Viết một bài văn phân tích đặc điểm nhân vật anh hai trong câu chuyện anh hai của tác giả Lý Thanh Thảo [ viết bài dài lên ạ ]
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Nét đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo hình tượng đẹp, ngôn ngữ trong trẻo, nhẹ nhàng, sáng tác của nhà thơ có nhiều đặc sắc. Nổi bật sáng tác của ông có thể nói đến là "Lặng lẽ Sa Pa". Truyện được viết năm 1970, với tên truyện ta thấy Sa Pa là một nơi yên lặng để có thể nghỉ ngơi nhưng cạnh vẻ bề ngoài đó chính là sự sôi nổi của tuổi trẻ, chính là anh thanh niên.
Trước tiên tác giả giới thiệu cho người đọc một vùng đất đầy ấn tượng, vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa đã làm nền cho con người Sa Pa, những con người làm nghiên cứu khoa học trong lặng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích đất nước, cuộc sống con người. Trong đó có anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Anh thanh niên được giới thiệu là "người cô độc nhất thế gian" một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, quanh năm suốt tháng bốn bề mây phủ giá lạnh, anh cô độc "thèm người”, công việc mỗi ngày của anh “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây đo trấn động mặt đất”. Nhằm dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến đấu, công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác, có tinh thần trách nghiệm cao.
Công việc gian khổ vất vả nhưng anh thanh niên vẫn yêu nó, làm việc vất vả. Có lần anh phát hiện một đám mây khô lên quân ta đã tiêu diệt nhiều máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình hạnh phúc. Chính lòng say mê công việc mà anh đã vượt qua nỗi cô đơn, buồn chán. Anh có những suy nghĩ chân thành mà sâu sắc: “Hồi chưa vào nghề… bây giờ là làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa” và khi ta làm việc là đôi sao gọi là một mình được, huống chi việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy nhưng cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Qua những lời tâm sự này ta thấy đó là suy nghĩ và lối sống cao đẹp của anh thanh niên càng thấy yêu mến, quý trọng những con người như thế, biết làm chủ bản thân, ý thức sâu sắc của mục đích làm việc.
Vẻ đẹp, nếp sống, tính cách biết tự làm đẹp cho cuộc sống. Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc biết sắp xếp lo toàn cuộc sống riêng ngăn nắp. Anh tự biết làm cho cuộc sống của mình vui vẻ đầm ấm thơ mộng, ý nghĩa. Anh trồng hoa “hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím,… vườn hoa khoe sắc rực rỡ hàng ngày như động viên tiếp sức làm cho tâm hồn mộng mơ, yêu cuộc sống”. Anh đọc sách, trò chuyện, lấy sách làm bạn tri ân, tri kỉ. Anh nuôi gà lấy thêm thực phẩm, tạo không khí gia đình vui tươi đầm ấm. Thế giới riêng của anh “một gian nhà ba gian sạch sẽ với bàn ghế, sách vở… Có lẽ chính lối sống đẹp đẽ đó khiến anh quên đi hoàn cảnh cô độc, công việc khắc nghiệt để thấy yêu nghề yêu cuộc sống hơn.
Anh là người khiêm tốn thành thực đáng quý. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh từ chối bởi vì công việc và đóng góp của mình còn nhỏ bé, chưa thấm vào đâu so với những người mà anh rất cảm phục, ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa, người đồng chí nghiên cứu khoa học. Anh nhiệt thành giới thiệu những con người làm việc thầm lặng. Đáng quý mến nữa ở anh đó là tấm lòng rộng mở, chân thành, gần gũi, thân thiết với tất cả mọi người. Với bác lái xe dường như đã trở thành người bạn thân tình, anh chu đáo nhớ cả việc vợ bác mới ốm dậy, gửi củ tam thất về làm quà cho bác gái.
Với những người bạn mới như ông họa sĩ, cô kĩ sư anh vui mừng đến luống cuống khi biết họ sẽ lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Anh đếm từng phút tìm thời gian gặp gỡ gắn bó vô cùng, anh thèm khao khát nghe chuyện dưới xuôi. Thời gian trôi đi thật nhanh, giờ phút chia tay đã đến anh thanh niên xúc động và đưa vào tay ông họa sĩ bằng vài nét khắc họa tác giả làm nổi bật hình ảnh anh thanh niên, bức chân dung với những vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, lối sống, những suy nghĩ về lí tưởng.
Qua bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long chúng ta cần phải biết quý trọng cuộc sống, yêu thương cuộc sống nhiều hơn nữa. Tác giả đã làm nổi bật nên một hình ảnh anh thanh niên chân thật, sống tình cảm và luôn khao khát có một cuộc sống tự do. Anh thanh niên là một trong những hình mẫu lý tưởng cho cuộc sống hiện nay để các bạn trẻ noi gương theo.
Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN
Tuy Bác đã đi xa nhưng những gì Bác để lại cho hôm nay là mãi mãi, đó là những bài học về lối sống có hoài bão, có lí tưởng yêu nước thương đân sâu sắc, là tinh thần vược khó để thực hiện được những hoài bão lớn lao ấy và hơn thế nữà Bác đã để lại cho dân tộc Việt Nam một đất nước tự do và độc lập, để ngày ngày em thơ được cắp sách đến trường như dàn chim câu xoãi cánh trong bầu trời tự do và hòa bình.
BÀI HỌC RÚT RA TỪ CÂU CHUYỆN
Qua câu chuyện trên chúng ta càng thấy kính trọng và yêu quí Bác vô cùng vì đã có thêm một bài học bổ ích của Bác là biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống chính đôi bàn tay của mình, chính niềm tin và nghị lực của bản thân để đạt được ước mơ của mình.
