Chắc hẳn trong số chúng ta không ai còn lạ gì Hachiko - chú chó đã trở thành biểu tượng của những chú chó khác, linh vật của Nhật Bản đại diện cho sự nhớ thương và trung thành của loài động vật này đối với con người - những người bạn thân nhất của chúng. Nhân dịp năm mới - năm của Chó, có lẽ ai trong số chúng ta cũng sẽ muốn một lần đọc lại câu chuyện về chú chó này.
Hachiko - chú khuyển chí tình đã đi vào lịch sử Nhật Bản.
Khi mới ra đời vào tháng 11/1923, chú chó thuộc giống Akita thuần Nhật cổ này có tên là Hachi. Hachi được đóng vào thùng gỗ và gửi tàu hỏa về miền Nam cho ông chủ mới - giáo sư Hidesaburo Ueno, giảng dạy tại trường Đại học Tokyo danh tiếng.Vì nhiều lý do mà giáo sư Ueno chọn cuộc sống độc thân, ông dành hầu hết thời gian rảnh rỗi của mình để dạy dỗ và chuyện trò với chú chó Akita Hachi.
Chó là loài vật phản ảnh rõ ràng nhất sự chăm sóc của chủ nhân. Được giáo sư Ueno nuôi dưỡng cẩn thận, Hachi nhanh chóng lớn bổng, phổng phao và có phần to béo hơn hẳn so với những chú chó Akita khác. Đôi bạn một già, một chó này thường xuyên sánh bước tản bộ cùng nhau trên con đường ra ga tàu Shibuya ở gần nhà; chú chó Hachi thậm chí còn chờ đợi cho chủ nhân lên tàu rồi moi về; và cứ 3 giờ chiều hàng ngày, khi tàu cập bến, Hachi không ngoan đã đứng sẵn ở đó để đón chủ nhân, dù cho nắng mưa trưa hè hay tuyết rơi ngập sân.
Đều đặn, việc đón chủ đã trở thành nếp sinh hoạt không thể thiếu của Hachi nhỏ bé.
Những ngày vui vẻ cứ thế kéo dài cho tới một ngày nọ, chính xác là ngày 21/5/1925 định mệnh. Tai họa ập đến khi giáo sư Ueno bất ngờ đột quỵ do xuất huyết não khi ngay trên giảng đường. Thế nhưng Hachi nào có biết điều đó? Chú chó vẫn vui vẻ chạy ra ga đón chủ, đợi mãi, đợi mãi mà chủ không về. Ngày lại ngày, Hachi vẫn giữ nguyên thói quen chờ đón ông chủ của mình, và cứ thế, không quản nắng mưa, Hachi không vắng mặt một ngày nào trên sân ga Shibuya để chờ đón ông Ueno trong suốt 9 năm, 9 tháng và 15 ngày.
Trong suốt gần 10 năm tiếp theo của cuộc đời mình, Hachiko vẫn không từ bỏ thói quen ngóng chờ chủ nhân ở sân ga Shibuya.
Năm 1932, sau khi Hachi đợi chủ nhân được 7 năm, 1 sinh viên của giáo sư Ueno đã viết 1 bài báo kể về câu chuyện cảm động này và gửi đăng trên trang nhất tờ Tokyo Asahi. Ngay lập tức có rất nhiều người quan tâm lo lắng cho chú chó trung thành này. Tên của Hachi được đổi thành Hachiko - có nghĩa trìu mến và âu yếm; cũng từ Hachiko mà người Nhật thêm vào từ điển từ mới "chukhen" – chú chó nhỏ trung thành. Thậm chí, hoàng hậu Nhật Bản cũng đã dành tặng những lời khen cho Hachi; đồng thời những nhân viên nhà ga cũng dọn sẵn cho Hachi một ổ lót lông trong phòng trực để chú chó tá túc qua những ngày mưa nắng.
Câu chuyện về Hachiko có một sức lan tỏa mạnh mẽ, tới mức nhiều người dân Tokyo đã mặc nhiên coi việc chăm sóc chú chó nhỏ này trở thành một phần trách nhiệm của mình.
Thời gian dần trôi qua, nhiều ngày, nhiều tháng rồi nhiều năm, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 3 năm 1935, gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko - lúc đó đã 12 tuổi -nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm. Người ta còn đồn rằng, đây là con phố trước đây Hachiko chưa từng qua, nhưng xác của chú lại tình cờ chỉ về hướng mộ giáo sư Ueno. Qua đời khi đã 12 năm tuổi, khoảng thời gian chờ đợi trong suốt 1 thập kỷ đã chiếm trọn cuộc đời Hachiko.
