K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT  Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi. CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN      Tôi là chữ A. Từ lâu, tôi đã nổi tiếng. Hễ nhắc đến tên tôi, ai cũng biết. Khi vui sướng quá, người ta thường reo lên tên tôi. Khi ngạc nhiên, sửng sốt, người ta cũng gọi tên tôi.      Tôi đứng đầu bảng chữ cái tiếng Việt. Trong bảng chữ cái của...
Đọc tiếp

A. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.

CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN

     Tôi là chữ A. Từ lâu, tôi đã nổi tiếng. Hễ nhắc đến tên tôi, ai cũng biết. Khi vui sướng quá, người ta thường reo lên tên tôi. Khi ngạc nhiên, sửng sốt, người ta cũng gọi tên tôi.

     Tôi đứng đầu bảng chữ cái tiếng Việt. Trong bảng chữ cái của nhiều nước, tôi cũng được người ta trân trọng xếp ở đầu hàng. Hằng năm, cứ đến ngày khai trường, rất nhiều trẻ em làm quen với tôi trước tiên.

     Tôi luôn mơ ước chỉ mình tôi làm ra một cuốn sách. Nhưng rồi, tôi nhận ra rằng, nếu chỉ một mình, tôi chẳng thể nói được với ai điều gì. Một cuốn sách chỉ toàn chữ A không thể là cuốn sách mà mọi người muốn đọc. Để có cuốn sách hay, tôi còn cần nhờ đến các bạn B, C, D, Đ, E,...

     Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách. Các bạn nhỏ hãy gặp chúng tôi hằng ngày nhé!

(Theo Trần Hoài Dương)

Câu 7. Lúc đầu, bạn chữ A có suy nghĩ gì về bản thân mình? (1 điểm)

Câu 8. Qua câu Để có cuốn sách hay, tôi còn cần nhờ đến các bạn B, C, D, Đ, E,..., em hiểu bạn chữ A đã nhận ra điều gì? (1 điểm)

Câu 9. Dấu câu trong câu Các bạn nhỏ hãy gặp chúng tôi hằng ngày nhé! được dùng để kết thúc kiểu câu gì? Viết một câu thuộc kiểu câu tương tự và có sử dụng dấu câu đó. (1 điểm)

1
6 tháng 12 2024

hay zay

Những người nổi tiếng thích đọc sách   Những người giàu có, nổi tiếng, thành đạt, thành công luôn là những người sử dụng và quản lý thời gian cực kỳ hiệu quả. Họ có rất nhiều kỹ năng mềm như giao tiếp, tài chính, quản lý, thuyết phục, thương lượng, phân quyền, dùng người… mà nếu như không đọc sách, không trau dồi kiến thức thì họ không thể tự mình hoàn thiện bản...
Đọc tiếp
Những người nổi tiếng thích đọc sách  

Những người giàu có, nổi tiếng, thành đạt, thành công luôn là những người sử dụng và quản lý thời gian cực kỳ hiệu quả. Họ có rất nhiều kỹ năng mềm như giao tiếp, tài chính, quản lý, thuyết phục, thương lượng, phân quyền, dùng người… mà nếu như không đọc sách, không trau dồi kiến thức thì họ không thể tự mình hoàn thiện bản thân được.

Cách đọc giúp bạn trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Hôm nay mình sẽ chia sẻ thói quen chung của người thành công giúp họ phát triển và tiến lên trong cuộc sống và thói quen chung đó là đọc, đọc rất nhiều, họ biết đọc, học tập sẽ giúp họ cải thiện và đạt được kiến thức trường tồn.

Benjamin Franklin là một trong những người thành lập đất nước nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ, một chính trị gia, một nhà khoa học, một nhà văn, một thợ in, một triết gia, một nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, một nhà ngoại giao hàng đầu. Ông đã nói: “An investment in knowledge pays the best interest” (Tạm dịch: Đầu tư vào tri thức đem lại lợi nhuận cao nhất).

 

Thomas Corley là một triệu phú tự thân, chuyên gia tài chính cá nhân, đồng thời là tác giả của cuốn sách bán chạy “Rich Habits: The Daily Success Habits of Wealthy Individuals” (Tạm dịch: Những thói quen giàu có: Thói quen hàng ngày dẫn đến thành công của người giàu). Trong nghiên cứu về người giàu của mình, ông đã phỏng vấn 233 cá nhân siêu giàu (177 người trong số đó là triệu phú tự thân) với thu nhập ròng hàng năm đạt ít nhất 160.000 USD và tài sản ròng đạt từ 3,2 triệu USD trở lên. Từ nghiên cứu này, ông đã phát hiện ra một số điều thú vị trong thói quen đọc sách của người giàu:

– 85% người giàu đọc từ 2 đến 3 cuốn sách về giáo dục và lập mục tiêu hàng tháng.

– 63% người giàu nghe audio book để học tập trong lúc lái xe đến nơi làm việc.

– 88% người giàu dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách nâng cao hiểu biết và tích lũy kiến thức.

