K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

"Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ", quả đúng là như vậy. Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời mỗi con người, là độ tuổi sung sức với nhiều ước mơ, đam mê và hoài bão, có khát khao, mục tiêu, quyết tâm thực hiện những gì bản thân mong muốn, đồng thời dâng hiến tất cả sức xuân tươi trẻ của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Và "Tuổi trẻ là phải sống đẹp", đó là một quan điểm vô cùng đúng đắn. "Sống đẹp" là sống một cách tích cực, không có những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội, hay các hành vi lệch chuẩn, có thái độ văn hóa ứng xử phù hợp, thể hiện bản thân là một con người văn minh, lịch sự, có học thức. Vậy vì sao tuổi trẻ phải sống đẹp ?. Thứ nhất, tuổi trẻ là tương lai của mỗi quốc gia dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, có đầy đủ tư duy, năng lực và phẩm chất để trở thành lớp lực lượng kế cận, phát huy những thành quả sẵn có của quá khứ, đưa đất nước ngày một đi lên. Thứ hai, tuổi trẻ không bao giờ thiếu ước mơ, sự sáng tạo cùng phẩm chất tư duy trong công việc. Thứ ba, tuổi trẻ luôn là những người có nhiệt huyết nồng nàn, sự táo bạo và sẵn sàng dấn thân đến những nơi khó khăn để làm việc khó mà không bao giờ có ý nghĩ bỏ cuộc. Chính vì tuổi trẻ có vai trò quan trọng như vậy nên lớp người này lại cần thiết có một lối sống đẹp, tích cực, có lí tưởng và mục đích sống cao đẹp. Vì vậy, để rèn luyện cho mình một phong cách sống đẹp, tuổi trẻ cần ra sức học tập thi đua, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hăng hái thi đua trong mọi lĩnh vực của đời sống, chủ động gánh vác những trách nhiệm to lớn mà các thế hệ đi trước giao phó. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người trẻ có lối sống buông thả, bồng bột ỷ lại, ăn chơi sa đọa, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội,... Chúng ta cần khắc phục ngay những biểu hiện đó để trở thành những con người có nhân cách, trở thành niềm tự hào của gia đình xã hội. Đồng thời, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh, phát triển.

12 tháng 1 2022
Các bạn giúp mình với.
13 tháng 1 2022

Em mới học lớp 5 à

                                                        6 cách giúp trẻ tăng chiều caoChế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao là các yếu tố cần quan tâm để giúp trẻ tăng chiều cao.Chiều cao của trẻ phát triển phụ thuộc vào chỉ hơn 20% do di truyền, còn lại tới gần 80% do các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao...Để phát...
Đọc tiếp

                                                        6 cách giúp trẻ tăng chiều cao

Chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao là các yếu tố cần quan tâm để giúp trẻ tăng chiều cao.

Chiều cao của trẻ phát triển phụ thuộc vào chỉ hơn 20% do di truyền, còn lại tới gần 80% do các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao...

Để phát triển chiều cao của trẻ tối đa nhất, cần xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và từ đó có những tác động phù hợp, điều chỉnh hợp lý giúp trẻ đạt được tầm vóc lý tưởng.

Những giai đoạn phát triển chiều cao của cơ thể

Có ba giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao. 

Một là thời kỳ bào thai: Trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt sẽ tăng từ 10-20 kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50 cm lúc chào đời và nặng từ 3 kg trở lên. 

Hai là giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: 12 tháng đầu trẻ tăng 25 cm, 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10 cm nếu được nuôi dưỡng tốt. 

Ba là thời kỳ dậy thì: Con gái từ 10-16 tuổi và con trai từ 12-18 tuổi là tuổi dậy thì. Trong thời gian dậy thì, cơ thể sẽ có 1-2 năm chiều cao tăng vọt từ 8-12 cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể xác định chính xác năm đó là năm nào, nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ trong suốt thời gian dậy thì để trẻ phát triển.

Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.

