Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao:
"Anh em nào phải nười xa..........hai thân vui vầy"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu a)
Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người đều có những thầy cô giáo mà đi suốt cả cuộc đời có lẽ ta không bao giờ tìm thấy những người như họ. Họ là những người tận tâm tận tụy với nghề lúc nào cũng chỉ nghĩ đến những học sinh yêu quý của mình. Tôi cũng có một giáo viên chủ nhiệm như thế và có lẽ trong suốt cuộc đời tôi sẽ không thể nào quên được cô.
Đó là cô An một cô giáo còn rất trẻ, cô dậy môn văn. Ngày đầu tiên khi cô vào dậy lớp tôi cô mặc một chiếc áo dài màu trắng trông cô thật trẻ trung và năng động. Cô dành một tiết đầu tiên để làm quen với lớp và tự giới thiệu về bản thân mình. Ngay từ những tiết học đầu tiên cô đã cho tôi một quan niệm hoàn toàn khác về môn văn. Môn văn đối với tôi từ trước cho đến nay là một môn cực kì khó nuốt nhưng mỗi lời cô giảng giải khiến tôi như được bước vào một thế giới khác một thế giới mà tôi có thể thỏa sức tưởng tượng và cho tôi biết thêm về tình yêu thương về tình cảm về mọi mặt trong xã hội. Cô không hắt hủi hay chê bai những đứa học kém như tôi mà thậm chí cô còn luôn quan tâm chỉ bảo một cách tận tình.
Trước đây sinh hoạt có lẽ là giờ mà bọn tôi sợ nhất nhưng kể từ khi có cô thì nó không còn đáng sợ như vậy nữa, nó là giờ mà chúng tôi lại tiếp tục được giao lưu bên cạnh đó thì cô cũng khuyên những bạn còn học kém phải phấn đấu hơn. Nhiều lúc tôi đã từng nghĩ nếu như suốt đời học sinh của tôi được học văn cô được cô làm chủ nhiệm thì hay đến mấy và có lẽ đó cũng là hy vọng của tất cả đám học trò chúng tôi. Có lẽ điều làm tôi không thể nào quên được ở cô còn là một kỉ niệm khiến tôi nhớ mãi. Đó là một lần thi cuối lì môn văn tôi được một con hai tròn trĩnh và cô yêu cầu tất cả lớp phải mang về cho bố mẹ kí vào. Điều này đối với tôi như một tiếng sét ngang tai bởi vì tôi đã hứa với ba mẹ là lần này điểm thi sẽ trên trung bình. Không thể để cho bố mẹ biết điều này được và trong đầu của một đưa trẻ no nót như tôi nảy lên một suy nghĩ sai trái.
Tôi quyết định đi lục lọi lại những quyển sổ mà bố tôi đã kí và học theo nét đó rồi kí lại. Tuy không được giống cho lắm nhưng tôi vẫn mạnh tay kí bừa ra sao thì ra. Hôm sau tôi vẫn nộp như bình thường và không thấy cô nói gì nên trong lòng tôi cảm thấy lâng lâng vui sướng. Tan trường tôi đang rảo bước thì bỗng nghe tiếng ai đó hỏi đằng sau “Khánh ơi đợi cô với”. quay lại đằng sau thì ra đó là cô An. Thì ra cô đã biết đó không phải là chữ kí của ba tôi. Tôi không nói gì mà chỉ biết khóc òa lên vì sợ hãi. Cô ôm tôi vào lòng không một lời trách phạt. Cô nói sẽ không để chuyện này cho bố mẹ tôi biết với một điều kiện là trong kì thi cuối kì tôi phải đạt được điểm khá. Điều này đối với tôi thật khó nhưng vì sợ ba nên tôi đàng gật gù đồng ý.
Chẳng mấy chốc kì thi cuối kì đã gần tới tôi đang không biết xoay xở thế nào thì chiều hôm đó cô đến với một số tài liệu trên tay và cô nói sẽ kèm tôi học. Kì thi cuối kì đã tới và một tuần sau cô An thông báo điểm, tôi đã thực sự rất bất ngờ và không tin nổi vào mắt mình là một điểm chín đỏ chói. Tôi cảm ơn cô rất nhiều và từ đó trở đi tôi môn văn trở thành một môn mà tôi rất thích. Cô chính là người mẹ thứ hai của tôi và nếu không nói quá thì cô chính là người mang đến cho tôi một cuộc sống mới hoàn toàn khác. Cô không phải là người sang trọng hay quý phái gì mà cô rất gần giũ, giản dị như chính những đứa học sinh mà cô đang dậy vậy và chính điều đó đã khiến cho những đứa học sinh nghèo như chúng tôi cảm thấy yêu thương cô đến kì lạ. Cô cũng có một cuộc sống không mấy khấm khá gì khi con phải nuôi một người em đang học đại học nhưng mỗi khi chúng tôi nghỉ phép cô luôn đến thăm động viên an ủi và luôn đem theo khi là hộp bánh khi là hộp sữa. Cô giáo tôi là như thế đấy chân thành và mộc mạc đến lạ thường.
