Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích khổ thứ ba của đoạn trích "Mùa thu mới " của tác giả Tố Hữu :
"Yêu biết mấy ,những con người tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dám đóng những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn không sợ các loài sên!..."
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo\
1. Phân tích đề
Yêu cầu: phân tích nội dung khổ thơ đầu bài Sang thu.
Đối tượng, phạm vi đề bài: các câu thơ, từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong khổ 1 bài thơ Sang thu.
Phương pháp lập luận chính: Phân tích.
2. Hệ thống luận điểm
Luận điểm 1: Thiên nhiên sang thu được cảm nhận từ những gì vô hình.
Luận điểm 2: Cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu.
3. Lập dàn ý chi tiết
a) Mở bài
Giới thiệu về tác giả Hữu Thỉnh: Hữu Thỉnh (1942) là một nhà thơ viết nhiều về con người và cuộc sống thiên nhiên.
Giới thiệu bài thơ Sang thu: Sang thu (1977) là một bài thơ xuất sắc của Hữu Thỉnh viết về mùa thu, thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Dẫn dắt vấn đề và trích dẫn khổ thơ đầu bài Sang thu: Khổ thơ đầu bài thơ đã để lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa.
b) Thân bài: Phân tích khổ đầu bài Sang thu
* Luận điểm 1: Thiên nhiên sang thu được cảm nhận từ những gì vô hình.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ"
“bỗng”: sự ngạc nhiên, bất ngờ → đánh động mọi giác quan để nhận ra sự chuyển mình của trời đất.
“Hương ổi”: làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.
“phả”: động từ có nghĩa là tỏa vào, trộn lẫn → gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hòa vào trong gió heo may, lan tỏa khắp không gian.
"Sương chùng chình": những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm. → Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn
→ Hình ảnh sương chùng chình qua ngõ cùng với hương ổi phả vào trong gió se là những hình ảnh mùa thu ở thôn quê êm ả thanh bình.
* Luận điểm 2: Cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu.
Tất cả các từ: “bỗng, phả, hình như” đều bộc lộ rõ tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước những phát hiện thú vị báo thu về:
"Hình như thu đã về"
"Hình như": một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thật rõ ràng.
→ Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao. Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá. Câu hỏi như là một lời thông báo nhẹ nhàng rằng thu đã đến với tất cả chúng ta.
→ Tác giả cảm nhận tín hiệu mùa thu về ở không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế.
→ Bằng tất cả các giác quan: khứu giác, xúc giác và thị giác, nhà thơ cảm nhận những tín hiệu đặc trưng của mùa thu đều hiện diện (“hương ổi”, “gió se” và “sương”).
* Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ
Khả năng quan sát tinh tế
Ngòi bút miêu tả với những nét vẽ gợi tả độc đáo
Thủ pháp nhân hoá
c) Kết bài
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của khổ thơ đầu Sang thu.
Cảm nhận của em về khổ thơ.
4. Kiến thức mở rộng
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
Năm 1977, ông tham gia trại viết văn quân đội ở một làng ngoại ô Hà Nội (nay là Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội).
Đất nước ta lúc này vừa trải qua chiến tranh, cuộc sống thanh bình đã trở lại.
Trong cái mơ hồ phảng phất gió thu và lá thu đang ngả màu, nhà thơ đã trèo lên cây ổi chín vàng trong cả một vườn ổi bạt ngàn ở nơi này. Bài thơ bật lên từ đó, ngay khi nhà thơ còn ngồi trên cây ổi, những vần thơ được “được làm trong đầu” chứ chưa đụng chạm gì đến giấy bút.
- Về “chìa khóa” của bài thơ, nhà thơ tâm sự:
“Cuối bài thơ tôi đề là “Thu 1977”. Đây là chìa khóa của bài thơ mà rất nhiều người giảng về bài thơ này không hiểu hoặc không chú ý. Nếu chú ý thì sẽ hiểu thêm được rằng đây là một trong những mùa Thu đầu tiên của người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh. Nếu như họ là lính trong thời chiến họ mới hiểu được rằng đôi lúc chúng tôi đã rất mong trên đầu không có tiếng máy bay dù chỉ để được đi tắm giặt, đi hái rau hoặc tranh thủ đọc vài trang sách, mà cũng không có. Suốt ngày người lính trong thời chiến phải đối diện với tiếng súng nổ, tiếng bom rơi và tiếng động cơ phản lực… Chính vì vậy mà có lúc nào đó không phải nghe những âm thanh ấy thì quả là quý giá vô cùng”.