– 58% đọc sách về tiểu sử của những người thành công nổi tiếng.

– 51% đọc sách lịch sử.

Trong khi đó, chỉ có 11% người giàu đọc sách với mục đích giải trí. Các tỷ phú như Warren Buffett, Bill Gates, Oprah Winfrey, J. K. Rowling hay Mark Zuckerberg …dành phần lớn thời gian mỗi ngày để đọc sách mở rộng hiểu biết.

Ông cho rằng người giàu xứng đáng được giàu có bởi họ luôn đặt ưu tiên vào những thứ mang lại thành công. Và một phần của những thứ mang lại thành công chính là đọc sách để nâng cao kiến thức.

Nếu bạn chỉ đọc sách vì mục đích giải trí, bạn sẽ là một trong 99% người bình thường của thế giới. Ngược lại, nếu bạn đọc sách để học tập và tích lũy kiến thức, bạn đang trên đường gia nhập vào danh sách 1% những người giàu nhất thế giới.

Chúng ta hãy cùng nhau bắt đầu với một số người nổi tiếng nhé.

Warren Buffett

Warren Buffett là một nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ thiện người Hoa Kỳ. Ông là nhà đầu tư thành công nhất thế giới, cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway, và được tạp chí Forbes xếp ở vị trí người giàu thứ hai thế giới sau Bill Gates với tài sản chừng 73 tỉ USD. Warren Buffett ước tính rằng 80% thời gian ngày làm việc của ông được dành cho việc đọc và suy ngẫm. Ông nổi tiếng với câu nói: “Tôi thường ngồi trong văn phòng và đọc hầu như tất cả mọi ngày”. Khi được hỏi chìa khóa để thành công của ông là gì. Ông đã trả lời đó là sách. Trong những ngày đầu tiên khởi nghiệp, Buffett đọc 600 – 750 trang sách hoặc hơn thế mỗi ngày. Cho đến tận hiện nay ông vẫn dành khoảng 60% thời gian để đọc sách.

Lời khuyên của Buffett dành cho mọi người: “Dù cho bạn ở giai đoạn nào của cuộc đời, không ngừng học hỏi và bạn sẽ thành công”.

Bill Gates

William Henry Gates III hay thường gọi là Bill Gates là một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft. Những người theo dõi vị tỷ phú giàu nhất thế giới Bill Gates đều biết rằng ông không chỉ đam mê kinh doanh mà còn rất yêu sách.

Trong một cuộc phỏng vấn, Bill Gates được hỏi là ông có nghĩ rằng việc đọc sách là điều cần thiết cho sự thành công của mình và cho những người khác hay không?

Bill Gates trả lời: bạn không thực sự bắt đầu già đi cho đến khi bạn ngừng học. Mỗi cuốn sách dạy cho chúng ta một cái gì đó mới và giúp ta nhìn thấy mọi thứ khác đi. Ông cũng nói thêm rằng đọc sách thúc đẩy một cảm giác tò mò về thế giới, điều này đã giúp ông tiến về phía trước trong công việc và trong sự nghiệp của mình.

Oprah Winfrey

Oprah Winfrey là phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên có tên trong danh sách các tỉ phú và được xem là một trong những nhân vật có nhiều ảnh hưởng nhất trên thế giới, là nữ hoàng truyền thông của Mỹ, người dẫn chương trình đối thoại trên truyền hình. Người phụ nữ này không chỉ tượng trưng cho quyền lực của nữ giới ngành giải trí Mỹ và còn là biểu tượng của sự vươn lên không ngừng nghỉ và nỗ lực phi thường.

Có thể nói, Oprah Winfrey đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận và làm tấm gương với tất cả những ai từng một lần xem chương trình hay đọc qua về cuộc đời bà: Cuộc đời và tuổi ấu thơ gian khó.

Trong một cuộc phỏng vấn Oprah đã tiết lộ về tình yêu của cô đối với việc đọc và cách một số sách và tác giả đã giúp cô trong sự nghiệp của mình.

J. K. Rowling

Joanne Rowling lấy bút danh là J. K. Rowling, là tiểu thuyết gia người Anh, tác giả bộ truyện giả tưởng nổi tiếng Harry Potter.

J.K.Rowling lớn lên bao quanh bởi những cuốn sách bởi vì cha mẹ cô thích đọc sách. Cô chia sẻ “Tôi sống vì sách”. Từ khi còn trẻ, cô đã muốn trở thành một nhà văn, cô đã có một ước muốn cháy bỏng để trở thành một nhà văn. Do đó cô đã thường xuyên viết sách và đọc sách từ khi còn bé.

Elon Musk

Ông được biết đến với tư cách người sáng lập SpaceX và đồng sáng lập Tesla Motors và PayPal. Tại SpaceX ông là CEO và Trưởng bộ phận thiết kế và ở Tesla Motors ông là Chủ tịch, CEO và Kiến trúc sư sản phẩm. Musk cũng là Chủ tịch của SolarCity.