Từ Hải là một giấc mơ của Nguyễn Du,giấc mơ anh hùng,giấc mơ tự do và công lý.Cho nên Từ Hải là một người chí khí,một người siêu phàm.Con người ấy đến từ một giấc mơ và ở lại như một huyền thoại.Hiện diện trong “Truyện Kiều” như một nhân cách sử thi,Từ Hải đã làm nên những trang sôi động nhất,hào sảng nhất trong cái thế giới buồn đau dằng dặc của “Đoạn Trường Tân Thanh”.Đoạn trích “Chí Khí Anh Hùng” là một đoạn trích tiêu biểu khắc họa rõ nét chí khí anh hùng của Từ Hải.
Kiều bị lừa vào lầu xanh lầnthứ 2, tâm trạng nàng vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. May sao Từ Hải đột ngột xuất hiện, đã xem Kiều như tri kỉ và chuộc nàng thoát khỏi lầu xanh. Cả 2 đều là những con người thuộc tầng lớp thấp kém (một gái lầuxanh, một tướng giặc) bị xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ ruồng rẫy, coi thường, và họ đã đến với nhau trong 1 tình cảm gắn bó của đôi tri kỉ. Từ Hải đánh giá cao sự thông minh, khéo léo của Kiều và ngược lại Kiều nhận ra ở Từ Hải có chí khí anh hùng hiếm có trong thiên hạ, đồng thời cũng là người duy nhất có thể giải thoát cho nàng.Nhưng dù yêu thương,trân trọng Từ Hải, Kiều cũng không thể giữ chân bậc anh hùng cái thế.Đã đến lúc Kiều để Từ Hải ra đi lập sự anh hùng.Tính cách và chí khí của Từ Hải được biểu hiện qua cách sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn từ Hán Việt,ngôn ngữ bình dân,dùng nhiều hình ảnh ước lệ và sử dụng điển cố,điển tích.Đặc biệt nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hóa.Mọi ngôn từ,hình ảnh và cách miêu tả Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với khuynh hướng này.
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”.
“Nửa năm” là khoảng thời gian chung sống của Từ Hải và Kiều,thời gian chưa đủ dài để dập tắt hương lửa nồng nàn của “trai anh hùng,cái thuyền quyên”.Vậy nhưng,Từ Hải vội dứt áo ra đi,Từ không quên mình là một tráng sĩ.Trong xã hội phong kiến,đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa trời đất cao rộng.Tác giả dùng từ “trượng phu” đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và dùng cho nhân vật Từ Hải.”Trượng phu” nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn.Từ “thoắt” nghĩa là nhanh chóng trong khoảng khắc bất ngờ.Đó là cách xử sự bất thường,dứt khoát của Từ Hải.Nếu là người không có chí khí,không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng nàn người ta dễ quên những việc khác.Nhưng Từ Hải thì khác,ngay khi đang hạnh phúc,chàng “thoắt” nhờ đến mục đích,chí hướng của đời mình .Tất nhiên chí khí đó phù hợp với bản chất của Từ Hải,hơn nữa,Từ Hải nghĩ thực hiện được chí lớn thì mới xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thúy Kiều dành cho mình .Cụm từ “động lòng bốn phương” theo Tản Đà là “động bụng nghĩ đến bốn phương”cho Từ Hải “không phải người một nhà,một họ,một xóm,một làng mà là người của trời đất,của bốn phương”(Hoài Thanh).Chính vì thế,chàng hướng về “trời bể mênh mang”,với “thanh gươm yên ngựa” lên đường đi thẳng:
“Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”.
Không gian trời bể mênh mang,con đường thẳng đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hai.Tác giả dựng lên hình ảnh “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”rồi mới để cho Từ Hải và Thúy Kiểu nói lời tiễn biệt.Liệu có gì phi lôgic không?Không,vì hai chữ “thẳng dong” có người giải thích là “vội lời”,chứ không phải lên đường đi thẳng rồi mới nói lời tiễn biệt.Ta có thể hình dung,Từ Hải lên yên ngựa rồi mới nói những lời chia biệt với Thúy Kiều.Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều lúc chia tay thể hiện rõ rính cách nhân vật.Thứ nhất,Từ Hải là người có chí khí phi thường,khi chia tay thấy Kiểu nói:
Nàng rằng : “Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Từ Hải đã đáp lại rằng:
Từ rằng : ”Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”.
Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thuý Kiều. Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập công, có được sự nghiệp vẻ vang rồi đón Kiều về nhà chồng trong danh dự :
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”.
Quả là lời chia biệt của một người anh hùng có chí lớn, không bịn rịn một cách yếu đuối như Thúc Sinh khi chia tay Kiều. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có làm được như vậy mới xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của người đẹp.
Thứ hai, Từ Hải là người rất tự tin trong cuộc sống :
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì !
Từ ý nghĩ, đến dáng vẻ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia biệt đều thể hiện Từ là người rất tự tin trong cuộc sống. Chàng tin rằng chỉ trong khoảng một năm chàng sẽ lập công trở về với cả một cơ đồ lớn.
