K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2021

"Growing up in a toxic family" (Lớn lên trong một gia đình độc hại) là một group khá nổi tiếng trên MXH tập hợp hơn 14k thành viên, đa phần đang trong độ tuổi mới lớn (Gen Z). Sợi dây kết họ lại với nhau là sự tức giận bố mẹ, cảm giác muốn bỏ trốn sau mỗi giờ tan học khi nghĩ tới cái cảnh phải về nhà.

Mỗi gia đình có một mức độ toxic khác nhau. Gen Z tham gia nhóm này sẵn sàng phơi bày những vết thương còn mưng mủ trong mối quan hệ với bố mẹ, bóc trần những góc tối trong gia đình như bị bạo lực về thể xác lẫn tinh thần, bị làm nhục trước người lạ, bị so sánh. Người xem không vững có thể cũng bị "sang chấn tâm lý" hoặc chết đuối trong những câu chuyện tiêu cực mà khổ chủ giăng ra.

Chẳng ai giấu giếm việc mình đang tìm một địa chỉ để điều trị trầm cảm, hội chứng rối loạn lo âu hay chả việc gì phải ngượng ngùng khi chính miệng nói ra "tao ghê tởm bố mẹ tao". Tất nhiên, họ cũng chẳng sợ người khác đánh giá, phán xét, mách lẻo hoặc cười cợt vào nỗi đau ấy. 

Bởi đơn giản, KHÔNG-CÓ-PHỤ-HUYNH nào trong group này!

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 2.

Những tâm sự đẫm nước mắt vẽ lên chân dung phụ huynh toxic

Dễ dàng tìm thấy cũng như phân loại các kiểu phụ huynh điển hình trong gia đình toxic qua những tâm sự của các member. Đó là:

Kiểm soát mọi thứ

T.Đ, chia sẻ câu chuyện bị mẹ kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống tại "Growing up in a toxic family" như sau:

"Mẹ mình là giáo viên cấp 3. Có nhiều chuyện, mình hoàn toàn không có quyền quyết định, mặc dù đó là việc cá nhân. Đến tận giữa năm lớp 11 mình mới có điện thoại xài, vì thầy cô bạn bè liên lạc với mình khó quá (ở nhà mẹ cũng cấm tiệt iPad, máy tính), mà khi có rồi cũng cấm đoán đủ điều. Ban đầu, mẹ mình chỉ cho mình mang điện thoại đến vào những khi có tiết tiếng Anh để tra từ điển. Ban đêm phải mang qua phòng mẹ sạc vì sợ mình thức khuya chơi game. Mình thì không có loại đam mê đó, nhưng mình muốn được để điện thoại trong phòng, vì mình muốn đặt báo thức dậy đi học sớm.

Mẹ nói không cần mình lo, để mẹ gọi mình dậy đi học. Mình nói là muốn tự dậy, mẹ hét vào mặt mình không là không, như muốn tát vô mặt mình vậy. Nghĩ thôi cũng thấy buồn cười, thân là học sinh lớp 11 mà mình còn chưa tập được cách dậy sớm bằng đồng hồ báo thức. Trước đây mình đã đề cập đến vấn đề này nhiều lần, nhưng lần nào mẹ cũng gạt phăng đi như thế. Nhưng bây giờ con đã lớp 11 rồi đấy mẹ ơi?

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 3.

Có thể các bạn sẽ bảo đây là chuyện vớ vẩn, lông gà vỏ tỏi, nhưng xin nhớ rằng từ khi còn bé, mình đã không có quyền quyết định những thứ nhỏ xíu như vậy. Mà cái vụ dậy sớm dậy trễ này cũng đã khiến mình đau hết cả đầu đâu cỡ vài nghìn lần.

Hồi tiểu học, trường mình thường tổ chức cho các học sinh quét rác vào sáng sớm. Mình chưa một lần nào đến được, vì mẹ mình không muốn để mình dậy sớm. Mọi người có hiểu cảm giác là người duy nhất bị đứng dậy phê bình giữa lớp vì không đi quét sân không? Có lẽ giờ nghĩ lại thì nó không là gì cả, nhưng với 1 đứa trẻ như mình thời đó, thì tạm thời mình chưa nghĩ ra từ gì thích hợp hơn từ NHỤC. Và khi mình nói, mẹ mình vẫn gạt đi, làm theo ý mẹ, như mọi lần…".

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 4.

Phụ huynh không chỉ bộc lộ dấu hiệu của việc thích kiểm soát con cái trong đời sống thực mà còn cả trên mạng ảo.

"Mọi người từng phải bỏ những thứ mình yêu thích vì người thân và mọi người xung quanh thấy không phù hợp và do họ không thích chưa? Như trang cá nhân Facebook của mình share một thứ gì đó mình thấy thích nhưng sau đó lại có người bảo không hiểu sao mày lại đăng cái đó lên được, thì mình lại phải gỡ xuống vì không muốn chịu những lời tương tự đó của những người khác nữa không? Hay là sở thích của bạn bị bôi bác là không giúp ích gì cho đời mà còn tốn tiền, tốn thời gian và bạn phải không để lộ ra là mình đã từng rất thích?". 

Cá chắc là ai trong chúng ta cũng đã từng rơi vào tình huống khó chịu như M. khi bị phụ huynh chi phối mọi việc, nhưng chẳng biết làm gì khác ngoài nuốt cục nghẹn vào trong.

Không quan tâm đến cảm xúc của con

"Mẹ mình xoá hết file tài nguyên design của mình, trong đó bao gồm cả các video, hình ảnh của mình và các ứng dụng chỉnh ảnh và video, rồi nói như thể không có gì quan trọng: Tài liệu đó thì quý quá hé? Quan trọng quá hé? Mất thì làm lại. Có phải Toán - Lý - Hoá gì đâu mà quan trọng, toàn mấy cái hình tào lao. Con cảm ơn, cảm ơn nhiều lắm", G.M viết trong "Growing up in a toxic family".

Một câu chuyện khác của G.M cũng hướng đến việc bố mẹ không quan tâm cảm xúc của mình khiến G.M cảm thấy bị tổn thương dù là việc rất nhỏ:

"Tôi: Ốm, stress nên mình nghỉ học vì mệt không chịu được

Mẹ: Tiền thì mất mà suốt ngày nghỉ". 

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 5.

Không chỉ dừng lại ở việc "vứt cảm xúc" của con vào sọt rác, ba mẹ trong gia đình toxic còn không nhận ra những trò đùa của họ khiến những đứa con sợ hãi và tự ti. Vì đơn giản, mỗi người có một "điểm nhạy cảm" riêng, không phải cứ là ba mẹ thì muốn nói về con cái sao cũng được. 

"Ba mẹ của bạn có như vậy không. Nếu có thì các bạn có cảm thấy giống mình không? Mẹ mình luôn body shaming và nói móc mỉa mình trước mặt người khác và bảo 'chỉ đùa thôi mà?'. Thứ mình thật sự muốn là những lời cổ vũ chứ không phải những lời cười đùa giễu cợt của mẹ. Không phải bất hiếu chứ mình ghét hành động này của mẹ.