Từ nhỏ Elon đã là một thần đồng, ông sang Canada năm 17 tuổi rồi sau đó là Hoa Kỳ để học tập và theo đuổi ước mơ phát triển các công nghệ thay đổi tương lai loài người. Ông là người đóng góp quan trọng vào sự phát triển của thanh toán trực tuyến, phát triển năng lượng sạch và các hệ thống giao thông tiên tiến, chinh phục không gian,… Ông là người gây cảm hứng cho nhân vật Tony Stark trong Iron Man. Ông là người mà nhiều người hâm mộ.

Elon Musk luôn khẳng định sức ảnh hưởng của những cuốn sách đối với bản thân. Không chỉ cung cấp kiến thức, sách còn cho Elon Musk cách ứng xử, cách nhìn nhận với thế giới để có được vị trí như hôm nay.

Elon Musk từng khiến rất nhiều người ngạc nhiên khi chia sẻ bản thân tự học cách chế tạo thuốc nổ, làm ra tên lửa nhờ vào việc chăm chỉ… đọc sách. Thậm chí ông còn nghĩ ra được cách để cải thiện giúp giảm chi phí khi sản xuất ra tên lửa.

Đối với Elon Musk, việc đọc sách luôn được ưu tiên dựa theo một mục tiêu nhất định mà bản thân đề ra. Dù vậy nhưng khi đã tìm hiểu được thứ mình muốn trong sách vở thì sự đam mê khám phá vẫn khiến ông tiếp tục tìm hiểu và đọc thêm nhiều sách hơn chứ không chỉ dừng lại ở mục tiêu “đọc cho biết” như dự định ban đầu.

Theo chia sẻ trong một bài phỏng vấn, thời trẻ, đã có lúc Elon Musk dành tới 10 tiếng mỗi ngày để đọc các tiểu thuyết khoa học viễn tưởng.

Mark Zuckerberg

Vào năm 2015, Mark Zuckerberg, người sáng lập ra Facebook, đã lập fanpage “A Year of Books” nhằm kêu gọi cả thế giới đọc ít nhất một quyển sách mỗi hai tuần.

CEO Facebook từng chia sẻ, ông đọc xong một cuốn sách trong vòng 2 tuần: “Tôi đọc sách chủ yếu để hiểu những nền văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử và kỹ thuật khác nhau của các nước. Sách giúp chúng ta khám phá một chủ đề và chìm đắm trong chúng một cách sâu sắc hơn các loại hình truyền thông khác ngày nay. Tôi mong muốn có thể cai nghiện truyền thông bằng cách đọc sách”.

Mark Cuban

Mark Cuban là doanh nhân, nhà đầu tư, nhà sản xuất phim người Mỹ, là chủ sở hữu của đội bóng rổ NBA’s Dallas Mavericks

Cuban từng tiết lộ, ông có thể đọc hơn 3 tiếng đồng hồ mỗi ngày – một thói quen khiến vợ ông khó chịu nhưng lại giúp Cuban thoải mái và tự tin trong việc kinh doanh.

Nói thêm về thói quen đọc sách của mình, Cuban cho biết; “Tôi đọc mọi cuốn sách hoặc tạp chí nào mà mình vớ được vì đôi khi tôi sẽ tìm được một ý tưởng thú vị nào đó trong chúng. Điều này có thể giúp tạo nên sự khác biệt kha khá”.

“Tôi luôn cố gắng dành thật nhiều thời gian cho việc tiếp nhận thêm thông tin, kiến thức. Đặc biệt là với mạng internet ngày nay thì điều này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều và tôi có thể dễ dàng cập nhật thông tin công nghệ một cách nhanh chóng”.

Tony Robbins

Tony Robbins là tác giả của những quyển sách về việc tự hoàn thiện bản thân cũng như là diễn giả nổi tiếng về phát triển tiềm năng con người. Với những kinh nghiệm từ tuổi thơ không may mắn, nhiều biến cố, những bài nói chuyện của ông rất gần gũi và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho khán giả.

Robbins lớn lên trong một gia đình không mấy hạnh phúc, ông có một người mẹ nát rượu, một ông bố hà khắc và Robbins chia sẻ rằng chính những cuốn sách là thứ đã cứu rỗi cuộc đời ông, mang lại thành công cho sự nghiệp của tác giả, diễn giả hàng đầu thế giới này.

Việc đọc sách không chỉ giúp cung cấp tri thức mà còn thắp nên ngọn lửa đam mê trong Tony Robbins ” Tôi từng đọc rất nhiều và rất nhanh, khoảng 700 cuốn sách trong vòng 7 năm về đủ mọi lĩnh vực từ tâm lý học, triết học… tất cả mọi thứ có thể giúp thay đổi cuộc sống của tôi.”