Những bài học lời dăn dạy của cô tôi sẽ không bao giờ quên được. Hình ảnh cô và những lời nói ân cần cô chỉ bảo chúng tôi sẽ luôn khắc ghi trong tâm trí tôi.
Câu b)
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng than
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai than vui vầy.”
Qua các câu ca dao trên ta thấy tình cảm anh em trong gia đình rất thiêng liêng, quý báu, gắn bó mật thiết với nhau như thể tay chân trong gia đình và từ lâu đã trở thành truyền thống của nhân dân Việt Nam ta. Và sau dây là suy nghĩ của em về tình nghĩa anh em trong gia đình.
Vậy tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Là sự gắn bó mật thiết, mối quan hệ huyết thống hoặc không cùng huyết thống dưới tư cách là con trong gia đình. Là sự yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, là sự sẻ chia và cao cả hơn nữa là sự hi sinh cuộc đời và bản thân mình cho người em của mình, một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ trái tim yêu thương của mỗi con người chứ dừng là sự giả dối. Nếu ai trong chúng ta có một hoặc nhiều anh chị thì chúng ta sẽ biết được cảm giác đó thật hạnh phúc, quan trọng biết nhường nào và sẽ luôn giữ gìn , trân trọng tình cảm đó.
Anh chị là một người quan trọng, một người luôn ân cần, chăm sóc nghững lúc ta ốm đau sau ba mẹ mình, khi gặp khó khăn, lúc vui buồn trong cuộc sống, chuyện tình cảm nếu ta ngại kể cho ba mẹ nghe thì anh chị là chỗ dựa vững chắc để ta dựa vào mà tâm sự, lúc đó ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn hẳn và tốt hơn khi anh chị đưa ra lời khuyên cho ta và ngươc lại chúng ta cũng là những chỗ dựa tinh thần của anh chị. Là người động viên khi ta vấp ngã; an ủi, dỗ dành khi ta khóc.Là một anh hùng – người mà ta luôn ngưỡng mộ khi còn nhỏ, bảo vệ ta khi bị các đứa trẻ trong xóm bắt nạt. “Anh em như thể tay chân” nếu một bộ phận cơ thể mà mất đi thì các bộ phận khác cũng sẽ bị liên lụy, anh em cũng vậy khi đứa em nhỏ của mình bị ốm thì anh chị nào có thể ngồi yên mà lúc đó sẽ lo lắng, chăm sóc không ngừng cho em mình.
“Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Sẽ làm được thôi.”
“Làm anh” tưởng chừng là một điều dễ dàng như khi đọc nó nhưng khi đã bắt tay vào làm thì mới thấy được những khó khăn xen lẫn niềm vui trong đó. Làm anh thì phải biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi bánh kẹo cho em, làm ta bực mình, cảm thấy thiệ thòi vì sao phải cho em nhưng khi thấy em tươi cười vui vẻ vì miếng banh hay kẹo đó thì mọi bực bội sẽ tan biến mà thay vào đó là niềm vui phấn khởi, hạnh phúc khi làm cho em vui. Những lúc em mè nheo, khóc nhè thì tự nhiên lúc đó ta cảm thấy mình cần che chở, dỗ dành cho em hơn, làm mình cảm thấy xứng đáng hơn với vai trò là anh là chị.
Không phải lúc nào anh em cũng hòa thuận, không có xung đột, cãi vã. Tuy nhiên, từ những xung đột còn tốt hơn “trời yên bể lặng”. ta hay đánh nhau, giận hờn, cãi cọ, cư xử không tốt với nhau chỉ vì miếng miếng kẹo nhưng thời gian ta vui vẻ chơi đùa ở sân sau nhà, trong công viên, trường học thì qua đó mối quan hệ anh em ta sẽ càng thắt chặt, gắn bó khăng khít với nhau hơn tạo thành mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai. Ngược lại, những anh chị em ít chú ý đến nhau thì ít đánh nhau, nhưng mối quan hệ của chúng sẽ trở nên lạnh lùng và xa cách trong thời gian dài.
Anh em là phải giúp đỡ, yêu thương, san sẻ những khó khăn vui buồn cùng nhau và hi sinh bản thân và cuộc đời cho em mình. Tình cảm ấy ta có thể thấy và cảm nhận trực tiếp nhưng đôi lúc tình cảm ấy đươc bao bọc bởi vẻ ngoài khác lạ làm ta không thấy được. Anh chị có khi tỏ ra lạnh lùng, không quan tâm đến mình thì mình cho rằng anh chị không thương, không lo lắng, không xem mình là em nhưng đó chỉ là vỏ bọc. Điều ấy có lúc đúng nhưng cũng có lúc sai vì lạnh lùng chứ không có nghĩa là không quan tâm, theo dõi từng hành động của em mình, bên trong vỏ bọc ấy là một con người vô cùng ấm áp, luôn âm thầm giúp đỡ ta mà ta không hề hay biết thôi.
