K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

viết đoạn văn khoảng 150 chữ, phân tích nhân vật tôi trong đoạn tích bà tôi của tác giả xuân quỳnh văn bản Thì ra bà tôi lâu nay vẫn đi bán bỏng ngoài bến tàu. Khổ thân bà quá! Bà ơi, cháu thương bà lắm. Bà có nghe thấy tiếng cháu gọi thầm bà không? Lúc này bà làm gì, ở đâu? Sao bà không về với cháu đi bà! Ôi, tôi như nhìn thấy bà tôi đang len lỏi đi dọc các toa tàu, giơ gói bỏng lên trước mặt hành khách nài nỉ: “Ông...
Đọc tiếp

viết đoạn văn khoảng 150 chữ, phân tích nhân vật tôi trong đoạn tích bà tôi của tác giả xuân quỳnh

văn bản

Thì ra bà tôi lâu nay vẫn đi bán bỏng ngoài bến tàu. Khổ thân bà quá! Bà ơi, cháu thương bà lắm. Bà có nghe thấy tiếng cháu gọi thầm bà không? Lúc này bà làm gì, ở đâu? Sao bà không về với cháu đi bà!

Ôi, tôi như nhìn thấy bà tôi đang len lỏi đi dọc các toa tàu, giơ gói bỏng lên trước mặt hành khách nài nỉ: “Ông ơi, bà ơi mua bỏng giúp tôi đi!”. Nhưng con tàu vô hình cứ mang các hành khách chạy đi, để lại bà tôi tóc bạc, lưng còng, đứng chơ vơ giữa hai vệt đường ray… Chính tôi, tôi cũng vô tình như con tàu, tôi chẳng để ý gì đến bà tôi, tôi chỉ nghĩ đến những con quay, những quả bóng của tôi thôi! Nhiều lúc bà tôi đến chơi, mới ngồi với bà được một tí, tôi đã vội bỏ đi với những trò chơi của tôi rồi! Không, không thể để thế được. Tôi đã mười hai tuổi, lớn rồi, tôi cũng có quyền bàn chuyện nghiêm chỉnh với bố mẹ tôi chứ! Nghĩ rồi, tôi chạy ào xuống nhà. Tôi thấy mẹ tôi đang rửa bát, còn bố tôi đang xách nước lên.

- Bố mẹ ơi, – tôi gọi giục giã, – bố mẹ vào cả đây con có chuyện này muốn nói với bố mẹ.

- Thằng này hôm nay lạ thật. – Bố tôi nói. – Có chuyện gì mà quan trọng vậy?

- Thì con cứ nói đi, – mẹ tôi nói, – mẹ vừa rửa bát vừa nghe cũng được.

- Không , cả mẹ nữa, mẹ vào đây con mới nói.

Mẹ tôi vào, nhìn tôi lo lắng:

- Hay con có chuyện gì ở lớp?

- Không.

- Hay con đánh nhau với bạn nào?

- Không. Chuyện nhà ta kia. Bố mẹ ơi, bố mẹ có thương bà không?

- Sao tự nhiên con lại hỏi thế? – Bố tôi hỏi lại tôi. – Mà bà làm sao kia mà thương?

- Bà chẳng làm sao cả. Bà đi bán bỏng ở bến tàu ấy, người ta bảo thế. Bố mẹ có biết không?

- Biết, – bố tôi có vẻ lúng túng, – nhưng thế thì sao.

- Còn sao nữa! – Tôi nghẹn ngào: – Bà già rồi. Sao bố lại để bà như thế? Khổ thân bà!

- Bố có bắt bà phải thế đâu, – mẹ tôi trả lời thay cho bố, – vì bà thích thế chứ.

- Thích ư? Con chắc là bà chẳng thích đâu. Đời nào bà lại thích đi bán bỏng hơn ở nhà với con, với bố mẹ. Bà yêu thương bố mẹ và con lắm kia mà. Ôi, con cứ nghĩ đến những ngày nắng, ngày rét mà bà thì già thế, bà sao chịu nổi, bà ốm rồi bà chết như bà Thìn bên cạnh ấy thì sao. – Nói đến đây tôi oà lên khóc. – Ước gì bây giờ con đã lớn để con nuôi được bà!

Bố mẹ tôi lặng lẽ nhìn tôi rồi lại nhìn nhau. Bố tôi đặt một bàn tay lên vai tôi rồi nói:

- Thôi con nín đi. Bố hiểu rồi. Con nín đi con!

Tôi cảm thấy giọng bố tôi hơi run và bàn tay nóng ran của bố truyền hơi nóng sang vai tôi. Mẹ tôi cũng nghẹn ngào:

- Con nói đúng, bố mẹ có lỗi với bà. Con đi ngủ đi, sáng mai bố mẹ sẽ xuống Vĩnh Tuy đón bà về đây. Gia đình ta lại sum họp như trước.