Mình ghét cái khuyết điểm này của mẹ, mình không cần mẹ phải nâng mình lên chín tầng mây trước mặt hàng xóm họ hàng nhưng xin đừng luôn lấy chính con ruột của mình ra làm đề tài bàn tán của người khác. Mình sợ cái cảm giác là tâm điểm đó", V.H ngượng ngùng kể.

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 6.

Đưa ra lời đe doạ 

"Uhm, tôi đem một chú hamster về và bà tôi không cho nuôi, thì tôi đã nhắn hỏi mọi người trong lớp, và cũng có người nhận nuôi. Um, nhưng bà ấy vẫn không nguôi giận và bắt đầu gọi tôi bằng những từ ngữ thậm tệ, điên cuồng hù dọa và đánh tôi rằng sẽ cho tôi nghỉ học bla bla. Bác tôi thì xưa giờ đã ghét tôi, nên khi tôi đang ngồi thì bác ấy đá vào đầu tôi. Anh tôi thì chỉ đứng nhìn. Con mệt lắm, chẳng phải con đã cho người khác rồi sao, sao vẫn đánh mắng con thế. Con áp lực lắm. Cổ tay con vẫn còn đau lắm", lời kêu cứu của một thành viên trong hội "Growing up in a toxic family" khi bị chính những người thân đe doạ.

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 7.

Hay chỉ trích và không đánh giá cao những nỗ lực của bạn 

"Chuyện là đợt thi vừa rồi mình được 9 điểm Văn học kì, mình kiểu sốc lắm, không bao giờ mơ được vậy. Nhưng mẹ mình nói tạm được. Mình có khoe với bố, nhưng nhận lại chỉ là câu hỏi: Điểm thấp sao không thấy nói? Hụt hẫng lắm, điều mình cần chỉ là một lời khen mà khó vậy hả?".

"Mọi người có ai từng trải qua việc đi thi mình chỉ sai 1 câu nhưng bị bố chửi suốt con đường từ trường về nhà, người đi đường ai cũng nghe không. Dù khi có điểm thì mình được 9 điểm".

"Bị chửi vì điểm kém là chuyện thường rồi, bị chửi vì điểm cao mới sợ cơ. Mới tuần trước thôi, mình được 10 điểm Toán. Phải, mình giải được câu C bài hình. Mình học không giỏi, cũng tầm cỡ trung bình thôi, nhưng mình đã nỗ lực rất nhiều, rất nhiều để làm cho ba mẹ mình tự hào. Nhưng sau khi mang điểm 10 về nhà khoe, mẹ đã chửi, đánh mình, mẹ bảo: 'Tao cần điểm thật của mày, không phải điểm mày ăn gian mà có được...'.

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 8.

"Mẹ mắng to đến nỗi hàng xóm nghe được, họ đồn mình gian lận, bạn bè đi qua nghe thấy, cũng lườm, liếc mình. Mặc dù thầy cô cũng đã công nhận nỗ lực của mình, nhưng mà mình lại cảm thấy không được tôn trọng nữa, mình nản lắm, không muốn học nữa. Mình biết mình còn nhỏ lắm, nỗ lực của mình không là gì với mọi người đâu, nhưng cảm giác cố gắng rất nhiều mà không được tự hào hay khen gì nó buồn lắm".

Ngoài những câu chuyện kể trên, "Growing up in a toxic family" cũng không thiếu những "tút" nhuộm mùi đau thương của Gen Z khi trót có bố mẹ thường xuyên nhầm lẫn giữa kỷ luật và sự trừng phạt, thái độ so sánh cực đoan giữa các anh chị em trong gia đình khiến những bữa cơm chung trở nên nghẹt thở. Tóm lại, một khi đã lạc vào group này bạn khó lòng mà ổn được. Có thể ngay từ ban đầu bạn vì không ổn nên bạn tìm thấy group hoặc đang ổn nhưng khi đọc xong những câu chuyện tăm tối ở đây, tự nhiên sẽ thấy... không ổn nữa.

Admin group "tố cáo" bố mẹ nói gì?

Dừng lại một giây. Khoan đã, tôi đang đọc những điều gì thế này! Gia đình và bố mẹ vốn không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với sự bình yên nhưng liệu có đến mức tồi tệ như vậy không?

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với admin group "Growing up in a toxic family" để hiểu lý do vì sao nhóm này được lập nên, có hay không việc cố tạo nội dung tiêu cực, drama hoá mối quan hệ gia đình để câu nhằm đưa các bạn trẻ vốn chưa có lập trường vững trong cuộc sống đến với suy nghĩ bồng bột của tuổi mới lớn: Mình là nạn nhân trong câu chuyện do mình làm nhân vật chính bố mẹ không đáng tin, bạn bè mới là người hiểu mình nhất.

1. Thưa admin, bạn cũng là 1 người bất mãn với gia đình nên mới nghĩ ra việc lập group, tạo cộng đồng để những người có cùng tâm tư chia sẻ với nhau?

Hồi nhỏ, tôi cũng rất mâu thuẫn với gia đình nhưng tôi chuyển ra ngoài từ sớm nên quan hệ đã tốt hơn nhiều (do ít về nhà). Ý định lập group bắt nguồn từ những video trên Tok có nội dung "Chứng minh bạn lớn lên trong gia đình toxic mà không cần trực tiếp nói ra điều đó". 

Tôi cảm thấy thế hệ Z có rất nhiều bạn có khả năng tạo nội dung siêu tốt nhằm bày tỏ nỗi lòng của mình một cách hài hước và không hề tiêu cực. Ngoài ra nếu các bậc phụ huynh có đọc được thì cũng là một luồng ý kiến giúp họ mở lòng và lắng nghe con cái nhiều hơn.

2. Bao nhiêu câu chuyện chia sẻ trên đó, bao nhiêu là thực - bao nhiêu là tạo dựng? 

Đội ngũ admin chỉ làm ảnh chế từ trải nghiệm của bản thân và nguồn nước ngoài chứ không chia sẻ nhiều. Các tâm sự của member thì đều là thật vì tôi nghĩ không ai lớn lên trong một gia đình hoà thuận mà lại bịa chuyện để đếm cả. 

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 9.

3. Nếu một thành viên viết lên đó ý định muốn tự tử, admin sẽ làm gì để điều xấu nhất không xảy ra?

Nếu một thành viên trong group có ý định tự tử, ở phần comment sẽ có rất nhiều bạn cung cấp hotline, số điện thoại tới các phòng khám, chuyên viên tâm lý. Chúng tôi cũng có thể nói chuyện, tâm sự trực tiếp với các em ấy. Tuy không giúp nhiều được cho các em nhưng ít nhất có thể khiến các em bình tĩnh lại. Khi cảm thấy được chia sẻ, các em ấy sẽ thấy nhẹ nhõm hơn.

Cảm ơn chia sẻ của admin!

Đọc đến đây, xin hỏi chuẩn mực về một gia đình hoàn hảo của bạn bắt nguồn từ đâu?

Có phải là từ sách truyện, phim ảnh và các quảng cáo trên TV không? 

