K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2017

Hôm qua là sinh nhật ông nội tớ! Ông mất khi tớ vừa tròn 6 tháng tuổi! Ông mất khi tớ chưa kịp có những khái niệm hay nhận biết cụ thể về ông nhưng tớ luôn có những cảm giác rõ ràng về ông qua những chuyện kể của bà và mọi người trong gia đình.

Người ta nói “sống gửi thác về” và khi con người ta trở về với cát bụi thì người trần gian lấy ngày giỗ để tưởng nhớ họ... Nhưng gia đình tớ hơi khác một chút, ngày giỗ đã đành nhưng vào ngày sinh nhật của ông bà, hay bác tuy đã mất rồi nhưng cả nhà đều làm gì đó để tưởng nhớ.

Nếu ông còn sống thì lần này là ngày sinh thứ 98 của ông, bố mẹ sửa lễ, còn tớ đi làm thật sớm để mua hai chục sen thắp hương bàn thờ ông bà. Tớ cũng không biết có phải ông nội thích hoa sen hay không, nhưng một năm trước khi bà mất, vào ngày giỗ ông bà đã nhất định nói tớ phải tìm mua bằng được chục sen trắng thắp hương ông... Tớ nhớ điều đó và hôm qua dậy thật sớm, mua hai chục sen mang về nhà rồi mới vòng xe đi làm. Sáng sớm nay tớ nghe tiếng bố mẹ trò chuyện trên tầng 4, khen rằng tớ mua sen đẹp quá, những cánh sen trên bàn thờ ông bà đã xòe cánh và tỏa ngát hương... Tớ biết bố mẹ tớ đang rất vui...

Ông ngoại mất trước khi tớ ra đời 10 năm, ông nội mất khi tớ được nửa tuổi… Ông ngoại là thầy giáo, còn ông nội là nhà ngoại giao, đôi khi tớ ao ước lắm lắm rằng tuổi thơ của mình có cả hai người ông dạy bảo. Tớ không có những phút được ông đưa đi chơi, được ông dạy cho mọi điều trong cuộc sống. Tớ thèm cảm giác được có ông. Có ông sẽ tuyệt thế nào nhỉ? Bố mẹ cả ngày bận rộn với công việc, bà có thời gian trông nom các cháu nhưng có những phút bận cơm nước, anh chị em có lúc còn phải học... vậy là trong gia đình đương nhiên ông sẽ là người có nhiều thời gian nhất để “thủ thỉ” với cháu rồi.

Và thế là tớ thích tưởng tượng cảnh nếu từ nhỏ tớ còn cả ông nội và ông ngoại, tớ sẽ hỏi ông những điều gì, ông sẽ trả lời tớ ra sao.

Tớ thích tưởng tượng cảnh ông ngồi trên chiếc ghế sắt Liên Xô ở hiên nhà và đọc tờ báo Nhân Dân.

Tớ thích tưởng tượng cảnh chiều chiều ông dạy tớ học bài, cho tớ đi Bách Thảo và nói cho tớ tên của từng loại cây.

Tớ thích tưởng tượng cảnh ông bà hàng chiều dắt tay nhau sang nhà các con cháu chơi và trở về vào đúng giờ cơm tối...

Hồi học cấp I, có lần tớ phải ở nhà một mình, tớ rất sợ, và bạn có biết tớ đã làm gì không? Tớ nhìn lên bàn thờ ông, và nghĩ rằng, đừng sợ, vì ông luôn ở bên cạnh mình! Thấy bạn bè có ông đưa đi học, ông kể cho bao nhiêu chuyện, dậy bao nhiêu điều thú vị... tớ ghen tỵ lắm. Tớ có bà, điều đó đã là hạnh phúc hơn bao nhiêu người rồi, bà chăm sóc tớ từ nhỏ, bà dậy tớ rất nhiều điều, nhưng vẫn khác lắm nếu tớ còn ông...

Trong cảm nhận và tưởng tượng của tớ, ông là một nhà ngoại giao tuyệt vời, ông là người yêu nước, là người chịu hy sinh, là người chồng tình cảm, là người cha tận tụy với 9 người con, người bố chồng luôn tâm lý với cô con dâu là mẹ tớ, là người ông cực nghiêm khắc với các anh chị tớ... Ông không nói nhiều, ông cười rất hiền, và ông biết không, ánh mắt ông trong tấm ảnh trên bàn thờ đã tiếp sức cho tớ rất nhiều!

28 tháng 12 2017

Ông em là người say mê sách báo. Ông có một tủ sách lớn chiếm gần hết một bức tường phòng làm việc chung của gia đình. Sáng nào, ông em cũng đọc báo.

Ông em đã bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn phong độ, khoẻ mạnh lắm. Da ông hồng hào dù có nhiều nếp nhăn đùn lại ở đuôi mắt, khoé miệng. Tóc ông đã có nhiều sợi bạc và dù đã già, làn tóc xoăn tự nhiên của ông vẫn gọợn sóng, rũ loà xoà xuống vầng trán rộng. Tia mắt ông  ấm áp, vui vẻ, có chút dí dỏm, trào lộng nên nhìn cứ như mắt biết cười. Lông mày ông to như con tằm, hơi cong cong làm cho đôi mắt của ông dịu dàng hẳn đi.

Buổi sáng mát mẻ dễ chịu. Ông tập thể dục, ăn sáng xong là ngồi vào ghế tựa đọc báo. Báo ông đọc là báo Công an Thành phố. Ông đeo kính vào, chăm chú xem trang bìa rồi bắt đầu đọc từng trang bên trong. Thỉnh thoảng, đôi kính trắng trễ xuống mũi, ông lại lấy ngón tay trỏ đẩy kính lên. Ông đưa mắt xem hình minh hoạ của các báo, gật gù biểu đồng tình. Khi ông đọc báo, phòng làm việc phải được giữ yên lặng. Chúng em vào phòng phải đi nhẹ nhàng, rón rén. Ông đọc hết từng trang báo, có lúc đọc nhanh phía sau, có lúc gật gù, có lúc chặc lưỡi lắc đầu. Khi ông đọc báo xong, ông để tờ báo lên bàn rồi nói với cả nhà: “Hôm nay, báo có nhiều tin hay đấy. Ông để báo trên bàn. Hồi nào các con thích xem thì xem nhé!”. Đáp lại lời ông thường lệ là mẹ thưa: “Dạ, con cảm ơn ba.”.

Ông vui vẻ đi ra hiên nhà ngắm mấy chậu hoa cảnh. Nắng lên cao một chút chiếu sáng loá mái tóc bạc của ông. Giữa những chậu cảnh, ông em ung dung, thư thái làm sao! Đọc báo là thói quen tốt. Đọc báo hằng ngày giúp em cập nhật trông tin về nhiều mặt. Ở gia đình em, sau khi ông em đọc báo xong đến ba mẹ em đọc, sau rốt là hai anh em em. Ông em thích đọc báo và em cũng thích ngắm ông lúc ông đọc báo. Em yêu ông thật nhiều và mong ông khoẻ, sống lâu trăm tuổi. Lúc ấyông già nhiều đi, em sẽ đọc báo cho ông nghe.

10 tháng 1 2018
Tuổi thơ chúng ta luôn được sống trong tình yêu thương của mẹ.Với tôi mẹ là người tôi yêu quý và kính trọng nhất.Mẹ nuôi dạy chăm sóc chị em tôi vì bố tôi luôn đi làm xa. Hôm ấy ở lớp tôi cảm thây nhức đầu,người hơi lạnh nôn nao.Tôi cố gắng đi về đến nhà.Mọi ngày bước chân đến cửa tôi đã gọi:"Mẹ ơi"và chạy vào tìm mẹ.Hôm nay bước chân đến cửa tôi đứng không vững mặt tái đi. Mẹ nhìn thây tôi như vậy liền chạy vội đến bên tôi dù rất mệt nhưng tôi vẫn nhận thấy khuôn mặt mẹ nhợt nhạt môi run run:"con ơi con làm sao thế này?"Mẹ dìu tôi vào giường. Mẹ đắp chăn cho tôi xoa dầu cho nóng khắp người tôi.Đôi bàn tay mềm mại ấm áp như truyền hơi ấm cho tôi làm tôi bớt đi cảm giác ớn lạnh.Vừa xoa đầu mẹ vừa nói giọng xót xa:"Khổ thân con,đã ốm lại phải đi bộ về".Uống xong bát nước gừng nóng pha đường thấy người nhẹ hẳn thế rồi tôi thiếp đi. Bỗng tôi nghe thấy tiếng mẹ gọi:"con ơi dậy ăn bát cháo nóng đi".Lúc này tôi mới ngắm kĩ mẹ.Gương mặt mẹ tròn phúc hậu đã có những vết nám mờ mờ nhưng không làm mất đi vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ đã đứng tuổi.Đôi mắt mẹ mới âu yếm làm sao,trong đôi mắt ấy đầy nỗi lo âu và chan chứa tình yêu thương.Mẹ ngọt ngào dỗ dành tôi như tôi còn bé lắm.Cái miệng xinh xắn của mẹ thổi nhẹ từng thìa cháo.Tôi bỗng thấy người mẹ của tôi là người mẹ đẹp nhất trong tâm hồn tôi.Cả vết nám,cả đôi mắt thâm quầng...Tất cả đều đẹp. Ơi! mẹ của con,người mẹ đã chịu bao vất vả nhọc nhằn lo toan chăm chút các con.Mẹ là người mẹ tuyệt vời,con rất cần có mẹ ở bên. Khi vui và cả những lúc buồn đau ốm yếu như thế này.Con yêu mẹ nhất trên đời mẹ ạ! cảm ơn các bạn đã đọc bài của mình nha. k nha
29 tháng 6 2018

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”


Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, suốt đời vỗ mãi vào lòng con, dành cho con những gì đẹp đẽ, chân quý nhất từ tấm lòng. Mỗi khi ta ốm đau hay khỏe mạnh, mẹ lúc nào cũng lo lắng, quan tâm giành cho ta tất cả yêu thương từ tận đáy lòng bao la ấy. Và với em, hình ảnh mẹ khi chăm sóc em bị ốm đã để lại những dấu ấn khó phai.

