Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm lưng mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
Hãy nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh mặt trời được diễn tả trong hai câu cuối của đoạn thơ trên.
Trong mỗi chúng ta, ai cũng đều có một người thân yêu chiếm vị trí quan trọng nhất nơi trái tim, là duy nhất, mãi mãi không thể thay thế và đó chính là người mẹ. Người cho ta nhìn thấy ánh sáng mặt trời, người chịu bao đớn đau khó nhọc chín tháng mười ngày bao bọc chúng ta bằng tình yêu thương ấm áp. Và chính vì thứ tình cảm thiêng liêng mẫu tử không thể tách rời mà trong mắt ai mẹ là người vĩ đại nhất. Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho mẹ mình. Từ tình yêu thương dành cho chúng ta, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Từ ý nghĩa cao đẹp đó, mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương mẹ, tích cực trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài, luôn khắc ghi công lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng.
k nha
Hình ảnh “mặt trời” được diễn tả trong hai câu cuối của đoạn thơ với hai ý nghĩa khác nhau.
Ở câu Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi, hình ảnh “mặt trời” gợi cho ta nghĩ đến nguồn ánh sáng và những tia nắng ấm giúp cho cây bắp lớn lên, hạt bắp thêm chắc mẩy. Vì vậy có thể nói đó là “mặt trời của bắp”.
Ở câu Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng, hình ảnh “mặt trời” gợi cho ta liên tưởng đến em bé (người con) đang nằm trên lưng mẹ.
Em bé được mẹ che chở bằng tình yêu thương. Em bé là niềm hy vọng lớn lao và đẹp đẽ của người mẹ. Vì vậy có thể nói: em là “mặt trời của mẹ''