Chúng ta sẽ được nghe hoặc xem những thứ có thể sẽ chẳng bao giờ xuất hiện ngoài đời thực như: Ba mẹ vào phòng con cái thì gõ cửa rất lịch sự, đón con về nhà sau một ngày học tập vất vả ở trường với nụ cười tươi và quan tâm hôm nay của con thế nào. Rồi thành viên trong gia đình đều yêu thương, thấu cảm cho nhau. Nếu con mắc lỗi, ba mẹ sẽ lặng lẽ tự tìm ra nguyên nhân sâu xa của hành động sai lệch đó và ngồi xuống tâm sự với con nhẹ nhàng…

Ối dồi ôi, tỉnh lại đi các bạn ơi, tôi cũng từng "bị lừa" như thế! Gia đình ngoài đời không hề giống như trên TV đâu. Và những cú sốc sẽ đến!

Người bị sốc nặng nhất chính là những người chưa có nhiều trải nghiệm với cuộc sống thực tế bên ngoài, họ chưa thể "giác ngộ" ra rằng: Gia đình không chỉ là tổ ấm, mà đó là nơi để cãi nhau, làm tổn thương nhau nhưng rồi sau tất cả có những chuyện chỉ người nhà mới có thể vì nhau. 

Khoảng chục năm trước, Gen Y "vỡ mộng" xong xuôi về mối quan hệ gia đình - bố mẹ, bây giờ đến lượt Gen Z. 

Không một ai ủng hộ việc lấy danh nghĩa người nhà để đối đãi tuỳ tiện và làm tổn thương nhau, song có bao giờ bạn nghĩ những điều mình không vừa ý với bố mẹ trong nhà cũng là một phần của việc học cách tiếp nhận vấn đề - giải quyết vấn đề mà cuộc sống đang cố gắng chuẩn bị cho bạn trước những thử thách tương lai?

Tôi tin rằng, những bạn trẻ nào từng trút tâm tư vào "Growing up in a toxic family" đều thực tâm không muốn những điều tồi tệ xảy đến với người thân của họ, gia đình họ. Và không một phụ huynh nào muốn con cái lớn lên và ngày càng xa mình theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Mong muốn như vậy nhưng họ có suy nghĩ hay động thái gì khi biết trên đời tồn tại một chiếc group như thế?

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 10.

Tôi đã mang những câu chuyện trong group kín trải ra trước mắt những người đang là bố mẹ, có con ở độ tuổi Gen Z. Thái độ mà tôi nhận được khá giống nhau. Đầu tiên họ bất ngờ, sau đó tò mò, lúc biết được những câu chuyện đen tối được đăng trong group, họ cáo bận không tiếp chuyện được hoặc phán luôn “con cô không có trong group ấy, em nó đang có một gia đình bình thường nên cô không chia sẻ về vấn đề này”. 

Có phải, chính phụ huynh cũng cảm thấy sợ hãi và lúng túng khi đối diện với những vấn đề về tâm lý của con, đặc biệt là trong độ tuổi trưởng thành! Họ luôn nghĩ rằng "những điều tiêu cực ấy sẽ chừa con mình ra" và tiếp tục "làm những điều tốt nhất cho con" dù hành động cho đi ấy có được con đón nhận đúng cách hay không, thì vẫn còn là một "bí mật gia đình".

Hàng loạt vấn đề được đặt ra: Làm cách nào để thay đổi môi trường gia đình toxic, bố mẹ và con cái phải học cách đưa thông điệp như thế nào với nhau, tổn thương trong giới hạn nào có thể chấp nhận và vượt qua? Cuối cùng, tại sao chúng ta cần có gia đình trong cuộc đời này? / 

"Growing up in a toxic family" (Lớn lên trong một gia đình độc hại) là một group khá nổi tiếng trên MXH tập hợp hơn 14k thành viên, đa phần đang trong độ tuổi mới lớn (Gen Z). Sợi dây kết họ lại với nhau là sự tức giận bố mẹ, cảm giác muốn bỏ trốn sau mỗi giờ tan học khi nghĩ tới cái cảnh phải về nhà.

Mỗi gia đình có một mức độ toxic khác nhau. Gen Z tham gia nhóm này sẵn sàng phơi bày những vết thương còn mưng mủ trong mối quan hệ với bố mẹ, bóc trần những góc tối trong gia đình như bị bạo lực về thể xác lẫn tinh thần, bị làm nhục trước người lạ, bị so sánh. Người xem không vững có thể cũng bị "sang chấn tâm lý" hoặc chết đuối trong những câu chuyện tiêu cực mà khổ chủ giăng ra.

Chẳng ai giấu giếm việc mình đang tìm một địa chỉ để điều trị trầm cảm, hội chứng rối loạn lo âu hay chả việc gì phải ngượng ngùng khi chính miệng nói ra "tao ghê tởm bố mẹ tao". Tất nhiên, họ cũng chẳng sợ người khác đánh giá, phán xét, mách lẻo hoặc cười cợt vào nỗi đau ấy. 

Bởi đơn giản, KHÔNG-CÓ-PHỤ-HUYNH nào trong group này!

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 2.Những tâm sự đẫm nước mắt vẽ lên chân dung phụ huynh toxic

Dễ dàng tìm thấy cũng như phân loại các kiểu phụ huynh điển hình trong gia đình toxic qua những tâm sự của các member. Đó là:

Kiểm soát mọi thứ

T.Đ, chia sẻ câu chuyện bị mẹ kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống tại "Growing up in a toxic family" như sau:

"Mẹ mình là giáo viên cấp 3. Có nhiều chuyện, mình hoàn toàn không có quyền quyết định, mặc dù đó là việc cá nhân. Đến tận giữa năm lớp 11 mình mới có điện thoại xài, vì thầy cô bạn bè liên lạc với mình khó quá (ở nhà mẹ cũng cấm tiệt iPad, máy tính), mà khi có rồi cũng cấm đoán đủ điều. Ban đầu, mẹ mình chỉ cho mình mang điện thoại đến vào những khi có tiết tiếng Anh để tra từ điển. Ban đêm phải mang qua phòng mẹ sạc vì sợ mình thức khuya chơi game. Mình thì không có loại đam mê đó, nhưng mình muốn được để điện thoại trong phòng, vì mình muốn đặt báo thức dậy đi học sớm.

Mẹ nói không cần mình lo, để mẹ gọi mình dậy đi học. Mình nói là muốn tự dậy, mẹ hét vào mặt mình không là không, như muốn tát vô mặt mình vậy. Nghĩ thôi cũng thấy buồn cười, thân là học sinh lớp 11 mà mình còn chưa tập được cách dậy sớm bằng đồng hồ báo thức. Trước đây mình đã đề cập đến vấn đề này nhiều lần, nhưng lần nào mẹ cũng gạt phăng đi như thế. Nhưng bây giờ con đã lớp 11 rồi đấy mẹ ơi?

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 3.

Có thể các bạn sẽ bảo đây là chuyện vớ vẩn, lông gà vỏ tỏi, nhưng xin nhớ rằng từ khi còn bé, mình đã không có quyền quyết định những thứ nhỏ xíu như vậy. Mà cái vụ dậy sớm dậy trễ này cũng đã khiến mình đau hết cả đầu đâu cỡ vài nghìn lần.

Hồi tiểu học, trường mình thường tổ chức cho các học sinh quét rác vào sáng sớm. Mình chưa một lần nào đến được, vì mẹ mình không muốn để mình dậy sớm. Mọi người có hiểu cảm giác là người duy nhất bị đứng dậy phê bình giữa lớp vì không đi quét sân không? Có lẽ giờ nghĩ lại thì nó không là gì cả, nhưng với 1 đứa trẻ như mình thời đó, thì tạm thời mình chưa nghĩ ra từ gì thích hợp hơn từ NHỤC. Và khi mình nói, mẹ mình vẫn gạt đi, làm theo ý mẹ, như mọi lần…".

