Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: (0.5 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? ( BIẾT)
A. Lục bát
B. Tự do
C. Bốn chữ
D. Năm chữ
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là phương thức nào dưới đây?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3: (0.5 điểm) Nhân vật trong đoạn thơ được nói đến là ai? ( BIẾT)
A. Mẹ
B. Cha
C. Bà
D. Con
Câu 4: (0.5 điểm) Xác định cách ngắt nhịp của 2 câu thơ sau đây: ( BIẾT)
Bao nhiêu khổ nhọc cam go
Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!
A. 2/2/2 và 2/3/3
B. 2/2/2 và 1/2/5
C. 2/2/2 và 2/4/2
D. 2/2/2 và 4/4
Câu 5: Trong câu thơ “Cha như biển rộng mây trời” tác giả sử dụng biện pháp so sánh có tác dụng như thế nào? (HIỂU)
A. Làm nổi bật công lao của người cha
B. Tạo sự hài hòa ngữ âm trong câu thơ
C. Miêu tả cảnh mây trời biển rộng
D. Làm nổi bật vẻ đep cao lớn của người cha
Câu 6: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì?
“ Nhưng chưa một tiếng thở than
Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi"(HIỂU)
A. Sự vất vả của người mẹ khi chăm sóc con.
B. Sự hi sinh của người cha dành cho con.
C. Sự hi sinh của người cha dành cho gia đình.
D. Tình cảm của con dành cho cha mẹ.
Câu 7: Ý nào sau đây thể hiện nội dung chính của đoạn thơ trên ? ( HIỂU)
A. Ca ngợi tình cha con
B. Ca ngợi tình bà cháu
C. Ca ngợi tình bạn bè
D. Ca ngợi tình anh em
Câu 8. Nhận định nào sau đây nói đúng về nghệ thuật của đoạn thơ ? (HIỂU)
A. Gieo thành công vần lưng, ngắt nhịp đa dạng và phong phú.
B. Sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, mang giọng điệu của bài hát ru.
C. Thể thơ lục bát mang giọng điệu của bài hát ru và biện pháp so sánh.
D. Kết hợp thành công yếu tố biểu cảm với tự sự và miêu tả hình ảnh cha.
Câu 9: Em hãy cho biết thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ trên? (VẬN DỤNG)
Thông điệp: Cả đời cha hi sinh, vất vả, gian nan nuôi lớn người con mình thành người chưa một lời thở than vì tình yêu thương con vô bến bờ. Chúng ta cần biết trân trọng tình thương đó, yêu thương cha nhiêù hơn qua những việc như giúp đỡ việc nhà, nghe lời cha mẹ và lễ phép, học giỏi.
Câu 10: Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về vai trò của người cha trong gia đình?( VẬN DỤNG)
Khi nhỏ, gia đình là cả thế giới của chúng ta. Và người bảo vế thế giới ấy, là cha. Bên cạnh sự dịu dàng của mẹ, là những lời nghiêm khắc răn đe và nhắc nhở của cha luôn ngày khi ta mắc lỗi lầm. Cha dạy con nên người, giảng cho con biết cách sống sao cho đúng, cần nên làm gì cho đời mình, tính cách làm việc ra sao là cần thiết để sau này tương lai con được tốt hơn. Không chỉ là người dạy dỗ, cha còn là một người bạn nuôi lên những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ của con. Với cả gia đình, cha luôn yêu thương và cố gắng làm lụng chăm chỉ hết mực, mỏi mệt để đổi lấy cơm ăn áo mặc cho gia đình, nuôi con ăn học. Có thể, cha không hay nói lời yêu thương, đối xử dịu dàng như người khác nhưng qua từng hành động lo lắng, quan tậm của cha chúng ta - những người con cần hiểu mình phải đáp lại tình yêu thương đó. Nói chung, người cha có vai trò rất quan trọng trong gia đình!
Phần II. Viết em tự làm hoặc tham khảo dàn ý trên mạng nha.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Bao nhiêu khổ nhọc cam go
Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!