Barack Obama

Barack Hussein Obama II hay thường gọi là Barack Obama là tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, ông là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bầu vào chức vụ này. Ông là một con mọt sách chính hiệu. Trong cuốn sách “Dreams From my Father” (Những giấc mơ từ cha tôi), ông đã chia sẻ về tình yêu văn học của mình: Obama nói “Khi tôi không phải làm việc, những ngày cuối tuần của tôi sẽ là ngồi một mình trong căn hộ trống với hàng đống sách vở xung quanh”.

Không chỉ những người nổi tiếng này mà hầu hết mọi người nổi tiếng đều thích đọc, bởi vì họ hiểu tầm quan trọng của việc học và cải thiện bản thân, họ hiểu giá trị của tri thức và cách nó có thể giúp họ phát triển và tiến lên trong cuộc đời này.

Ngay cả mình cũng muốn khuyên bạn nên bắt đầu đọc sách, sách sẽ giúp bạn tìm hiểu một quan điểm khác về cuộc sống và giúp bạn học hỏi, cải thiện và hướng tới sự cải thiện bản thân, cải thiện xung quanh.

1
29 tháng 2 2024

hay, cảm ơn

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Hạnh phúc là kỹ năng và đã là kỹ năng mọi người có thể được đào tạo để có hạnh phúc ấy. Cả cổ học và khoa học hiện đại cùng tương đồng ở một điểm: muốn hạnh phúc con người phải làm chủ được thân tâm của mình. Vì thế con người phải kiểm soát được các tác động bên ngoài. Có những...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Hạnh phúc là kỹ năng và đã là kỹ năng mọi người có thể được đào tạo để có hạnh phúc ấy. Cả cổ học và khoa học hiện đại cùng tương đồng ở một điểm: muốn hạnh phúc con người phải làm chủ được thân tâm của mình. Vì thế con người phải kiểm soát được các tác động bên ngoài. Có những kỹ năng về xã hội và tình cảm ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc và những kỹ năng này hoàn toàn có thể được đào tạo. Như kỹ năng đối phó và ứng xử với cảm xúc, tạo ra những mối quan hệ tích cực với người chung quanh. Sự đồng cảm vị tha kết nối con người lại cũng được chứng minh là rất quan trọng để có hạnh phúc. (…) Những nghiên cứu gần đây cho thấy hạnh phúc là nhân chứ không phải là quả. Có nghĩa là bạn hạnh phúc thì bạn sẽ giàu có hơn, nhiều bạn bè hơn và thịnh vượng hơn, chứ không phải vì bạn thịnh vượng hơn mà bạn hạnh phúc hơn. Tôi nghĩ con người phải quay về với chính mình, nhìn sâu vào bên trong mình, hãy dành thời gian lắng nghe mình. Nếu mình không lắng nghe mình thì chẳng có ai trên thế giới chấp nhận lắng nghe mình. Và nếu chúng ta không kết nối được với bản thân mình thì cũng không thể kết nối với người chung quanh. Kết nối với mình để mình kết nối với người khác chứ không phải sầu muộn. Cũng như sự đồng cảm sẽ không có ý nghĩa gì nếu không trao cho người khác.” (Trích lời của Giáo Sư Hà Vĩnh Thọ, Giám đốc Trung tâm Hạnh phúc Quốc gia của Bhutan) 1. Nêu chủ đề của đoạn văn bản trên. 2. Theo tác giả, con người cần làm gì để có hạnh phúc? 3. Tại sao tác giả cho rằng Sự đồng cảm vị tha kết nối con người lại cũng được chứng minh là rất quan trọng để có hạnh phúc? 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến “sự đồng cảm sẽ không có ý nghĩa gì nếu không trao cho người khác.” không? Vì sao?

0
25 tháng 3 2018

Những kiến thức, kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần Đọc- hiểu văn bản và phần tiếng Việt tương ứng giúp ích nhiều cho việc viết văn tự sự

Ví dụ: Truyện ngắn Làng của Kim Lân sẽ giúp học sinh có thêm hiểu biết về tình huống truyện, trình tự thời gian, tâm lí nhân vật, ngôn ngữ tự sự, ngôn ngữ nhân vật…

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT...
Đọc tiếp

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...

Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.

Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 đã gây rắc rối cho nhiều thí sinh và đọc báo thấy nói điểm thấp “thê thảm”, tôi quyết định tự mình làm thử. Tôi là người Australia, có bằng tiến sĩ triết học ở Đại học Melbourne nên làm xong chỉ mất 30 phút. Tuy thế, chưa chắc tôi đã được điểm tuyệt đối.

Ai từng trải qua chương trình học tiếng Anh ở Việt Nam cũng biết nó khá nặng về ngữ pháp. Nhưng đề thi năm nay không đầy ắp câu trắc nghiệm ngữ pháp khô khan. Vấn đề ở đây là các câu hỏi kiểm tra kiến thức từ vựng, kiểu chọn từ gần đồng nghĩa nhất với từ gạch dưới trong câu sau.

