K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chính sách mở cửa kinh tế: Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA, RCEP. Những hiệp định này giúp giảm thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Tăng cường đầu tư nước ngoài: Việt Nam đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đặc biệt trong ngành sản xuất và chế biến. Các doanh nghiệp FDI thường có khả năng xuất khẩu lớn, góp phần vào kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Thế mạnh về nông sản và hàng hóa chế biến: Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản như gạo, cà phê, hải sản, và nhiều sản phẩm chế biến. Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, giúp tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Lợi thế về nhân lực: Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, dồi dào và có chi phí thấp, giúp thu hút các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng hóa xuất khẩu. Cơ sở hạ tầng phát triển: Chính phủ đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng giao thông, cảng biển, sân bay, giúp cải thiện khả năng vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, rút ngắn thời gian và giảm chi phí Nhu cầu toàn cầu tăng cao: Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trên thế giới ngày càng cao, đặc biệt là trong bối cảnh phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19. Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội này để tăng cường xuất khẩu.

Do hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển sản xuất hàng hóa nên nhu cầu trao đổi, buôn bán và giao lưu kinh tế - hàng hóa với các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.

27 tháng 12 2018

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, ta thấy tỉnh/ thành phố Lào Cai có hoạt động xuất – nhập khẩu phát triển nhất ở khu vực Tây Bắc, tiếp đến là tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Sơn La,… (hoạt động xuất nhập khẩu được thể hiện bằng cột màu đỏ và cột màu vàng).

1 tháng 3 2021

Ngành công nghiệp sx hàng tiêu dùng lại phát triển mạnh vì họ sẽ xuất khẩu các mặt hàng đó ra nước ngoài ở nước ngoài chưa có công nghệ tiên tiến như họ nên họ có thể là nước sx mặt hàng đó tốt nhất làm tăng lượng đơn đặt hàng và cũng để phục vụ cho đời sống nhân dân nước họ , thị trường trong nước rộng lớn

1 tháng 3 2021

vì xuất khẩu các mặt hàng đó ra nước ngoài ở nước ngoài chưa có công nghệ tiên tiến như họ nên họ có thể là nước sx mặt hàng đó tốt nhất làm tăng lượng đơn đặt hàng và cũng để phục vụ cho đời sống nhân dân nước họ

23 tháng 3 2020

Năm 1995 Việt Nam gia nhập Asean đã mở ra cơ hội gì cho nền kinh tế đất nước:

A. Hợp tác giao lưu văn hóa được đẩy mạnh.

19 tháng 12 2021

C

15 tháng 10 2017

Đáp án: A

Giải thích: Duyên hải Nam Trung Bộ có hoạt động dịch vụ hàng hải (giao thông vận tải, hoạt động cảng biển) phát triển mạnh do có nhiều vịnh nước sâu để xây dựng cảng biển với nhiều cảng biển nổi tiếng như Cam Ranh, Vân Phong,...

12 tháng 4 2019

a) Tình hình khai thác hải sản Duyên hãi Nam Trung Bộ

- Là ngành kinh tế biển quan trọng và là thế mạnh của vùng.

- Họat động khai thác hải sản phát triển mạnh, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước.

- Nhiều tỉnh có sản lượng khai thác hải sản vào loại cao nhất cả nước (theo số liệu Atlat vào năm 2007):

+ Bình Thuận: khoảng 155.000 tấn.

+ Bình Định: khoảng 113.000 tấn.

+ Quảng Ngãi: khoảng 88.000 tấn.

+ Khánh Hòa: khoảng 67.000 tấn.

b) Họat động khai thác hải sản ở Duyên hải miền Trung phát triển mạnh, vì

- Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài nhất trong các vùng ở nước ta và tất cả các tỉnh đều giáp biển.

- Vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn.

- Có các ngư trường trọng điểm: Ninh Thuận - Bình Thuận, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Khí hậu nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tạo điều kiện cho các loài hải sản phát triển và sinh trưởng quanh năm; số ngày ra khơi nhiều.