Nhưng chưa một tiếng thở than
Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi
Cha như biển rộng mây trời
Bao la nghĩa nặng đời đời con mang!
(Ngày của cha – Phan Thanh Tùng- trích trong “Tuyển tập những bài thơ hay về ngày của cha”)
Câu 1: (0.5 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? ( BIẾT)
A. Lục bát
B. Tự do
C. Bốn chữ
D. Năm chữ
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là phương thức nào dưới đây?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3: (0.5 điểm) Nhân vật trong đoạn thơ được nói đến là ai? ( BIẾT)
A. Mẹ
B. Cha
C. Bà
D. Con
Câu 4: (0.5 điểm) Xác định cách ngắt nhịp của 2 câu thơ sau đây: ( BIẾT)
Bao nhiêu khổ nhọc cam go
Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!
A. 2/2/2 và 2/3/3
B. 2/2/2 và 1/2/5
C. 2/2/2 và 2/4/2
D. 2/2/2 và 4/4
Câu 5: Trong câu thơ “Cha như biển rộng mây trời” tác giả sử dụng biện pháp so sánh có tác dụng như thế nào? (HIỂU)
A. Làm nổi bật công lao của người cha
B. Tạo sự hài hòa ngữ âm trong câu thơ
C. Miêu tả cảnh mây trời biển rộng
D. Làm nổi bật vẻ đep cao lớn của người cha
Câu 6: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì?
“ Nhưng chưa một tiếng thở than
Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi"(HIỂU)
A. Sự vất vả của người mẹ khi chăm sóc con.
B. Sự hi sinh của người cha dành cho con.
C. Sự hi sinh của người cha dành cho gia đình.
D. Tình cảm của con dành cho cha mẹ.
Câu 7: Ý nào sau đây thể hiện nội dung chính của đoạn thơ trên ? ( HIỂU)
A. Ca ngợi tình cha con
B. Ca ngợi tình bà cháu
C. Ca ngợi tình bạn bè
D. Ca ngợi tình anh em
Câu 8. Nhận định nào sau đây nói đúng về nghệ thuật của đoạn thơ ? (HIỂU)
A. Gieo thành công vần lưng, ngắt nhịp đa dạng và phong phú.
B. Sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, mang giọng điệu của bài hát ru.
C. Thể thơ lục bát mang giọng điệu của bài hát ru và biện pháp so sánh.
D. Kết hợp thành công yếu tố biểu cảm với tự sự và miêu tả hình ảnh cha.
Câu 9: Tác giả đã nêu lên tình cảm cha con trong bài thơ và nêu lên những gánh nặng, sự hi sinh, tình yêu thương mà người cha dành cho con được ví như biển rộng, trời cao. Tình phụ tử trong bài thơ này cũng đã nói lên tình yêu thương mênh mông, rộng lớn của người cha đối với con cũng như tình cảm của con đối với cha.
Câu 10: Gia đình là nơi để về mỗi khi buồn, là chỗ nương tựa duy nhất dẫu mình có như thế nào đi chăng nữa. Gia đình cũng là nơi có người mình thân yêu, yêu quý. Mọi người trong gia đình đều dành một tình cảm lớn lao cho nhau, đùm bọc, che chở lẫn nhau. Đó cũng là nơi để con người có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, gia đình là nơi mọi người bày tỏ tình cảm đến người thân của mình. Đó cũng là nơi dù bạn có thất bại hay thành công hay ra sao thì mọi người vẫn yêu thương và an ủi bạn...
Viết:
Câu 1: Đoạn thơ trên gieo vần chân "an" ( than - than)
Câu 2: Biện pháp tu từ so sánh "Cha" - "biển rộng mây trời". Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.
- Cho thấy công lao dưỡng dục vĩ đại của người cha
- Thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với người cha của mình.
Câu 3: "Gian nan" có nghĩa là khó khăn trắc trở. Từ gian nan trong câu thơ tô đậm sự hi sinh không quản ngại gian truân của người cha để đứa con có cuộc sống hạnh phúc.