Người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

Vài câu hỏi có 2 phương án trả lời đủ đồng nghĩa với từ gạch dưới mà tôi phân vân không biết chọn đáp án nào. Một số câu hỏi khác khiến tôi tự nhủ: Không biết học sinh cấp ba ở Australia có chắc chắn biết cụm từ “disseminate knowledge" (phổ biến kiến thức) hay “broach a subject" (động đến vấn đề nhạy cảm) là gì không.

Câu hỏi đặt ra: Phần lớn người bản ngữ còn chưa chắc rõ những từ này thì người trẻ Việt Nam sắp vào đại học biết để làm gì?

Một trong những thách thức ngành giáo dục đang phải đối mặt trong năm học 2018-2019 chính là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.

Trả lời báo chí ngày 4/9, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Chúng tôi cũng tập trung thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh theo hướng không chỉ giáo dục trong, mà còn ngoài nhà trường, để làm sao đề án mà trước kia là 2020, giờ trình Chính phủ điều chỉnh lại là đề án 2080, theo hướng thiết thực, hiệu quả".

Ở Việt Nam, người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói những điều này rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

HIỂU CHẾT LIỀN'

Đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 năm nay (chắc như đề thi mấy năm trước) chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu, không yêu cầu thí sinh viết nguyên câu, không cần bày tỏ ý kiến hay tóm tắt lại thông tin, và tất nhiên không có phần nào liên quan giao tiếp.

Nếu mục đích là kiểm tra KIẾN THỨC VỀ tiếng Anh (bao gồm một số điểm khá nâng cao) thì đề thi này tuyệt vời. Thế nhưng, nếu mục đích là kiểm tra KHẢ NĂNG DÙNG tiếng Anh thì giá trị của nó hầu như rất ít.

Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hòa nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hóa.

Có nhiều thí sinh bị rớt môn tiếng Anh là chuyện không hề nhỏ. Nhưng vấn đề lớn hơn là ngay cả đối với những thí sinh vượt ải, thậm chí điểm cao chót vót, thì khi vào đại học vẫn chưa chắc có thể sử dụng tiếng Anh thành thục.

Tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ, vừa đáng cười vừa đáng buồn, về tiếng Anh kém cỏi của những học sinh tôi đã dạy (một số đã thi tốt nghiệp cấp ba với điểm tiếng Anh kha khá).

Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hoà nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hoá.

Ở một trường đại học tôi dạy môn tiếng Anh giao tiếp năm thứ hai, sinh viên được yêu cầu nộp bài viết về những yếu tố chính của một bài thuyết trình thu hút và thuyết phục khán giả. Đọc xong 4, 5 bài, tôi gần như bị chóng mặt. Tiếng Anh viết của sinh viên thì không tự nhiên, đến độ mất ý nghĩa. Suy nghĩ lại một chút, tôi mới nhận ra tại sao: Phần lớn sinh viên đã viết bài bằng tiếng Việt và nhờ Google dịch giúp vì không có khả năng viết bài đơn giản bằng ngôn ngữ họ đang học. 

Ở một trường đại học khác, tôi dạy khóa trang bị những kỹ năng tiếng Anh cần thiết cho sinh viên khi vào đại học. Mặc dù sinh viên tham dự đã đậu bài kiểm tra 4 kỹ năng, trong 20 phút đầu, tôi có cảm giác nhiều bạn theo không kịp những điều mình nói bằng một thứ tiếng Anh rõ ràng và thông thường nhất có thể.

Sinh viên thì nhiệt tình, ham học nhưng không khí vẫn nghẹt thở. Rõ ràng là, mặc dù cũng có thể họ đã luyện nghe khá nhiều, có lẽ gần như chưa bao giờ nghe một người bản ngữ nói tiếng Anh một cách bình thường. Tôi thử đổi sang tiếng Việt: “Các bạn hiểu chết liền đúng không?” Cả lớp cười to. Nhờ vậy, không khí trong lớp mới bớt căng thẳng chút.

SỢ SAI, SỢ "QUÊ", SỢ HỎI

Cách học tiếng Anh không thực tế dẫn đến những vấn đề vô cùng lớn, gây ra nhiều hệ quả khác nhau. Và mọi vấn đề này đều xuất phát từ những nỗi sợ cố hữu của người Việt: sợ sai, sợ “quê” và sợ hỏi.

Thứ nhất là tâm lý sợ sai. Đã nhiều lần bắt chuyện với người Việt bằng tiếng Anh, có khi là người thông minh đã học tiếng Anh nhiều năm, tôi để ý thấy khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt thường biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

Đối với tôi, nỗi “sợ người nước ngoài” này đặc biệt khó hiểu: Khi qua Việt Nam, đại đa số người bản ngữ  không quan tâm người Việt nói sai ngữ pháp hay phát âm chưa chuẩn, mà chủ yếu để ý đến nội dung chính người nói muốn truyền đạt. Bất kỳ ai tự học một ngoại ngữ khác thì đủ “bầm mình” để hiểu rõ việc nói tiếng nước ngoài khó như thế nào.