Mẹ em có dáng người dong dỏng, thanh thoát. Khuôn mặt mẹ hiền từ, phúc hậu với nụ cười rạng rỡ. Nắng mưa, sóng gió cuộc đời mẹ kinh qua đã in dấu vào làn da nâu rám nắng rất chân quê, mộc mạc của người.

Có những lúc em cảm thấy mình thật ngốc vì dù mẹ có mắng mỏ hay trách móc em thì suy cho cùng cũng là để em nên người chứ đâu có phải vì ghét bỏ gì em. Có ai lại ghét bỏ đứa con mình dứt ruột chín tháng mười ngày sinh ra cơ chứ. Ấy vậy mà, thỉnh thoảng em vẫn cáu gắt, hờn dỗi và cãi lại mẹ. Rồi cho đến một ngày, khi em bị ốm nhìn thấy mẹ chăm sóc em mệt mỏi, vất vả như thế em mới càng thấm thía hơn về giá trị của tình mẫu tử.

Hôm đấy là vào buổi chiều, đã có dự báo thời tiết trời sẽ mưa to, mẹ dặn em rõ ràng là phải mang áo mưa đi cẩn thận vậy mà em mải chơi quên lời mẹ dặn. Kết quả là hôm ấy em bị dính mưa và đêm đến sốt cao. Nằm trên giường, em miên man chìm vào giấc ngủ say, đầu óc quay cuồng trống rỗng. Thỉnh thoảng em cảm nhận có bàn tay rất ấm của ai đó vuốt nhẹ mái tóc và khuôn mặt của mình. Hơi ấm ấy rất quen thuộc thân thương và chắc chắn đó chính là mẹ, cảm nhận của ta về tình mẫu tử không bao giờ là sai cả. Ánh đèn mờ mờ trong đêm, em lim dim mắt thấy thấp thoáng bóng mẹ đổ dài trên chiếc giường, thi thoảng lại sấp khăn lau trán cho em. Một hồi sau mẹ bón từng thìa cháo nhỏ cho em ăn. Ánh mắt mẹ nhuốm đầy ưu tư lo lắng. Một đêm dài, mệt mỏi và khó chịu đã qua đi, nhờ có bàn tay kì diệu và tình yêu thương của mẹ em đã đỡ sốt hơn. Sáng hôm sau tỉnh dậy, em thấy mẹ nằm gục bên cạnh giường, tay vẫn nắm lấy bàn tay non nớt của em. Đôi mắt mẹ thâm quầng, có lẽ vì do đêm qua thức khuya chăm sóc em nên không ngủ được. Mái tóc dài mượt mọi khi thay vào đó rối bời vì lăn lộn chạy qua chạy lại săn sóc cho em nên cũng chẳng có thời gian để chỉnh chu. Tự nhiên, lòng em dấy lên một cảm xúc bồi hồi khó tả, trong miên man xa xăm, vọng về trong em là những lần em nói hỗn với mẹ, những lời lẽ khó nghe mẹ nhường nhịn em, em bỗng thấy mình thật là một đứa trẻ hư. Đúng lúc ấy, mẹ tỉnh dậy, vội vàng ôm em vào lòng, hỏi han xem em đỡ chưa, ánh mắt đầy lo lắng đợi chờ. em bật khóc nức nở, ôm mẹ và ngập ngừng vài tiếng lí nhí không thành lời. Mẹ xoa đầu em mỉm cười đầy trìu mến.

Mẹ là vầng trăng, làm dịu mát tâm hồn thơ ngây trong trẻo của em, mẹ cũng là ánh mặt trời tỏa nắng tâm hồn em. Mẹ là tất cả những gì thiêng liêng, cao quý nhất. Cảm giác mỗi khi bị ốm được bàn tay mẹ chăm sóc như có liều thuốc tiên khỏi bệnh rất nhanh. Phải chăng đó chính là sức mạnh của tình mẫu tử.

12 tháng 3 2019

"Meo, meo, meo", hôm nào cũng vậy, cứ khi em ngồi vào bàn học bài là chú Miu lại đến nằm dụi đầu vào chân em. Đó là chú mèo mà bà ngoại em đã đem cho nhà em hồi em tròn tám tuổi.

Ngày bà ngoại cho, con mèo chỉ bằng chai nước khoáng nhỏ. Nay nó đã to phải bằng cái chai Cô-ca đại rồi. Toàn thân chú được bao phủ một màu vàng, điểm thêm và vệt trắng làm cho chiếc áo của chú lại càng thêm đẹp. Cái đầu của chú to hơn quả bóng ten-nít một chút. Đôi mắt tròn như hai hòn bi ve và sáng như đèn pha. Cái mũi phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt như người bị cúm sổ mũi vậy. Cái tai của chú mới thính làm sao ! Chỉ một tiếng động nhỏ, chú đều phát hiện được đó là tiếng gì, có cần phải giải quyết hay không. Cái tai và cái mũi đó chính là cái ra-đa của chú để phát hiện những tên chuột láu lỉnh hay phá hoại, ăn trộm thóc gạo của người. Cổ Miu được quàng một chiếc khăn màu trắng đục. Bốn cái chân không cao lắm so với thân hình chú nhưng lại chạy rất nhanh. Dưới bàn chân là một lớp thịt dày, mịn, màu hồng nhạt. Bà em bảo những miếng thịt đó giúp Miu di chuyển nhẹ nhàng, không gây một tiếng động nhỏ, làm cho nhiều chú chuột không ngờ. Những chiếc vuốt của chú rất nhọn và sắc. Đã có lần, những chiếc vuốt đó đã để lại đấu vết trên tay em khi em đùa vui, nghịch ngợm với chú. Chính những chiếc vuốt đó là thứ vũ khí lợi hại của chú mà mỗi con chuột khi nhìn thấy phải kinh hoàng. Mỗi khi muốn chơi với em, chú lại dùng đầu dụi vào tay em rồi lấy những cái vuốt ấy cào cào nhẹ vào bàn tay em. Chao ôi ! Cái đuôi của chú mới dẻo làm sao ! Chiếc đuôi như một cái dấu ngã, chẳng giấu vào đâu được. Hôm nào cũng vậy, chú ta cứ ngủ khì. Thế nhưng lũ chuột cũng chẳng dám ra quấy phá vì chú rất tinh, cũng có thể lũ chuột cảnh giác, nghĩ là Miu đang rình chúng đấy. Ban đêm, Miu ta mới đi làm cho chủ. Chú ta biết hết đường đi lối lại của bọn chuột. Không con chuột nào chạy thoát nếu chú đã phát hiện được. Có lần, em được chứng kiến nó bắt chuột ban ngày. Có lẽ, con chuột đó đói quá phải đi ăn trộm ban ngày. Chú Miu nguỵ trang rất khéo, chú nằm khuất sau cái chổi cạnh chân hòm cáng thóc. Một con chuột nhắt rất tinh ranh, mắt lấm lét, đi nhẹ nhàng đến định trèo lên hòm thóc để chui vào ăn thóc. Miu nằm yên như đang ngủ. Bỗng "chụp" một cái, chỉ nghe thấy tiếng "chít" tuyệt vọng, Miu ta đã vồ gọn con mồi trong móng vuốt của chú. Hả hê với chiến thắng của mình, Miu tha con chuột đó ra vườn. Chú nhả con chuột ra, lấy cái chân trước vờn đi vờn lại con chuột đó. Con chuột vội chạy đi nhưng chạy sao thoát. Em nghĩ con chuột đó chỉ sợ đã chết. Thế rồi, chú ta ung dung ngồi chén hết con chuột nhắt đó. Mỗi lần chú bắt được chuột, em đều vuốt ve động viên chú. Đến bữa, em lại thưởng cho chú những miếng ăn ngon nhất. Miu tỏ vẻ sung sướng lắm.

Miu ăn rất ít, hàng ngày chú ta ăn không hết một bát cơm. Khi ăn, chú ta cứ nhỏ nhẻ từng tí một. Đúng là "ăn như mèo". Dù đói đến đâu, chú ta ăn cũng từ tốn, chẳng như con Vàng nhà em, cứ ăn hùng hục. Người ta cứ nói xấu về quan hệ của chó và mèo, nhưng con Miu nhà em lại rất thân với con Vàng. Ngày nào, chúng cũng chơi đùa với nhau mà không có xích mích gì cả.

Buổi sáng, khi nắng vàng trải khắp sân, Miu nằm duỗi dài bốn chân, mắt lim dim, trông thật đáng yêu. Có lúc nó lại cho tay lên mặt cào cào, như là nó đang rửa mặt. Buổi tối, khi cả nhà ăn cơm xong, bao giờ Miu cũng tranh thủ ngồi vào lòng em nũng nịu.

