng ta đã được hưởng những thành quả của sự tự dao và một cuộc sống ấm no do ông cha ta đã đổ xương máu ra để có được, chúng ta cần phải có sự tự hào về những điều đó những điều đó góp phần làm nên những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, mỗi người đều là những tấm gương sáng có thể đền đáp và báo hiếu công ơn của ông cha bằng những việc làm đền ơn đáp nghĩa, đối với những người mẹ Việt Nam anh hùng nay đã được nhà nước trao tặng huân huy chương cao quý và nó góp phần quan trọng nên cho những lòng biết ơn của chúng ta.
Chúng ta cần phát huy và biết ơn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là một truyền thống tốt và chúng ta cần bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, mỗi chúng ta đều có thể học tập và phát huy truyền thống đó của dân tộc ta nó không chỉ là một truyền thống quý báu mà còn để lại cho chúng ta những điều thật ý nghĩa và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
là câu rút gọn vì nó lược bỏ bớt thành phần chủ ngữ nhưng ng đọc ng nghe vẫn hiểu đc
ăn quả nhớ nhả hột ra
tk cho mk nha
Kẻ cho dây mà trồng