Nếu tự ý thức chút nữa, họ càng phải hiểu tầm quan trọng của việc “nói sai”: Trong lớp là nơi thầy cô có thể sửa lỗi, “ngoài đường" là nơi mình phát hiện ra cách nói tiếng Anh nào dễ hiểu, thực dụng và dễ sử dụng nhất.

Khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

Vấn đề tiếp theo là cái có thể gọi là rối loạn lo âu khi phải đối đầu sự mập mờ, có ảnh hưởng đặc biệt đến khả năng nghe. Người Việt thường được khuyến khích hiểu bài học thông qua việc vận dụng các quy tắc ngữ pháp và tra từ điển. Kết quả là khi họ lâm vào tình trạng chỉ hiểu sơ sơ những gì một người bản ngữ nói - tức là ở tình thế rất bình thường khi đang học một sinh ngữ - thì đã cảm thấy hết sức khó chịu.

Nguyên nhân là phong cách dạy lỗi thời. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh và khó nghe hiểu được, đúng ra người học phải bình tĩnh lại, thử nghe ra những từ khóa cần thiết để hiểu ý chính của người nói và, trong trường hợp vẫn “hiểu chết liền" thì hỏi lại: “Could you say that again?” (Làm ơn nhắc lại được không?)

Điều đáng nói là hệ thống dạy ngôn ngữ ở Việt Nam thì đã và đang âm thầm làm điều ngược lại: Nó vẫn khiến cho học trò quá rụt rè trong việc hỏi lại những gì họ chưa hiểu, thậm chí khi họ thực sự tò mò muốn biết.

Vấn đề thứ ba thấy rất rõ ràng khi xem qua đề thi tiếng Anh THPT năm nay là người Việt học tiếng Anh không chú tâm đầy đủ ngữ cảnh liên quan. Khi tôi được đào tạo dạy tiếng Anh cho người không phải bản ngữ, giáo viên hay nhắc các thầy cô tương lai về kết quả của một cuộc nghiên cứu ngôn ngữ học: Để nhớ lâu một từ mới, một học trò với trí nhớ trung bình cần “gặp” lại nó khoảng 7 lần trong 7 tình huống khác nhau.

Còn phương pháp dạy tiếng Anh phổ biến ở trường Việt Nam thì khác hẳn. Học trò vẫn bị bắt buộc học từ mới một cách máy móc, hiểu ra ý nghĩa từ 1, 2 ví dụ đơn điệu, tách biệt với tình huống cụ thể, không liên quan hành động thực tế nào giúp họ hiểu và nhớ. Kết quả của cách dạy và học này là bài thi phần lớn câu hỏi hoàn toàn thiếu ngữ cảnh.

CÔNG CỤ GIAO TIẾP HAY NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN

Muốn phê phán thì phải có giải pháp khắc phục. Tới đây chắc sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra: Một chương trình học Anh ngữ cấp 2, cấp 3 chất lượng cao thì ra sao? Một đề thi chất lượng cần kiểm tra cái gì và nên kiểm tra bằng cách nào?

Ngoài việc dạy và luyện cả 4 kỹ năng, cái cần được nhấn mạnh là học và hiểu qua bối cảnh, đồng thời khích lệ học trò DÙNG tiếng Anh một cách thiết thực, hiệu quả.

Dạy ngữ pháp hay từ vựng không có gì sai - dù gì vẫn có những điểm khi học một ngôn ngữ mới, học sinh vẫn phải học thuộc lòng hay lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng phải công nhận là đại đa số học sinh sẽ không "tiêu hóa" được bài, nếu không có câu chuyện hay thông tin hấp dẫn đi kèm, hoặc không có trò chơi hay thử thách đủ để thu hút và giữ sự chú ý từ người học.

Khi học viết thì phải khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm của chính mình. Khi học nói phải kích thích học sinh mô tả thế giới xung quanh, những trải nghiệm của chính lứa tuổi teen. Khi học đọc thì phải cho học sinh mang lên lớp tài liệu giàu ý nghĩa được chính các em chọn lọc, chứ không phải bài đọc nghiêm nghị có giá trị giáo huấn nặng nề.

Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

Tôi không có ý khuyên giáo viên gạt bỏ tất cả giáo trình qua một bên. Thế nhưng, đó phải là giáo trình tiếng Anh và thiết bị lớp học “thế hệ mới", cùng với giáo viên tiếng Anh - không cần thiết là người nói tiếng Anh hoàn hảo - được đào tạo trên tinh thần tận dụng nguồn tài liệu khổng lồ hữu ích trên Internet.

Đề thi tiếng Anh cần được thiết kế lại để có 4 phần riêng kiểm tra cả 4 kỹ năng, đi cùng với chương trình được mở rộng nói đại khái ở trên. Chuyện quan trọng không kém là cần thay đổi triệt để tiêu chí ra đề và chấm bài thi.

Nếu bài thi thuộc “thế hệ cũ" (như đề thi tiếng Anh THPT 2018) đòi hỏi trình độ hiểu biết về tiểu tiết cao đến mất ý nghĩa thực tế, tiêu chí mới cần xoáy sâu vào giao tiếp thành công, tiếp thụ thông tin hiệu quả hay giãi bày ý kiến mạch lạc, rõ ràng.