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
Hai chữ “dứt áo” thể hiện phong cách mạnh mẽ,phi thường của đấng trượng phu trong lúc chia biệt.Hình ảnh “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”là một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và đầy ý nghĩa.Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay cao,bay xa ngoài biển lớn.Không chỉ thể trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi được thỏa chí tung hoành “diễn tả một cách khoái trá trong giây lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt”.Chia li và hội ngộ,hội ngộ và chia li,hai sự kiện trái ngược và nối tiếp chia cái đời thường của mỗi người ra thành những chặng đường giàu ý nghĩa hơn.Phải,nếu không có chia li và hội ngộ,cuộc sống chỉ là một dòng chảy đơn điệu và tẻ nhạt.Nếu hội ngộ là sướng vui,hạnh phúc thì chia li là sầu muộn,đau buồn.Có lẽ vì thế mà thơ ca viết về chia li nhiều hơn,thấm thía hơn?Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã ba lần khắc họa những cuộc chia biệt.Đó là Kiều tiễn Kim Trọng về quê hộ tang chú,ở đó có sự nhớ nhung của một người đang yêu mối tình đầu say đắm.Đó là cuộc chia tay Thúc Sinh để chàng về quê xin phép Hoạn Thư cho Kiều được làm vợ lẻ,hi vọng gặp lại mong manh.Cuộc chia tay Từ Hải là chia tay người anh hùng để chàng thỏa chí vẫy vùng bốn biển.Do vậy tính chất ba cuộc chia biệt là hoàn toàn khác hẳn nhau.Vậy nhưng,bằng tài hoa của một người nghệ sĩ bậc thầy,Nguyễn du đã khắc họa thành công chân dung nhân vật Từ Hải với những dấu ấn riêng biệt.
Dưới hình thức một cuộc chia li,đoạn trích “Chí khí anh hùng” mang chở khát vọng tự do,công lí của Nguyễn Du.Từ Hải như một con đại bàng vỗ cánh làm xáo động cả đất trời.Chỉ có đôi cánh ấy mới che chở được những nạn nhân sống dưới gần trời tăm tối của thể giới “Truyện Kiều”.
Ngòi bút Nguyễn Du tài tình khi khắc họa những nhân vật trong Truyện Kiều luôn chân thật, sống động, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Nhân vật vừa có nét chung, vừa có nét riêng nổi bật, đặc biệt là về tâm lý, tính cách. Chỉ cần một lời thơ cô đọng, tác giả đã làm lộ ngay thần thái của nhân vật. Đoạn Chí khí anh hùng- Từ Hải ra đi lập sự nghiệp, giã từ Thúy Kiều - đã thể hiện sắc nét nghệ thuật miêu tả nhân vật đó của Nguyễn Du.
Từ Hải đa tình, nhưng trước hết Từ Hải là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Chỉ là mục đích cao để hướng tới, khí là nghị lực để đạt tới mục đích. Ở con người Từ Hải, nỗi khát khao được vẫy vùng giữa trời cao đất rộng như đã trở thành một sức mạnh của thiên nhiên, không gì có thể kiềm chế nổi. Từ Hải đang sống trong cảnh nồng nàn hương lửa, chợt động lòng bốn phương. Thế là toàn bộ tâm trí hướng về trời bể mênh mang và lập tức ở vào tư thế một mình với thanh gươm yên ngựa sẵn sàng lên đường. Động lòng bốn phương là "động bụng nghĩ đến bốn phương" (Tản Đà). Nói cụ thể hơn là thấy trong lòng cái chí tung hoành ở bốn phương đang thúc giục, kêu gọi. Chỉ hai câu đầu, ta thấy Từ Hải không phải là con người tầm thường, mà có tâm chí của bậc hào kiệt Không gian trong câu 3, 4 (trời bể mênh mang, lên đường thẳng rong) thể hiện chí khí anh hùng của Từ Hải: lên đường, một mình một ngựa, một thanh gươm!
Lời Từ Hải nói trong lúc tiễn biệt thể hiện rõ tính cách của nhân vật anh hùng này. Từ Hải là con người của sự nghiệp phi thường, không thể đắm mình mãi chốn khuê phòng. Đang ở trong cảnh hạnh phúc ngọt ngào, Từ Hải thoắt đã động lòng bốn phương, tiếng gọi của sự nghiệp đã thức tỉnh chàng. Giờ đây sự nghiệp đối với chàng là trên hết. Đối với Từ Hải, sự nghiệp chẳng những là ý nghĩa của sự sống, mà còn là điều kiện để thực hiện những ước ao mà người tri kỷ gửi gắm, trông cậy ở chàng. Do vậy nên không chút bịn rịn, không có những lời than vãn lúc chia biệt. Thêm nữa, trong lời trách người tri kỷ chưa thoát khỏi thường tình nhi nữ, còn bao hàm cái ý khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để làm vợ của một anh hùng. Cho nên sau này trong nỗi nhớ thương của Kiều (Cánh hồng bay bổng tuyệt vời - Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm) không chỉ có sự mong chờ người yêu xa cách, mà còn mong chờ cả sự nghiệp của Từ Hải.
Con người rất tự chủ và tự tin. Trước đây, ngay trong cảnh trần ai, Từ Hải ngang nhiên xem mình là anh hùng, tất cả sự nghiệp sau này như đã nắm chắc trong tay. Giờ đây xuất phát chỉ với thanh gươm yên ngựa, Từ Hải đã khẳng định, muộn thì cũng không quá một năm, sẽ nhất định trở về với cả một cơ đồ to lớn.
Từ Hải là nhân vật được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hóa. Trong đoạn trích này, qua từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật miêu tả của tác giả, Từ Hải hiện ra với tính cách của con người phi thường.
Trượng phu là người đàn ông có chí khí lớn. Chữ thoắt nói những quyết định dứt khoát của Từ Hải. Bốn chữ động lòng bốn phương nói lên được cái ý Từ Hải "không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương" (Hoài Thanh). Chữ dứt áo trong câu Quyết lời dứt áo ra đi thể hiện được phong cách con người phi thường lúc chia biệt: người ở nắm áo, nhưng người đi cứ dứt áo ra đi.