- Là nơi gặp gỡ giữa các dòng biển, tạo điều kiện cho việc tập trung các luồng cá lớn bởi vì có nhiều phù du sinh vật do các dòng biển mang đến, là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho các loài động vật biển.

- Lực lượng lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp đông đảo, nhân dân có kinh nghiệm đánh bát, chế biến thủy, hải sản.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành đánh bắt hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ hải sản, cơ sở chế hải sản,...

- Nhu cầu lớn về mặt hàng hải sản ở trong và ngoài nước,...

9 tháng 8 2023

Tham khảo

SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC

1. Những thay đổi trong GDP và trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc.

+ Thay đổi GDP: Quý IV/2022, GDP Trung Quốc tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2021. Cả năm 2022, GDP tăng 3%, đạt hơn 121.020 tỷ Nhân dân tệ (17.950 tỷ USD), thấp nhiều so với mục tiêu Quốc hội đề ra xung quanh 5,5%. Đây cũng là năm có tốc độ tăng trưởng thấp hàng đầu trong vòng 47 năm qua. Tính theo ngành, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt 8.834,5 tỷ nhân dân tệ, tăng 4,1%; công nghiệp đạt 48.316,4 tỷ nhân dân tệ, tăng 3,8%; dịch vụ đạt 63.869,8 tỷ nhân dân tệ; tăng 2,3% so với năm 2021. Tính theo quý, GDP Trung Quốc lần lượt tăng 4,8%, 0,4%, 3,9% và 2,9% trong 4 quý so với cùng kỳ năm 2021.

+ Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu: Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2022 tăng trưởng nhanh, với tổng kim ngạch thương mại hàng hóa đạt 42.067,8 tỷ nhân dân tệ, tăng 7,7%; trong đó, xuất khẩu tăng 10,5%, nhập khẩu tăng 4,3% so năm 2021; giá trị xuất siêu đạt 5.863 tỷ nhân dân tệ.

2. Sự phát triển kinh tế tại vùng duyên hải của Trung Quốc.

+ Vùng duyên hải có tổng diện tích 1282 triệu km2, chiếm 13,4% diện tích đất nước. Dân số đạt 625,2 triệu người, chiếm 45,4% dân số cả nước.

+ GDP của vùng duyên hải đạt 7127,4 tỉ USD, chiếm 48,4% tổng GDP cả nước (2020). Các tỉnh có GDP cao nhất là Quảng Đông (1605,2 tỉ USD), Giang Tô (1488,7 tỉ USD) và Sơn Đông (1008,3 tỉ USD).

+ Đây là vùng có vị trí thuận lợi trong giao thương quốc tế nên Trung Quốc đã xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, thực hiện các chế độ ưu đãi về sản xuất, kinh doanh, thuế,… để thu hút đầu tư nước ngoài.

+ Vùng có nhiều đô thị nhất cả nước, nhiều trung tâm công nghiệp, khu chế xuất và trở thành vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, điển hình là khu kinh tế Thâm Quyến và Phố Đông.

26 tháng 9 2019

HƯỚNG DẪN

a) Điều kiện tự nhiên

− Có đường bờ biển dài, tất cả các tỉnh đều giáp biển.

− Có nhiều vị trí thuận lợi xây dựng cảng cá…

− Có nhiều ngư trường trọng điểm: Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

− Vùng biển ấm quanh năm.

b) Điều kiện kinh tế − xã hội

− Lực lượng lao động đông, có nhiều kinh nghiệm.

− Cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành thủy sản được chú trọng đầu tư (đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ thủy sản…).

− Công nghiệp chế biến phát triển.

− Thị trường tiêu thụ rộng lớn, trong đó mở rộng thị trường nước ngoài (ví dụ Nhật Bản đầu tư để đánh bắt cá ngừ đại dương xuất khẩu sang Nhật Bản trong những năm 2016 trở lại đây…).

− Chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước (ví dụ: Chính sách đầu tư phát triển đánh bắt xa bờ…).