Tôi ngoan ngoãn nghe lời mẹ, lên giường nằm nhưng không làm sao chợp mắt được. Tôi cảm thấy phấp phỏng, vừa lo lại vừa vui. Chỉ sáng mai thôi, tôi lại được sống cùng với bà như trước. Nhưng nói dại, không hiểu sáng mai bà tôi có còn gặp được tôi không? Bà tôi vẫn thường hay nói với tôi: “Bà sống được ngày nào hay ngày ấy. Người già như ngọn đèn trước gió, không biết tắt lúc nào”.

 
0
1 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh chính là câu chuyện được tái hiện qua sự hồi tưởng của ông đồng thời cũng là nhân vật tôi. Bằng biện pháp nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả, truyện đã diễn tả dòng cảm xúc của nhân vật, tức là cái tôi trữ tình trong trẻo mà sinh động về ngày đầu tiên đi học. Từ thực tại của đất trời cuối thu (thời gian mở đầu năm học), tác giả nhớ về dĩ vãng, về “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” đầu tiên trong đời mình. Dòng cảm xúc về kỉ niệm ấy được nhân vật “tôi” được truyền tải theo trình tự thời gian. Đầu tiên là sự háo hức, cảm thấy lòng mình thay đổi, như đã lớn lên, trang trọng và đứng đắn hơn lúc trên đường theo mẹ đến trường; là nỗi e sợ, phải đứng nép vào mẹ khi đứng dưới sân trường; thật sự lúng túng, xúc động khi nghe tiếng trống trường vang lên; lại cảm thấy ngơ ngác khi nghe ông đốc gọi đến tên mình và cuối cùng là cảm thấy mọi thứ như vừa quen vừa lạ khi ngồi trong lớp học. Đó là một chút lạ lẫm nhưng cũng tràn đầy háo hức, vừa lo lắng nhưng cũng rất thân quen để cùng khám phá một không gian mới, nơi có bàn ghế, bạn bè, thầy cô. Thật xúc động! Những kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường, chắc hẳn sẽ là những kỉ niệm rất đẹp trong kí ức cuộc đời của mỗi người và cũng chính mái trường và thầy cô ngày xưa đó đã chắp cánh và cho ta thêm sức mạnh để bay tới những phương trời xa xôi ngày hôm nay. 

Câu đặc biệt: In đậm nghiêng

16 tháng 10 2021

lấy trên mạng à

20 tháng 10 2021

Em tham khảo:

 "Tôi đi học" của Thanh Tịnh là một truyện ngắn xuất sắc đã thể hiện một cách xúc động tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi", chú bé được mẹ đưa đế trường vào học lớp năm trong ngày tựu trường.

               Đó là "một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh", chú mặc " chiếc áo vải dù đen dài", chú cảm thấy "trang trọng và đứng đắn". Lòng chú "tưng bừng rộn rã" được mẹ hiền "âu yếm nắm tay" dẫn đi trên con đường làng thân thuộc " dài và hẹp". Chú vô cùng xúc động, cảm thấy bỡ ngỡ, cảm thấy lạ, tưởng như con đường làng và mọi vật xung quanh "đều thay đổi". Chú đã nghĩ về sự bỡ ngỡ ấy : "vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học"

              Chú bâng khuâng tự hào thấy mình đã lớn khôn, không còn lêu lổng đi thả diều, đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn, thằng Quý nữa. Chú "thèm" cảnh mấy cậu học trò bằng tuổi mình "áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem". Chỉ cầm hai quyển vở mới, dù "tay ghì thật chặt" mà chú vẫn cảm thấy "nặng", rồi một quyển vở " xệch ra và chếch đầu cúi xuống đất". Nhìn thấy mấy cậu ôm sách vở nhiều lại còn kèm cả bút thước nữa, chú ngây thơ nghĩ : "chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước". Ý nghĩ, tâm lí ấy của nhân vật "tôi" đã thoáng qua trong trí mình một cách nhẹ nhàng 
"như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi".

           Khi đứng trước ngôi trường, chú bé càng hồi hộp, bỡ ngỡ. Chú ngạc nhiên trước cảnh đông vui " đầy đặc cả người" trước sân trường; ai cũng áo quần "sạch sẽ", gương mặt cũng "vui tươi sáng sủa". Chú đã từng đi bẫy chim quyên với thằng Minh, và ghé lại trường một lần, đi quanh các lớp, cảm thấy trường "xa lạ", "cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng". Buổi tựu trường hôm nay, chú cảm thấy trường Mĩ Lí của mình "vừa xinh xắn oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp". Đứng giữa sân trường rộng, chú bé "đâm ra lo sợ vẩn vơ". Đó là tâm trạng bồi hồi, bỡ ngỡ rất thực, rất điển hình đối với tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên của đời mình.