Mặt khác, Từ Hải là con người phi thường, nên lúc ra đi cũng không thể ra đi như mọi người. Hơn nữa, hình ảnh Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi cho thấy chí lớn của một bậc hào kiệt. Từ Hải ra đi chỉ với thanh gươm yên ngựa, nhưng vẫn cả quyết ngày trở về sẽ có mười vạn tinh binh. Làm thế nào mà có được như thế, Từ Hải không nói, nhưng Kiều thì tin và người đọc cũng không thấy phải băn khoăn.
Nguyễn Du đã thành công trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng lý tưởng, phi thường với những nét thật cụ thể, sinh động.
Dàn bài cho bạn nhé.
Mở bài:
- Giới thiệu câu chuyện "Bó đũa".
Mẫu: Từ nhỏ, em đã được bà/... kể nhiều truyện ngụ ngôn cho em nghe vào mỗi buổi trưa. Và câu chuyện "Bó đũa" đã để lại cho em nhiều suy nghĩ về sự đoàn kết.
Thân bài:
- Nội dung của câu chuyện ?
- Giới thiệu nhân vật trong truyện:
+ Người cha: đang lâm bệnh nặng, sắp rời khỏi trần đời và có gia sản lớn.
+ Những đứa con: 4 đứa con, không quá yêu thương nhau, ai cũng muốn có được nhiều tài sản.
- Lý do người cha đưa bó đũa cho những đứa con:
+ Không thấy được tình thương anh em trong nhà.
- Người cha ra đề như thế nào?, giảng giải cho các con ntn về sự đoàn kết?
- Qua truyện, ta thấy được ở người cha:
+ Một đức tính tốt đẹp.
+ Dịu dàng, nhẹ nhàng giảng cho các con hiểu về sức mạnh của sự đoàn kết.
+ Sự thông minh.
+ ...
(Có thể trích dẫn lời nói, hành động của nhân vật này)
- Lợi ích của người có tính giống như nhân vật người cha trong chuyện là gì?
+ Có sức mạnh to lớn về tri thức, về con người và đặc biệt từ đó tạo nên một tính cách tốt đẹp cho tương lai cho chính bản thân ta hiện tại.
+ Có được những giác ngộ to lớn.
+ Có cơ hội cao để thành công.
+ Trở thành người có giá trị, sống có ích.
+ ....
- Khuyên nhủ mọi người nên học tập theo nhân vật người cha trong chuyện.
Kết bài:
- Liên hệ bản thân em.
Tôi làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét; quanh năm làm bạn với mây mù và thiên nhiên lạnh lẽo. Tôi thèm lắm cái hơi người ấm đượm giữa cái trốn mênh mông bát ngát này. Ấy thế mà trời chẳng phụ tôi đã cho tôi có một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ đong đầy những dư vị tình cảm.
Nói đến cuộc gặp gỡ đặc biệt này tôi há phải cảm ơn bác lái xe già nhiều lắm vì bác đã giới thiệu tôi với mọi người. Nhắc đến bác lái xe già cơ duyên tôi may mắn được gặp bác qua một lần đẩy cây chắn ngang xe bác. Nghĩ lại thấy ngại và đáng xấu hổ vì ước muốn nhỏ nhen được gặp người của mình mà làm chắn đoạn đường bác đi. Thế mà bác lại chẳng trách tôi lại thông cảm và hiểu cho tôi. Từ đó về sau bác hay lên thăm tôi khi thì mua sách khi lại mua cho tôi những thứ tôi cần.
Hôm nay cũng như thường lệ; nhác thấy chiếc xe của bác phía xa xa, tôi rạng rỡ chạy tới dũi vào tay bác củ tam thất nhỏ vừa đào được, gửi bác về ngâm rượu bồi bổ cho bác gái vừa mới ốm dậy. Tôi hồ hới khoe với bác mà chẳng để ý bác còn dẫn thêm 2 người khách. Bác giới thiệu nhanh với tôi rằng đó là một ông họa sĩ già và một cô kĩ sư nông nghiệp. Theo lời gợi ý của bác, tôi có lời mời khách lên thăm nhà và cũng chính là nơi tôi làm việc.
Ở đây cuộc sống cô độc tôi có trồng thêm vài cây hoa: hoa dơn; hoa thược dược; hoa hồng phấn;… Sắc xanh đỏ, tím đan xen rực rỡ. Không nhiều nhưng cũng đủ làm nức lòng khách nơi xa. Cô kĩ sư xinh đẹp cũng không nằm trong ngoại lệ, cô ô lên một tiếng đầy thích thú. Cô ấy là cô gái đầu tiên từ Hà Nội tới thăm nhà tôi vậy chả có lý do gì mà tôi không dành tặng cho cô ấy một bó hoa thật to cả?
Bác lái xe già chỉ cho tôi gặp “người” được 30 phút để bác không lỡ dở hành trình của mình. Vì thế tôi phải tranh thủ từng giây từng phút quý giá của cuộc đời. Tôi xin ông và cô 5 phút để kể về câu chuyện của mình và 20 phút để được nghe về chuyện dưới xuôi. Tôi thực sự rất muốn biết dưới xuôi bây giờ tình hình kinh tế, con người như thế nào, có gì đổi mới hay không?
Tôi bắt đầu kể về công việc của mình. Công việc của tôi gắn liền với những chiếc máy nằm ngoài vườn kia. Nhiệm vụ của tôi là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, tính chấn động, dự báo thời tiết hàng ngày phục vụ cho bà con sản xuất và chiến đấu. Vừa kể tôi vừa giới thiệu cho bác từng loại máy: nào là máy đo mưa; mưa xong thì đổ nước mưa ra cốc phân li rồi đo; còn đây là máy nhật quang kí, chuyên dùng để đo mức độ nắng dựa trên khả năng thiêu đốt giấy rồi máy đo gió; đo mây;…Đây là những máy móc làm việc hàng ngày của tôi; tôi sử dụng chúng để nghiên cứu lấy số liệu rồi báo về bằng bộ đàm chuyên dụng vào khoảng thời gian cố định là bốn giờ; mười một giờ; bảy giờ tối và mười một giờ sáng. Nắm chắc kiến thức khoa học; công việc nói chung là đơn giản. Chỉ ngại mỗi hôm thời tiết khắc nhiệt; gió tuyết lạnh căm mà phải ra vườn lúc một giờ sáng thì cảm giác thật khó tả. Cái lặng im; gào thét lạnh lẽo của gió như giằng xé, nuốt trọn con người nhỏ bé. Lúc xong việc quay trở vào giường lại đau đáu chằn chọc không tài nào tiếp giấc được nữa.