Em rất quí Miu. Nó không chỉ là vật kỉ niệm của bà ngoại tặng cho em mà nó còn là "dũng sĩ diệt chuột" của nhà em. Từ ngày có Miu, nhà em không còn lo lũ chuột quấy phá. Em sẽ chăm sóc Miu cho khỏe, chơi với Miu vui vẻ để làm theo đúng lời dặn của bà em khi bà tặng Miu cho em

12 tháng 3 2019

 Không phải ngẫu nhiên mà người ta vẫn thường ví những giọng nói hay giọng hát với giọng hót của họa mi. Chắc chắn bởi vì loài chim này có giọng ca trong veo, lảnh lót. Mỗi khi họa mi cất tiếng, em biết ngoài kia bình minh cũng đang hé gọi.

      Chàng họa mi nhỏ nhắn, khoảng bằng cổ tay người lớn. Họa mi xinh xắn khoác trên mình bộ y phụ bằng lông mềm mại. Kết hợp với nền lông nâu vàng là một mảng lông trắng muốt kéo từ miệng xuống dưới bụng. Cái đầu nhỏ tròn được điểm chiếc mỏ nâu đen, nhọn hoắt và đôi mắt đen láy, tròn xoe. Dưới nắng sớm, đôi mắt họa mi long lanh tựa hai giọt mực. Hai giọt mực này lúc nào cũng chớp chớp, tinh nhạy. Viền mi trắng muốt bám quanh đôi mắt rồi kéo dài tới cổ, trông rất nổi bật. Phải chăng chính vì đặc điểm này mà người ta đặt cho loài chim này cái tên mĩ miều “họa mi”? Họa mi có đôi chân nhỏ xíu, mảnh mai nhưng vô cùng dẻo dai, chắc khỏe. Đôi chân này có thể bám chắc bất cứ chiếc cành nào để chú chim thỏa sức bay nhảy, hát ca. Mỗi khi nhảy nhót chuyền cành, cái đuôi dài thượt cũng vung vẩy theo sau. Đuôi của họa mi cùng màu với thân, chúng là những chiếc cánh nhỏ xếp chồng lên nhau. Khi hoa mị xòe cánh tung bay, đuôi và cánh của chú giống như một chiếc quạt nan bay trong gió.

 Họa mi bay lượn khắp mọi nơi. Chú bay lên cành, chuyền từ cành này qua cành khác rồi lượn sà xuống mặt đất nhặt nhanh vài thứ trên sân. Nhưng mỗi khi cất tiếng hót, chú thường bám trên cành cao, ngẩng cao cổ rồi chu đôi mỏ của mình ra ngân vang tiếng hót. Lúc này, trông họa mi như một chàng ca sĩ tí hon đang say mê cất cao bài ca trên sân khấu. Tiếng hót họa mi mới trong trẻo làm sao! Tiếng hót ấy cứ líu lo, líu lo, rộn vang khu vườn. Vòm là được đà, khẽ rung rinh trong gió như múa ca theo bản nhạc họa mi hót.

      Nắng mới rực rỡ, hoa mi duyên dáng khoe bộ lông mịn mượt và tiếng hót lảnh lót của mình. Có lẽ với họa mi, ngày mới đến cũng là niềm háo hức, hân hoan của chú.

1 tháng 4 2018

Tham khảo nha !!! 

Cứ mỗi sáng thứ 7 em lại được xem chương trình gặp nhau cuối tuần. Trong đó em yêu thích nhất là chú Tự Long. Với dáng người nhỏ nhắn chú diễn thật là hay và ấn tượng.

Chú Tự Long có khuôn mặt tròn tròn và nổi bật nhất trên khuôn mặt chú đó chính là nụ cười tươi tắn, dễ gần. Chú có cặp mắt đen tròn, khuôn mặt chú lúc nào cũng tươi tỉnh, hiền hòa với mọi người khiến mọi người ai cũng yêu quí. Miệng chú lúc nào cũng dành nụ cười cho mọi người nên ai cũng cảm thấy gần gũi, có lẽ vì thế chú sinh ra để diễn hài. Chú diễn hài rất thành công, chắc là nhờ ánh mắt nhân hậu và khả năng nói tài tình. Dáng người chú không to nhưng trông chú vẫn khỏe khoắn. Chân tay khéo léo, nào là múa hát tăng lên vẻ sinh động cho vở hài. Hình ảnh chú trên màn ảnh nhỏ thật là khó có thể nào quên.

Em mong sau này cũng là một nghệ sĩ hài tài như chú Tự Long vậy, chú sẽ mãi là thần tượng của em.

1 tháng 4 2018

Cứ đến sáng thứ bảy, cả gia đình em lại chờ đón chương trình Gặp nhau cuối tuần của Đài Truvền hình Việt Nam. Đúng mười giờ, một bản nhạc quen thuộc vang lên, tiếp đó một nhóm nghệ sĩ hài cúi đầu chào ra mắt khán giá. Cu Bi nhà em kêu lên: “Cô Vân Dung kia kìa”. Nghệ sĩ hài Vân Dung được cả gia đình em yêu thích.

Để chào khán giả, cô đi một vòng quanh sân khấu. Dáng cô dong dỏng cao, mềm mại trong bộ áo dài tứ thân đang bay bay. Đầu vấn tóc đôi gà. Nhìn dáng điệu cô ai cũng muốn cười. Ô kìa! Hôm nay cô hoá trang trông ngồ ngộ làm sao, môi và má đỏ choét, dưới cằm lại có một mụn ruồi rất to. Thì ra cô đang hoá thân trong vai Thị Mầu lên Chùa.

Mọi khi xem cô biểu diễn, em chỉ thấy cô hay nhập vai bà già hoặc một bà cô cau có khó tính, nhưng hôm nay trông cô hoàn toàn mới lạ từ dáng đi, lời nói đều thế hiện sự đỏng đảnh của một cô gái con quan nhà giàu nhưng lại thích một chú tiểu trong chùa. Những động tác lẳng lơ của cô như cầm tay, ghé sát người vào chú tiểu đều toát lên sự nhuần nhuyễn, thành thục trong sự nhập vai cùa mình. Em xem cô biểu diễn mà cứ tưởng như mình đang xem vở chèo Quan Âm Thị Kính do cô Vân Quyền biểu diễn. Cả nhà em không ai báo ai đều vỗ tay khen ngợi, cổ vũ cô. Dường như cô cũng hiểu được điều đó hay sao, sự diễn xuất của cô càng sinh động hơn, uyển chuyển hơn. Rồi bất ngờ cô cất lên một làn điệu chèo nghe thật ngọt tai. Em ngỡ ngàng vì đây là lần đầu tiên được nghe cô hát, không ngờ cô Vân Dung lại hát hay đến thế. Sau màn trêu ghẹo Thị Kính, cô Vân Dung lại múa lượn một vòng quanh sân khấu, tay cầm quạt phe phẩy, tay kia cầm oản khiến cả nhà em có một trận cười bể bụng.

Cô Vân Dung quả là một nghệ sĩ hài tài ba, bằng diễn xuất của mình cô đã đem lại cho mọi người những phút thư giãn đầy thú vị. Em mong rằng thứ bảy tuần nào cũng được xem cô biểu diễn

26 tháng 9 2018

My house is located in a small quiet alley. That’s a pretty pink house which consists of 6 rooms in totally: a living room, a kitchen, a toilet, a bathroom and two bedrooms. There are a white leather sofa, a television and a sideboard in the living room. After dinner, my father will turn on the television, choose a great movie and we watch it happily. Next to the living room is the kitchen where is used for cooking and enjoying the meals. In the middle of the room is a dinner table which is made from wood. Three cookers, a refrigerator and all the neccesary stuff for cooking is arranged carefully in the right corner of the room. In the left of the kitchen is a clean toilet. Beside the toilet is the bathroom which is equipped a shower and a bathtub. There are only two rooms upstairs that is my parents’ room and my private room. I’ve decorated my bedroom with adorable wallpaper and many lovely stuffed animals. A single bed is placed next to the window so that I can stargaze before falling asleep. In the opposite of the bed are my desk and my bookshelf that contain many kinds of book. There are also an old television and a piano in my bedroom. I especially love the piano because that was the gift from dad in my birthday. In every Christmas or Tet holiday, all member of my family ornament the house together and then gather in the kitchen to cooking. Although my house is not too big but to me that is the most beautiful house in the world.