Bên canh những cử chỉ, tình cảm tốt đẹp đó ta cần phê phán những hành động sai trái trong quan hệ anh em và có khi chính anh em lại trở thành kẻ thù không đội trời chung với nhau. Tình nghĩa an hem là yếu tố bản chất của con người làm anh chị gương mẫu nhưng có những con người làm anh làm chị không có long thương người, nhất là con người đáng thương ấy chính là anh em ruột thịt của mình, họ cũng lạnh lùng và xa cách làm như thể không hề quen biết, họ cũng có quyền đặt vấn đề là ai cũng có trách nhiệm với người anh em ruột thịt của mình cả, vậy tại sao chỉ mình tôi lại đứng ra chịu trận. Họ cần phải loại bỏ ngay những suy nghĩ như vậy vì chúng ta cùng lớn lên, được nuôi nấng dưới cùng một bàn tay của cha mẹ, có huyết thống với nhau thì phải giúp đỡ, đoàn kết lại đế phát triển tốt hơn chứ đừng ích kỉ, suy nghĩ cho riêng cá nhân mình mà sợ thiệt thòi bản thân.
Sự gắn giữa anh chị em của truyền thống Việt Nam đã làm người Hoa Kỳ hết sức ngưỡng mộ vào những thập niên bảy mươi hoặc tám mươi khi phong trào bảo lãnh những người than nở rộ. Không những ta bảo lãnh anh, chị, em, cô, dì, chú, bác mà còn cả cháu, chắt,.. Điều này làm người Hoa Kỳ mất rất nhiều thời gian để học hỏi truyền thống của người Việt Nam ta. Những người Hoa kỳ tự hỏi tại sao ta lại mất công bảo lãnh họ vì mối quan hệ ruột thịt, vì tình nghĩa anh em và huyết nhục truyền thống gia đình Việt Nam ta từ xưa đến nay.
Tóm lại, ta thấy tình anh em là vô cùng quý báu, nếu ta mất một chân hoặc tay thì ta có thể sống được nhưng ta sẽ không sống hạnh phúc nếu thiếu tình anh em trong gia đình. Vì vậy, tình nghĩa anh em như một triết lý và quan niệm sống lột tả chân thật, tha thiết sự gắn bó, đoàn kết của anh chị em một nhà. Là học sinh em sẽ cố gắng phát huy, trân trong tình nghĩa anh em trong gia đình mình.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
a) Phát biểu cảm nghĩ của em về thầy hoặc cô giáo mà em yêu quý
“Con trở về tìm lại ký ức xưa
Thời dại dột yêu thương và nỗi nhớ
Tuổi học trò nước mắt nhòa trang vở
Và nụ cười tràn vào những giấc mơ”.
(Thầy tôi - My Sa)
Tình cờ em bắt gặp những câu thơ này trên một trang báo. Vần thơ tha thiết và chan chứa những nổi niềm như chính nổi lòng của em vậy. Bao ký ức của cô hiện về dìu những năm tháng học trò về bên em. Em nhớ cô nhiều lắm cô ơi!
Nhớ về cô em nhớ dáng người cô gầy yếu, mái tóc quăn xã mỗi khi đến lớp. Cô không phải là giáo viên chủ nhiệm của em, nhưng đối với em cô là người mẹ hiền thứ hai trong cuộc đời. Ngày ấy khi em còn là học sinh của mái trường THPT thị xã Quảng Trị. Ngày đầu tiên bước vào mái trường cấp III, mọi thứ đối với em trở nên xa lạ, bỡ ngỡ. Em vốn tính người ít nói lại hay mặc cảm về thân phận của mình khiến em thu mình lại không muốn giao thiệp cùng với ai như con ốc thu mình vào trong vỏ. Và rồi em đã gặp cô đó là năm cuối cùng của quãng đời học sinh. Cô là giáo viên dạy bộ môn lịch sử, môn học mà đứa học trò nào lớp em cũng không thích, chán nản vì toàn là những con số và sự kiện. Suốt hai năm học lớp 10 và 11 lớp chúng em đa số điểm thấp bởi môn sử vì chúng bạn không ấn tượng với môn học này nên không học bài. Vả lại lớp chúng em thuộc vào loại lớp cá biệt của trường. Giáo viên chủ nhiệm cũng thường đau đầu nhức óc với lớp em. Tuần nào xếp hạng thi đua cũng đứng vào top cao nhất của trường tính từ dưới lên.
Đến năm lớp 12 vẫn những trò đùa tinh nghịch ấy của lũ bạn, nhưng giáo viên bộ môn có sự thay đổi. Cô giáo dạy bộ môn sử không phải cô giáo cũ nữa mà là cô giáo mới. Cô có khuôn mặt hiền từ luôn nở nụ cười trìu mến, giọng cô miền bắc ấm áp truyền cảm đến lạ lùng. Đôi mắt cô thăm thẳm như chứa đựng đầy những tình thương bao la mà cô dành cho chúng em. Rồi những tiết học lịch sử cô dạy, chúng em không còn cảm thấy khô khan, ngáp ngủ như những năm học trước nữa mà trở nên sinh động hẳn lên bởi cô đã đem đến một luồng sinh khí mới, một phương pháp mới trong công tác giảng dạy. Tiết học nào, bài học nào cô cũng lồng ghép kể nhưng câu chuyện lịch sử, nhân vật lịch sử. Cô đã khơi dậy trong chúng em niềm tự hào dân tộc, về sự hy sinh của các thế hệ cha anh để cho đất nước được nở hoa độc lập, tự do. Từ đó thấy mình sống phải đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.