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 4.

Phụ huynh không chỉ bộc lộ dấu hiệu của việc thích kiểm soát con cái trong đời sống thực mà còn cả trên mạng ảo.

"Mọi người từng phải bỏ những thứ mình yêu thích vì người thân và mọi người xung quanh thấy không phù hợp và do họ không thích chưa? Như trang cá nhân Facebook của mình share một thứ gì đó mình thấy thích nhưng sau đó lại có người bảo không hiểu sao mày lại đăng cái đó lên được, thì mình lại phải gỡ xuống vì không muốn chịu những lời tương tự đó của những người khác nữa không? Hay là sở thích của bạn bị bôi bác là không giúp ích gì cho đời mà còn tốn tiền, tốn thời gian và bạn phải không để lộ ra là mình đã từng rất thích?". 

Cá chắc là ai trong chúng ta cũng đã từng rơi vào tình huống khó chịu như M. khi bị phụ huynh chi phối mọi việc, nhưng chẳng biết làm gì khác ngoài nuốt cục nghẹn vào trong.

Không quan tâm đến cảm xúc của con

"Mẹ mình xoá hết file tài nguyên design của mình, trong đó bao gồm cả các video, hình ảnh của mình và các ứng dụng chỉnh ảnh và video, rồi nói như thể không có gì quan trọng: Tài liệu đó thì quý quá hé? Quan trọng quá hé? Mất thì làm lại. Có phải Toán - Lý - Hoá gì đâu mà quan trọng, toàn mấy cái hình tào lao. Con cảm ơn, cảm ơn nhiều lắm", G.M viết trong "Growing up in a toxic family".

Một câu chuyện khác của G.M cũng hướng đến việc bố mẹ không quan tâm cảm xúc của mình khiến G.M cảm thấy bị tổn thương dù là việc rất nhỏ:

"Tôi: Ốm, stress nên mình nghỉ học vì mệt không chịu được

Mẹ: Tiền thì mất mà suốt ngày nghỉ". 

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 5.

Không chỉ dừng lại ở việc "vứt cảm xúc" của con vào sọt rác, ba mẹ trong gia đình toxic còn không nhận ra những trò đùa của họ khiến những đứa con sợ hãi và tự ti. Vì đơn giản, mỗi người có một "điểm nhạy cảm" riêng, không phải cứ là ba mẹ thì muốn nói về con cái sao cũng được. 

"Ba mẹ của bạn có như vậy không. Nếu có thì các bạn có cảm thấy giống mình không? Mẹ mình luôn body shaming và nói móc mỉa mình trước mặt người khác và bảo 'chỉ đùa thôi mà?'. Thứ mình thật sự muốn là những lời cổ vũ chứ không phải những lời cười đùa giễu cợt của mẹ. Không phải bất hiếu chứ mình ghét hành động này của mẹ.

Mình ghét cái khuyết điểm này của mẹ, mình không cần mẹ phải nâng mình lên chín tầng mây trước mặt hàng xóm họ hàng nhưng xin đừng luôn lấy chính con ruột của mình ra làm đề tài bàn tán của người khác. Mình sợ cái cảm giác là tâm điểm đó", V.H ngượng ngùng kể.

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 6.Đưa ra lời đe doạ 

"Uhm, tôi đem một chú hamster về và bà tôi không cho nuôi, thì tôi đã nhắn hỏi mọi người trong lớp, và cũng có người nhận nuôi. Um, nhưng bà ấy vẫn không nguôi giận và bắt đầu gọi tôi bằng những từ ngữ thậm tệ, điên cuồng hù dọa và đánh tôi rằng sẽ cho tôi nghỉ học bla bla. Bác tôi thì xưa giờ đã ghét tôi, nên khi tôi đang ngồi thì bác ấy đá vào đầu tôi. Anh tôi thì chỉ đứng nhìn. Con mệt lắm, chẳng phải con đã cho người khác rồi sao, sao vẫn đánh mắng con thế. Con áp lực lắm. Cổ tay con vẫn còn đau lắm", lời kêu cứu của một thành viên trong hội "Growing up in a toxic family" khi bị chính những người thân đe doạ.

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 7.Hay chỉ trích và không đánh giá cao những nỗ lực của bạn 

"Chuyện là đợt thi vừa rồi mình được 9 điểm Văn học kì, mình kiểu sốc lắm, không bao giờ mơ được vậy. Nhưng mẹ mình nói tạm được. Mình có khoe với bố, nhưng nhận lại chỉ là câu hỏi: Điểm thấp sao không thấy nói? Hụt hẫng lắm, điều mình cần chỉ là một lời khen mà khó vậy hả?".

"Mọi người có ai từng trải qua việc đi thi mình chỉ sai 1 câu nhưng bị bố chửi suốt con đường từ trường về nhà, người đi đường ai cũng nghe không. Dù khi có điểm thì mình được 9 điểm".

"Bị chửi vì điểm kém là chuyện thường rồi, bị chửi vì điểm cao mới sợ cơ. Mới tuần trước thôi, mình được 10 điểm Toán. Phải, mình giải được câu C bài hình. Mình học không giỏi, cũng tầm cỡ trung bình thôi, nhưng mình đã nỗ lực rất nhiều, rất nhiều để làm cho ba mẹ mình tự hào. Nhưng sau khi mang điểm 10 về nhà khoe, mẹ đã chửi, đánh mình, mẹ bảo: 'Tao cần điểm thật của mày, không phải điểm mày ăn gian mà có được...'.

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 8.

"Mẹ mắng to đến nỗi hàng xóm nghe được, họ đồn mình gian lận, bạn bè đi qua nghe thấy, cũng lườm, liếc mình. Mặc dù thầy cô cũng đã công nhận nỗ lực của mình, nhưng mà mình lại cảm thấy không được tôn trọng nữa, mình nản lắm, không muốn học nữa. Mình biết mình còn nhỏ lắm, nỗ lực của mình không là gì với mọi người đâu, nhưng cảm giác cố gắng rất nhiều mà không được tự hào hay khen gì nó buồn lắm".

Ngoài những câu chuyện kể trên, "Growing up in a toxic family" cũng không thiếu những "tút" nhuộm mùi đau thương của Gen Z khi trót có bố mẹ thường xuyên nhầm lẫn giữa kỷ luật và sự trừng phạt, thái độ so sánh cực đoan giữa các anh chị em trong gia đình khiến những bữa cơm chung trở nên nghẹt thở. Tóm lại, một khi đã lạc vào group này bạn khó lòng mà ổn được. Có thể ngay từ ban đầu bạn vì không ổn nên bạn tìm thấy group hoặc đang ổn nhưng khi đọc xong những câu chuyện tăm tối ở đây, tự nhiên sẽ thấy... không ổn nữa.

Admin group "tố cáo" bố mẹ nói gì?

Dừng lại một giây. Khoan đã, tôi đang đọc những điều gì thế này! Gia đình và bố mẹ vốn không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với sự bình yên nhưng liệu có đến mức tồi tệ như vậy không?