Vào ngày cuối đời, Hachiko vẫn thương tiếc ông chủ tới khôn cùng. Thế nhưng khi ra đi, Hachiko không hề cô đơn, khi gần như cả nước Nhật dõi theo bước chân liên thiên đàng của chú.
Cái chết của Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người ta đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người dân đã thuê nhà điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng. Khi bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm.
Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật Bản lâm vào chiến tranh, tất cả những thứ gì là kim loại đều bị lấy đi để làm vũ khí, không ngoại trừ bức tượng Hachiko. Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1948, Hachiko lại một lần nữa được tạc một bức tượng mới. Bức tượng đó được đặt ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay.
Bức tượng đồng đúc hình của Hachiko trước cửa ga Shibuya vẫn còn ở nguyên đó cho tới tận ngày nay.
Đó là câu chuyện của rất nhiều năm về trước, vậy mà giờ đây, hình ảnh chú chó trung thành tại quận Nagano, Nhật Bản lại làm dấy lên biết bao xúc cảm trong lòng người dân Nhật Bản. Báo chí liên tục đăng tải nhiều tác phẩm thơ ca nhạc họa về chú chó trung thành Hachiko. Các cửa hiệu gần ga cũng nhanh nhạy cho ra nhiều mặt hàng mới như tem thư Hachiko, búp bê Hachiko... Các giáo viên coi Hachiko như tấm gương sáng về lòng trung thành cho học trò noi theo, các nghệ sĩ nổi tiếng cũng bắt đầu tán dương chú. Cả nước dấy lên phong trào phát triển giống chó Akita, những mong gia đình mình sẽ nuôi được một chú chó trung thành như vậy.
cam on ban da dang de minh biet nhieu ve lich su
1. Bộ kimono
Một bộ kimono được nhiều người xem là mang lại điềm xui xẻo khi ba chủ nhân của nó, là ba thiếu nữ Nhật Bản, đều lần lượt qua đời trước khi có cơ hội mặc nó. Một thầy tu thấy nó quá "chết chóc" nên quyết định mang nó đi đốt vào tháng 2 năm 1657.
Khi bộ kimono đang bốc cháy, một trận gió lớn xuất hiện, thổi ngọn lửa vượt khỏi tầm kiểm soát của mọi người. Hậu quả là ngọn lửa từ bộ kimono này đã thiêu cháy 3/4 thành phố Tokyo, san bằng 300 đền đài, 500 cung điện, 9.000 cửa hàng, 61 cây cầu và thiêu chết 100.000 người.
2. Chiếc đồng hồ
Một chiếc đồng hồ thuộc sở hữu của vua Louis XIV (Pháp) đã ngừng chạy chính xác vào đúng lúc vị vua này băng hà: 7h45, ngày 1/9/1715 và kể từ đó nó không bao giờ chạy lại nữa
3. Chiếc áo
Trong cuộc tấn công ngày 25/1/1787 vào kho vũ khí liên bang ở Springfield trong cuộc nổi loạn của tướng Shay, chàng lính Jabez Spicer, ở Leyden, Massachusetts (Mỹ) đã bị giết chết bằng hai viên đạn của kẻ thù. Nhưng điểm đặc biệt là vào lúc đó, Jabez Spicer đang khoác trên người chiếc áo của ông anh ruột Daniel đã mặc. Daniel đã bị bắn chết bởi hai viên đạn vào ngày 5/3/1784. Hai viên đạn giết chết Jabez Spicer đi chính xác vào các lỗ trên chiếc áo khoác do lần trúng đạn trước (của người anh Daniel) tạo nên. Chính xác từng viên một mặc dù ông anh Daniel đã bị bắn chết trước đó 3 năm
4. Gió
Camille Flammarion, nhà thiên văn học nổi tiếng của Pháp ở thế kỷ 19, là một người nghiên cứu về những chuyện huyền thoại, đặc biệt là những chuyện ma quái liên quan đến cuộc sống sau cái chết. Trong quyển The Unknown, xuất bản năm 1900, ông kể lại một câu chuyện cũng khá ly kỳ. Khi ông viết một chương về "gió" trong tác phẩm L'Atmosphère (Bầu khí quyển), một ngọn gió đã thổi tung cửa sổ nhà ông và nhấc bổng những trang giấy ông vừa viết xong và mang chúng đi mất.