Nói tiếng Anh giọng Việt Nam hơi đặc sệt một chút cũng được, miễn là người nghe hiểu được ý. Viết cũng vậy: Email có sai ngữ pháp hay vụng về chút cũng ít khi thành vấn đề trên thực tế, vì vậy nó không nên bị quan trọng hoá khi ra đề hay chấm điểm.

Việc phần lớn thí sinh trượt tiếng Anh THPT năm nay không hề có nghĩa là tiếng Anh trung bình của giới trẻ VN không có tiến bộ. Khảo sát so sánh trình độ tiếng Anh của các nước khác chỉ rõ Việt Nam đứng giữa danh sách và có xu hướng đi lên.

Việt Nam vẫn xếp sau Singapore và Philippines - nơi tiếng Anh là một trong số ngôn ngữ chính thức hay được công nhận là ngôn ngữ giảng dạy, nhưng vẫn trội hơn Nhật Bản. Lớp học tiếng Anh ở Nhật hay Hàn Quốc ép học sinh học gạo và tập trung vào những kiến thức về ngôn ngữ bị tách rời, chủ yếu vì chúng dễ kiểm tra, và đặc biệt thích hợp với tư tưởng bằng cấp.

Việt Nam có thể học từ ai nếu muốn tiến lên tiếp? Singapore cho học sinh thực hành nói bằng cách học diễn, kể chuyện. Đề thi tiếng Anh cấp ba bao gồm phần viết, nói và nghe; học sinh thi nói phải mô tả hình.

Ở Philippines, tiếng Anh không chỉ được coi là môn học mà là phương tiện truyền thông hàng ngày. Điều làm học sinh thấy thích thú là trọng tâm của lớp học. Ngoài giờ lên lớp, còn có chương trình tiếng Anh do chính người Philippines nói tiếng Anh lưu loát sản xuất và dẫn.

Mục đích của chương trình học nên là kỹ năng thực tế giúp học sinh giao tiếp với người nước ngoài, tự giới thiệu sơ qua về bản thân, tìm hiểu người nghe một chút, giao tiếp với họ một cách có hiệu quả. Hay nói một cách cụ thể hơn, để giúp người Việt sắp vào đời không ngại, không muốn chạy trốn, không sợ sai hay mất mặt khi có người nước ngoài đứng trước mặt và bắt chuyện.

Đương nhiên, vẫn sẽ có những người Việt cần đến kỹ năng tiếng Anh “hàn lâm" và phức tạp hơn. Nhưng chuyện đó không có nghĩa phải lấy từ ngữ “siêu cao cấp" làm trọng tâm của chương trình Anh Ngữ cấp ba. Mục đích rõ ràng, ngay cả của việc học đại học đối với đại đa số sinh viên ngày nay, là có bằng và đủ kiến thức để kiếm được một việc làm sau tốt nghiệp.

Khi vào đại học, sinh viên giỏi muốn học thật cao sẽ cặm cụi đọc hiểu, thảo luận tài liệu tiếng Anh liên quan chuyên môn của họ, trình bày sự kiện phức tạp và ý kiến tinh tế trong bài viết hay thuyết trình tiếng Anh. Nhưng, để đạt đến trình độ học vấn tiếng Anh cao như vậy, chắc chắn người học không thể bỏ qua cái nền cơ bản: Khả năng dùng tiếng Anh cho những mục đích hàng ngày, như nghe hai người bản ngữ nói chuyện về thời tiết hay bày tỏ quan điểm của mình về iPhone đời mới nhất.

Nếu đi theo hướng đó, Việt Nam cần phải thay đổi trước tiên định hướng cốt lõi của việc dạy và học tiếng Anh: Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

2

dài vậy trời

17 tháng 11 2021

đọc mỏi mắt quá

Đọc văn bản sauThựctế cho thấy,người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Khi bước vào nghề, một nhân viên thiếu các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch… là một hạn chế khiến họ khó có thể hòa đồng và tồn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau

Thựctế cho thấy,người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Khi bước vào nghề, một nhân viên thiếu các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch… là một hạn chế khiến họ khó có thể hòa đồng và tồn tại lâu.. Hầu hết các nhà quản lý và nhà tuyển dụng đều than phiền nhân viên trẻ thiếu và rất yếu về kỹ năng mềm, đa số không đáp ứng được yêu cầu công việc dù họ có bằng cấp rất tốt… Họ cho rằng 80% sự thành công của một cá nhân là nhờ vào kỹ năng mềm chứ không phải kỹ năng cứng (kiến thức chuyên môn). Song thực tế, việc đào tạo kỹ năng mềm trong nhà trường hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ, trong khi đó nhiều sinh viên cũng chưa ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng mềm. Trước nhu cầu phát triển, hội nhập của Việt Nam với thế giới kinh tế tri thức, với kỷ nguyên internet đã giới hạn địa lý, giới hạn dân tộc ngày càng thu hẹp. Trong thời đại làng toàn cầu, công dân toàn cầu, những kĩ năng mềm (kỹ năng sống) như giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, chấp nhận sự khác biệt, ứng xử đa văn hoá,…càng trở thành hành trang không thể thiếu với bất cứ một người nào, đặc biệt là giới học sinh, sinh viên - nguồn tài nguyên quan trọng nhất để phát triển đất nước. (Khoá học kỹ năng mềm, nguồn: Cuocsongdungnghia.com)