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với admin group "Growing up in a toxic family" để hiểu lý do vì sao nhóm này được lập nên, có hay không việc cố tạo nội dung tiêu cực, drama hoá mối quan hệ gia đình để câu nhằm đưa các bạn trẻ vốn chưa có lập trường vững trong cuộc sống đến với suy nghĩ bồng bột của tuổi mới lớn: Mình là nạn nhân trong câu chuyện do mình làm nhân vật chính bố mẹ không đáng tin, bạn bè mới là người hiểu mình nhất.

1. Thưa admin, bạn cũng là 1 người bất mãn với gia đình nên mới nghĩ ra việc lập group, tạo cộng đồng để những người có cùng tâm tư chia sẻ với nhau?

Hồi nhỏ, tôi cũng rất mâu thuẫn với gia đình nhưng tôi chuyển ra ngoài từ sớm nên quan hệ đã tốt hơn nhiều (do ít về nhà). Ý định lập group bắt nguồn từ những video trên Tok có nội dung "Chứng minh bạn lớn lên trong gia đình toxic mà không cần trực tiếp nói ra điều đó". 

Tôi cảm thấy thế hệ Z có rất nhiều bạn có khả năng tạo nội dung siêu tốt nhằm bày tỏ nỗi lòng của mình một cách hài hước và không hề tiêu cực. Ngoài ra nếu các bậc phụ huynh có đọc được thì cũng là một luồng ý kiến giúp họ mở lòng và lắng nghe con cái nhiều hơn.

2. Bao nhiêu câu chuyện chia sẻ trên đó, bao nhiêu là thực - bao nhiêu là tạo dựng? 

Đội ngũ admin chỉ làm ảnh chế từ trải nghiệm của bản thân và nguồn nước ngoài chứ không chia sẻ nhiều. Các tâm sự của member thì đều là thật vì tôi nghĩ không ai lớn lên trong một gia đình hoà thuận mà lại bịa chuyện để đếm cả. 

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 9.

3. Nếu một thành viên viết lên đó ý định muốn tự tử, admin sẽ làm gì để điều xấu nhất không xảy ra?

Nếu một thành viên trong group có ý định tự tử, ở phần comment sẽ có rất nhiều bạn cung cấp hotline, số điện thoại tới các phòng khám, chuyên viên tâm lý. Chúng tôi cũng có thể nói chuyện, tâm sự trực tiếp với các em ấy. Tuy không giúp nhiều được cho các em nhưng ít nhất có thể khiến các em bình tĩnh lại. Khi cảm thấy được chia sẻ, các em ấy sẽ thấy nhẹ nhõm hơn.

Cảm ơn chia sẻ của admin!

Đọc đến đây, xin hỏi chuẩn mực về một gia đình hoàn hảo của bạn bắt nguồn từ đâu?

Có phải là từ sách truyện, phim ảnh và các quảng cáo trên TV không? 

Chúng ta sẽ được nghe hoặc xem những thứ có thể sẽ chẳng bao giờ xuất hiện ngoài đời thực như: Ba mẹ vào phòng con cái thì gõ cửa rất lịch sự, đón con về nhà sau một ngày học tập vất vả ở trường với nụ cười tươi và quan tâm hôm nay của con thế nào. Rồi thành viên trong gia đình đều yêu thương, thấu cảm cho nhau. Nếu con mắc lỗi, ba mẹ sẽ lặng lẽ tự tìm ra nguyên nhân sâu xa của hành động sai lệch đó và ngồi xuống tâm sự với con nhẹ nhàng…

Ối dồi ôi, tỉnh lại đi các bạn ơi, tôi cũng từng "bị lừa" như thế! Gia đình ngoài đời không hề giống như trên TV đâu. Và những cú sốc sẽ đến!

Người bị sốc nặng nhất chính là những người chưa có nhiều trải nghiệm với cuộc sống thực tế bên ngoài, họ chưa thể "giác ngộ" ra rằng: Gia đình không chỉ là tổ ấm, mà đó là nơi để cãi nhau, làm tổn thương nhau nhưng rồi sau tất cả có những chuyện chỉ người nhà mới có thể vì nhau. 

Khoảng chục năm trước, Gen Y "vỡ mộng" xong xuôi về mối quan hệ gia đình - bố mẹ, bây giờ đến lượt Gen Z. 

Không một ai ủng hộ việc lấy danh nghĩa người nhà để đối đãi tuỳ tiện và làm tổn thương nhau, song có bao giờ bạn nghĩ những điều mình không vừa ý với bố mẹ trong nhà cũng là một phần của việc học cách tiếp nhận vấn đề - giải quyết vấn đề mà cuộc sống đang cố gắng chuẩn bị cho bạn trước những thử thách tương lai?

Tôi tin rằng, những bạn trẻ nào từng trút tâm tư vào "Growing up in a toxic family" đều thực tâm không muốn những điều tồi tệ xảy đến với người thân của họ, gia đình họ. Và không một phụ huynh nào muốn con cái lớn lên và ngày càng xa mình theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Mong muốn như vậy nhưng họ có suy nghĩ hay động thái gì khi biết trên đời tồn tại một chiếc group như thế?

Có gì trong group kín Lớn lên trong một gia đình độc hại hút hơn 14.000 thành viên? - Ảnh 10.

Tôi đã mang những câu chuyện trong group kín trải ra trước mắt những người đang là bố mẹ, có con ở độ tuổi Gen Z. Thái độ mà tôi nhận được khá giống nhau. Đầu tiên họ bất ngờ, sau đó tò mò, lúc biết được những câu chuyện đen tối được đăng trong group, họ cáo bận không tiếp chuyện được hoặc phán luôn “con cô không có trong group ấy, em nó đang có một gia đình bình thường nên cô không chia sẻ về vấn đề này”. 

Có phải, chính phụ huynh cũng cảm thấy sợ hãi và lúng túng khi đối diện với những vấn đề về tâm lý của con, đặc biệt là trong độ tuổi trưởng thành! Họ luôn nghĩ rằng "những điều tiêu cực ấy sẽ chừa con mình ra" và tiếp tục "làm những điều tốt nhất cho con" dù hành động cho đi ấy có được con đón nhận đúng cách hay không, thì vẫn còn là một "bí mật gia đình".

Hàng loạt vấn đề được đặt ra: Làm cách nào để thay đổi môi trường gia đình toxic, bố mẹ và con cái phải học cách đưa thông điệp như thế nào với nhau, tổn thương trong giới hạn nào có thể chấp nhận và vượt qua? Cuối cùng, tại sao chúng ta cần có gia đình trong cuộc đời này?

12 tháng 7 2019

Vấn đề bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay đang rung lên một hồi chuông cảnh báo về sự vô tâm của con người trước những con người bị chà đạp, áp bức. Vì vậy xã hội cần có những giải pháp để giải quyết vấn đề những vấn đề nhức nhối này.Cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật phòng chống bạo lực, luật hôn nhân và gia đình. Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng chống Bạo lực gi đình, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về bạo lực gia đình.Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hoá và làng văn hoá trong đó đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp trừng phạt thích đáng những người sử dụng bạo lực gia đình. Và một điều quan trong không kém đó là những người chịu sự bạo lực phải lên tiếng để bảo vệ chính bản thân mình.( để tham khảo thui nha) cop trên mạng

12 tháng 7 2019

thank you bạn nha!