Nói đến đây giong tôi bỗng nghẹn lại, cảm như có cái gì đó đè nén, có cái gì nghẹn ngào đến khó tả. Tôi ngẩng lên thấy cô gái đang chăm chú lắng nghe, ông họa sĩ già lại dục tôi: “Anh kể tiếp đi”. Tôi sợ rằng kể nữa mình sẽ chẳng kìm được cảm xúc nên lảng sang, tôi vui vẻ: “Thôi mời cô và ông vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đó.”
Nhà tôi thì đơn sơ: có chiếc giường con; chiếc bàn học và một giá sách. Sống một mình thế có lẽ là đủ. Tôi rót nước mời ông, mời cô nhưng cô gái trẻ lại đang mải mê bên trang sách nên tôi chỉ lẳng lặng đặt nhẹ phía trước mặt. Uống chè tôi pha, ông họa sĩ tỏ ra thích thú, ông tiếp: “Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?”
Nghe đến đây tôi sững sờ, đoán biết là do bác lái xe kể, tôi vội thanh minh: “ Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.”
Nói cho vui thế chứ cũng có lúc tôi đã từng nghĩ mình cô đơn nhưng ngẫm lại cho cùng tôi nào có cô đơn, tôi còn có công việc vả lại công việc của tôi còn gắn liền với bao anh em, đồng chí dưới kia. Còn nói về cái thèm người tôi không phủ nhận. Mỗi lúc như thế tôi lại nói với lòng mình rằng: Mình sinh ra ở đâu và làm việc vì cái gì? Mình phải có trách nhiệm và cống hiến hết mình. Mà đâu chỉ mình tôi thèm người bác lái xe cũng thế còn gì, những hôm bác ấn còi inh ỏi mà tôi không chịu xuống là bác lại mò lên tận đây.
Quay sang cô kĩ sư tôi đùa cợt: Và cô thấy đấy, tôi còn có sách làm bạn cơ mà.
Ông họa sĩ thắc mắc hỏi tôi: “quê anh ở đâu”
Tôi cũng không ngần ngại chia sẻ: Quê tôi ở Lào Cai và tôi có một ông bố tuyệt lắm. Hai bố con tôi cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bô tôi thắng cháu một – không. Dịp tết vừa rồi có một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan tôi ở Sa Pa. Không có tôi ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ có tôi góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ đựơc bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với tôi lúc đấy cảm xúc như vỡ òa, hạnh phúc vì cũng có lúc mình lại lập được chiến công to đến thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố tôi, ôm tôi mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chú nói thế chứ tôi vẫn còn thua bố nhiều lắm
Bất giác quay sang tôi thấy ông họa sĩ đang hí hoáy vào cuốn sổ trên gối. Bác vẽ tôi nhưng mình còn chưa xứng đáng. Dù thể để không vô lễ tôi vẫn ngồi yên để bác vẽ. Những nét phác họa nhanh nhưng chứa đựng đầy tâm huyết và tình cảm ở trong đó. Tôi cảm nhận là vậy.
Tôi biết có rất nhiều người xứng đáng hơn mình. Tôi nhanh nhảu: “Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi.”
Đó là những con người hi sinh thầm lặng, những con người cống hiến hết mình giữa cái chốn hoang vu, lạnh lẽo để dựng xây quê hương đất nước. Nói đến đây tôi thoáng thấy một nét đượm buồn ,băn khoăn đầy ưu tư trên khuôn mặt ông họa sĩ.
Còn về cô kĩ sư nông nghiệp. Tôi không giỏi đoán được suy nghĩ con gái. Tôi không biết rằng cô đang nghĩ gì? Về câu chuyện tôi kể hay về những cảm xúc tình yêu trong cuốn sách? Hay phải chăng còn là những quyết định đã qua? Tôi không thể đoán được nhưng tôi chắc rằng trong cô đang dạt dào lên một ấn tượng hàm ơn khó tả. Và như muốn để lưu lại chút gì đó nơi đây cô cố tình kẹp lại chiếc khăn tay vào giữa cuốn sách gửi lại cho tôi.
Nhưng vì lịch sự, vì những suy nghĩ chốc lát tôi lại gào lên : “ô, cô còn quên khăn mùi soa đây này” rồi cuộn tròn lại trả cho cô. Cô gái ngượng ngùng nhận rồi ngoảnh mặt quay đi.
Tôi đúng là vô tâm, vô tâm nên mới không hiểu ý nhị của người con gái đáng yêu; tâm tình ấy. Mãi đến bây giờ nhận ra thì cũng đã chỉ còn là quá khứ.
Thời gian cũng đã hết tôi phải tiễn 2 người khách đặc biệt ra về. Ông họa sĩ ôm chặt vai tôi lắc mạnh đầy hứa hẹn: “Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?”
Còn cô gái nắm lấy tay tôi buông câu nhẹ nhàng:”Chào anh”. Một tình cảm nghẹn ngào như hàm chứa trong đó, cảm xúc dâng trào đến tột cùng trong tôi và có lẽ trong cả chính cô gái ấy.