Thực hiện các yêu cầu

Câu1. Theo tác giả, kỹ năng cứng, kỹ năng mềm trong đoạn trích là gì? Câu 2 vì sao trong đoạn trích tác giả cho rằng giới học sinh sinh viên là nguồn tài nguyên quan trọng nhất để phát triển đất nước? Câu 3 Anh chị hãy nêu tác dụng của kỹ năng mềm đối với mỗi người trong cuộc sống? Câu 4 anh chị có đồng ý với ý kiến "việc đào tạo kỹ năng mềm trong nhà trường hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ" không? Vì sao? Nghị luận xã hội Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về một kỹ năng mềm và anh chị cho là cần thiết nhất trong cuộc sống của mình.

0
18 tháng 2 2020

ngu vcl

18 tháng 2 2020

bạn Minh Quang bạn là loại người không tôn trọng người khác

ĐỌC HIỂU: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đạng ở dộ tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kỹ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tại sao? “Tại sao không”?... Và thử...
Đọc tiếp

ĐỌC HIỂU: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đạng ở dộ tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kỹ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tại sao? “Tại sao không”?... Và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ tự cao, tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/ chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu”!. Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới. Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có nhiều sở thích như khiêu vũ, chới đàn, hội họa hay tập luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn lựa chọn cho mình bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Đừng chỉ “Chạm một lần rồi bỏ xó”. Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần trong cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá, tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn. (Trích “Tìm kiếm niềm đam mê, Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới”). Câu 1: Qua văn bản, người viết đề xuất những điều gì đến chúng ta? Câu 2. Tại sao tác giả khuyên chúng ta: Đừng bao giờ tự cao, tự đại nói rằng: “Tôi biết hết rồi, anh/ chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu”! Câu 3. BẠn có đồng tình với ý kiến: Trí tò mò có thể giúp chúng ta “tìm ra được niềm đam mê của bản thân”? Câu 4. Rút ra bài học mà bạn tâm đắc từ đoạn trích trên. Các bạn giải chi tiết giúp mình với

0
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:(1)        Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu thương người khác. Nhìn những anh chị bại liệt cũng trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin giúp đời. Biết những người khiếm thị cũng làm được nghề sửa chữa điện tử, để có ích và giúp người. Lòng tự hứa không...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:

(1)        Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu thương người khác. Nhìn những anh chị bại liệt cũng trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin giúp đời. Biết những người khiếm thị cũng làm được nghề sửa chữa điện tử, để có ích và giúp người. Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lý do gì để không là hạt giống tốt cho mùa sau.

(2)        Từ đó ta có bài học về nết tốt của hạt: Kiên trì, nhẫn nại, và lòng dũng cảm. Cũng như ta học về việc sống hết mình của hạt thóc: sớm cho mùa vàng, dám chịu xay giã giần sàng. Gạo nuôi người, cám bã nuôi heo, rơm tặng người bạn trâu. Và đến cọng rơm thừa cũng bện thành con cúi giữ lửa suốt đêm trường. Và sưởi ấm cánh đồng mùa đông gió bấc.

(3) Mỗi khi ta cằn cỗi, hãy nhớ ta là hạt. Ta lại nghĩ về khoảng xanh ngoài ban công, cũng như bạn thấy những mầm cây đội lên từ khối bê tông đường nhựa. Để không cho những khiếm khuyết tự bào mòn hay những nỗi buồn tự hủy.

 (Đoàn Công Lê Huy, Gửi em mây trắng, NXB Kim Đồng, 2016)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.

Câu  : Dựa vào bài viết, hãy cho biết hạt thóc đã sống hết mình như thế nào?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn (1)

Câu 4: Thông điệp mà em tâm đắc nhất từ văn bản là gì? Vì sao?

0
13 tháng 3 2022

Câu 16. Những vùng chức năng nào dưới đây chỉ có ở đại não của người?

A. Vùng thính giác, vùng thị giác, vùng hiểu chữ viết.
B. Vùng cảm giác, vùng thính giác, vùng thị giác.
C. Vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.
D. Vùng cảm giác, vùng vận động, vùng hiểu tiếng n

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1 2024

Khi đọc một văn bản, em thường đọc thầm.

Em vẫn chưa bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình. Đọc thầm khiến tốc độ đọc của em nhanh hơn nhưng lại khiến cho sự cảm nhận có phần kém đi, phải đọc đến lần thứ 2, thứ 3 mới có thể hiểu được ý nghĩa văn bản.