6 tháng 4 2022

Cậu tham khảo:

Một trong những tình cảm quan trọng nhất là tình cảm gia đình. Trước hết, tình cảm gia đình là sự gắn bó, sẻ chia và yêu thương giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và cùng chung sống dưới một mái nhà. Mỗi người sinh ra đều mong muốn có một gia đình, bởi gia đình là một điểm tựa vô cùng vững chắc trong cuộc sống. Đó là nơi mà mỗi người đều muốn trở về khi vui vẻ, hạnh phúc hay khi khó khăn, bất hạnh. Chúng ta luôn nhận được sự chia sẻ, bảo vệ và tình yêu thương vô bờ của những người thân yêu. Tình cảm gia đình giúp con người vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Nó thắp những ánh lửa hồng để sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. Nhưng không phải ai cũng biết trân trọng tình cảm đó. Nhiều người thường chạy theo những giá trị tiền bạc, những mối quan hệ xã giao để rồi đánh mất đi điều quan trọng nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết bảo vệ tình cảm gia đình.

6 tháng 4 2022

Cậu tham khảo:

Một trong những tình cảm quan trọng nhất là tình cảm gia đình. Trước hết, tình cảm gia đình là sự gắn bó, sẻ chia và yêu thương giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và cùng chung sống dưới một mái nhà. Mỗi người sinh ra đều mong muốn có một gia đình, bởi gia đình là một điểm tựa vô cùng vững chắc trong cuộc sống. Đó là nơi mà mỗi người đều muốn trở về khi vui vẻ, hạnh phúc hay khi khó khăn, bất hạnh. Chúng ta luôn nhận được sự chia sẻ, bảo vệ và tình yêu thương vô bờ của những người thân yêu. Tình cảm gia đình giúp con người vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Nó thắp những ánh lửa hồng để sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. Nhưng không phải ai cũng biết trân trọng tình cảm đó. Nhiều người thường chạy theo những giá trị tiền bạc, những mối quan hệ xã giao để rồi đánh mất đi điều quan trọng nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết bảo vệ tình cảm gia đình.

29 tháng 3 2022

tham khảo

Với mỗi chúng ta , hạnh phúc nhất là được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của những người thân yêu trong gia đình. Trong cuộc sống ai cũng muốn được quây quần bên gia đình , khi xa nhà ai cũng cảm thấy nhớ , mong ước được sống trong cái cảm giác được sum vầy bên gia đình thân yêu . Và khi ta cảm thấy mệt mỏi với những bộn bề lo toan của cuộc sống , gia đình cũng là chốn đầu tiên ta muốn tìm về . Mỗi gia đình được coi là một tế bào của xã hội , mỗi gia đình hạnh phúc góp một phần làm nên một xã hội phồn vinh , phát triển thịnh vượng . Hạnh phúc của mỗi gia đình là vô cùng quan trọng , ngày 28/6 hàng năm được lấy là ngày gia đình Việt Nam nhằm nhắc nhở mỗi cá nhân , mỗi gia đình tôn vinh hạnh phúc gia đình của chính mình . Trong từng khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình , hạnh phúc nhất là khoảnh khắc trong bữa cơm gia đình tràn ngập tiếng cười , khi mà mọi thành viên góp mặt đông đủ . Để chào mừng ngày tôn vinh gia đình Việt năm 2015 , chủ đề tiếp tục được lấy đó là: “ bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương ”
“ Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương ” ! Bữa cơm gia đình là khoảng thời gian mà mọi thành viên trong gia đình sum vầy ngồi ăn cùng nhau . Bữa cơm gia đình không chỉ đơn giản là một bữa ăn cung cấp năng lượng để hoạt cho cơ thể mà nó còn là nơi gắn kết yêu thương của các thành viên trong gia đình , thể hiện văn hóa truyền thống của một gia đình , của một đất nước . Nơi mà tất cả mọi người đều cảm nhận được tình thương thực sự , sự quan tâm lẫn nhau , sự kết nối giữa cha mẹ và con cái , giữa thế hệ này và thế hệ khác . Đó chính là bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương .
Có những bữa cơm gia đình tuy đơn sơ , đạm bạc nhưng rất đầm ấm và đầy tình nghĩa . Sau một ngày lao động , làm việc và học tập vât vả , tập trung vào công việc riêng của mỗi người thì bữa ăn chính là thời gian dành cho gia đình yêu thương . Đó là lúc mọi người trở về tổ ấm của mình và bởi gia đình là chốn bình yên và hạnh phúc nhất để con người tìm về . Bữa cơm là thời gian quí báu nhất trong ngày mà cha mẹ và con cái có thể gần gũi và trò chuyện , bộc bách tâm sự , những câu chuyện dễ dàng được đưa ra bình luận , thậm chí là đưa ra những quan điểm về nhiều vấn đề trong ngày . Và đó cũng là lúc cha mẹ tìm hiểu về việc học hành của con cái , các mối quan hệ bạn bè cũng như mong ước của con trẻ , thấy con lớn lên từng ngày qua cách ứng xử của con trong mỗi bữa ăn .Bữa cơm gia đình giúp mỗi thành viên vui vẻ , thư giãn , gạt đi hết những muộn phiền , tìm thấy được những yêu thương và sự chia sẻ . Bữa cơm gia đình giúp con người nạp thêm năng cả về thể chất lẫn tinh thần . Thật dễ hiểu khi mỗi bữa cơm gia đình đều tràn ngập tiếng cười , những câu chuyện vui những chia sẻ không bao giờ kết thúc . . . Đó là nền tảng của hạnh phúc gia đình !
Qua bữa cơm gia đình , trẻ em được giáo dục nhiều đức tính : biết ngường nhịn và dành miếng ngon cho người khác , tập nhưng thói quen tốt trong khi ăn . Ngay từ khi còn nhỏ thì con cái đã được cha mẹ rèn cho thói quen tốt biết : “ ăn trông nồi , ngồi trổng hướng ” , biết lễ giáo quanh mâm cơm . Còn đối với người lớn ,đây chính là lúc chia sẻ với nhau những khó khăn vướng mắc sau một ngày làm việc vất vả , hay là kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị của cuộc sống , góp ý cho nhau đẻ cùng nhau hoàn thiện và vươn lên . Và hơn hết bữa cơm gia đình là chìa khóa , là ngọn lửa gìn giữ hạnh phúc gia đình . Những giá trị vật chất và tinh thần sau mỗi bữa cơm là vô giá , là chất xúc tác gắn kết một gia đình hạnh phúc . Ở bữa cơm , quan trọng nhất là việc gia đình quy quần đông đủ , chuyện trò hàn huyên về những việc diễn ra trong ngày . Dù xã hội hiện đại đến đâu nhưng những giá trị truyền thống tốt đẹp mà cụ thể là bữa cơm gia đình luôn chiếm một vị trí quan trọng trong mọi thời điểm . Hãy trân trọng và biết tận dụng những điều rất nhỏ nhặt từ bữa cơm gia đình trong việc giữ gìn tổ ấm và nuôi dưỡng tâm hồn vì điều đó sẽ tạo nên một hạnh phúc rất lớn !
Cuộc sống là một dòng chảy không ngừng nghỉ , con người luôn mải miết với công việc riêng của mỗi người và trở nên bận rộn . Để có được một bữa cơm đầy đủ thành viên vui vẻ dần cũng trở nên hiếm hoi . Luôn sẵn có những lí do được coi là thường tình cho người ta chối từ một bữa cơm gia đình ấm áp . Họ viện cớ cuộc sống còn khó khăn để lao vào vòng kiếm tìm vật chất , thỏa mãn ham muốn vật chất mà quên mất , coi nhẹ giá trị tinh thần , coi nhẹ không khí đầm ấm của bữa cơm gia đình . Con cái với lịch học thêm dày đặc , hoạt động ngoại khóa , bố mẹ bận công việc , làm thêm giờ , kẻ ăn trước , người ăn sau , hay dù ăn cơn chung nhưng lại phải ăn vội ăn vàng , ăn cho có lệ , ăn tranh thủ vì quá bận rộn , làm mất đi bầu không khí trò chuyên vui vẻ , thâm mật , đầm ấm . Chính vì thế bữa cơm chung thân mật , đầm ấm trong gia đình Việt một thời còn thiếu thốn giờ đang dần biến mất vì thừakinh tế , thiếu thời gian . Và cũng thật đáng tiếc khi nhiều bữa cơm gia đình ngày nay không còn được ấm áp tình người nữa .
Thực tế thì thật đáng buồn là những bữa cơm gia đình đang dần mất đi , có nghĩa là hạnh phúc những gia đình đó có nguy cơ đang bị đe dọa , chúng ta đang rât cần một giải pháp hữu ích cho vấn đề này . Ngay hôm nay mỗi chúng ta phải sắp xếp lại thời gian biểu cho công việc và học tập cùng thời gian cho bữa cơm gia đình hợp lí . Khi chúng ta quá bận rộn đến mức cả bữa tối cũng không thể ăn cùng gia đình thì dù muốn dù không thì sự quá bận rộn đó cũng ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình . Có một câu chuyện thực tế xót xa về việc ông bố thiếu thời gian ăn cơm chung với đứa con nhỏ như sau : Ông bố đi làm suốt ngày , tới tối muộn vẫn chưa về nhà . Cậu bé con ở nhà một mình thấy tối rồi mà bố chưa về , đói , cậu đi pha mì tôm ăn . Khi ăn được nửa bát mì cậu bé chợt nhớ ra là bố cậu đi làm chắc giờ cũng chưa ăn tối , nghĩ vậy câu liền bưng nửa bát mì còn lại đem ủ vào trong chăn để lúc bố cậu về ăn thì mì vẫn còn nóng . Khi ông bố đi làm về , quá mệt mỏi sau một ngày làm việc liền lên giường lật chăn đi ngủ thì bát mì tôm tung đổ ra giường . Quá tức giận , ông liền lôi con ra đánh cho một trận , khi hỏi lí do cậu con trai trả lời , ông bố mới chợt nhận ra sai lầm của minh , không nói lên lời . Tất cả các thành viên đều có trách nhiệm và quyền lợi tham gia vào bữa cơm gia đình , hãy tạo ra một không gian ấm cúng cho bữa ăn gia đình để các thành viên cảm thấy bữa ăn thực sự là khoảng thời gian hạnh phúc không thể bỏ qua .