         Chú bé cũng như những học trò mới khác " bỡ ngỡ đứng nép bên người thân", chỉ dám " nhìn một nửa", chỉ dám " đi từng bước nhẹ". Tất cả đều " như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ"...

         Chú cảm thấy lòng mình vô cùng hồi hộp, '"thúc vang dội" bởi một hồi trống trường; cảm thấy mình "chơ vơ", "vụng về lúng túng". Chân "không đi" như bị một sức mạnh "kéo dìu" về phía trước; lúc "co", lúc "duỗi", cứ "dềnh dàng mãi". Chú cũng như các cậu học trò mới vì quá hồi hộp mà "run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp".

        Lúc nghe ông đốc đọc tên từng người, chú bé xúc động, hồi hộp đến độ quả tim "ngừng đập", "giật mình lúng túng", chú " quên cả mẹ" đứng sau mingf. Nghe ông đốc dặn dò, "không em nào dám trả lời"; trước cái nhìn của mọi người, các học trò mới cũng như nhân vật "tôi" càng thêm "lúng túng". Nhiều học trò mới "ôm mặt khóc", chú bé cũng " dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc theo". Mặc dù lúc ấy "một bàn tay dịu dàng", " một bàn tay quen nhẹ" của mẹ hiền "vuốt mái tóc" cho, nhưng chú vẫn cảm thấy cô đơn, lẻ loi hơn bao giờ hết khi xếp hàng vào lớp. "Trong thời thơ ấu, tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này".

       Cảm xúc hồi hộp, bâng khuân dâng lên man mác trong lòng khi chú vào ngồi trong lớp, cảm thấy "một mùi hương lạ xông lên". Chú " thấy lạ và hay hay" những hình treo trên tường. Chú nhìn bàn ghế rồi tạm nhận đó "vật riêng của mình", nhìn bạn tí hon ngồi cạnh không cảm thấy xa lạ mà " quyến luyến tự nhiên".... Có lúc chú " đưa mắt thèm thuồng" một cánh chim...Chú vòng tay lên bàn lầm nhẩm đánh vần bài viết tập "Tôi đi học". Tiếng phấn của thầy giáo đã đưa chú về "cảnh thật".

       Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm, những diễn biến tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường theo trình tự thời gian - không gian : lúc đầu là một buổi sớm mai mẹ dẫn đi trên con đường làng, sau đó là lúc đứng giữa sân trường, một hồi trống vang lên, nghe ông đốc đọc tên và dặn dò, cuối cùng là khi thầy giáo trẻ đưa vào lớp.

       Kỉ niệm ấy rất sâu sắc và rất đẹp, vì thế sau này "hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường".

20 tháng 10 2021

Cho mình xin 1 tick nhá

       Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thày giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.

20 tháng 12 2021

Bài này mình mới kiểm tra xong, tham khảo:
 

Đoạn văn về người bà trong Tiếng gà trưa 1

Hình ảnh người bà đã được Xuân Quỳnh khắc họa qua bài thơ “Tiếng gà trưa”. Trên đường hành quân mệt mỏi, người cháu dừng chân bên một xóm nhỏ để nghỉ ngơi. Tiếng gà trưa vang lên khiến người cháu phải nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. Kỉ niệm đáng nhớ nhất là khi cháu tò mò xem gà đẻ trứng, rồi bị bà mắng. Lòng cháu ngây thơ tin lời bà, sợ mặt bị lang liền về lấy gương soi. Lời mắng thể hiện sự quan tâm, lo lắng của bà dành cho đứa cháu. Không chỉ vậy, bà đã luôn ân cần, hy sinh. Bà chăm lo cho đàn gà để cuối năm bán đi lấy tiền sắm sửa quần áo mới cho cháu. Người cháu nhớ đến hình ảnh bà thật giản dị với “cái quần chéo go”, “cái áo cánh trúc bâu”. Vẻ đẹp của bà chính là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh. Cuộc đời của bà luôn lo cho con, cho cháu. Tuổi thơ sống bên bà tuy khó khăn, nhưng hạnh phúc. Điều đó khiến cho cháu không thể nào quên được, càng yêu thương bà nhiều hơn. Thơ của Xuân Quỳnh thật giản dị, nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.

 

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Tác dụng của nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật "tôi" là người anh trai chú ý tới từng hành động nhỏ nhặt của em gái, từ việc thích thủ lục lọi đồ đạc trong nhà đến cách chế thuốc vẽ lạ đời. Sự tò mò ấy cũng là một kiểu quan tâm. Bước ngoặt tâm lí của người anh bắt đầu từ lúc tài năng hội họa của em được phát hiện.

NK
8 tháng 1 2021

Lời ru của mẹ ( Xuân Quỳnh)

1. Thể thơ năm chữ.

2. Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

3. Tác dụng của điệp ngữ "Lời ru": Tạo nên giọng điệu tha thiết, sâu sắc, gợi sức sống, sự bền bỉ trong lời ru của mẹ.