6 cách phát triển chiều cao

Ngoài yếu tố di truyền là yếu tố hàng đầu, 6 yếu tố sau có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ:

Thời kỳ mang thai và sinh đẻ: Trong quãng thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của thai nhi. Chính vì vậy trước thời kỳ mang thai, trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú, người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng đó là chất đạm, i-ốt, sắt, axit folic, các axit béo chưa no (DHA, ARA)... để con phát triển khỏe mạnh.

Chế độ dinh dưỡng: Bên cạnh di truyền, chế độ dinh dưỡng tác động lớn đến chiều cao hơn cả gen di truyền. Sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc của trẻ chịu tác động trực tiếp của chế độ dinh dưỡng.

Dinh dưỡng đóng góp đến 32% vào sự phát triển chiều cao của trẻ. 

Dinh dưỡng cần phải có đủ năng lượng phù hợp với từng lứa tuổi. Nếu quá ít bé sẽ suy dinh dưỡng nhưng quá nhiều lại gây béo phì.

Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và vitamin và khoáng chất. Không nên ăn bất cứ thứ gì quá nhiều,  gây mất cân bằng.

Thể dục thể chất: Sụn xương là yếu tố hình thành chiều cao của bé. Để xương phát triển khỏe mạnh, việc tập thể dục, thể thao là điều cần thiết nhất. Lối sống ít vận động sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương, qua đó làm giảm chiều cao lẽ ra có thể đạt được.

Một số môn thể thao tốt cho việc phát triển chiều cao như đu xà, bơi lội, bóng rổ, các bài tập kéo dài như rướn dài kiểu mèo, kiểu rắn hổ mang, bài tập kéo dài chân...

Môi trường sống: Yếu tố môi trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển thể lực trẻ em, đặc biệt là phát triển chiều cao.

Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, môi trường ô nhiễm, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc kém.

6 cách giúp trẻ tăng chiều cao

  • 09:02 05/02/2017
  •  
  •  
  •  
  •  

Chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao là các yếu tố cần quan tâm để giúp trẻ tăng chiều cao.

Chiều cao của trẻ phát triển phụ thuộc vào chỉ hơn 20% do di truyền, còn lại tới gần 80% do các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao...

Để phát triển chiều cao của trẻ tối đa nhất, cần xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và từ đó có những tác động phù hợp, điều chỉnh hợp lý giúp trẻ đạt được tầm vóc lý tưởng.

Những giai đoạn phát triển chiều cao của cơ thể

Có ba giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao. 

Một là thời kỳ bào thai: Trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt sẽ tăng từ 10-20 kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50 cm lúc chào đời và nặng từ 3 kg trở lên. 

Hai là giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: 12 tháng đầu trẻ tăng 25 cm, 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10 cm nếu được nuôi dưỡng tốt. 

Ba là thời kỳ dậy thì: Con gái từ 10-16 tuổi và con trai từ 12-18 tuổi là tuổi dậy thì. Trong thời gian dậy thì, cơ thể sẽ có 1-2 năm chiều cao tăng vọt từ 8-12 cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể xác định chính xác năm đó là năm nào, nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ trong suốt thời gian dậy thì để trẻ phát triển.

Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.

6 cách phát triển chiều cao

Ngoài yếu tố di truyền là yếu tố hàng đầu, 6 yếu tố sau có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ:

Thời kỳ mang thai và sinh đẻ: Trong quãng thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của thai nhi. Chính vì vậy trước thời kỳ mang thai, trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú, người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng đó là chất đạm, i-ốt, sắt, axit folic, các axit béo chưa no (DHA, ARA)... để con phát triển khỏe mạnh.

Chế độ dinh dưỡng: Bên cạnh di truyền, chế độ dinh dưỡng tác động lớn đến chiều cao hơn cả gen di truyền. Sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc của trẻ chịu tác động trực tiếp của chế độ dinh dưỡng.

Dinh dưỡng đóng góp đến 32% vào sự phát triển chiều cao của trẻ. Dinh dưỡng cần phải có đủ năng lượng phù hợp với từng lứa tuổi. Nếu quá ít bé sẽ suy dinh dưỡng nhưng quá nhiều lại gây béo phì.

Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và vitamin và khoáng chất. Không nên ăn bất cứ thứ gì quá nhiều,  gây mất cân bằng.

6 cach giup tre tang chieu cao hinh anh 1

Chế độ dinh dưỡng tác động lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Ảnh: SKĐS.

Thể dục thể chất: Sụn xương là yếu tố hình thành chiều cao của bé. Để xương phát triển khỏe mạnh, việc tập thể dục, thể thao là điều cần thiết nhất. Lối sống ít vận động sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương, qua đó làm giảm chiều cao lẽ ra có thể đạt được.

Một số môn thể thao tốt cho việc phát triển chiều cao như đu xà, bơi lội, bóng rổ, các bài tập kéo dài như rướn dài kiểu mèo, kiểu rắn hổ mang, bài tập kéo dài chân...

Môi trường sống: Yếu tố môi trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển thể lực trẻ em, đặc biệt là phát triển chiều cao.

Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, môi trường ô nhiễm, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc kém.

Dậy thì sớm: Dậy thì sớm thường tiết ra các hoóc-môn kích hoạt sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh. Tuy nhiên, các đầu xương sau đó nhanh chóng đóng lại khiến trẻ không tiếp tục cao thêm, những trẻ bị dậy thì sớm thường thấp hơn bạn cùng lứa và không đạt đến chiều cao mà gen di truyền của trẻ quy định. Do đó, dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chiều cao ở trẻ vị thành niên.

Ngủ đủ giấc: Với trẻ, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao. Trẻ sơ sinh thường ngủ 22 tiếng, 2-6 tháng cần ngủ 15-18 tiếng, 6-18 tháng ngủ đủ 13-15 tiếng, 18 tháng đến 3 tuổi nên ngủ 12-13 tiếng và trẻ từ 3 đến 7 tuổi nên ngủ 11-12 tiếng mỗi ngày.

Nên cho trẻ đi ngủ trước 22 giờ đêm, một giấc ngủ sâu từ 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hoóc-môn tăng trưởng cao nhất.

0
15 tháng 4 2017

Đáp án: C

Đọc ý kiến và trả lời câu hỏia. Thực hiện tốt quyền trẻ em, giúp trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.b. Thực hiện tốt quyền trẻ em, giúp trẻ em được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, vui chơi, giải trí, được sống và phát triển lành mạnh, bình đẳng, hạnh phúc.c. Hiểu biết quyền trẻ em, giúp em bảo vệ lợi ích chính đáng của bản thân và tôn trọng quyển của...
Đọc tiếp

Đọc ý kiến và trả lời câu hỏi

a. Thực hiện tốt quyền trẻ em, giúp trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

b. Thực hiện tốt quyền trẻ em, giúp trẻ em được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, vui chơi, giải trí, được sống và phát triển lành mạnh, bình đẳng, hạnh phúc.

c. Hiểu biết quyền trẻ em, giúp em bảo vệ lợi ích chính đáng của bản thân và tôn trọng quyển của người khác.

d. Thực hiện tốt các bổn phận của trẻ em sẽ giúp em được rèn luyện để trở thành những công dân có ích.

e. Thực hiện tốt các bổn phận của trẻ em giúp em được mọi người yêu quý hơn.

g. Chúng ta cần thực hiện tốt các bổn phận của trẻ em, vì đó là trách nhiệm của trẻ em và cũng nhằm để thể hiện quyền trẻ em.

Câu hỏi:

a. Vì sao phải thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em?

b. Em hãy nêu thêm ý nghĩa của việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

1
4 tháng 8 2023

a. Phải thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em vì: để bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em. Giúp các em ý thức được những bổn phận của mình để có trách nhiệm hơn với xã hội.

b. Nêu thêm ý nghĩa của việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em:

- Là điều kiện cần thiết để trẻ em phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần.

- Thực hiện quyền trẻ em đảm bảo cho trẻ em được sống, phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, lành mạnh...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Giới thiệu về phẩm chất siêng năng, cần cù của người Việt Nam

      Siêng năng, cần cù là phẩm chất tốt đẹp của người lao động, mà học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải rèn luyện hằng ngày. Chăm chỉ làm việc và học hành một cách đều đặn, thường xuyên thì gọi là siêng năng cần cù nghĩa là chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên trong bất cứ công việc nào, nhất là trong lao động và học tập.

      Có quý trọng thì giờ, mới biết cần cù, siêng năng. Có biết coi thì giờ quý như vàng bạc thì mới có ý thức chăm chỉ, chịu khó trong lao động sản xuất, trong học hành luyện trí, luyện tài. Có siêng năng, cần cù mới có ý thức không để thì giờ trôi qua một cách vô ích. vô vị.

Biết dùi mài kinh sử, biết suy nghĩ vận động, vươn lên học hỏi những điều mới mẻ, những kiến thức khoa học hiện đại thì mới có thể nói là cần cù, siêng năng. Thức khuya dậy sớm. chăm chỉ làm ăn, vượt qua mọi khó khăn thì mới gọi là siêng năng, chịu khó.

      Người thợ coi tám giờ lao động là vàng ngọc. Người nông dân cuốc bẫm cày sâu, một nắng hai sương đế làm nên những mùa vàng bội thu, những cánh đồng đầy khoai xanh tốt. cần cù, siêng năng để làm ra của cải vật chất, để sáng tạo nên mọi giá trị tinh thần để làm cho cuộc sống ngày một ấm no hạnh phúc, làm cho đất nước, xã hội ngày một thêm giàu có. Muốn được sống trong ấm no, hạnh phúc thì phải siêng năng, cần cù. "Có làm thì mới có ăn - Không dưng ai dễ đem phần đến cho" là một lời khuyên chí lí. Muốn dân giàu, nước mạnh thì người người phải lao động, nhà nhà phải lao động; lao động một cách cần cù, siêng năng.

      Nhân dân ta, đặc biệt là người nông dân rất siêng năng, cần cù. Có biết bao bài ca dao ngợi ca phẩm chất cao quý của họ:

                                                                                                                       Lao xao gà gáy rạng ngày,

                                                                                                                       Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.

                                                                                                                       Bước chân xuống cánh đồng sâu,

                                                                                                                       Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày.

hay

                                                                                                                       Ai ơi, bưng bát cơm đầy,

                                                                                                                       Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng.

      Trên đời, xưa và nay, cái đáng quý là lao động, người đáng quý là người lao động. Chính nhân dân lao động đã giáo dục chúng ta lòng yêu nước và đức tính cần cù, siêng năng. Nhờ siêng năng, cần cù mà mỗi chúng ta không sợ khó, sợ khổ, biết bền bỉ. nhẫn nại trong làm ăn, trong học hành.

      Trái với siêng năng, cần cù là lười biếng, là "nhác làm siêng ăn", là lãng phí thì giờ, trở thành kẻ sống thừa, vô tích sự.

                                                                                                                       Châm biếm kẻ lười biếng, nhân dân ta có câu ca:

                                                                                                                       Đời người chỉ một gang tay

                                                                                                                       Ai hay ngủ ngày còn một nửa gang.

                                                                                                                       Kẻ "hay ngủ ngày" là kẻ lười biếng,

                                                                                                                       Chỉ biết "há miệng chờ sung".

      Học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải chăm học chăm làm, phải siêng năng thức khuya dậy sớm, chịu khó cần cù học hành, luyện tập thì mới nên người. Phải biết "học ngày chưa đủ, tranh thủ học đêm". Trong đợt ôn tập, kiểm tra, thi cử, học sinh phải siêng năng, phải cần cù ôn luyện. Có chịu khó, có nỗ lực cao thì mới có thể vươn lên học khá, học giỏi, mới giành được điểm cao trong thi cử?

      Học tập hôm nay là để có ngày mai đúng ý nghĩa. Đó là một ngày mai lao động sáng tạo, ấm no, hạnh phúc. Siêng năng và cần cù hôm nay là để có một ngày mai tươi đẹp.