Em còn nhớ rất rõ tiết học ngày ấy, cô giảng bài “ Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc”. Cô đã đưa chúng em về tuổi thơ của Bác, hành trình tìm đường cứu nước gian lao của Bác qua những mẫu chuyện “ Đôi bàn tay”, “ Những viên gạch hồng” và giọng cô xúc động ngẹn ngào rưng rưng nước mắt khi cô giảng sự kiện: Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người đã tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt nam sau bao nhiêu năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài. Sau này được Người ghi lại: “ Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sung sướng biết bao! Tôi vui mừng phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.
Cả lớp lặng im như hòa vào nhịp xúc động của cô. Trống đánh ra về rồi mà chúng em không hề hay biết. Hiếm có tiết học nào như thế. Kể từ tiết học hôm ấy chúng em đứa nào cũng mong đến giờ học môn sử cho dù là tiết 5 tiết cuối cùng đứa nào cũng đói bụng và mệt lả. Khi kể câu chuyện lịch sử chưa xong câu kết bao giờ cô cũng khép lại “ hồi sau sẽ rõ”, làm chúng em háo hức mong đợi như xem một bộ phim vậy, khiến những cái đầu cứng cổ của mấy cậu con trai quậy phá cũng phải thay đổi thái độ học tập của mình.
Không chỉ là giáo viên bộ môn dạy nhiệt tình, tâm huyết, cô còn là người mẹ hiền thứ hai đời em. Cô rất hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của em, một người con sống không có bố. Gia đình em lại nghèo nữa chỉ có mình mẹ em lam lũ, vất vả nuôi con ăn học thành người. Những lúc ngồi tâm sự với cô về tuổi thơ của mình cô ôm em vào lòng an ủi động viên và lau những giọt nước mắt trên khóe mi em. Em cảm thấy hạnh phúc vô cùng như có một lá chắn nào đó đang che chở cho em, làm điểm tựa cho em vững bước trên đường đời.
Cô còn cho em nhiều món quà nữa như áo quần, sách vở…để em tự tin hòa nhập với bạn bè trong trường, lớp. Em xin được từ chối nhưng thấy nét mặt cô thoáng buồn, cô nói “ cô coi em như đứa con gái của cô mà thôi em cứ nhận đi”. Từ đó có chuyện gì vui hay buồn hai cô trò tâm sự và chia sẻ. Tấm lòng của cô như là nguồn động viên để em “ vượt lên chính mình’’ hòa nhập với cộng đồng.
Em cứ nhớ mãi lời cô khuyên bảo nếu mình thích cái gì thì nên theo đuổi và quyết tâm làm đến cùng. Dạo đó bạn bè em háo hức rộn ràng theo việc đăng ký thi vào trường đại học, cao đẳng. Còn em không định hướng cho mình ngành gì, trường nào cả. Em rất phân vân và muốn tham khảo ý kiến của cô và nhận từ cô một lời động viên: “ Nếu em thích học ngành lịch sử thì cô sẽ em tài liệu để ôn tập”. Từ lần đó trong đầu em lóe vụt lên suy nghĩ và đi đến quyết định là đăng ký vào trường Đại học Sư phạm Huế khoa Lịch sử, ước mơ trở thành cô giáo dạy môn Lịch sử như cô.
Với quyết tâm nỗ lực của em cùng với những lời động viên của cô đã giúp ước mơ của em trở thành hiện thực. Năm đó cầm giấy báo trúng tuyển đại học em vô cùng sung sướng và chạy về báo với cô để cô mừng. Hai cô trò ôm nhau trong niềm hạnh phúc khó tả.
Rồi thời gian dần trôi, chúng em rời mái trường cấp III, đi tiếp những bước đường tương lai đang rộng mở, bỏ lại sau lưng những tháng ngày êm ả sống bên cô, bỏ lại đằng sau một ánh mắt sâu thẳm đang dõi theo từng bước chúng tôi đi, dắt chúng tôi vượt qua những nấc thang khó đi nhất, đưa chúng tôi đến với thế giới mới trải đầy nắng và hoa trên con đường xa lạ nhưng sẽ thân quên sau này. Một chuyến đò nữa cô lại đưa sang sông, rồi tiếp tục quay về bến đậu cũ chèo lái những con thuyền cập bến tương lai.
Giờ đây em đã lớn khôn và sải cánh bay xa trên mọi nẻo đường nhưng những kỷ niệm của tuổi học trò, về cô em không thể nào quên được. Trở lại mái trường xưa, ngôi trường cô đã từng dạy và em đang đứng trên bục giảng kế thừa sự nghiệp của cô để giảng bài lịch sử cho các em. Hình bóng cô thấp thoáng đâu đây như ngày xưa đó nhưng em không tìm thấy cô nữa bởi cô đã nghỉ hưu và chuyển vào sinh sống ở Đà Nẵng. Giờ đây không còn gặp cô để tâm sự nhiều nữa nhưng em luôn nhớ về cô và mãi mãi in sâu trong tâm trí em – người mẹ hiền thứ hai trong đời tôi.