Tôi xách vội túi trứng, dúi vào tay ông họa sĩ: “Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé.”
Trung thực mà nói chưa đến giờ tôi trực nhưng tôi sợ sợ cái cảm giác chia li ấy, sợ phải nói lời tạm biệt, sợ phải xa cái gọi là “hơi người”.
Tôi chạy vào trong nhà và ngắm nhìn mãi cho đến khi bóng cái xe khuất hẳn phía đằng xa.
Đó là câu chuyện của tôi câu chuyện về chuyến gặp gỡ đặc biệt nơi núi rừng lạnh lẽo. Trong con mắt của ông họa sĩ già, của cô kĩ sư và của những người khác nữa, có lẽ đôi lúc họ sẽ tự hỏi tại sao tôi lại hành khổ mình đến thế? Tại sao tôi lại phí hoài tuổi trẻ đến thế? Tuổi trẻ để bay bổng còn tại sao tôi lại chọn cuộc sống cô đơn? Tôi không buồn mà trái lại tôi còn cảm thấy vui, cảm thấy hạnh phúc vì đã được đóng góp một phần sức lực nhỏ bé cho quê hương, đất nước; được cống hiến nhiệt thành tuổi trẻ này cho non sông, núi rừng, để quốc gia ngày một đi lên, phát triển hưng thịnh và giàu đẹp. Hi vọng thế hệ sau này sẽ có những con người như tôi, như ông kĩ sư hay đồng chí nghiên cứu sét- Những con người Lặng lẽ Sa Pa.
Tôi làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét; quanh năm làm bạn với mây mù và thiên nhiên lạnh lẽo. Tôi thèm lắm cái hơi người ấm đượm giữa cái trốn mênh mông bát ngát này. Ấy thế mà trời chẳng phụ tôi đã cho tôi có một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ đong đầy những dư vị tình cảm.
Nói đến cuộc gặp gỡ đặc biệt này tôi há phải cảm ơn bác lái xe già nhiều lắm vì bác đã giới thiệu tôi với mọi người. Nhắc đến bác lái xe già cơ duyên tôi may mắn được gặp bác qua một lần đẩy cây chắn ngang xe bác. Nghĩ lại thấy ngại và đáng xấu hổ vì ước muốn nhỏ nhen được gặp người của mình mà làm chắn đoạn đường bác đi. Thế mà bác lại chẳng trách tôi lại thông cảm và hiểu cho tôi. Từ đó về sau bác hay lên thăm tôi khi thì mua sách khi lại mua cho tôi những thứ tôi cần.
Hôm nay cũng như thường lệ; nhác thấy chiếc xe của bác phía xa xa, tôi rạng rỡ chạy tới dũi vào tay bác củ tam thất nhỏ vừa đào được, gửi bác về ngâm rượu bồi bổ cho bác gái vừa mới ốm dậy. Tôi hồ hới khoe với bác mà chẳng để ý bác còn dẫn thêm 2 người khách. Bác giới thiệu nhanh với tôi rằng đó là một ông họa sĩ già và một cô kĩ sư nông nghiệp. Theo lời gợi ý của bác, tôi có lời mời khách lên thăm nhà và cũng chính là nơi tôi làm việc.
Ở đây cuộc sống cô độc tôi có trồng thêm vài cây hoa: hoa dơn; hoa thược dược; hoa hồng phấn;… Sắc xanh đỏ, tím đan xen rực rỡ. Không nhiều nhưng cũng đủ làm nức lòng khách nơi xa. Cô kĩ sư xinh đẹp cũng không nằm trong ngoại lệ, cô ô lên một tiếng đầy thích thú. Cô ấy là cô gái đầu tiên từ Hà Nội tới thăm nhà tôi vậy chả có lý do gì mà tôi không dành tặng cho cô ấy một bó hoa thật to cả?
Bác lái xe già chỉ cho tôi gặp “người” được 30 phút để bác không lỡ dở hành trình của mình. Vì thế tôi phải tranh thủ từng giây từng phút quý giá của cuộc đời. Tôi xin ông và cô 5 phút để kể về câu chuyện của mình và 20 phút để được nghe về chuyện dưới xuôi. Tôi thực sự rất muốn biết dưới xuôi bây giờ tình hình kinh tế, con người như thế nào, có gì đổi mới hay không?
Tôi bắt đầu kể về công việc của mình. Công việc của tôi gắn liền với những chiếc máy nằm ngoài vườn kia. Nhiệm vụ của tôi là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, tính chấn động, dự báo thời tiết hàng ngày phục vụ cho bà con sản xuất và chiến đấu. Vừa kể tôi vừa giới thiệu cho bác từng loại máy: nào là máy đo mưa; mưa xong thì đổ nước mưa ra cốc phân li rồi đo; còn đây là máy nhật quang kí, chuyên dùng để đo mức độ nắng dựa trên khả năng thiêu đốt giấy rồi máy đo gió; đo mây;…Đây là những máy móc làm việc hàng ngày của tôi; tôi sử dụng chúng để nghiên cứu lấy số liệu rồi báo về bằng bộ đàm chuyên dụng vào khoảng thời gian cố định là bốn giờ; mười một giờ; bảy giờ tối và mười một giờ sáng. Nắm chắc kiến thức khoa học; công việc nói chung là đơn giản. Chỉ ngại mỗi hôm thời tiết khắc nhiệt; gió tuyết lạnh căm mà phải ra vườn lúc một giờ sáng thì cảm giác thật khó tả. Cái lặng im; gào thét lạnh lẽo của gió như giằng xé, nuốt trọn con người nhỏ bé. Lúc xong việc quay trở vào giường lại đau đáu chằn chọc không tài nào tiếp giấc được nữa.