REFER
“Sang thu” là một bài thơ xuất sắc của Hữu Thỉnh. Khổ thơ mở đầu bài thơ đã để lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”.
Từ “bỗng” đã thể hiện được sự ngạc nhiên, bất ngờ của tác giả. Chữ “bỗng” được tác giả đặt ở đầu bài thơ như để đánh động mọi giác quan, mọi cảm nhận của độc giả để nhận ra sự chuyển mình của trời đất. Và vào khoảnh khắc ấy hương ổi vừa ngọt ngào vừa nồng nàn đã đánh thức giác quan của thi nhân. Ổi phải chín đến nhường nào, thơm ngon đến nhường nào thì mùi hương của nó mới đủ “phả vào trong gió se”.
Mùi hương ấy đã lan tỏa trong cái rét nhè nhẹ của đất trời, tạo nên một hương ổi ngọt ngào, thanh mát. Nhận ra hương ổi giống như một sự phát hiện nhưng ở đây là phát hiện ra mùi hương vẫn vương vấn mà bấy lâu nay con người hờ hững. Chính vì sự phát hiện ra cái gần gũi xung quanh mình cho nên con người mới có cảm giác ngỡ ngàng đôi chút bối rối ấy.
Phân tích khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Sang thu của Hữu ThỉnhTiếp nối những tín hiệu của mùa thu là hình ảnh: “sương chùng chình qua ngõ”. Sương trong câu thơ của Hữu Thỉnh được cảm nhận như một thực thể hữu hình có sự vận động chậm rãi. Từ láy “chùng chình” khiến người đọc liên tưởng đến sự thong thả, yên bình trong cái tĩnh lặng của thiên nhiên. Hình ảnh sương chùng chình qua ngõ cùng với hương ổi phả vào trong gió se là những hình ảnh mùa thu ở thôn quê êm ả thanh bình.
Như vậy, thu đến đã được cảm nhận bằng cả khứu giác và thị giác. Câu hỏi có vẻ dè dặt: “Hình như thu đã về” nhưng thật ra là một lời thông báo rất nhẹ nhàng rằng thu đã đến với tất cả chúng ta. Câu thơ không phải là một lời khẳng định hay một tiếng reo vui mà nó mang chút gì đó thâm trầm, kín đáo của người dân thôn quê.
Chỉ bốn câu thơ nhưng lại để trong lòng người đọc biết bao rung động. Bốn câu thơ còn chứa đựng trong đó là bức tranh thiên nhiên thôn quê khi thu về. Điều này đã khiến đoạn thơ càng trở nên gần gũi, thân thuộc.
Bằng nét vẽ gợi tả, Hữu Thỉnh đã giúp người đọc cảm nhận được sự chuyển mình của mùa thu. Đồng thời qua đây người đọc cũng thấy được khả năng quan sát tinh tế, ngòi bút miêu tả độc đáo của tác giả. Chính điều đó đã góp phần làm nên thành công và tạo chỗ đứng trong lòng độc giả.
Gợi ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả
- tác phẩm và chủ đề của đoạn thơ.
- Thân đoạn: + Bức tranh thứ nhất: . "đêm vàng": đêm trăng sáng, ánh trăng hòa vào dòng suối như tan ra.
. Con hổ " say mồi" sau bữa ăn no hay đang say sưa ngắm cảnh đẹp đêm trăng.
. Câu hỏi tu từ bắt đầu "nào đâu" gợi nhắc một quá khứ tươi đẹp.
=> Con hổ hiện lên như một thi sĩ trong đêm trăng đẹp
Em tham khảo:
Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.
Khổ thơ thứ ba trong bài "Mùa thu mới" của Tố Hữu thể hiện tình cảm yêu mến và trân trọng của tác giả đối với những con người lao động trong xã hội mới. Hình ảnh "Hai cánh tay như hai cánh bay lên" biểu trưng cho sự hăng say, nhiệt huyết trong công việc, đồng thời thể hiện khát vọng vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Câu thơ "Ngực dám đón những phong ba dữ dội" ca ngợi tinh thần dũng cảm, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách của con người trong công cuộc kiến thiết đất nước. Cuối cùng, "Chân đạp bùn không sợ các loài sên" nhấn mạnh sự kiên trì, bền bỉ và lòng quyết tâm vượt qua mọi trở ngại để đạt được mục tiêu. Tổng thể, khổ thơ này tôn vinh phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ mới, đồng thời thể hiện niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.