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.”
Qua các câu ca dao trên ta thấy tình cảm anh em trong gia đình rất thiêng liêng, quý báu, gắn bó mật thiết với nhau như thể tay chân trong gia đình và từ lâu đã trở thành truyền thống của nhân dân Việt Nam ta. Và sau dây là suy nghĩ của em về tình nghĩa anh em trong gia đình.
Vậy tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Là sự gắn bó mật thiết, mối quan hệ huyết thống hoặc không cùng huyết thống dưới tư cách là con trong gia đình. Là sự yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, là sự sẻ chia và cao cả hơn nữa là sự hi sinh cuộc đời và bản thân mình cho người em của mình, một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ trái tim yêu thương của mỗi con người chứ dừng là sự giả dối. Nếu ai trong chúng ta có một hoặc nhiều anh chị thì chúng ta sẽ biết được cảm giác đó thật hạnh phúc, quan trọng biết nhường nào và sẽ luôn giữ gìn , trân trọng tình cảm đó.
Anh chị là một người quan trọng, một người luôn ân cần, chăm sóc nghững lúc ta ốm đau sau ba mẹ mình, khi gặp khó khăn, lúc vui buồn trong cuộc sống, chuyện tình cảm nếu ta ngại kể cho ba mẹ nghe thì anh chị là chỗ dựa vững chắc để ta dựa vào mà tâm sự, lúc đó ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn hẳn và tốt hơn khi anh chị đưa ra lời khuyên cho ta và ngược lại chúng ta cũng là những chỗ dựa tinh thần của anh chị. Là người động viên khi ta vấp ngã; an ủi, dỗ dành khi ta khóc.Là một anh hùng – người mà ta luôn ngưỡng mộ khi còn nhỏ, bảo vệ ta khi bị các đứa trẻ trong xóm bắt nạt. “Anh em như thể tay chân” nếu một bộ phận cơ thể mà mất đi thì các bộ phận khác cũng sẽ bị liên lụy, anh em cũng vậy khi đứa em nhỏ của mình bị ốm thì anh chị nào có thể ngồi yên mà lúc đó sẽ lo lắng, chăm sóc không ngừng cho em mình.
“Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Sẽ làm được thôi.”
“Làm anh” tưởng chừng là một điều dễ dàng như khi đọc nó nhưng khi đã bắt tay vào làm thì mới thấy được những khó khăn xen lẫn niềm vui trong đó. Làm anh thì phải biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi bánh kẹo cho em, làm ta bực mình, cảm thấy thiệt thòi vì sao phải cho em nhưng khi thấy em tươi cười vui vẻ vì miếng bánh hay kẹo đó thì mọi bực bội sẽ tan biến mà thay vào đó là niềm vui phấn khởi, hạnh phúc khi làm cho em vui. Những lúc em mè nheo, khóc nhè thì tự nhiên lúc đó ta cảm thấy mình cần che chở, dỗ dành cho em hơn, làm mình cảm thấy xứng đáng hơn với vai trò là anh là chị.
Không phải lúc nào anh em cũng hòa thuận, không có xung đột, cãi vã. Tuy nhiên, từ những xung đột còn tốt hơn “trời yên bể lặng”. ta hay đánh nhau, giận hờn, cãi cọ, cư xử không tốt với nhau chỉ vì miếng bánh, miếng kẹo nhưng thời gian ta vui vẻ chơi đùa ở sân sau nhà, trong công viên, trường học thì qua đó mối quan hệ anh em ta sẽ càng thắt chặt, gắn bó khăng khít với nhau hơn tạo thành mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai. Ngược lại, những anh chị em ít chú ý đến nhau thì ít đánh nhau, nhưng mối quan hệ của chúng sẽ trở nên lạnh lùng và xa cách trong thời gian dài.
Anh em là phải giúp đỡ, yêu thương, san sẻ những khó khăn vui buồn cùng nhau và hi sinh bản thân và cuộc đời cho em mình. Tình cảm ấy ta có thể thấy và cảm nhận trực tiếp nhưng đôi lúc tình cảm ấy được bao bọc bởi vẻ ngoài khác lạ làm ta không thấy được. Anh chị có khi tỏ ra lạnh lùng, không quan tâm đến mình thì mình cho rằng anh chị không thương, không lo lắng, không xem mình là em nhưng đó chỉ là vỏ bọc. Điều ấy có lúc đúng nhưng cũng có lúc sai vì lạnh lùng chứ không có nghĩa là không quan tâm, theo dõi từng hành động của em mình, bên trong vỏ bọc ấy là một con người vô cùng ấm áp, luôn âm thầm giúp đỡ ta mà ta không hề hay biết thôi.
