nêu cảm nghĩ của em sau khi học đoạn thơ dòng sông mặc áo của Nguyễn Trọng tạo
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nhé:
Bài thơ "Dòng sông mặc áo" là một bài thơ vô cùng đặc sắc. Bằng việc sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh đặc sắc và cả sự quan sát tinh tế của mimhf, tác giả đã thể hiện lên sự thay đổi màu sắc trong mỗi thời điểm của dòng sông. Đầu tiên là vào buổi nắng lên, tác giả đã miêu tả dòng sông như mặc áo lụa đào và thướt tha một cách nhẹ nhàng nhưng không kém phần quyến rũ. Tiếp theo là lúc về trưa. ở đây, dòng sông lại thay đổi màu sắc : từ màu lụa đào chuyển sang màu xanh. biện pháp so sánh như càng làm thêm vẻ tươi mới cho dòng sông. Và đến chiều tà, màu sắc lại nhẹ nhàng thay đổi sang màu hây hây ráng vàng. Đây là màu của hoàng hôn rực rỡ. Vậy ta có thể thấy, đây là một bài thơ đặc sắc.
refer
Viết về dòng sông quê mẹ, Tế Hanh có bài thơ "Nhớ con sông quê hương", Hoài Vũ có bài "Vàm cỏ Đông", Vũ Duy Thông có bài "Bè xuôi sông La"... Đó là những bài thơ hay mang nặng tình quê hương. Bài thơ "Dòng dông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo cũng là một bài thơ đem đến cho ta nhiều thương mến.
"Dòng sông mặc áo" gồm có 14 câu thơ lục bát, làm hiện lên trước mắt chúng ta một dòng sông quê rất đẹp, gương sông nước sông thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. Sông mặc áo, sông được nhân hóa như một thiếu nữ thích làm duyên. Nhà thơ rất tinh tế phát hiện ra những sắc màu, những nét đẹp của dòng sồng quê hương luôn luôn biến đổi.
Con sông làng ta trong ca dao uốn lượn "như hình con long" con sông Cầu "nước chảy lơ thơ"; con sông Thương "bên lở bên bồi... dòng trong dòng đục..." từng làm bao người xưa nay say mê.
Ta hãy đến chiêm ngưỡng "Dòng sông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo.
Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áo đẹp, áo dài "thướt tha" may bằng "lụa đào" cao cấp. Trưa về, dòng sông rộng bao la, sông mặc "áo xanh"... như áo mới. Chiều tà, sông "cài lên màu áo hây hây ráng vàng". Đó là áo lụa mỡ gà quý phái. Đầu hôm, sông mặc áo nhung tím có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô. Nửa đêm về khuya, sông lặng lẽ nép mình trong rừng bưởi, sông kín đáo giản dị khoác chiếc áo màu đen. Và sáng sớm hôm sau thật bất ngờ, dòng sông mặc áo hoa ướp hương bưởi, làm"ngẩn ngơ" lòng người:
"Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai..."
Bài thơ "Dòng sông mặc áo" đã thể hiện một cách thắm thiết tình yêu dòng sông nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm trong sáng ấy đã chan hòa với tình yêu quê hương đất nước.
Và chúng ta hãy khẽ ngân lên những vần thơ đẹp, hãy hát lên những lời ca về các dòng sông trên mọi miền quê:
"Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về đến Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi"...
1. Thể thơ lục bát. Đặc điểm: Trên 6, dưới 8 (chữ)
2. BPTT: Nhân hóa
Tác dụng: Làm cho khổ thơ trở nên sinh động hơn.
Cho thấy vẻ ngoài xinh đẹp, điệu đà như một cô thiếu nữ của dòng sông.
3. ND: Đoạn thơ nói về vẻ đẹp của dòng sông và vẻ đẹp của buổi chiều.
Hướng dẫn: Để thay đổi màu chữ em thực hiện các bước: 1. Chọn đoạn văn bản cần đổi màu, 2. Nháy chuột tại mũi tên bên phải nút Màu chữ, 3. Nháy chuột vào ô màu em muốn chọn như hình dưới đây:
Kết quả:
BPTT nhân hóa: "Dòng sông mới điệu làm sao", "Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha"
Tác dụng: làm hình ảnh con sông trở nên sống động, đặc sắc, có hồn hơn đồng thời thể hiện nên dáng vẻ sông một cách gần gũi hơn với đọc giả. Qua đó câu thơ giàu giá trị gợi hình gợi cảm hơn.
BPTT so sánh: "Áo xanh sông mặc như là mới may."
Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh và vẻ đẹp của con sông mới mẻ, nước sông trong đồng thời giúp người đọc dễ hình dung được cảnh sắc của sông. Qua đó câu thơ già sức gợi hình gợi cảm hơn.
Dòng sông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo là một đoạn thơ rất đẹp và trữ tình, mô tả cảnh sông nước với hình ảnh sinh động và phong phú. Sau khi học đoạn thơ này, em cảm nhận được sự tinh tế và sâu lắng trong từng câu chữ. Tác giả đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ, khiến em cảm nhận được vẻ đẹp bình dị nhưng rất đỗi nên thơ của dòng sông.
Đoạn thơ gợi lên trong em hình ảnh dòng sông như một người bạn tri kỷ, một người kể chuyện, luôn thay đổi và làm mới mình qua từng mùa. Dòng sông không chỉ đơn thuần là dòng nước chảy, mà còn là biểu tượng của sự sống động và biến đổi không ngừng. Qua đó, em cũng cảm nhận được tình yêu thiên nhiên sâu sắc và tình cảm chân thành của tác giả đối với quê hương.
Cảm xúc mà đoạn thơ mang lại còn làm em thêm yêu và trân trọng những giá trị văn hóa, những cảnh sắc thiên nhiên giản dị nhưng tuyệt đẹp quanh mình. Đó là những điều bình dị nhưng luôn chứa đựng vẻ đẹp tiềm ẩn, như dòng sông luôn "mặc áo" mới theo từng mùa, từng ngày.
Em rất thích cách Nguyễn Trọng Tạo sử dụng ngôn từ mượt mà, giàu hình ảnh và cảm xúc để tạo nên một tác phẩm đậm chất thơ. Đây thực sự là một đoạn thơ đáng để ta suy ngẫm và thưởng thức.