Câu 4:
Cụm danh từ "một tiếng thơ than"
Cụm đồng từ "mong cho con khỏe"
Câu 5: Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ ca ngợi tình phụ tử bao la, vĩ đại, hi sinh cả cuộc đời vì hạnh phúc của con cái. Từ đó, chúng ta cần có thái độ sống đúng đắn để cha không phải phiền lòng.
Câu 6: Câu thơ "Bao la nghĩa nặng đời đời con mang" muốn nhắc nhở đứa con về công lao sinh thành và dưỡng dục của người cha. Người con cần khắc ghi ân nghĩa ấy suốt đời và sống sao cho tròn đạo hiếu.
Câu 7: Tác giả đã so sánh công ơn của người cha với hình ảnh: biển rộng mây trời/ bao la nghĩa nặng đời đời con mang.
Câu 8: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm: yêu thương và trân trọng người cha của chúng ta. Đặc biệt là phải khắc ghi công ơn dưỡng dục của cha suốt đời và sống sao cho tròn đạo hiếu, đừng để cha mẹ phải phiền lòng.
Câu 9: Qua đoạn thơ trên, em rút ra bài học:
- Dành tình yêu thương nhiều hơn cho cha mẹ. Bên cạnh việc học cũng cần dành thời gian phụ giúp cha mẹ công việc nhà, chia sẻ bớt gánh nặng cho cha mẹ.
- Sống ngay thẳng trở thành người có ích cho xã hội để không phụ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ.
Đây là thơ thì PTBĐ chính là biểu cảm.
Ngoài ra sẽ còn có các PTBĐ khác, nhưng ở khổ thơ này thì lại không có.
Bài thơ là vẻ đẹp thiên nhiên khi mùa xuân về và tâm trạng xôn xao của tác giả khi được đón mùa xuân. Những hình ảnh mùa xuân được gợi lên từ bài thơ thật trong sáng và gần gũi: "lá mía" kêu xào xạc; "mầm ngô" lên xanh non; "bãi dâu" vào mùa ngon, "cà chua" hồng giấu mặt; "cát" cựa mình lấp loáng, dòng sông chảy nặng phù xa. Mọi cảnh vật đều được mùa xuân tiếp thêm nhựa sống mới. Nhưng không chỉ là cảnh vật mà còn có cả lòng người từ dòng sông muốn hòa thành biển khơi. Qua bài thơ trên ta thấy được tình yêu thiên nhiên thiết tha của tác giả. Con người dù có như thế nào vẫn luôn có sự gắn bó mật thiết với thiên nhiên nên chúng ta cần phải học cách trân trọng và bảo vệ thiên nhiên như chính cuộc sống của chúng ta.
– “Cuộc sống bị nhuốm màu đen”: Chỉ cuộc sống tối tăm, gặp nhiều sóng gió, khổ đau, bất hạnh, không hy vọng.
– “Cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh” (tạo nên một bầu trời đêm thật đẹp): chủ động, tìm hướng khắc phục với tinh thần lạc quan biến những đau khổ thành niềm vui, thành công và hạnh phúc.
– Ý nghĩa: Dẫu cuộc sống có tối tăm, đau khổ, bất hạnh đến đâu, mỗi con người cần chủ động thay đổi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2. Giải thích
- Thơ cần có hình: Thơ cần có hình ảnh (thiên nhiên, cuộc sống, con người...) để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng của nhà thơ. Đây là phương diện hình thức thơ.
- Thơ cần có ý: (ý nghĩa nội dung, tư tưởng của thi phẩm); có tình (tình cảm, cảm xúc). Đây là phương diện nội dung thơ.
- Ý nghĩa câu nói: tác phẩm thơ cần có sự kết hợp hài hòa giữa hình, ý, tình (hình ảnh, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc...). Hay nói cách khác, bài thơ cần kết hợp cả hai phương diện nội dung và hình thức.
3. Lí giải: Tại sao thơ cần phải có hình, có ý, có tình? (1,25)
- Đặc trưng của văn chương nói chung và thơ ca nói riêng là phản ánh, biểu đạt thông qua hình tượng nghệ thuật. Không có các hình tượng, thế giới tinh thần không thể biểu hiện cụ thể, nhà thơ không thể truyền dẫn thông điệp nội dung, tư tưởng, tình cảm một cách trọn vẹn, ấn tượng đến người đọc.
- Thơ ca thuộc phương thức trữ tình, thiên về biểu hiện thế giới chủ quan của con người bằng nhiều cách thức khác nhau nhằm biểu đạt những trạng thái tư tưởng, tình cảm và ý nghĩa phức tạp, đa dạng. Mỗi tác phẩm đều mang một ý nghĩa tư tưởng, thông điệp nhất định đòi hỏi người đọc phải căn cứ vào hình, ý, tình mới cảm nhận được.
- Biểu hiện, yêu cầu về hình, ý, tình trong thơ:
- Hình ảnh (có thể là hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống, con người...) những hình ảnh đó phải chọn lọc, đặc sắc, có sức khái quát, chân thực, đa nghĩa, nhằm để lại ấn tượng, dấu ấn sâu sắc.
- Ý, tình (tư tưởng, cảm xúc, tình cảm..) phải trong sáng, tiến bộ, có tính nhân văn, hướng con người tới các giá trị Chân - Thiện - Mĩ...
- Cảm xúc trong thơ phải mãnh liệt, chân thành, nhà thơ phải lựa chọn được những hình ảnh phù hợp để biểu đạt nội dung tư tưởng, cảm xúc một cách tự nhiên, sâu sắc có sức lay động lớn lao.
=> Tác phẩm văn học nói chung, thơ ca nói riêng chỉ hay khi có sự kết hợp hài hòa giữa hình, ý, tình (nội dung và hình thức).
4. Chứng minh (4,0)
4.1. Phân tích bài thơ "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi để chứng minh
- Hình ảnh thơ: giản dị, đời thường, có sức tạo hình, biểu cảm, giàu ý nghĩa.
- Nhiều hình ảnh thiên nhiên được Nguyễn Trãi miêu tả, hiện lên đa dạng: cây hòe, cây thạch lựu, đóa sen hồng, tiếng cầm ve... với đủ mầu sắc, âm thanh và hương vị của cuộc sống.
- Hình ảnh thiên nhiên luôn có sự vận động, giàu sức sống (thể hiện các động từ mạnh: đùn đùn, phun, tiễn,...).
- Hình ảnh về con người và cuộc sống: Lao xao chợ cá làng ngư phủ.
=> Nguyễn Trãi đã dựng lên bức tranh ngày hè sinh động, ấn tượng, giàu sức sống rất gần gũi, quen thuộc của nhiều vùng quê.
- Ý, tình của tác giả (vẻ đẹp tâm hồn).
- Tình yêu và sự gắn bó với thiên nhiên: cây hòe, cây thạch lựu, đóa sen hồng, tiếng cầm ve...đi vào thơ Nguyễn Trãi một cách chân thực, tự nhiên.
- Hình ảnh thiên nhiên được tác giả cảm nhận tinh tế, đa dạng, sinh động bằng nhiều giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác...)
=> Tình yêu thiên nhiên và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm cùng nhiều cung bậc cảm xúc của nhà thơ.
- Tình yêu đời, yêu cuộc sống: Phải sống một cuộc sống thanh nhàn (bất đắc dĩ) nhưng tâm hồn nhà thơ không u ám mà vẫn rất yêu và gắn bó thiên nhiên, cuộc sống.
- Tấm lòng thiết tha với dân với nước: Nguyễn Trãi luôn hướng tới cuộc sống của nhân dân, thấu hiểu cuộc sống vất vả, tần tảo của họ. Vì thế ông mong ước có được chiếc đàn của vua Ngu Thuấn để gảy lên khúc Nam phong nhằm đem lại cuộc sống no đủ, hạnh phúc cho nhân dân:"Dân giàu đủ khắp đòi phương".
=> Tâm hồn, nhân cách cao đẹp của Nguyễn Trãi "thân nhàn" mà "tâm không nhàn", "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".
- Ý nghĩa tư tưởng của bài thơ giàu tính nhân văn: Sống lạc quan, yêu đời, gắn bó với thiên nhiên, sống có trách nhiệm với nhân dân, đất nước.
4.2. Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du để chứng minh.
- Hình ảnh giàu sức khái quát:
- "Hoa uyển"- vườn hoa nơi Tây Hồ xưa đẹp đẽ nay trở thành bãi hoang, gò hoang, theo thời gian và sự bể dâu của cuộc đời, cái đẹp đã biến đổi dữ dội đến tàn tạ.
- "Son phấn", "văn chương": hình ảnh ẩn dụ chỉ sắc đẹp, tài năng của nàng Tiểu Thanh - người con gái có vẻ đẹp hoàn thiện, xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc nhưng lại bị thực tế phũ phàng vùi dập, phải chịu số phận bất hạnh, đau thương (mảnh giấy tàn, chôn vẫn hận, đốt còn vương).
- Ý và tình của nhà thơ:
- Tác giả thể hiện sự đồng cảm, xót thương cho cuộc đời, số phận của Tiểu Thanh - một con người tài sắc, bạc mệnh (Thổn thức bên song mảnh giấy tàn). Khóc thương cho Tiểu Thanh là khóc thương cho vẻ đẹp nhân sinh bị vùi dập.
- Bày tỏ sự bất bình trước những bất công, ngang trái ở đời, tố cáo những thế lực tàn ác đã chà đạp lên quyền sống con người, đặc biệt là người phụ nữ.
- Kí thác những nỗi niềm tâm sự qua việc tự nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh với những người tài hoa bất hạnh. Luôn trăn trở với "nỗi hồn kim cổ" tự vận vào mình mà không sao lí giải được (Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi/Cái án phong lưu khách tự mang)
- Gắn lòng thương người bao la với nỗi thương mình và mong muốn nhận được sự đồng cảm, tri âm của người đời. (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa/ Người đời ai khóc Tố Như chăng).
=> Thể hiện tình cảm chân thành, mãnh liệt, mối đồng cảm giữa một hồn thơ với một tình thơ.
- Ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm: Thể hiện tư tưởng nhân đạo, nhân văn cao cả, sâu sắc:
- Tình cảm nhân đạo không dừng lại ở phạm vi quốc gia mà lan tỏa ra ngoài biên giới. Phía sau lòng thương cảm con người là sự tự thương mình của một trái tim âm ỉ và trăn trở với nỗi đau thời thế.
- Mong muốn về một xã hội tự do, công bằng, nhân ái, con người được đối xử bình đẳng (đặc biệt là người phụ nữ).
5. Đánh giá, nâng cao
- Chính hình, ý, tình làm nên sức sống cho các tác phẩm trên. Mỗi tác phẩm thành công là sự kết hợp hài hòa của nội dung và hình thức.
- Quan niệm thơ của Chế Lan Viên rất đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa không chỉ với người sáng tác mà với cả người tiếp nhận. Từ thấy đến nghĩ đến rung động là hành trình hình thành của tác phẩm thơ và cũng là hành trình đánh thức người đọc của thi phẩm. Bởi vậy, trong sáng tạo nghệ thuật mỗi nhà thơ phải có thực tài, thực tâm mới làm nên sự sống cho tác phẩm. Độc giả cũng phải mở lòng mình để cảm nhận sâu cái hay, cái đẹp của thi phẩm trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.
- Nhận định là bài học cho bản thân khi tiếp nhận văn chương và sự trân trọng với những tác phẩm văn học, tài năng sáng tạo và tình cảm mà người nghệ sĩ gửi gắm.