Bên canh những cử chỉ, tình cảm tốt đẹp đó ta cần phê phán những hành động sai trái trong quan hệ anh em và có khi chính anh em lại trở thành kẻ thù không đội trời chung với nhau. Tình nghĩa an em là yếu tố bản chất của con người làm anh chị gương mẫu nhưng có những con người làm anh làm chị không có lòng thương người, nhất là con người đáng thương ấy chính là anh em ruột thịt của mình, họ cũng lạnh lùng và xa cách làm như thể không hề quen biết, họ cũng có quyền đặt vấn đề là ai cũng có trách nhiệm với người anh em ruột thịt của mình cả, vậy tại sao chỉ mình tôi lại đứng ra chịu trận. Họ cần phải loại bỏ ngay những suy nghĩ như vậy vì chúng ta cùng lớn lên, được nuôi nấng dưới cùng một bàn tay của cha mẹ, có huyết thống với nhau thì phải giúp đỡ, đoàn kết lại đế phát triển tốt hơn chứ đừng ích kỉ, suy nghĩ cho riêng cá nhân mình mà sợ thiệt thòi bản thân.
Sự gắn giữa anh chị em của truyền thống Việt Nam đã làm người Hoa Kỳ hết sức ngưỡng mộ vào những thập niên bảy mươi hoặc tám mươi khi phong trào bảo lãnh những người than nở rộ. Không những ta bảo lãnh anh, chị, em, cô, dì, chú, bác mà còn cả cháu, chắt,.. Điều này làm người Hoa Kỳ mất rất nhiều thời gian để học hỏi truyền thống của người Việt Nam ta. Những người Hoa kỳ tự hỏi tại sao ta lại mất công bảo lãnh họ vì mối quan hệ ruột thịt, vì tình nghĩa anh em và huyết nhục truyền thống gia đình Việt Nam ta từ xưa đến nay.
Tóm lại, ta thấy tình anh em là vô cùng quý báu, nếu ta mất một chân hoặc tay thì ta có thể sống được nhưng ta sẽ không sống hạnh phúc nếu thiếu tình anh em trong gia đình. Vì vậy, tình nghĩa anh em như một triết lý và quan niệm sống lột tả chân thật, tha thiết sự gắn bó, đoàn kết của anh chị em một nhà. Là học sinh em sẽ cố gắng phát huy, trân trong tình nghĩa anh em trong gia đình mình.
a, Lục bát
b, Gia đình
c, Nhân hoá
d, Anh em hoà thuận thì bố mẹ vui lòng
đ, Rất quan trọng
đ) quan trọng vì gia đình là nơi ....
còn mấy câu còn lại thì hăm bik ( nói ra là lười )
Bài làm:
Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bài ca dao đã nhắc đến một tình thân vô cùng đáng quý – tình cảm anh em trong gia đình.
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý, đâu phải “người xa”. Bởi vậy, bài ca dao đã ra lời khuyên:
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy
Cách ví von của dân gian tuy giản dị nhưng có ý nghĩa vô cùng. Tay và chân là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay có thuận chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh. Cơ thể ấy là gia đình, là những người sinh thành ra ta. Sâu xa hơn là mong muốn của cha ông ta gửi qua lời nhắn nhủ: anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó là mong ước của mẹ cha nhưng cũng chính là bổn phận của kẻ làm con, luôn giữ hòa khí vui vẻ trong gia đình, báo hiệu với cha mẹ. Bài học làm người ấy tuy đơn giản nhưng thật ý nghĩa, bởi có nhiều mối quan hệ rồi sẽ phai nhạt theo thời gian nhưng tình anh em thân thiết không bao giờ thay đổi. Đã có nhiều câu ca dao sử dụng lối so sánh này:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Có hạnh phúc nào lớn lao hơn là mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người thân yêu bên ta? Cuộc sống ngoài kia dù gian nan, trắc trở, nhưng sau cánh cửa gia đình là tình yêu thương của những người cùng chung máu mủ, luôn yêu thương và che chở cho ta trong cuộc đời này. Đó là một lời răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân. Bài học ấy cũng chính là truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc ta vốn trọng tình, trọng nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ vàanh em trong gia đình.
#Châu's ngốc
Là nơi của cha mẹ với con cái hoặc của người xưa nhắn với mọi người rằng anh em trong 1 nhà, chung cha mẹ phải yêu thương nhau, gắn bó với nhau như tay với chân.
Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng nhất trong đời sống con người. Vì thế trong kho tàng văn học dân gian đã có biết bao tiếng hát, lời ru, câu chuyện… khuyên nhủ mọi người hãy xây dựng tình cảm gia đình đầm ấm, thuận hòa. Một trong những lời khuyên được lưu truyền rộng rãi là:
Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần.
Câu ca dao đã dùng hình ảnh so sánh cụ thể, gần gũi để lời khuyên dễ đi vào lòng người. Ai chẳng biết tay, chân là những bộ phận trên cùng một cơ thể con người. Tuy mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng giữa chúng luôn có mối quan hệ khăng khít, bổ sung, hỗ trợ cha nhau. Anh em trong gia đình cũng vậy. Tuy mỗi người là một cá nhân riêng biệt nhưng đều cùng cha mẹ sinh ra, cùng chơi, cùng học, cùng lớn lên dưới một mái nhà. Vì thế, quan hệ anh em là quan hệ gắn bó máu thịt với nhau.