29 tháng 3 2022

tham khảo

Với mỗi chúng ta , hạnh phúc nhất là được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của những người thân yêu trong gia đình. Trong cuộc sống ai cũng muốn được quây quần bên gia đình , khi xa nhà ai cũng cảm thấy nhớ , mong ước được sống trong cái cảm giác được sum vầy bên gia đình thân yêu . Và khi ta cảm thấy mệt mỏi với những bộn bề lo toan của cuộc sống , gia đình cũng là chốn đầu tiên ta muốn tìm về . Mỗi gia đình được coi là một tế bào của xã hội , mỗi gia đình hạnh phúc góp một phần làm nên một xã hội phồn vinh , phát triển thịnh vượng . Hạnh phúc của mỗi gia đình là vô cùng quan trọng , ngày 28/6 hàng năm được lấy là ngày gia đình Việt Nam nhằm nhắc nhở mỗi cá nhân , mỗi gia đình tôn vinh hạnh phúc gia đình của chính mình . Trong từng khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình , hạnh phúc nhất là khoảnh khắc trong bữa cơm gia đình tràn ngập tiếng cười , khi mà mọi thành viên góp mặt đông đủ . Để chào mừng ngày tôn vinh gia đình Việt năm 2015 , chủ đề tiếp tục được lấy đó là: “ bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương ”
“ Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương ” ! Bữa cơm gia đình là khoảng thời gian mà mọi thành viên trong gia đình sum vầy ngồi ăn cùng nhau . Bữa cơm gia đình không chỉ đơn giản là một bữa ăn cung cấp năng lượng để hoạt cho cơ thể mà nó còn là nơi gắn kết yêu thương của các thành viên trong gia đình , thể hiện văn hóa truyền thống của một gia đình , của một đất nước . Nơi mà tất cả mọi người đều cảm nhận được tình thương thực sự , sự quan tâm lẫn nhau , sự kết nối giữa cha mẹ và con cái , giữa thế hệ này và thế hệ khác . Đó chính là bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương .
Có những bữa cơm gia đình tuy đơn sơ , đạm bạc nhưng rất đầm ấm và đầy tình nghĩa . Sau một ngày lao động , làm việc và học tập vât vả , tập trung vào công việc riêng của mỗi người thì bữa ăn chính là thời gian dành cho gia đình yêu thương . Đó là lúc mọi người trở về tổ ấm của mình và bởi gia đình là chốn bình yên và hạnh phúc nhất để con người tìm về . Bữa cơm là thời gian quí báu nhất trong ngày mà cha mẹ và con cái có thể gần gũi và trò chuyện , bộc bách tâm sự , những câu chuyện dễ dàng được đưa ra bình luận , thậm chí là đưa ra những quan điểm về nhiều vấn đề trong ngày . Và đó cũng là lúc cha mẹ tìm hiểu về việc học hành của con cái , các mối quan hệ bạn bè cũng như mong ước của con trẻ , thấy con lớn lên từng ngày qua cách ứng xử của con trong mỗi bữa ăn .Bữa cơm gia đình giúp mỗi thành viên vui vẻ , thư giãn , gạt đi hết những muộn phiền , tìm thấy được những yêu thương và sự chia sẻ . Bữa cơm gia đình giúp con người nạp thêm năng cả về thể chất lẫn tinh thần . Thật dễ hiểu khi mỗi bữa cơm gia đình đều tràn ngập tiếng cười , những câu chuyện vui những chia sẻ không bao giờ kết thúc . . . Đó là nền tảng của hạnh phúc gia đình !
Qua bữa cơm gia đình , trẻ em được giáo dục nhiều đức tính : biết ngường nhịn và dành miếng ngon cho người khác , tập nhưng thói quen tốt trong khi ăn . Ngay từ khi còn nhỏ thì con cái đã được cha mẹ rèn cho thói quen tốt biết : “ ăn trông nồi , ngồi trổng hướng ” , biết lễ giáo quanh mâm cơm . Còn đối với người lớn ,đây chính là lúc chia sẻ với nhau những khó khăn vướng mắc sau một ngày làm việc vất vả , hay là kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị của cuộc sống , góp ý cho nhau đẻ cùng nhau hoàn thiện và vươn lên . Và hơn hết bữa cơm gia đình là chìa khóa , là ngọn lửa gìn giữ hạnh phúc gia đình . Những giá trị vật chất và tinh thần sau mỗi bữa cơm là vô giá , là chất xúc tác gắn kết một gia đình hạnh phúc . Ở bữa cơm , quan trọng nhất là việc gia đình quy quần đông đủ , chuyện trò hàn huyên về những việc diễn ra trong ngày . Dù xã hội hiện đại đến đâu nhưng những giá trị truyền thống tốt đẹp mà cụ thể là bữa cơm gia đình luôn chiếm một vị trí quan trọng trong mọi thời điểm . Hãy trân trọng và biết tận dụng những điều rất nhỏ nhặt từ bữa cơm gia đình trong việc giữ gìn tổ ấm và nuôi dưỡng tâm hồn vì điều đó sẽ tạo nên một hạnh phúc rất lớn !
Cuộc sống là một dòng chảy không ngừng nghỉ , con người luôn mải miết với công việc riêng của mỗi người và trở nên bận rộn . Để có được một bữa cơm đầy đủ thành viên vui vẻ dần cũng trở nên hiếm hoi . Luôn sẵn có những lí do được coi là thường tình cho người ta chối từ một bữa cơm gia đình ấm áp . Họ viện cớ cuộc sống còn khó khăn để lao vào vòng kiếm tìm vật chất , thỏa mãn ham muốn vật chất mà quên mất , coi nhẹ giá trị tinh thần , coi nhẹ không khí đầm ấm của bữa cơm gia đình . Con cái với lịch học thêm dày đặc , hoạt động ngoại khóa , bố mẹ bận công việc , làm thêm giờ , kẻ ăn trước , người ăn sau , hay dù ăn cơn chung nhưng lại phải ăn vội ăn vàng , ăn cho có lệ , ăn tranh thủ vì quá bận rộn , làm mất đi bầu không khí trò chuyên vui vẻ , thâm mật , đầm ấm . Chính vì thế bữa cơm chung thân mật , đầm ấm trong gia đình Việt một thời còn thiếu thốn giờ đang dần biến mất vì thừakinh tế , thiếu thời gian . Và cũng thật đáng tiếc khi nhiều bữa cơm gia đình ngày nay không còn được ấm áp tình người nữa .