Dịch: Nhà của tôi nằm trong một con hẻm yên tĩnh. Đó là một ngôi nhà màu hồng rất dễ thương có tổng cộng 6 phòng: một phòng khách, một nhà bếp, một nhà vệ sinh, một phòng tắm và hai phòng ngủ. Trong phòng khách có bộ ghế sofa bằng da màu trắng, một chiếc tivi và một cái tủ trưng bày. Sau bữa cơm tối, bố tôi sẽ bật tivi, chọn một bộ phim thật tuyệt và chúng tôi cùng ngồi xem vui vẻ. Kế bên phòng khách là nhà bếp nơi được sử dụng để nấu ăn và ăn uống. Ở giữa phòng là một chiếc bàn ăn làm từ gỗ. Ba chiếc bếp, một cái tủ lạnh và tất cả những dụng cụ nấu ăn cần thiết đều được sắp xếp rất cẩn thận ở góc bên phải của phòng. Góc bên trái nhà bếp là một phòng vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh phòng vệ sinh là phòng tắm được trang bị vòi tắm hoa sen và bồn tắm. Có hai phòng ngủ ở trên lầu là phòng ngủ của bố mẹ và của tôi. Tôi trang trí phòng của mình bằng giấy dán tường rất ngộ nghĩnh và nhiều thú nhồi bông dễ thương. Chiếc giường đơn được đặt cạnh cửa sổ để tôi có thể ngắm sao trước khi chìm vào giấc ngủ. Đối diện giường là bàn học và kệ sách chứa rất nhiều loại sách. Trong phòng của tôi còn có một chiếc tivi cũ và một chiếc đàn piano. Tôi đặc biệt thích chiếc đàn piano bởi vì đó là món quà mà tôi tặng sinh nhật tôi. Vào mỗi dịp tết hay giáng sinh, tất cả thành viên trong gia đình đều cùng trang trí căn nhà và tập trung dưới bếp để nấu ăn. Mặc dù ngôi nhà của không lớn nhưng đối với tôi đó là ngôi nhà đẹp nhất trên thế giới này

26 tháng 9 2018

Hello everyone! Today I'll tell you about my house. I live in a big house in the countryside and it is very beautiful. It has a living room, a kitchen, three bedrooms and two bathrooms. In the living room, there is a table, four chairs, a television and an air conditioner. My bedroom is very nice. There is a computer, a bed, a lamp and two pictures on the wall. And a bookshelf above the table, some teddy bears on the bed and a wardrobe. The kitchen has a refrigerator, a stove and a sink. Next to the kitchen is the bathroom. It has a shower, a washing machine and a tub. I love my house very much. 
 dịch

Chào mọi người! Hôm nay tôi sẽ kể cho bạn nghe về ngôi nhà của tôi . Tôi sống trong một ngôi nhà lớn ở nông thôn và nó rất đẹp. Căn hộ có phòng khách, nhà bếp, 3 phòng ngủ và 2 phòng tắm. Trong phòng khách, có một cái bàn, bốn cái ghế, một cái tivi và một cái máy lạnh. Phòng ngủ của tôi rất đẹp.Có một máy tính, một chiếc giường, một chiếc đèn và hai bức tranh trên tường. Và một giá sách trên bàn, một số gấu bông trên giường và tủ quần áo. Nhà bếp có tủ lạnh, bếp nấu ăn và bồn rửa. Bên cạnh nhà bếp là phòng tắm. Ngoài ra còn đi kèm vòi sen, máy giặt và bồn tắm. Tôi yêu ngôi nhà của tôi rất nhiều. 

15 tháng 4 2018

Hàng năm mỗi độ xuân về, tôi lại hồi hộp chờ bữa cơm mẹ nấu vào sáng ngày mùng Một tết. Ngày đầu tiên của năm mới, cả nhà được thưởng thức bữa cơm do chính tay mẹ nấu.

Có thể các bạn sẽ ngạc nhiên vì muốn ăn cơm mẹ nấu lúc nào mà chẳng được, chỉ cần mè nheo một chút mẹ sẽ chiều mình thôi. Nhưng với gia đình tôi thì khác, gần như cả năm nhà chúng tôi mới được ăn cơm mẹ nấu một lần vào ngày mùng một. Và cha tôi thể nào cũng sẽ nói điều gì đó về bữa cơm khiến mẹ tôi phải hét lên, như: “món canh mặn quá!”, “món thịt kho tàu trắng quá, thịt chưa mềm”, “cơm hơi khô!”… Các bạn đừng vội lấy điều đó để đánh giá về mẹ, coi chừng lầm to, bởi mẹ tôi không vì thế mà thiếu đảm đang trong nhà. Mẹ là người phụ nữ “vừa xây nhà, vừa xây tổ ấm”!

Mẹ tôi hiếm khi nấu cơm do quá bận rộn với việc bán tạp hóa tại nhà. Hoặc nếu có nấu, mẹ chỉ phụ “vòng ngoài”, nhặt rau, vo gạo hay đặt cơm. Hầu như cả năm, mẹ chưa bao giờ có thời gian để chăm chút cho một bữa ăn trọn vẹn. Nhìn mẹ tất bật, chúng tôi vừa thương vừa giận. Thương bởi mẹ suốt năm suốt tháng gắn chặt với cái quán, giận bởi vì mẹ không biết thương… mẹ. Chúng tôi chưa bao giờ phát hiện ra mẹ ghiền cái gì ngoài quán tạp hóa đó. Đi đâu mẹ cũng vội về ngay với nó, kể cả những ngày tết, chỉ ngoại trừ buổi sáng mùng 1 hiếm hoi. Thời điểm chị em tôi tốt nghiệp đại học, đứa nào cũng muốn mẹ chia vui, gọi về nói mẹ tranh thủ đi thành phố một ngày, nhưng mẹ nói ngay, không hề suy nghĩ: “đi thì ai coi quán”! Nhiều khi chúng tôi… ganh tỵ cả với cái quán tạp hóa. Vậy mới thấy giá trị bữa cơm mẹ nấu mùng Một tết, chỉ buổi sáng hôm ấy, mẹ tôi thật sự được thảnh thơi để nấu ăn cho cả nhà.

Những ngày thường nhật, mẹ dậy từ 4g30 sáng để chuẩn bị 5 giờ đi chợ đầu mối cùng với cha tôi, 7 giờ mẹ về, ăn qua quýt một chút rồi lao vào bán lai rai cho đến 22 giờ đêm. Lúc không có khách thì mẹ phân hàng, xếp rau quả và đồ bán lại cho ngay ngắn, không lúc nào ngơi tay. Buổi trưa vắng khách, mẹ vừa nằm võng ngủ… vừa bán hàng. Khách đến gọi là mẹ dậy một cách ngon ơ, đang ăn có khách mẹ tôi cũng đứng lên, đang ngủ có khách gọi cửa mẹ cũng phải dậy bán… “Người ta đến mua hàng lắt nhắt: điếu thuốc lẻ 500 đồng, cục nước đá 1000 đồng, bịch đậu phộng 2000 đồng, không đáng công mình đứng lên ngồi xuống. Nhưng những thứ đó người ta đang cần, không lẽ người ta đã đến quán mà mình không bán?”. Những năm tháng trẻ trâu, tôi không hiểu chuyện bởi đi học đi làm cả tháng trời ở xa về, muốn ăn với mẹ một bữa cơm cho tử tế, cũng không xong vì đang ăn mẹ lại đứng dậy bán hàng. Tôi làm mình làm mẩy: “mẹ thương cái quán hơn con!”, rồi chạy ra đằng sau mà khóc.

Ừ thì khóc, mẹ chẳng bao giờ dỗ. Không chỉ mình tôi mà ba chị em tôi đều như vậy, tủi thân tự khóc rồi tự nín, nhiều lúc yếu lòng lại đi giận cái quán của mẹ. Nhưng hơi sức đâu mà mẹ để tâm dỗ dành chúng tôi. Mẹ đã lo hết cho cái “nồi cơm – manh áo” của gia đình thông qua cái quán tạp hóa này rồi. Thời buổi khó khăn, những năm 90 của thế kỷ trước mà con đứa nào cũng đòi học… đại học. Chúng tôi hạnh phúc nhất là cha mẹ cho chúng tôi toàn quyền lựa chọn ngành nghề mình thích, cha mẹ cứ vờ như vô tâm, tụi bây muốn làm gì thì làm, muốn học ngành nào thì học, cha mẹ lo điều kiện cho tụi bây học được là mừng lắm rồi. Nên chị em tôi tự tìm tòi, tự bảo ban nhau học hành, học những ngành mình yêu thích để khỏi chán mà “bỏ ngang hông!”

Còn chuyện nấu ăn thì khỏi phải bàn, tôi là chị lớn trong nhà nên phải chu toàn tất cả, tôi không nhớ mình biết nấu ăn từ khi nào, nhưng toàn một mình tôi đảm nhiệm. Đi học về, dù trưa trật hay tối mịt, chui vào bếp nấu ăn là nhiệm vụ hàng đầu, nếu trễ quá thì có mẹ tôi phụ lặt rau (vừa lặt rau vừa trông quán), khi tôi đi học xa, thì đến em gái út, em gái út đi học xa luôn thì nhiệm vụ này giao cho cha tôi. Ông vừa là tài xế của bà chủ hàng tạp hóa, vừa làm ở Ủy ban nhân dân phường và kiêm luôn việc nấu ăn. Nhiệm vụ hàng đầu của mẹ tôi vẫn là cái quán! Cái quán ồn ào, cái quán thị phi, cái quán là nguồn nuôi sống của cả gia đình tôi. Tôi ghét nó hay yêu nó cũng không quan trọng! Quan trọng là nó đã khiến mẹ tôi bận suốt cả năm trừ sáng ngày mùng Một tết.

Ngay cả thời khắc gần giao thừa, khi tôi đã sắp bánh trái, hoa rượu lên bàn để hối mẹ vào cúng Tất niên, tôi vẫn còn phát bực… với khách của cái quán ấy. Họ cứ lắt nhắt đến mua hàng: lúc ít rượu, lúc ít giấy tiền vàng bạc, lúc vài lon gạo, lúc ít dầu hôi… vân vân và vân vân… nhà họ hết cái gì họ liền chạy đến cái quán của… mẹ! Nó chỉ thiếu mỗi quần áo và thịt bò là thành cái chợ! Nhưng cũng chính cái quán ấy và sự bận rộn của mẹ, làm cho tôi phải tự biết mọi điều trong cuộc sống. Hình ảnh bươn chải của mẹ đã làm cho tôi trở nên mạnh mẽ khi thất bại, biết mím môi lại lúc khóc, biết tự lau nước mắt mà đứng lên. Tôi học được từ mẹ, ai cũng từ tay trắng mà làm nên, cần kiệm và bền chí thì có cơ nghiệp, dù nhỏ hay lớn thì nó cũng là do chính mình tạo dựng.