Nói đến đây giong tôi bỗng nghẹn lại, cảm như có cái gì đó đè nén, có cái gì nghẹn ngào đến khó tả. Tôi ngẩng lên thấy cô gái đang chăm chú lắng nghe, ông họa sĩ già lại dục tôi: “Anh kể tiếp đi”. Tôi sợ rằng kể nữa mình sẽ chẳng kìm được cảm xúc nên lảng sang, tôi vui vẻ: “Thôi mời cô và ông vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đó.”
Nhà tôi thì đơn sơ: có chiếc giường con; chiếc bàn học và một giá sách. Sống một mình thế có lẽ là đủ. Tôi rót nước mời ông, mời cô nhưng cô gái trẻ lại đang mải mê bên trang sách nên tôi chỉ lẳng lặng đặt nhẹ phía trước mặt. Uống chè tôi pha, ông họa sĩ tỏ ra thích thú, ông tiếp: “Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?”
Nghe đến đây tôi sững sờ, đoán biết là do bác lái xe kể, tôi vội thanh minh: “ Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.”
Nói cho vui thế chứ cũng có lúc tôi đã từng nghĩ mình cô đơn nhưng ngẫm lại cho cùng tôi nào có cô đơn, tôi còn có công việc vả lại công việc của tôi còn gắn liền với bao anh em, đồng chí dưới kia. Còn nói về cái thèm người tôi không phủ nhận. Mỗi lúc như thế tôi lại nói với lòng mình rằng: Mình sinh ra ở đâu và làm việc vì cái gì? Mình phải có trách nhiệm và cống hiến hết mình. Mà đâu chỉ mình tôi thèm người bác lái xe cũng thế còn gì, những hôm bác ấn còi inh ỏi mà tôi không chịu xuống là bác lại mò lên tận đây.
Quay sang cô kĩ sư tôi đùa cợt: Và cô thấy đấy, tôi còn có sách làm bạn cơ mà.
Ông họa sĩ thắc mắc hỏi tôi: “quê anh ở đâu”
Tôi cũng không ngần ngại chia sẻ: Quê tôi ở Lào Cai và tôi có một ông bố tuyệt lắm. Hai bố con tôi cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bô tôi thắng cháu một – không. Dịp tết vừa rồi có một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan tôi ở Sa Pa. Không có tôi ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ có tôi góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ đựơc bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với tôi lúc đấy cảm xúc như vỡ òa, hạnh phúc vì cũng có lúc mình lại lập được chiến công to đến thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố tôi, ôm tôi mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chú nói thế chứ tôi vẫn còn thua bố nhiều lắm
Bất giác quay sang tôi thấy ông họa sĩ đang hí hoáy vào cuốn sổ trên gối. Bác vẽ tôi nhưng mình còn chưa xứng đáng. Dù thể để không vô lễ tôi vẫn ngồi yên để bác vẽ. Những nét phác họa nhanh nhưng chứa đựng đầy tâm huyết và tình cảm ở trong đó. Tôi cảm nhận là vậy.
Tôi biết có rất nhiều người xứng đáng hơn mình. Tôi nhanh nhảu: “Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi.”
Đó là những con người hi sinh thầm lặng, những con người cống hiến hết mình giữa cái chốn hoang vu, lạnh lẽo để dựng xây quê hương đất nước. Nói đến đây tôi thoáng thấy một nét đượm buồn ,băn khoăn đầy ưu tư trên khuôn mặt ông họa sĩ.
Còn về cô kĩ sư nông nghiệp. Tôi không giỏi đoán được suy nghĩ con gái. Tôi không biết rằng cô đang nghĩ gì? Về câu chuyện tôi kể hay về những cảm xúc tình yêu trong cuốn sách? Hay phải chăng còn là những quyết định đã qua? Tôi không thể đoán được nhưng tôi chắc rằng trong cô đang dạt dào lên một ấn tượng hàm ơn khó tả. Và như muốn để lưu lại chút gì đó nơi đây cô cố tình kẹp lại chiếc khăn tay vào giữa cuốn sách gửi lại cho tôi.
Nhưng vì lịch sự, vì những suy nghĩ chốc lát tôi lại gào lên : “ô, cô còn quên khăn mùi soa đây này” rồi cuộn tròn lại trả cho cô. Cô gái ngượng ngùng nhận rồi ngoảnh mặt quay đi.
Tôi đúng là vô tâm, vô tâm nên mới không hiểu ý nhị của người con gái đáng yêu; tâm tình ấy. Mãi đến bây giờ nhận ra thì cũng đã chỉ còn là quá khứ.
Thời gian cũng đã hết tôi phải tiễn 2 người khách đặc biệt ra về. Ông họa sĩ ôm chặt vai tôi lắc mạnh đầy hứa hẹn: “Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?”
Còn cô gái nắm lấy tay tôi buông câu nhẹ nhàng:”Chào anh”. Một tình cảm nghẹn ngào như hàm chứa trong đó, cảm xúc dâng trào đến tột cùng trong tôi và có lẽ trong cả chính cô gái ấy.
Tôi xách vội túi trứng, dúi vào tay ông họa sĩ: “Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé.”
Trung thực mà nói chưa đến giờ tôi trực nhưng tôi sợ sợ cái cảm giác chia li ấy, sợ phải nói lời tạm biệt, sợ phải xa cái gọi là “hơi người”.
Tôi chạy vào trong nhà và ngắm nhìn mãi cho đến khi bóng cái xe khuất hẳn phía đằng xa.