Vậy anh em phải cư xử với nhau thế nào cho đúng? Người xưa khuyên nhủ: Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần. Anh em ruột thịt phải thương yêu, giúp đỡ nhau trên mỗi bước đường đời.
Rách, lành là hình ảnh tượng trưng cho hai hoàn cảnh sống khác nhau. Rách là cảnh sống khó khăn, khổ sở; còn lành là cảnh sống thuận lợi, sung túc. Hợp nghĩa lại, rách lành chỉ chung mọi cảnh ấm no hay nghèo đói. Khi đói khi no, lúc đủ lúc thiếu, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì anh em ruột thịt cũng phải thương yêu, hỗ trợ lẫn nhau, không so đo tính toán thiệt hơn. Hoàn cảnh sống có thể thay đổi nhưng tình nghĩa anh em lúc nào cũng phải thắm thiết, bền chặt. Nếu như tình cảm anh em là thứ tình cảm tự nhiên thì sự đùm bọc lẫn nhau cũng là việc làm tự nhiên, tất yếu.
Đùm bọc có nghĩa lằ giúp đỡ, che chở, chia sẻ cho nhau mọi nỗi buồn vui, mọi điều sướng khổ với tất cả tình cảm thương mến chân thành. Câu ca dao đưa ra một cách cư xử hợp tình hợp lí trong quan hệ anh em. Đây cũng là một chuẩn mực đạo đức để đánh giá phẩm chất con người.
Đùm bọc, đỡ đần còn là trách nhiệm mỗi người anh, người em trong gia đình. Trong dân gian vẫn lưu truyền câu chuyện về tình anh em thắm thiết qua Sự tích trầu cau. Hai anh em sinh đôi họ Cao mồ côi cha mẹ, dắt nhau đên học ở nhà thầy đồ họ Lưu. Thấy họ nhường nhau bát cháo duy nhất, cô con gái thầy đồ cảm động và tình nguyện làm vợ người anh. Thế rồi chỉ vì một sự hiểu lầm mà người em xấu hổ phải ra đi Người anh ân hận bỏ nhà đi tìm em… Tình anh em sâu nặng đã khiến trời đất cảm động, biến anh thành cây cau, em thành hòn đá, mãi mãi bên nhau trong tục ăn trầu của người Việt. Bên cạnh việc ca ngợi tình anh em thắm thiết trong truyện Trầu cau, nhân dân ta cũng lên án người anh tham lam độc ác trong truyện Cây khế và dành cho hắn kết cục bi thảm là phải bỏ xác dưới đáy biển sâu.
Bài học đạo đức từ câu ca dao trên thật sâu xa, thấm thía. Ngày nay, bài học đó vẫn giữ nguyên ý nghĩa giáo dục vì trong cuộc sống vẫn còn những cảnh tượng ngang trái, đau lòng, đi ngược lại đạo lí làm người.
bài ca dao này nói về tình anh em trong 1 nhà phải đoàn kết , yêu thương , đùm bọc nhau như vậy mới khiến cho cha mẹ vui lòng
chúc bạn hok tốt
TK
Nội dung chính : tình yêu thương của anh em trong một gia đình là vô cùng quan trọng, trên thuận dưới hòa cả nhà sẽ hạnh phúc.
Tham khảo:
Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bài ca dao đã nhắc đến một tình thân vô cùng đáng quý – tình cảm anh em trong gia đình.
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý, đâu phải “người xa”. Bởi vậy, bài ca dao đã ra lời khuyên:
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy
Cách ví von của dân gian tuy giản dị nhưng có ý nghĩa vô cùng. Tay và chân là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay có thuận chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh. Cơ thể ấy là gia đình, là những người sinh thành ra ta. Sâu xa hơn là mong muốn của cha ông ta gửi qua lời nhắn nhủ: anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó là mong ước của mẹ cha nhưng cũng chính là bổn phận của kẻ làm con, luôn giữ hòa khí vui vẻ trong gia đình, báo hiệu với cha mẹ. Bài học làm người ấy tuy đơn giản nhưng thật ý nghĩa, bởi có nhiều mối quan hệ rồi sẽ phai nhạt theo thời gian nhưng tình anh em thân thiết không bao giờ thay đổi. Đã có nhiều câu ca dao sử dụng lối so sánh này:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Có hạnh phúc nào lớn lao hơn là mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người thân yêu bên ta? Cuộc sống ngoài kia dù gian nan, trắc trở, nhưng sau cánh cửa gia đình là tình yêu thương của những người cùng chung máu mủ, luôn yêu thương và che chở cho ta trong cuộc đời này. Đó là một lời răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân. Bài học ấy cũng chính là truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc ta vốn trọng tình, trọng nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ vàanh em trong gia đình.
Bạn tham khảo ạ :
B1 :
Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bài ca dao đã nhắc đến một tình thân vô cùng đáng quý – tình cảm anh em trong gia đình.