NHIỀU NGƯỜI ĐỌC

by Mgid

Cương cứng cả đêm! Chỉ với vài giọt

Một cô gái từ Cần Thơ kiếm hơn 30 triệu đồng trong một ngày!

Tất cả những điều đó từ mẹ làm cho bữa cơm vào buổi sáng mùng 1 thật ý nghĩa! Dù cho mẹ có nấu mặn món canh, thịt kho tàu không nhừ hoặc quên bỏ tiêu, hay cơm có hơi khô do cả năm không nấu ăn, thì đó cũng là bữa cơm ngon nhất trong năm của gia đình tôi, và là kí ức đẹp của tuổi thơ tôi cho đến bây giờ. Sáng sớm ngày mùng một, tôi nằm ngủ nướng trên chiếc giường nhỏ cùng cái gối mềm, không phải nghe tiếng mẹ lách cách bận rộn chuẩn bị đi chợ sớm. Cha mẹ cũng ngủ nướng một chút, vì hôm qua thức cúng giao thừa và những ngày bận rộn buôn bán trước đó. Cả 4 cha con chúng tôi, có thể đã thức nhưng cứ đua nhau nằm. Mẹ sẽ dậy trước nhất và nấu cơm cúng. Sau đó mẹ lấy đồ tôi đã để sẵn trong tủ lạnh từ tối hôm qua ra… chế biến và nấu. Cả năm không nấu ăn, buổi sáng mùng một mẹ nấu… một mình (vì rất có thể 1 trong 4 cha con tôi mà dậy, vai trò bếp trưởng của mẹ sẽ yếu đi). Và chỉ có hôm đó mẹ tôi không “la”, mẹ dịu dàng, mẹ từ tốn. Trước khi ăn cơm, mẹ ấm áp phát tiền lì xì cho chúng tôi, chúng tôi chúc tết, nếu đã đi làm có tiền rồi thì chúng tôi mừng tuổi lại cho cha mẹ. Mẹ cả năm không nghe lời ngọt ngào, ngày tết nếu nghe sẽ đỏ mặt vì… mắc cỡ. Cha tôi có cái tật hay đùa, biết mẹ tôi thế nào cũng mắc cỡ nên khoái trêu chọc. Thế là cả lũ ba đứa chúng tôi được thể cười vang.

Ngày trước, khi chúng tôi chưa đi học xa thì không sao, cũng ít khi để ý đến việc biểu lộ tình cảm của mẹ dành cho mình. Nhưng khi ở xa… nhớ lắm. 1 tuần tôi gọi về, 2 tuần tôi gọi về, rồi 1 tháng tôi gọi về… mẹ nhận điện thoại cũng không bao giờ thắc mắc tại sao ít gọi. Tôi đâm nổi quạu, “mẹ không nhớ con?! Con không gọi, mẹ cũng không sốt ruột mà gọi cho còn à?” –  “nhớ nhung cái gì, lo mà học đi!”… tôi tủi thân mắc khóc. Nghe lũ bạn kể chuyện nó được mẹ âu yếm, vuốt ve, nói ngon nói ngọt mà thèm, nhưng mẹ mình là mẹ mình. Mình yêu mẹ bởi mẹ là chính mẹ. Tôi cũng không biết từ đâu, mẹ có thể cứng cỏi được như vậy, nên là con gái mẹ, cũng sớm biết chân cứng đá mềm!

Thằng em tôi thì không chịu vậy. Có lần nó về nhà, đi học xa về nên sà xuống ôm ngang hông mẹ. Mẹ tôi la lối đẩy nó ra, “ôm iếc gì, cái thằng này! Đi ra cho tao bán quán” – “Này thì bán quán!” – Em trai tôi lúc đó học năm nhất đại học, cao lớn nên không chịu thua như tôi, nó canh giữa lúc quán đông người, nó ẵm mẹ tôi lên! Chao ôi, mẹ tôi mắc cỡ đỏ cả mặt, sau “la” thằng nhỏ cả tuần trời. Nhưng tôi lén nhìn, khi ở một mình, mẹ lại tủm tỉm vì hành động đó của thằng con trai tinh nghịch.

Việc biểu lộ tình thương của mẹ với lũ chúng tôi cũng vô cùng đặc biệt, không lời ngọt ngào, không cử chỉ âu yếm, không nấu ăn ngon hay chăm sóc nọ kia. Nhưng cả ba chúng tôi đều biết, mẹ đã quên mình chỉ để sống cho chúng tôi và cha. Bằng cách này hay cách khác, chúng tôi biết, mẹ không can thiệp ý muốn của mình vào nghề nghiệp, bạn bè hay việc chọn người yêu, chồng/ vợ của chúng tôi. Mẹ gốc là nông dân phương Đông, cả đời không đi khỏi nơi mình sống, nhưng lại biết ứng xử như những người trí thức phương tây – để các con tự lựa chọn những gì có thể chọn. Mẹ không bao giờ nói ra những điều đó, nhưng mà mẹ đã làm được chúng một cách rất tự nhiên.

Ngày tôi dẫn người yêu đầu đời về nhà ra mắt, cha mẹ tôi vui vẻ đón chào, tôn trọng mọi quyết định của tôi. Sau khoảng thời gian tôi và người đó không hợp nên chia tay, tôi nói với mẹ quyết định này, mẹ mới nói: “mẹ không thích cậu ta”. “Trời, sao mẹ không nói từ đầu để con đỡ mất thời gian”. Mẹ tôi chỉ im lặng… lo bán hàng. Nhưng tôi biết, mẹ tôn trọng mọi quyết định của tôi, dù mẹ có không thích người tôi chọn. Mẹ đã lẳng lặng nhìn tôi lớn lên, đi bằng chính đôi chân và vấp vã bằng chính quyết định của mình, để tôi trưởng thành, và cả hai em tôi cũng vậy. Mẹ tôi quả là người phụ nữ can đảm thì mới làm được như vậy, phải không?

Với mẹ, không có việc lớn hay việc nhỏ, việc nào đến tay thì mẹ làm, rất cần mẫn và tròn vai. Có thể việc lớn là cái quán, việc nhỏ là những bữa cơm thường nhật, nhưng với tôi, tình yêu lớn lao của mẹ đã được thể hiện qua hành động trong suốt cuộc hành trình sống với gia đình, nơi ấy, có bữa cơm ngày mùng một tết mà dù cho tôi có ở đâu, làm công to việc lớn gì cũng mong trở về để được ăn với gia đình.

15 tháng 4 2018

Hàng năm mỗi độ xuân về, tôi lại hồi hộp chờ bữa cơm mẹ nấu vào sáng ngày mùng Một tết. Ngày đầu tiên của năm mới, cả nhà được thưởng thức bữa cơm do chính tay mẹ nấu.

Có thể các bạn sẽ ngạc nhiên vì muốn ăn cơm mẹ nấu lúc nào mà chẳng được, chỉ cần mè nheo một chút mẹ sẽ chiều mình thôi. Nhưng với gia đình tôi thì khác, gần như cả năm nhà chúng tôi mới được ăn cơm mẹ nấu một lần vào ngày mùng một. Và cha tôi thể nào cũng sẽ nói điều gì đó về bữa cơm khiến mẹ tôi phải hét lên, như: “món canh mặn quá!”, “món thịt kho tàu trắng quá, thịt chưa mềm”, “cơm hơi khô!”… Các bạn đừng vội lấy điều đó để đánh giá về mẹ, coi chừng lầm to, bởi mẹ tôi không vì thế mà thiếu đảm đang trong nhà. Mẹ là người phụ nữ “vừa xây nhà, vừa xây tổ ấm”!

Mẹ tôi hiếm khi nấu cơm do quá bận rộn với việc bán tạp hóa tại nhà. Hoặc nếu có nấu, mẹ chỉ phụ “vòng ngoài”, nhặt rau, vo gạo hay đặt cơm. Hầu như cả năm, mẹ chưa bao giờ có thời gian để chăm chút cho một bữa ăn trọn vẹn. Nhìn mẹ tất bật, chúng tôi vừa thương vừa giận. Thương bởi mẹ suốt năm suốt tháng gắn chặt với cái quán, giận bởi vì mẹ không biết thương… mẹ. Chúng tôi chưa bao giờ phát hiện ra mẹ ghiền cái gì ngoài quán tạp hóa đó. Đi đâu mẹ cũng vội về ngay với nó, kể cả những ngày tết, chỉ ngoại trừ buổi sáng mùng 1 hiếm hoi. Thời điểm chị em tôi tốt nghiệp đại học, đứa nào cũng muốn mẹ chia vui, gọi về nói mẹ tranh thủ đi thành phố một ngày, nhưng mẹ nói ngay, không hề suy nghĩ: “đi thì ai coi quán”! Nhiều khi chúng tôi… ganh tỵ cả với cái quán tạp hóa. Vậy mới thấy giá trị bữa cơm mẹ nấu mùng Một tết, chỉ buổi sáng hôm ấy, mẹ tôi thật sự được thảnh thơi để nấu ăn cho cả nhà.

Những ngày thường nhật, mẹ dậy từ 4g30 sáng để chuẩn bị 5 giờ đi chợ đầu mối cùng với cha tôi, 7 giờ mẹ về, ăn qua quýt một chút rồi lao vào bán lai rai cho đến 22 giờ đêm. Lúc không có khách thì mẹ phân hàng, xếp rau quả và đồ bán lại cho ngay ngắn, không lúc nào ngơi tay. Buổi trưa vắng khách, mẹ vừa nằm võng ngủ… vừa bán hàng. Khách đến gọi là mẹ dậy một cách ngon ơ, đang ăn có khách mẹ tôi cũng đứng lên, đang ngủ có khách gọi cửa mẹ cũng phải dậy bán… “Người ta đến mua hàng lắt nhắt: điếu thuốc lẻ 500 đồng, cục nước đá 1000 đồng, bịch đậu phộng 2000 đồng, không đáng công mình đứng lên ngồi xuống. Nhưng những thứ đó người ta đang cần, không lẽ người ta đã đến quán mà mình không bán?”. Những năm tháng trẻ trâu, tôi không hiểu chuyện bởi đi học đi làm cả tháng trời ở xa về, muốn ăn với mẹ một bữa cơm cho tử tế, cũng không xong vì đang ăn mẹ lại đứng dậy bán hàng. Tôi làm mình làm mẩy: “mẹ thương cái quán hơn con!”, rồi chạy ra đằng sau mà khóc.

Ừ thì khóc, mẹ chẳng bao giờ dỗ. Không chỉ mình tôi mà ba chị em tôi đều như vậy, tủi thân tự khóc rồi tự nín, nhiều lúc yếu lòng lại đi giận cái quán của mẹ. Nhưng hơi sức đâu mà mẹ để tâm dỗ dành chúng tôi. Mẹ đã lo hết cho cái “nồi cơm – manh áo” của gia đình thông qua cái quán tạp hóa này rồi. Thời buổi khó khăn, những năm 90 của thế kỷ trước mà con đứa nào cũng đòi học… đại học. Chúng tôi hạnh phúc nhất là cha mẹ cho chúng tôi toàn quyền lựa chọn ngành nghề mình thích, cha mẹ cứ vờ như vô tâm, tụi bây muốn làm gì thì làm, muốn học ngành nào thì học, cha mẹ lo điều kiện cho tụi bây học được là mừng lắm rồi. Nên chị em tôi tự tìm tòi, tự bảo ban nhau học hành, học những ngành mình yêu thích để khỏi chán mà “bỏ ngang hông!”

Còn chuyện nấu ăn thì khỏi phải bàn, tôi là chị lớn trong nhà nên phải chu toàn tất cả, tôi không nhớ mình biết nấu ăn từ khi nào, nhưng toàn một mình tôi đảm nhiệm. Đi học về, dù trưa trật hay tối mịt, chui vào bếp nấu ăn là nhiệm vụ hàng đầu, nếu trễ quá thì có mẹ tôi phụ lặt rau (vừa lặt rau vừa trông quán), khi tôi đi học xa, thì đến em gái út, em gái út đi học xa luôn thì nhiệm vụ này giao cho cha tôi. Ông vừa là tài xế của bà chủ hàng tạp hóa, vừa làm ở Ủy ban nhân dân phường và kiêm luôn việc nấu ăn. Nhiệm vụ hàng đầu của mẹ tôi vẫn là cái quán! Cái quán ồn ào, cái quán thị phi, cái quán là nguồn nuôi sống của cả gia đình tôi. Tôi ghét nó hay yêu nó cũng không quan trọng! Quan trọng là nó đã khiến mẹ tôi bận suốt cả năm trừ sáng ngày mùng Một tết.

Ngay cả thời khắc gần giao thừa, khi tôi đã sắp bánh trái, hoa rượu lên bàn để hối mẹ vào cúng Tất niên, tôi vẫn còn phát bực… với khách của cái quán ấy. Họ cứ lắt nhắt đến mua hàng: lúc ít rượu, lúc ít giấy tiền vàng bạc, lúc vài lon gạo, lúc ít dầu hôi… vân vân và vân vân… nhà họ hết cái gì họ liền chạy đến cái quán của… mẹ! Nó chỉ thiếu mỗi quần áo và thịt bò là thành cái chợ! Nhưng cũng chính cái quán ấy và sự bận rộn của mẹ, làm cho tôi phải tự biết mọi điều trong cuộc sống. Hình ảnh bươn chải của mẹ đã làm cho tôi trở nên mạnh mẽ khi thất bại, biết mím môi lại lúc khóc, biết tự lau nước mắt mà đứng lên. Tôi học được từ mẹ, ai cũng từ tay trắng mà làm nên, cần kiệm và bền chí thì có cơ nghiệp, dù nhỏ hay lớn thì nó cũng là do chính mình tạo dựng

Tất cả những điều đó từ mẹ làm cho bữa cơm vào buổi sáng mùng 1 thật ý nghĩa! Dù cho mẹ có nấu mặn món canh, thịt kho tàu không nhừ hoặc quên bỏ tiêu, hay cơm có hơi khô do cả năm không nấu ăn, thì đó cũng là bữa cơm ngon nhất trong năm của gia đình tôi, và là kí ức đẹp của tuổi thơ tôi cho đến bây giờ. Sáng sớm ngày mùng một, tôi nằm ngủ nướng trên chiếc giường nhỏ cùng cái gối mềm, không phải nghe tiếng mẹ lách cách bận rộn chuẩn bị đi chợ sớm. Cha mẹ cũng ngủ nướng một chút, vì hôm qua thức cúng giao thừa và những ngày bận rộn buôn bán trước đó. Cả 4 cha con chúng tôi, có thể đã thức nhưng cứ đua nhau nằm. Mẹ sẽ dậy trước nhất và nấu cơm cúng. Sau đó mẹ lấy đồ tôi đã để sẵn trong tủ lạnh từ tối hôm qua ra… chế biến và nấu. Cả năm không nấu ăn, buổi sáng mùng một mẹ nấu… một mình (vì rất có thể 1 trong 4 cha con tôi mà dậy, vai trò bếp trưởng của mẹ sẽ yếu đi). Và chỉ có hôm đó mẹ tôi không “la”, mẹ dịu dàng, mẹ từ tốn. Trước khi ăn cơm, mẹ ấm áp phát tiền lì xì cho chúng tôi, chúng tôi chúc tết, nếu đã đi làm có tiền rồi thì chúng tôi mừng tuổi lại cho cha mẹ. Mẹ cả năm không nghe lời ngọt ngào, ngày tết nếu nghe sẽ đỏ mặt vì… mắc cỡ. Cha tôi có cái tật hay đùa, biết mẹ tôi thế nào cũng mắc cỡ nên khoái trêu chọc. Thế là cả lũ ba đứa chúng tôi được thể cười vang.

Ngày trước, khi chúng tôi chưa đi học xa thì không sao, cũng ít khi để ý đến việc biểu lộ tình cảm của mẹ dành cho mình. Nhưng khi ở xa… nhớ lắm. 1 tuần tôi gọi về, 2 tuần tôi gọi về, rồi 1 tháng tôi gọi về… mẹ nhận điện thoại cũng không bao giờ thắc mắc tại sao ít gọi. Tôi đâm nổi quạu, “mẹ không nhớ con?! Con không gọi, mẹ cũng không sốt ruột mà gọi cho còn à?” –  “nhớ nhung cái gì, lo mà học đi!”… tôi tủi thân mắc khóc. Nghe lũ bạn kể chuyện nó được mẹ âu yếm, vuốt ve, nói ngon nói ngọt mà thèm, nhưng mẹ mình là mẹ mình. Mình yêu mẹ bởi mẹ là chính mẹ. Tôi cũng không biết từ đâu, mẹ có thể cứng cỏi được như vậy, nên là con gái mẹ, cũng sớm biết chân cứng đá mềm!

Thằng em tôi thì không chịu vậy. Có lần nó về nhà, đi học xa về nên sà xuống ôm ngang hông mẹ. Mẹ tôi la lối đẩy nó ra, “ôm iếc gì, cái thằng này! Đi ra cho tao bán quán” – “Này thì bán quán!” – Em trai tôi lúc đó học năm nhất đại học, cao lớn nên không chịu thua như tôi, nó canh giữa lúc quán đông người, nó ẵm mẹ tôi lên! Chao ôi, mẹ tôi mắc cỡ đỏ cả mặt, sau “la” thằng nhỏ cả tuần trời. Nhưng tôi lén nhìn, khi ở một mình, mẹ lại tủm tỉm vì hành động đó của thằng con trai tinh nghịch.

Việc biểu lộ tình thương của mẹ với lũ chúng tôi cũng vô cùng đặc biệt, không lời ngọt ngào, không cử chỉ âu yếm, không nấu ăn ngon hay chăm sóc nọ kia. Nhưng cả ba chúng tôi đều biết, mẹ đã quên mình chỉ để sống cho chúng tôi và cha. Bằng cách này hay cách khác, chúng tôi biết, mẹ không can thiệp ý muốn của mình vào nghề nghiệp, bạn bè hay việc chọn người yêu, chồng/ vợ của chúng tôi. Mẹ gốc là nông dân phương Đông, cả đời không đi khỏi nơi mình sống, nhưng lại biết ứng xử như những người trí thức phương tây – để các con tự lựa chọn những gì có thể chọn. Mẹ không bao giờ nói ra những điều đó, nhưng mà mẹ đã làm được chúng một cách rất tự nhiên.

Ngày tôi dẫn người yêu đầu đời về nhà ra mắt, cha mẹ tôi vui vẻ đón chào, tôn trọng mọi quyết định của tôi. Sau khoảng thời gian tôi và người đó không hợp nên chia tay, tôi nói với mẹ quyết định này, mẹ mới nói: “mẹ không thích cậu ta”. “Trời, sao mẹ không nói từ đầu để con đỡ mất thời gian”. Mẹ tôi chỉ im lặng… lo bán hàng. Nhưng tôi biết, mẹ tôn trọng mọi quyết định của tôi, dù mẹ có không thích người tôi chọn. Mẹ đã lẳng lặng nhìn tôi lớn lên, đi bằng chính đôi chân và vấp vã bằng chính quyết định của mình, để tôi trưởng thành, và cả hai em tôi cũng vậy. Mẹ tôi quả là người phụ nữ can đảm thì mới làm được như vậy, phải không?

Với mẹ, không có việc lớn hay việc nhỏ, việc nào đến tay thì mẹ làm, rất cần mẫn và tròn vai. Có thể việc lớn là cái quán, việc nhỏ là những bữa cơm thường nhật, nhưng với tôi, tình yêu lớn lao của mẹ đã được thể hiện qua hành động trong suốt cuộc hành trình sống với gia đình, nơi ấy, có bữa cơm ngày mùng một tết mà dù cho tôi có ở đâu, làm công to việc lớn gì cũng mong trở về để được ăn với gia đình.

19 tháng 3 2018

Nếu ai hỏi tôi rằng người bạn thân nhất của bạn là ai? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó chính là Lan - Cô bạn lớp trưởng lớp tôi.


Lan năm nay 11 tuổi, bằng tuổi tôi. Bạn có dáng người cân đối, khỏe mạnh cùng với cách ăn mặc trang nhã, gọn gàng cộng với tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát nên trông bạn thật xứng đáng là con chim đầu đàn của lớp. 


Lan thật xinh đẹp, luôn nổi bật trong đám bạn gái lớp tôi bởi bạn có khuân mặt trái xoan, nước da trắng hồng cùng với mái tóc dài đen nhánh. Đôi mắt tròn, đen lộ rõ vẻ thông minh. Cái mũi dọc dừa xinh xắn càng làm cho khuân mặt của bạn thêm thanh tú. Mỗi lúc vui đùa hay nói chuyện Lan luôn nở ra nụ cười rất tươi, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Ai gặp Lan cũng phải trầm trồ khen ngợi vì vẻ đẹp dịu dàng, ít ai có được. 


Còn tính tình của Lan thì khỏi phải nói. Tuy bằng tuổi tôi nhưng bạn chính chắn hơn tôi rất nhiều. Lan sống chan hòa, cởi mở với bạn bè. Về học tập Lan luôn đứng đầu lớp, không những thế bạn còn luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp cũng như của trường. Con người bạn thật mẫu mực. Vừa xinh đẹp lại giỏi giang nhưng bạn không hề kiêu căng mà sống hết mình về tập thể. Ở lớp, có việc gì khúc mắc, bạn bình tĩnh khéo léo giải quyết. Đối với những bạn học yếu bạn tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo đến nơi, đến chốn. Nhờ có bạn mà lớp tôi luôn luôn đi đầu trong các hoạt động của liên đội. Vì thế trong trường thầy cô nào cũng yêu quý Lan. 


Ở lớp Lan như vậy đấy còn về nhà Lan lại càng tuyệt vời hơn. Ngoài giờ học, Lan còn rất chăm chỉ làm việc nhà. Đối với ông bà cha mẹ Lan còn là một đứa cháu hiếu thảo, một người con ngoan ngoãn. Đối với mọi người xung quanh Lan luôn kính trọng, lễ phép. Vì thế mọi người đã dặt cho Lan một cái tên thật thân mật: ''Cô Tấm chăm làm". Tình bạn giữa tôi và Lan ngày càng thân thiết. Tôi và Lan cùng vui chơi, truy bài, học nhóm. Nhiều lần tôi chưa hiểu bài Lan đến tận nhà giảng bài cho tôi. Tôi thật ngưỡng mộ bạn. Không chỉ với tôi mà tất cả các bạn trong lớp, trong trường đều ngưỡng mộ bạn. 


Chơi với Lan tôi thấy rất thỏa mái. Tôi thật tự hào khi có một người bạn như vậy. Tôi mong ước sẽ được học cùng bạn để học tập những phẩm chất tốt của Lan.

các bạn giúp mk với mai mk phải nộp rồi
10 tháng 2 2019

Mỗi khi mùa xuân đến, trăm loài hoa lại đua nhau khoe sắc thắm, mỗi loài một vẻ, không loài nào chịu kém cạnh loài nào. Kìa những bông hoa hồng đỏ thắm trông thật kiêu sa, lộng lẫy, những bông hoa cúc vàng rực rạng rỡ như ánh mặt trời. Trong vườn hoa xuân đầy hương sắc ấy, sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến hoa đào - một loài hoa báo hiệu mùa xuân sắp tới.

Nếu như hoa mai là biểu tượng cho mùa xuân phương Nam thì hoa đào đại diện cho mùa xuân phương Bắc. Thân đào mảnh khảnh nhưng vô cùng cứng cáp, bên ngoài là lớp vỏ màu nâu. Để cho cây thêm đẹp, những người nghệ nhân tạo dáng cho cây thành thế rồng, thế phượng. Từ thân cây tủa ra vô số những cành nhỏ hơn. Lá đào nhỏ, màu xanh non, rung rinh trước gió. Hoa đào có 5 cánh mỏng màu hồng, chúm chím đáng yêu. Những cánh hoa ôm ấp, che chắn cho nụ đào màu vàng tươi bên trong. Mới ngày nào, hoa chỉ là những nụ nhỏ bé, xinh xắn, vậy mà giờ đây đã nở rộ cả cành, làm bừng sáng cả một khoảng trời. Thấp thoáng sau những bông hoa là những mầm xanh mới nhú, tràn đầy vẻ đẹp thanh tân, tươi mới của mùa xuân. Hương hoa không nồng mà nhẹ nhàng thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu cho người xem

Hoa đào đã trở thành một biểu tượng quen thuộc mỗi khi mùa xuân đến. Nhìn những đóa hoa khoe sắc khắp phố phường, ta cảm nhận được không khí mùa xuân, không khí ngày Tết rộn ràng khắp nơi nơi, lòng người cũng thêm bồi hồi, nào nức. Hoa đào mang một vẻ đẹp rất riêng, chẳng hề lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng mà dịu dàng, diễm lệ nhưng cũng không kém phần sang trọng, tinh tế. Mỗi khi tết đến xuân về, ai ai cũng nô nức sắm cho nhà mình một cây đào để ngày tết thêm trọn vẹn. Hoa đào như làm bừng sáng cả ngôi nhà. Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm nhiều ý nghĩa. Khi xưa, ông cha ta tin rằng hoa đào có thể xua đuổi ma quỷ, mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc. Hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, gieo vào lòng người hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai, niềm tin vào một năm mới an khang thịnh vượng, gặp nhiều niềm vui và may mắn. Vì thế, thời gian dần trôi qua, nhưng cứ vào dịp tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cành đào, cây đào đã trở thành một phong tục tốt đẹp của nhiều gia đình Việt Nam.

Cùng với nhiều loài hoa khác, hoa đào đang góp phần tô điểm cho mùa xuân thêm rực rỡ. Ngắm những bông hoa đào bừng nở, lòng người cũng dạt dào một cảm xúc lâng lâng trước thiên nhiên tươi đẹp.

hok tốt

10 tháng 2 2019

Đề : Viết 1 đoạn văn tả hoa đào 

Bài làm :

Tết đến xuân về, điều kiện thích hợp cho trăm hoa khoe sắc, nhà nhà, người người chơi hoa. Nếu như ở miền Nam, những đoá hoa mai rực vàng trong nắng tô điểm phố phường thì ở miền Bắc, trong cái se lạnh của mưa phùn lớt phớt bay, những đóa hoa đào tươi tắn làm ấm lòng người, mang hương xuân tỏa đến mọi ngóc ngách phố phường. Người miền Bắc ai mà không thích, không yêu hoa đào? Nhưng để làm một bài văn tả cây hoa đào vào dịp tết tuy không khó nhưng lại không hề dễ dàng. Dưới đây là dàn ý và bài làm của đề bài tả cây hoa đào vào dịp tết, mong rằng sẽ giúp được cho các bạn. Chúng ta sẽ tả vẻ ngoài của cây hoa đào, bông hoa đào nổi bật trong không khí tết, công dụng của hoa đào và về con người vào dịp tết bên cây hoa đào nhà mình.

 Bông đào nhỏ nhắn, đầu cánh hoa có màu hồng đậm, càng dần về phía cành càng nhạt dần trông chúm chím đáng yêu làm sao. Nhụy hoa tủa ra những sợi vàng óng, đầu nhụy có phớt hồng. Khi những cánh hoa xòe rộng, tán nhụy bên trong lại hé mình trông ra ngoài tươi đẹp .Hương hoa không nồng nhưng dịu dàng, thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu khi đứng gần.

 Đẹp và hữu dụng là vậy, được vinh hạnh đại diện cho sắc xuân miền Bắc, hoa đào có rất nhiều ý nghĩa với cuộc sống. Với một vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, kín đáo e lệ, kiều diễm, sang trọng tinh tế hình ảnh cành hoa đào là một đặc trưng của ngày tết miền Bắc, và cũng là hình ảnh của người con gái dịu dàng, thủy chung, rạng rỡ. Vẻ đẹp của nó đã mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui, niềm tin yêu, hy vọng vào năm mới An Khang Thịnh Vượng, niềm tin, hy vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai, là tượng trưng cho cuộc sống, cho ước vọng hạnh phúc, cho niềm vui và sự yên ấm, với ý nghĩa mang lại sự khởi đầu, sự tươi mới và trong trắng. Biết được những ý nghĩa này, có được cây đào trong nhà vào ngày tết càng làm em thấy hạnh phúc và vui sướng, mong rằng cây hoa đào sẽ đam lại một năm mới an khang và may mắn cho gia đình em. Để ngày tết thêm phần đẹp tươi, em cùng em trai đã lấy những dải tua rua, những đèn

xanh đỏ nhấp nháy chăng lên cây đào để cay thêm phần lộng lẫy.