Thực tế thì thật đáng buồn là những bữa cơm gia đình đang dần mất đi , có nghĩa là hạnh phúc những gia đình đó có nguy cơ đang bị đe dọa , chúng ta đang rât cần một giải pháp hữu ích cho vấn đề này . Ngay hôm nay mỗi chúng ta phải sắp xếp lại thời gian biểu cho công việc và học tập cùng thời gian cho bữa cơm gia đình hợp lí . Khi chúng ta quá bận rộn đến mức cả bữa tối cũng không thể ăn cùng gia đình thì dù muốn dù không thì sự quá bận rộn đó cũng ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình . Có một câu chuyện thực tế xót xa về việc ông bố thiếu thời gian ăn cơm chung với đứa con nhỏ như sau : Ông bố đi làm suốt ngày , tới tối muộn vẫn chưa về nhà . Cậu bé con ở nhà một mình thấy tối rồi mà bố chưa về , đói , cậu đi pha mì tôm ăn . Khi ăn được nửa bát mì cậu bé chợt nhớ ra là bố cậu đi làm chắc giờ cũng chưa ăn tối , nghĩ vậy câu liền bưng nửa bát mì còn lại đem ủ vào trong chăn để lúc bố cậu về ăn thì mì vẫn còn nóng . Khi ông bố đi làm về , quá mệt mỏi sau một ngày làm việc liền lên giường lật chăn đi ngủ thì bát mì tôm tung đổ ra giường . Quá tức giận , ông liền lôi con ra đánh cho một trận , khi hỏi lí do cậu con trai trả lời , ông bố mới chợt nhận ra sai lầm của minh , không nói lên lời . Tất cả các thành viên đều có trách nhiệm và quyền lợi tham gia vào bữa cơm gia đình , hãy tạo ra một không gian ấm cúng cho bữa ăn gia đình để các thành viên cảm thấy bữa ăn thực sự là khoảng thời gian hạnh phúc không thể bỏ qua .

29 tháng 12 2021

dòng họooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooo

26 tháng 8 2017

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình trạng bạo lực gia đình – thực trạng, nguyên nhân, hệ quả và giải pháp phòng tránh.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích (2đ):

      + Bạo lực gia đình là: hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình nhằm đe dọa, gây tổn hại đến sức khỏe, tâm lí, đời sống của các thành viên khác.

      + Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội.

   - Phân tích – chứng minh (5đ):

→ Các loại bạo lực gia đình:

      + Bạo lực về mặt thể xác: dùng vũ lực tác động làm tổn hại đến sức khỏe của người khác.

      + Bạo lực về mặt tinh thần: dùng lời lẽ xỉ vả, mắng nhiếc... trong một thời gian dài.

      + Bạo lực xã hội: không cho tiếp xúc với bạn bè, người thân, cộng dồng.

      + Bạo lực tình dục: loạn luận, cưỡng ép tình dục trong quan hệ vợ chồng...

→ Thực trạng của bạo lực gia đình: (Ảnh chụp số liệu thống kê trên trang wikipedia)

→ Nguyên nhân của bạo lực gia đình: cả chủ quan lẫn khách quan:

      + Do tệ nạn xã hội: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút (Say rượu, cờ bạc thua, thiếu tiền hút chích...) về nhà trút giận lên người thân.

      + Do kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp (trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới, .

      + Người trong cuộc bao che, ngần ngại, không tố cáo, để hành vi bạo lực đó vẫn tiếp tục tiếp diễn.

...

→ Hệ quả của bạo lực gia đình:

      + Tổn thương về thể xác lẫn tinh thần, nhất là đối tượng trẻ nhỏ bị bạo hành thể xác bị ảnh hưởng tâm lí nặng nề.

      + Thiệt hại kinh tế.

      + Đi ngược lại truyền thống gia đình tốt đẹp của dân tộc.

      + Vi phạm nghiêm trọng các quyền của con người: quyền tự do thân thể và bất khả xâm phạm thân thể.

→ Giải pháp phòng chống bạo lực gia đình:

      + Tuyên truyền, giáo dục nhận thức người dân về tác hại nghiêm trọng của bạo lực gia đình đến đời sống vật chất – tinh thần của mỗi con người.

      + Kịp thời nắm bắt những hoàn cảnh gia đình xảy ra bạo lực để có hướng hòa giải/ ngăn chặn.

+ Chế tài xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.

   - Bình luận (2đ):

      + Bạo lực gia đình là hiện tượng xấu, cần loại bỏ để xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

      + Bài học cho bản thân em, nhận thức hành động: ngăn chặn bạo lực từ chính ngôi nhà của mình, tuyên truyền với mọi người về nguyên nhân, tác hại...

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại vấn đề. Xã hội cần chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình.