K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5 2021

- t. Có điệu bộ, cử chỉ, màu sắc, kiểu cách, ngôn ngữ khác cái bình thường đến mức đáng chê cười, chế giễu: Ăn mặc lố bịch; Nói năng lố bịch.

28 tháng 5 2021

- t. Có điệu bộ, cử chỉ, màu sắc, kiểu cách, ngôn ngữ khác cái bình thường đến mức đáng chê cười, chế giễu: Ăn mặc lố bịch; Nói năng lố bịch.

ủa mik tưởng bn off òi mà

21 tháng 9 2016

ta có ở số có chữ số đầu tiên là 1, ta có một số có ba số 0 : 1000,

tương tự sẽ có 9 số có 3 chữ số 0 là:

1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000

14 tháng 5 2018

xin lỗi mik nhầm, đồng nghĩa nhé ai xong đầu mik cho 2k

23 tháng 7 2021

2 từ đồng nghĩa với từ "lấp lánh"là :lung linh; long lanh

2 tháng 10 2021

lảng đi, nói sang chuyện khác để tránh khỏi phải nói đến việc không muốn nói hoặc khó nói
ai mà hỏi đến thì nó tìm cách đánh trống lảng
chỉ khéo đánh trống lảng!
Đồng nghĩa: nói lảng

2 tháng 10 2021

lảng đi, nói sang chuyện khác để tránh khỏi phải nói đến việc không muốn nói hoặc khó nói.

17 tháng 9 2018

Nghĩa cụm từ “những trò lố” mang ý nghĩa khái quát sâu sắc:

   + “Trò”: có ý mỉa mai, châm biếm

   + “Lố”: lố bịch, giả tạo đến kệch cỡm

   + Những trò lố: những trò bịp bợm của Va-ren diễn trong cuộc đối thoại với Phan Bội Châu chuốc lấy thất bại và sự khinh bỉ của người tù cách mạng.

20 tháng 4 2018

Trong tác phẩm những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, hình ảnh Va-ren trong tâm trí người đọc thật gian trá, thực dụng. Đầu tiên, hắn hứa sẽ trả tự do cho Phan Bội Châu, nhưng không hẳn thế, nó kèm theo cả sự đe dọa và cần có điều kiện. Tiếp đến, hắn dùng những lời lẽ nịnh bợ ngon ngọt, dụ dỗ để lôi kéo Phan Bội Châu, cho thấy bộ mặt giả dối, nịnh hót của hắn. Rồi hắn khuyên Phan Bội Châu đầu hàng và khuyên đồng bào yêu nước từ bỏ ý định phục thù. Cao trào nhất, hắn đưa ra những "tấm gương" về việc phản bội đất nước,kể cả hắn- một kẻ bán nước lại đem mình ra để so sánh với một vị anh hùng yêu nước, luôn trung thành với lí tưởng. Tất cả những điều đó đều vạch rõ bộ mặt đê tiện, trơ trẽn, gian trá của hắn và chính hắn đã tự lên án chính mình.

20 tháng 4 2018

. Va-ren, một chính khách thực dân xảo quyệt, một kẻ phản bội nhục nhã. Ngay những dòng đầu, Va-ren đã được giới thiệu như một kẻ có lời nói và hành động mập mờ : “nửa chính thức hứa… giả thử… biết giữ lời hứa, liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao”. Đó là những từ ngữ mỉa mai, châm biếm nhẹ, mà sâu. Từ đó, tác giả định hướng cho nhân vật hiện lên trong thời gian (vào lúc nào) và mang những phẩm chất tính cách cụ thể (ra làm sao).

Về thời gian, Toàn quyền Va-ren chỉ muốn chăm sóc vụ Phan Bội Châu “khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã”. Nghĩa là, hắn lo cho cái ghế thống trị thật vững vàng trước đã. Hắn muốn tỏ rõ uy quyền thực dân với công chúng ở Đông Dương trước đã. Còn Phan Bội Châu ra sao, hãy đợi đấy. Do đó, sau khi rời nước Pháp với lời hứa “nửa chính thức” sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu, Toàn quyền Va-ren đã làm một chuyến đi rề rà, lững thững, để nhấm nháp, hưởng thụ những của ngon vật lạ, những lời nói, cử chỉ tâng bốc của lũ tay sai cấp dưới. Tác giả sử dụng ngòi bút kể chuyện xen kẽ miêu tả, đối chứng bằng điệp ngữ và những câu văn kéo dài chia chuyến đi của Va-ren thành ba chặng.

Chặng thứ nhất : Va-ren đến Sài Gòn.

Chặng thứ hai : Va-ren ra Huế.

Chặng thứ ba : Va-ren đến Hà Nội, tới đích, những trò lố chính thức của Va-ren đã diễn ra.

Như vậy, Va-ren đúng là kẻ chỉ hứa suông, tuyên bố sẽ xem xét vụ Phan Bội Châu, thực tâm hắn chẳng chút động lòng nào tới số phận đau khổ của cụ Phan, hắn chẳng phải là viên quan nêu cao trách nhiệm trong công việc. Tới Hà Nội – cái đích quan trọng nhất của chuyến đi – những trò lố chính thức của Va-ren mới thực sự diễn ra, bộ mặt hề mồi, phản trắc, xảo quyệt của tên chính khách thực dân mới thực sự phơi bày. Bằng đôi cánh cửa trí tưởng tượng, nhà văn dẫn người đọc vào “tận cổng nhà lao chính, tận xà lim, nơi người đồng bào tôn kính của chúng ta đang rên xiết”… “Ôi, thật là một tấn kịch !”, nhà văn kêu lên, như muốn người đọc tập trung chú ý và cùng nhau suy ngẫm.

Nêu những cảnh trên là “hài kịch”, thì đến dây “tấn kịch” diễn ra vừa hài vừa bi. Màn chưa mở. Tác giả dành một đoạn văn trữ tình ngoại đề để tóm tắt tiểu sử bất hảo của Va-ren, đồng thời ngợi ca phẩm chất anh hùng của Phan Bội Châu. Về Va-ren, chúng ta đọc thấy rặt những dòng chữ đen ngòm, nhơ nhớp : “Con người đã phản bội […] tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi […], kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình…”. Sự nhơ nhớp mà tác giả gọi là những trò lố diễn ra suốt buổi Va-ren gặp Phan Bội Châu. Trong cuộc “chạm trán” này, hắn luôn tỏ ra chủ động, một con người cao sang, hào hiệp : “Tôi đem tự do đến cho ông đây !”. Hắn tuyên bố, rồi cúi xuống bắt tay Phan Bội Châu, nâng cái gông to kệch ở cổ người tù. Chỉ thế thôi, Va-ren đã treo cái bánh vẽ tự do trước đối thủ, rồi “tấn công”, ào ạt, liên hồi… bằng những lời nói dài dòng, vòng vo, khi chân thành, thống thiết, lúc châm chọc, mỉa mai, lên bổng xuống trầm. Đúng là giọng lưỡi của một anh hề. Va-ren nói những gì ? Trước hết, hắn mặc cả với Phan Bội Châu về hai chữ “tự do”. Một bên hắn hứa “đem trả tự do cho Phan Bội Châu”, một bên khuyên – hay là ép buộc – Phan, hãy : “từ bỏ những mưu đồ […] chớ tìm cách xúi giục đồng bào […], hãy bảo họ cộng tác với người Pháp…”. Như vậy, Va- ren dâu có “quý trọng” Phan như hắn nói. Thục chất là hắn dã khuyên người chiến sĩ kiên cường, bất khuất kia đầu hàng, phản lại lí tưởng chiến đấu suốt đời của mình. Lời Va-ren nói, nghe ngọt xớt. Đó là vị ngọt chứa thuốc độc của kẻ phản bội. Tiếp sau, Va-ren nêu những tên tuổi, những chính khách nổi tiếng… về sự… phản bội. Từ Nguyễn Bá Trác – người Việt Nam, đến những Guy-xta-vơ, những A-lếch-xăng, A-ri-xtít, những An-be Pôn, và Lê-ông – người Pháp. Cuối cùng hắn khoe sự thành đạt, bước đường thăng tiến của bản thân. “Trước tôi là đảng viên Xã hội đấy, và giờ đây thì tối làm Toàn quyền… !”. Trơ trẽn thay, lố bịch thay là kẻ cầm quyền thực dân Pháp tôn thờ sự phản bội, lấy sự phản bội làm chuẩn mực để ngợi ca những nhân cách bỉ ổi. Do đó, tất cả những lời nói của Va-ren lọt vào tai Phan Bội Châu như “nước đổ lá khoai”, nghĩa là nó trôi tuột đi. Tất cả những thái độ “nhiệt tình, chân thành” của kẻ phản bội đã khiến Phan Bội Châu “dửng dưng”, hoậc “nhếch” đôi ngọn râu mép (…) lên một chút”, rồi “nhổ vào mặt Va-ren”.

Càng về cuối truyện, nhân vật Va-ren càng hiện rõ bản chất xấu xa. Những trò lố của hắn dã tự lột trần cái bộ mặt tên chính khách xảo quyệt, “kẻ phản bội nhục nhã”. Miêu tả chân dung Va-ren, Nguyễn Ái Quốc dùng ngòi bút lạnh lùng, hóm hỉnh, thông minh, sắc sảo. Đó là ngòi bút điêu luyện, hiện đại, kết hợp chất châu Âu sôi nổi với âm điệu Á Đông thâm trầm. Càng về cuối càng thâm trầm. Sử dụng ba chi tiết miêu tả thái độ và cử chỉ của Phan Bội Châu trước những lời lố bịch của Va-ren, tác giả đã đập thẳng vào mặt kẻ thù – kẻ thù của cụ Phan, kẻ thù của cả dân tộc – những đòn chí mạng. Đó là lưỡi gươm sắc bén mà người thanh niên yêu nước – Nguyễn Ái Quốc – đã vùng lên trong buổi đầu chiến đấu chống ngoại xâm vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

26 tháng 10 2019

Hình ảnh “quan sứ” và “bà đầm” thể hiện sự phô trương về hình thức, không đúng nghi lễ của một kì thi.

Đáp án cần chọn là: B

21 tháng 5 2016

1. Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mà người khác không có cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người. Loại người này thường xuất hiện nhiều từ thời xưa, khi cuộc sống còn khổ cực, giá trị vật chất được đặt lên hàng đầu, thậm chí là duy nhất. Không chỉ người giàu khoe của mà ngay cả người nghèo cũng khoe. Người giàu khoe của vì hợm của, người nghèo khoe của vì họ cho đó là cách tốt nhất để khẳng định vị thế, che giấu hoàn cảnh thực của mình.

Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nhà sắp có đám cưới mà lợn lại sổng mất. Lẽ ra trong câu hỏi của anh phải có những thông tin mà người được hỏi cần biết về con lợn (con lợn to hay nhỏ, màu lông ra sao, gầy béo thế nào…), anh lại hỏi về con lợn cưới. Thông tin này là thừa với người được hỏi (Ai cần biết con lợn ấy anh để làm gì?).

21 tháng 5 2016

2. Anh muốn khoe áo đứng hóng ở cửa, đợi được người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều mà vẫn chẳng ăn thua, đang đầy thất vọng thì có người chạy qua, thế là không bỏ lỡ dịp may – cũng chẳng cần biết người đó hỏi gì – liền vội khoe ngay: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này…”. “Chiếc áo mới” ở đây là một thông tin thừa. Người hỏi đang cần biết thông tin về con lợn, chứ đâu cần biết chiếc áo anh đang mặc là mới hay cũ và anh mặc nó từ bao giờ!

Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm có ý nghĩa mỉa mai châm biếm. “Những trò lố” ở đây là nói về những trò lố lăng, kệch cỡm mà Va-ren đã diễn trong suốt cuộc đối thoại với Phan Bội Châu

30 tháng 3 2021

Tham khảo:

Cụm từ “những trò lố” trong nhan đề tác phẩm có ý nghĩa mỉa mai châm biếm. “Những trò lố” ở đây là nói về những trò lố lăng, kệch cỡm mà Va-ren đã diễn trong suốt cuộc đối thoại với Phan Bội Châu