#Violet_Star#

8 tháng 5 2018

Trường em cũng như rất nhiều các trường học khác thường tổ chức các buổi lao động tập trung hoặc theo lớp để dọn vệ sinh, trồng cây xanh…góp phần xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp. Như thường lệ, thứ Bảy tuần vừa rồi một buổi lao động đã diễn ra với sự tham gia nhiệt tình của các bạn học sinh.

Đó là một buổi lao động tập trung theo trường và các lớp lao động theo sự phân công của nhà trường. Mỗi lớp một việc, lớp thì quét sân trường, lớp thì lau bàn ghế và cửa kính…Riêng lớp em được phân công tưới chăm sóc các bồn hoa. Cuối buổi học của ngày thứ Sáu bạn lớp trưởng đã phân công các bạn mang dụng cụ cho buổi lao động, bạn thì mang xô để xách nước, bạn thì mang bao tải để đựng cỏ…

Đúng tám giờ sáng thứ Bảy toàn trường tập trung đầy đủ mang theo dụng cụ đã được phân công. Các bạn tập trung nghe theo thầy giáo phổ biến kế hoạch của buổi lao động một lúc rồi chia ra theo các lớp, bạn lớp trưởng điểm danh rồi chúng em bắt đầu vào công việc.

Các bạn chia ra thành các nhóm nhỏ, rồi mỗi nhóm nhận trách nhiệm một bồn hoa, có bao nhiêu bồn hoa thì chia ra bấy nhiêu nhóm. Mỗi bạn một tay, nhổ sạch cỏ trong các bồn hoa, sau đó lấy xô xách nước để tưới. Mặc dù trời rất nắng và nóng song các bạn làm việc rất nhiệt tình, các lớp khác cũng vậy ai cũng chăm chỉ làm tốt công việc được phân công.

Khi công việc đã làm được khá nhiều, ai nấy đều đã thấm mệt, chúng em tập trung lại và cử một số bạn đi mua nước và một ít hoa quả để giải lao, hầu như lớp nào cũng vậy, Chúng em ăn uống rất vui vẻ, những cốc nước mát như xóa tan đi cái mệt. Các lớp còn mời nhau lại uống nước và ăn hoa quả cùng nhóm của mình. Sau thời gian nghỉ ngơi, ai nấy đều như tỉnh táo hẳn và sẵn sàng cho số công việc còn lại của lớp mình. Mọi người rất tích cực để nhanh chóng hoàn thành công việc. Một số lớp đã làm xong thì vui vẻ ra hỗ trợ các lớp chưa làm xong để mọi người cùng được nghỉ. Tất cả đều vui vẻ giúp đỡ chứ không tỏ ra khó chịu khi phải làm hộ một phần cho các lớp khác.

Đúng mười một giờ, tất cả các lớp đã hoàn thành xong công việc được giao. Các bạn trong mỗi lớp tập trung lại để lớp trưởng đi báo cáo với các thầy cô. Sau khi báo cáo xong, các bạn ra về khi đã có sự cho phép của các thầy cô.

Buổi lao động được đánh giá là rất sôi nổi và có hiệu quả không những góp phần làm đẹp thêm cho trường học mà còn thể hiện sự đoàn kết giữa các lớp với nhau khi gặp khó khăn.

8 tháng 5 2018

Dàn ý chi tiết nè bạn :

1.Mở bài

a) Trong những năm học đầu tiên ở ngôi trường THCS Kiều Phú này ( hoặc trường khác bạn tự thay vào nhá ) tôi cảm thấy thật hồi hộp và có cảm giác mới lạ : khung cảnh trường mới,thầy cô mới , ... và bạn mới . Tôi rất yêu quý những người bạn mới vừa thân thiện lại dễ gần này , luôn giúp đỡ tôi trong mọi việc làm quen với trường mới.Nhưng hiện tại , người bạn mà tôi yêu quý và thân thiết nhất là....(bạn điền vào nhá )

b)Thời gian trôi qua thật nhanh , mới thế đã gần hết năm học lớp 6 rồi .Ở đây , t có rất nhìu người bạn thân thiết nhưng người bạn mak tôi yêu quý nhất là .... ( bạn điền tên bạn thân vào )

2.Thân bài

a) Ngoại hình

_ Khuôn mặt : trái xoan , tròn , vuông , hình trái tim ,...

_ Mái tóc : dài , đen nhánh , ngắn , mượt , ...

_Mũi : dọc dừa

_Đôi mắt : long lanh , đen láy , to , tròn,...

_Miệng :hình trái tim , hồng đỏ , căng mọng , ...

_Làn da : ngăm , trắng hồng , trắng ngần,...

_ Dáng người : cao , béo , lùn , gầy , thanh thanh , ...

b)Tính cách

_Sở thích : đọc sách , tập thể dục , .... nhưng bạn phải nhấn mạnh là bạn thân của bạn rất thích trồng cây và chăm sóc chúng .

c)Hoạt động

_Buổi sáng :

+dậy thật sớm để tưới cây và tỉa lá cho những bông hoa ngoài ban công nhà .

_ Đến trường :

+ Tích cực tham gia các hoạt động của lớp , của trường , năng động , nhiệt tình , ...

+ Luôn để ý tới các cây hoa , cây cảnh ở trường

+ Thỉnh thoảng ngồi dưới gốc cây phượng , cây bàng đọc sách hoặc trò chuyện cùng bạn bè về cây xanh

...

3.Kết bài

T cảm thất thật ngưỡng mộ bạn ... ( điền tên ) vì bạn ấy vừa hiền lành , ngoan ngoãn lại học giỏi và đặc biệt rất yêu quý cây xanh . T nghe được ước mơ của ... ( tên bạn ấy ) là sẽ trở thành sinh viên tình nguyện bảo vệ môi trường hay cô giáo dạy Sinh học , mặc dù t ko thích học Sinh và cây lắm nhưng t lun lun ủng hộ ... ( tên bạn ấy )

20 tháng 2 2018

Đó là một ngày đầy ý nghĩa đối với tôi. Một ngày tôi không thể quên. Cáu chuyện như sau:

Hôm đó, ba mẹ tôi được nghỉ nên đưa chị em tôi về quê thăm ông bà. Tôi rất háo hức. Không biết dạo này ông bà thế nào? Gặp tôi chắc ông bà mừng phải biết Bên đường, những hàng tre xanh ngắt. Xa xa, những bác nông dân đang làm đồng. Đi thêm một đoạn nữa, lấp ló sau bụi cây bàng già là ngôi nhà cổ xưa của ông bà tôi. Gặp nhau, mọi người mừng rỡ, tíu tít chào hỏi. Tôi nhanh chóng cất đồ rồi chạy ra sân chơi với bọn trẻ con. Chơi được một lúc thì chán, chúng tôi cùng thi nhau nghĩ ra những trò chơi mới. Chợt có đứa nói: "Chị Thuỳ Anh bày trò chơi trên thành phố cho bọn em chơi đi". Tôi nghĩ một lúc rồi nói với lũ trẻ: "Chúng ta chơi trò trêu gà đi". Bọn trẻ có vẻ không hài lòng. Tôi bực mình: "Đứa nào không chơi thì cút". Nghe thế, chúng sợ sệt vội hò nhau chia thành hai phe chơi trò đuổi bắt gà. Thấy chúng tôi chơi trò này, bà cũng không hài lòng, bảo: "Thôi, các cháu chơi trò khác đi, gà nhà ta dạo này yếu lắm". Nghe thấy thế, tôi bực mình cả với bà và bảo chúng cứ chơi tiếp. Một lúc sau, tôi thấy một chú gà nằm lăn ra đất. Tôi tưởng nó ngủ, hoá ra không phải, vì mệt quá, nó đã chết. Tôi sợ hãi cùng bọn trẻ đi tìm một cái hộp chôn chú gà xuống đất. Sau đó, ai về nhà nấy, coi như không có chuyện gì. Buổi tối, khi ăn cơm, ông tôi nói với cả nhà: "Nhà mình bị mất một con gà. Không hiểu nó chết ở đâu hay ai bắt mất?". Tôi im lặng coi như không Ịbiết. Ăn cơm xong, tôi cùng chị chuẩn bị đồ đạc để mai về thành phố sớm. Đêm đó, tôi ngủ không yên. Sáng sớm, bà vào đánh thức chị em tôi dậy. Ông bà và bọn trẻ con tiễn chị em tôi ra tận đầu làng. Tôi thấy hối hận quá. Tôi quay lại ôm chầm lấy bạ: "Cháu xin lỗi, lần sau cháu sẽ nghe lời bà". Ông bà xoa đầu tôi, mim cười: "Cháu biết nhận lỗi thế là tốt. Thôi về đi kẻo muộn". Tôi như trút được một gánh nặng, chào ông bà và chay ra xe.

Sau chuyện đó, tôi hiểu rằng cần phải lắng nghe những gì người lớn khuyên bảo, cần phải biết dũng cảm nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.



 

21 tháng 2 2018

éo vui, Tết ni "nồi" quá!!!!