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý, đâu phải “người xa”. Bởi vậy, bài ca dao đã ra lời khuyên:
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy
Cách ví von của dân gian tuy giản dị nhưng có ý nghĩa vô cùng. Tay và chân là hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời, tay có thuận chân mới bước theo và cơ thể mới khỏe mạnh. Cơ thể ấy là gia đình, là những người sinh thành ra ta. Sâu xa hơn là mong muốn của cha ông ta gửi qua lời nhắn nhủ: anh em trong gia đình có thân thiết, hòa thuận, tương trợ nhau như tay với chân thì cha mẹ mới có thể vui lòng. Đó là mong ước của mẹ cha nhưng cũng chính là bổn phận của kẻ làm con, luôn giữ hòa khí vui vẻ trong gia đình, báo hiệu với cha mẹ. Bài học làm người ấy tuy đơn giản nhưng thật ý nghĩa, bởi có nhiều mối quan hệ rồi sẽ phai nhạt theo thời gian nhưng tình anh em thân thiết không bao giờ thay đổi. Đã có nhiều câu ca dao sử dụng lối so sánh này:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Có hạnh phúc nào lớn lao hơn là mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những người thân yêu bên ta? Cuộc sống ngoài kia dù gian nan, trắc trở, nhưng sau cánh cửa gia đình là tình yêu thương của những người cùng chung máu mủ, luôn yêu thương và che chở cho ta trong cuộc đời này. Đó là một lời răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân. Bài học ấy cũng chính là truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc ta vốn trọng tình, trọng nghĩa, hiếu thuận với cha mẹ vàanh em trong gia đình.
Quê hương, đất nước con người luôn là đề tài không bao giờ tắt trong lòng mỗi nhà văn nhà thơ, những bài ca dao cũng từ đề tài đó mà ra đời rồi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt trong số đó là bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng”, bài ca dao nói về quê hương, cuộc sống của con người trên dải đất Miền Trung, nơi có những con người nhẹ nhàng, thùy mị nết na ấm áp vô cùng.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chén lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Bài ca dao chứa đựng những từ ngữ, hình ảnh quen thuộc của con người nơi đây, nơi những từ ni, tê đã trở thành thân thuộc, gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với những năm tháng lớn lên, những từ xây dựng vun đắp tuổi thơ của họ.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Một không gian rộng lớn hiện ra trước mặt người đọc, thật êm đêm và mát mẻ, những cánh đồng rộng lớn mênh mông, bát ngát đã ôm ấp cuộc sống của con người nơi dải đất Miền Trung, hai câu như giống nhau hoàn toàn nhưng kì thực không phải như vậy, việc lặp lại càng làm cho sự mênh mông, trải dài đó được đẩy lên cao hơn, bên canh đó nếu chỉ đọc thoáng qua hai câu đầu người đọc sẽ tưởng chừng nội chỉ thể hiện hình ảnh cánh đồng đẹp đẽ, rộng lớn đó, nhưng ý nghĩa sâu xa là hình ảnh của cô gái cũng đã hiện ra, đối lập giữa hai địa điểm ni đồng, tê đồng, cảnh gặp người con gái rất vô tình, hai người cùng ra thăm đồng, cùng nhìn về nhau thật đẹp. Sau hai câu đầu tiếp đến hai câu sau hình ảnh cô gái hiện ra rõ nét hơn, hồn câu ca dao cũng từ đó mà hiện ra.
Thân em như chén lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Cô thôn nữ đã không còn mờ ảo nữa, hình ảnh hiện lên thật thiết tha, cô gái được ví von với chén lùa đòng, hình ảnh bông lúa trổ bông đầy sức sống, thơm mát vô cùng cũng giống như cô gái lứa tuổi đuôi mươi, trẻ trung xinh xắn, hình ảnh cô gái nổi bật giữa cánh đồng thơm bát ngát. Nhưng người con gái xuất hiện thật đẹp đó lại đang suy nghĩ về số phận của mình trong xã hội thời đó, một người con gái hồng nhan bạc phận, người con gái thật đẹp giữa cánh đồng lúa đang bâng khuâng, lo lắng, từ “Thân em” luôn được dùng trong rất nhiều câu ca dao dân ca, hay những bài thơ để bày tỏ cái nhìn về hình ảnh người con gái.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
…
Mà em vẫn giữa tấm lòng son”.
“Thân em làm lẽ chẳng nề
Có như chính thất, ngồi lê giữa đường”.
Tất cả những hình ảnh đó đều ví von người con gái với những hình ảnh mượt mà, đẹp đẽ thiết tha nhưng không mấy em đềm, cũng giống như cô thôn nữ trong câu ca dao, cuộc đời phất phơ như bông lúa giữa đồng.
Bài ca dao nhẹ nhàng, thiết tha mà đầy ý nghĩa nhân văn cao cả, vừa thể hiện vẻ đẹp bình dị của thôn quê, vừa bày tỏ thương thay cho thân phận những người con gái trong xã hội cũ, chịu nhiều tủi nhục, không có tiếng nói trong xã hội.
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy