K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2024

Mở bài
Bài thơ "Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu" của tác giả Lê Thánh Tông là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học cổ điển Việt Nam, thể hiện không chỉ sự trang trọng của một buổi lễ xướng danh, mà còn là tấm lòng của triều đình đối với việc trọng dụng nhân tài. Bài thơ này được viết nhân dịp lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu, thể hiện không khí trang nghiêm, long trọng của một sự kiện quan trọng trong lịch sử đất nước. Thông qua bài thơ, tác giả gửi gắm thông điệp về sự trọng dụng hiền tài và khát vọng phát triển đất nước. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân tích những giá trị văn học cũng như các thông điệp sâu sắc mà bài thơ mang lại.

Thân bài
Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, với cách sử dụng ngôn ngữ trang trọng, sắc sảo, tạo nên một không khí trang nghiêm của buổi lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu. Mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả một không gian trang trọng, nghiêm cẩn, nơi mà danh sách các thí sinh đỗ đạt được công bố. Điều này không chỉ là một sự kiện trong đời sống văn hóa, mà còn là sự kiện lớn đối với triều đình và xã hội thời bấy giờ.

Một trong những yếu tố nổi bật trong bài thơ là sự tôn vinh tài năng và phẩm hạnh của những người đỗ đạt trong khoa thi. Cái nhìn của Lê Thánh Tông về việc trọng dụng nhân tài thể hiện rõ qua các từ ngữ như “tài năng, trí thức” và “người đỗ đạt”. Đây là sự thể hiện niềm tin sâu sắc của nhà vua vào việc đất nước sẽ trở nên hưng thịnh nhờ vào những người tài giỏi, có phẩm chất đạo đức. Những người này không chỉ được công nhận về mặt học vấn, mà còn là những người có đức, có tài, xứng đáng để góp phần xây dựng đất nước.

Một điểm đáng chú ý trong bài thơ là việc tác giả sử dụng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ để ca ngợi các nhân vật. Ví dụ, các thí sinh đỗ đạt được ví như những vì sao sáng trên bầu trời, là những viên ngọc quý mà đất nước cần phải gìn giữ và phát triển. Những hình ảnh này không chỉ thể hiện niềm tự hào về tài năng mà còn là một lời nhắc nhở về trách nhiệm lớn lao mà các trí thức phải gánh vác trong công cuộc xây dựng đất nước.

Bên cạnh việc ca ngợi tài năng của những người đỗ đạt, bài thơ còn thể hiện lòng biết ơn đối với các bậc thầy, các nhà khoa bảng đã tận tâm truyền đạt kiến thức cho thế hệ sau. Đây là một thông điệp sâu sắc, khẳng định vai trò của giáo dục và sự quan trọng của những người làm công tác giáo dục trong xã hội.

Kết bài
Qua bài thơ "Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu", Lê Thánh Tông đã thể hiện được những quan điểm sâu sắc về việc trọng dụng nhân tài, về tầm quan trọng của việc đào tạo và phát triển con người trong xã hội. Bài thơ không chỉ là một tác phẩm văn học độc đáo, mà còn là một thông điệp mạnh mẽ về giá trị của giáo dục, của hiền tài trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Những tư tưởng ấy vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận ngày nay, khi mà xã hội hiện đại cũng vẫn cần những người tài đức vẹn toàn để góp phần đưa đất nước đi lên.

     
3 tháng 12 2023

Tham khảo : 

29 tháng 11 2023

Câu "Nghoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà" có thể là câu bạn thích. Vì câu này mang ý nghĩa mô tả cảnh vật một cách đặc sắc và hấp dẫn, tạo ra hình ảnh đẹp và sâu sắc trong tâm trí người đọc.

Tham khảo:

Chi tiết sĩ tử và quan trường được khắc hoạ rất sắc nét, bộc lộ tính cách kỳ thi và tính chất xã hội, đồng thời đây cũng là một chi tiết đầy tính chất trào phúng. Sĩ tử là người đi thi, quan trường là những ông quan coi thi, chấm thi có trách nhiệm trong việc thi cử. Bằng nghệ thuật đảo ngữ cùng với nghệ thuật trào phúng, tác giả đã vẽ nên trước mắt người đọc hình ảnh người thí sinh lôi thôi với những chai lọ trên vai thật là xốc xếch. Chữ “lôi thôi” này đặt ở đầu câu, gây ấn tượng mạnh, làm cho hình ảnh "vai đeo” chụp được tư thế và tư cách của những kẻ một thời được mang danh là kẻ sĩ, tiêu biểu cho ý thức xã hội phong kiến. “Lọ” ở đây người có người hiểu là lọ mực, có người hiểu là lọ đựng nước uống mà thí sinh phải mang theo. Dù là hiểu theo nghĩa nào, hình ảnh “vai đeo lọ” vẫn nổi lên thật mỉa mai cái vẻ xiêu vẹo, gãy đổ, lếch thếch, chẳng ra gì của những ông cử tương lai.

14 tháng 9 2023

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu đã miêu tả lễ xướng danh khoa thi tại trường Nam 1897, thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ khoa cử nhốn nháo:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa”

Chỉ một từ “lôi thôi” được đảo ra phía trước, nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. Sĩ tử mà bút mực đâu không thấy, chỉ nổi bật lủng lẳng một cái lọ (vì đường xa, phải đeo theo lọ nước uống). Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân nhố nhăng. Còn quan trường thì “ậm ọe” giọng như mửa, sĩ tử thì đông vì dồn cả hai trường thi lại nên quan trường phải “thét loa” lại còn lên giọng đe nẹt sĩ tử nên thành ra “ậm ọe” tởm lợm thật đáng ghét. Thái độ trào lộng của nhà thơ thật rõ ràng. Đối với “sĩ tử”, Tú Xương thấy nhếch nhác đáng thương; đối với “quan trường”, Tú Xương khinh ghét ra mặt. Quan trường của một kì thi quốc gia bát nháo mà còn “ậm ọe” không biết nhục.

29 tháng 8 2023

Dàn ý

1. Mở bài

     Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và nội dung chủ đề của bài thơ

2. Thân bài

Phân tích theo khổ:

- Khổ thơ đầu: “cành mận… con trẻ”. Phân tích nội dung và hình thức của khổ thơ

+ Hoa mận trắng muốt mang theo không khí mùa xuân

+ Màu hoa mận cũng là màu của tuổi thơ

+ Màu hoa mận đi cùng năm tháng, lặng lẽ nhìn ngắm mọi sự thay đổi

- Khổ thứ 2: “cành mận… làm đu”

+ Mùa hoa mận là một phần của buôn làng

+ Mùa hoa mận là dấu hiệu để dân làng nhận ra một mùa xuân mới đã về

+ Màu hoa mận là biểu tượng của màu xuân

- Khổ thứ ba: “canh mận… trở về”

+ Mùa hoa mận là của hiện tại

+ Mùa hoa mận là sự tiếp diễn

+ Mùa hoa mận là vòng lặp

+ Mùa hoa mận là hồi ức, kỉ niệm

3. Kết bài

     Kết luận về mùa hoa mận, về dân làng và về mối quan hệ giữa dân làng và mùa hoa mận, đưa ra nhận xét của bản thân.

Bài làm

     Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.

     Khổ thơ đầu tiên:

Cành mận bung cánh muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng ước mơ con trẻ

     Câu thơ đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.

     Khổ thứ hai:

Cành mận bung cánh muốt

Giục mẹ xôn xang lá, gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già bản hối hả làm đu

     Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.

     Khổ thứ ba:

Cành mận bung cánh muốt

Nhà trình tường ủ hương nếp

Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

Cho người đi xa nhớ lối trở về

     "Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bản làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.

     Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.

5 tháng 3 2023
 

     Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.

     Khổ thơ đầu tiên:

Cành mận bung cánh muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng ước mơ con trẻ

     Câu thở đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.

     Khổ thứ hai:

Cành mận bung cánh muốt

Giục mẹ xôn xang lá, gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già bản hối hả làm đu

     Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.

     Khổ thứ ba:

Cành mận bung cánh muốt

Nhà trình tường ủ hương nếp

Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

Cho người đi xa nhớ lối trở về

     "Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bảng làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.

     Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.

25 tháng 9 2024

Tinh thần lạc quan, ung dung tự tại trong mọi hoàn cảnh sống là nét đặc điểm nổi bật trong tính cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tinh thần đó đã trở thành một vũ khí để chiến đâu và chiến thắng mọi gian khó và kẻ thù. Thơ tức là người, thơ Bác thể hiện rõ phẩm chất cách mạng cao quý của người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" được sáng tác tháng 2 năm 1941 ở núi rừng Pác Bó là một trong rất nhiều bài thơ mang đậm phong cách ấy của Bác:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

 

Cuộc đời cách mạng thật là sang!”

    Pause 00:00 00:20 01:31 Mute    

Thời gian này Bác về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Trong điều kiện sống rất kham khổ: "Cháo bẹ rau măng", làm việc thiếu thốn "bàn đá chông chênh", bài thơ tràn ngập niềm vui và dí dỏm của một con người biết vượt lên hoàn cảnh để hướng tới một mục tiêu cao cả, đó là sự nghiệp giải phóng dân tộc. Mở đầu bài thơ tứ tuyệt, Bác viết:“Sáng ra bờ suối, tối vào hang.” Câu thơ gọn gàng, súc tích, chỉ có bảy chữ mà có cả thời gian, hành động. Thời gian là "sáng", "tối", không gian là "bờ suối", "hang" và trên nền của thời gian, không gian ấy xuất hiện bóng dáng của một người đang miệt mài làm việc. Cái từ ngữ chỉ hành động "sáng ra", "tối vào" gợi cho ta sự liên tưởng ấy. Điểm sáng của câu thơ ở chỗ tác giả rất chú ý đến trật tự của hai vế câu. Nếu nói: "Tối vào hang, sáng ra bờ suối" thì trật tự này tạo nên giá trị biểu nghĩa khác. Chất lạc quan vốn là bản tính của con người gang thép ấy nên trật tự tất yếu của câu thơ phải là: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang.” Với trật tự này, cảnh như vận động, không đứng yên, theo quy luật tuần hoàn của thời gian. 

Vì vậy, ta không lấy làm lạ khi bắt gặp thái độ "vẫn sẵn sàng" của Bác ở câu thơ kế tiếp: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. Thơ nói về một khí phách, một thái độ, một nhân sinh quan mà lời thơ vẫn dung dị như lời nói hàng ngày. Đặc điểm của thơ tứ tuyệt là câu, chữ hết sức tiết kiệm và một bài thơ hay đã bật lên được "chữ thần". Cụm từ "vẫn sẵn sàng" là điểm sáng của bài thơ. Câu thơ làm ta liên tưởng đến triết lí sống của người quân tử ngày xưa, "quân tử ăn chẳng cần no". Bác sẵn sàng chấp nhận cuộc sống vật chất kham khổ với thái độ vui đùa, cười cợt. Bác coi thường cái gian khổ thậm chí cả những khi thân xác bị đoạ đày đau xót, người chiến sĩ cách mạng ấy vẫn đùa cợt, dí dỏm. Những bài thơ "Pha trò", "Ghẻ", "Dây trói"... trong "Nhật kí trong tù" là thái độ ung dung tự tại trước những hoàn cảnh khắc nghiệt với lời thơ hóm hỉnh bất ngờ.

Khác với người xưa: "An bần lạc đạo", Bác Hồ là con người lao động, luôn luôn hành động vì một lí tưởng cao cả: “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng.” Làm việc trong hoàn cảnh thiếu thốn những tiện nghi cần thiết, mượn đá làm bàn, bàn đá lại "chông chênh", chi tiết vui, ngộ và đó là một sự vật. Trong cách nhìn sự vật. Bác thường phát hiện những chi tiết ngộ nghĩnh, điều đó biểu hiện một tâm hồn lạc quan. Bài thơ kết thúc: “Cuộc đời cách mạng thật là sang!” Ngôn ngữ thơ bình dị mà ý thơ thì lớn lao. Nếu điểm sáng của hai câu thơ đầu là thái độ "vẫn sẵn sàng" thì sức nặng của bài thơ được dồn vào câu kết, đặc biệt với cụm từ "thật là sang!". Đây cũng là một cách nói vui, nói quá lên, chất hài hước đó ta thường gặp trong thơ và trong cuộc sống đời thường của Bác. Chất hài hước này làm cho bài thơ gợi lên niềm lạc quan cách mạng sáng ngời.

Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" là một bài thơ giản dị mà sâu sắc. Bài thơ thể hiện một đạo lí sống cao đẹp nhưng lời thơ tự nhiên, không một chút vẽ vời hoa mĩ. Giọng điệu thơ rất gần với cách nói hàng ngày, ta có cảm giác Bác không cố ý làm bài thơ nhưng nó cứ đọng lại mãi trong tâm trí ta, sức sống lâu bền của bài thơ chính là chỗ đó.