Đó là câu chuyện của tôi câu chuyện về chuyến gặp gỡ đặc biệt nơi núi rừng lạnh lẽo. Trong con mắt của ông họa sĩ già, của cô kĩ sư và của những người khác nữa, có lẽ đôi lúc họ sẽ tự hỏi tại sao tôi lại hành khổ mình đến thế? Tại sao tôi lại phí hoài tuổi trẻ đến thế? Tuổi trẻ để bay bổng còn tại sao tôi lại chọn cuộc sống cô đơn? Tôi không buồn mà trái lại tôi còn cảm thấy vui, cảm thấy hạnh phúc vì đã được đóng góp một phần sức lực nhỏ bé cho quê hương, đất nước; được cống hiến nhiệt thành tuổi trẻ này cho non sông, núi rừng, để quốc gia ngày một đi lên, phát triển hưng thịnh và giàu đẹp. Hi vọng thế hệ sau này sẽ có những con người như tôi, như ông kĩ sư hay đồng chí nghiên cứu sét- Những con người Lặng lẽ Sa Pa.
bn hãy tưởng tượng ra thôi
khi em làm hỏng đồ của chị chị tức giận
nêu cuộc đối thoại ra bn ạ
Tham khảo nhé !
Sau khi học xong bài "Lặng lẽ sa pa" em cảm thấy nhân vật anh thanh niên là một người có tinh thần trách nhiệm rất cao ,yêu đời ,yêu nghề,lối sống giản dị yêu đời,trái tim giàu yêu thương .Anh tự nguyện lên đỉnh núi cao vắng vẻ để thực hiện công việc đo mưa,đo nắng,....thầm lặng nhưng rất ý nghĩa ,có ích cho cuộc sống,cho con người.Dẫu cho có một mình lẻ loi,nhưng anh vẫn luôn thực hiện tốt công việc của mình.Anh không tô đậm cái gian khổ nhuenh anh nhấn mạnh những niềm hạnh phúc khi mình góp phần xây dựng đất nước ,thể hiện cái niềm yêu nghề của mình.Có lẽ rằng,đối với anh,công việc là một người bạn quan trọng ,là nguồn vui và cả là đích đến mà anh vươn tới bao lâu nay.Tâm hồn và những việc làm của anh thanh niên dã làm cho em thấy được tinh thần trách nhiệm của mình với sự nghiệp chung của đất nước,thôi thúc em rèn luyện bản thân để sống đẹp và làm gì đó có ích cho xã hội
tham khảo:
Những va vấp và sự cố trên đường đi có thể sẽ làm ta nản lòng và tuyệt vọng. Những lúc ấy, ta sẽ cần lắm một bờ vai để dựa vào, một nơi để sẻ chia những nỗi niềm, một vòng tay âu yếm đế chở che. Khi đó, người anh và người chị sẽ luôn sẵn sàng ở bên ta, nâng đỡ ta, che chở cho ta, thương yêu ta, sưởi ấm con tim và chữa lành vết thương cho ta. Thông điệp yêu thương ấy lại một lần nữa được gửi gắm trong câu chuyện “Anh Hai” của Lý Thanh Thảo. Hai từ “Anh Hai” nghe thật tha thiết. Quả thật như vậy, câu chuyện kể về hai đứa trẻ nghèo phải đi bới móc rác, không có tiền để mua đồ ăn dù chỉ là một chiếc bánh nhỏ để ăn. Một hôm nọ, khi đang bới móc rác thì hai anh em bỗng thấy một chiếc bánh kem nằm sát mép cống. Bất chấp việc chiếc bánh đã bị vấy bẩn, hai anh em vẫn chạy đến, nhìn chiếc bánh một cách thèm thuồng. Vi thấy chiếc bánh bẩn quá người anh ra sức thổi hết bụi đi nhưng bụi “chẳng chịu đi cho”, người em vì đói qua nên phụ anh thổi. Nhưng chính “cái miệng háu đói” của người em đã làm chiếc bánh rơi tõm xuống cống. Người em khóc, đổ lỗi cho người anh. Người anh không phủ nhận mà lại nhận hết trách nhiệm về mình rồi còn nhường phần nhiều miếng kem dính trên tay cho người em. Chiếc bánh ấy mặc dù đã bị người khác vứt bỏ nhưng hai anh em ấy lại xem nó như món quà mà trời ban tặng cho. Qua câu chuyện trên, ta thấy được có nhiều người có được cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc nhưng không biết trân trọng trong khi còn có biết bao người bất hạnh hơn mình gấp trăm lần. Đồng thời câu chuyện còn muốn đề cao tình anh em, chia sẻ, nhường nhịn lẫn nhau. Trong câu chuyện ta còn thấy có nhân vật cậu bé và người mẹ trong chiếc xe. Qua hình ảnh đó ta thấy được cậu bé ăn bánh đến nỗi ngán ngẩm không muốn ăn nữa còn hai đứa trẻ kia thì không có bánh để ăn, phải nhặt lại chiếc bánh mà cậu bé kia đã vứt bỏ. Từ đó ta nhận được thông điệp rằng mình còn hạnh phúc và may mắn hơn rất nhiều người khác nên hãy quý trọng cuộc sống của mình hoặc nếu có lòng nhân hậu thì hãy sẻ chia “chiếc bánh ấy” cho những người đang cần nó chứ đừng như cậu bé thẳng tay vứt bỏ “chiếc bánh”. Tình yêu thương không cần thể hiện qua một cái gì đó lớn lao. Tình yêu thương có thể là thầm lặng. Tình yêu thương thể hiện qua những điều nhỏ nhặt và tầm thường nhất trong cuộc sống như hai anh em nhường nhau một mẩu bánh trong câu chuyện “Anh Hai” hay là một bàn tay nâng đỡ khi thấy người khác gặp hoạn nạn khó khăn. Tình anh em cũng thế, không cần thể hiện ra cho mọi người thấy, chỉ cần trong tim mỗi người đều có ngọn lửa yêu thương thì có thể sưởi ấm khắp cả thế gian.