K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2017

Từ bao đời nay, nước ta có truyền thống làm nông và nền văn minh lúa nước phát triển. Để làm được điều này chúng ta phải lao động cật lực và nặng nhọc. Con trâu – người bạn thân thiết cùng chia ngọt sẻ bùi với người nông dân, cùng người nông dân đi khắp cánh đồng để xới đất đai, cùng chung vui niềm vui ngày được mùa. Con vật này đã trở thành thân thuộc và không thể thiếu ở làng quê Việt Nam.

Không ai biết chính xác nguồn gốc của loài trâu ngày nay. Người ta chỉ biết trâu xuất hiện nhiều ở những nước châu Á như Pa-xki-tan, Băng-la-đét, Nê-pa, Thái Lan,... Và đặc biệt ở Việt Nam người ta tìm thấy di tích hóa thạch của trâu cách đây vài chục triệu năm ở các hang động miền Bắc nước ta. Trâu theo khoa học thuộc lớp Mammalia, ngành Chordata, họ bò, bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn. Đa số trâu Việt Nam hiện nay có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.

Trâu được phân loại theo giống đực và giống cái. Con đực tầm vóc lớn, dài đòn, trước cao, sau thấp. Con cái tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt. Đặc tính chung của trâu là hiền lành, thân thiện nên chúng được nuôi phổ biến ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Trung bình một con trâu trưởng thành có thể nặng từ 250 – 500kg. Cân nặng của trâu tùy thuộc vào giới tính và sức khỏe. Các bộ phận của trâu được chia thành các phần: đầu, cổ, thân, chân, đuôi và da. Đầu trâu đực dài, to vừa phải, trâu cái đầu thanh, dài. Trán rộng, phẳng, hơi gồ. Da mặt rất khô, nổi rõ mạch máu. Mắt to tròn, tròng đen láy lanh lẹ, mí mắt mỏng; mũi kín, bóng, ướt. Miệng trâu rộng, răng đều khít, không sứt mẻ. Điểm đặc biệt của trâu là hàm trên không có răng mà chỉ có một miếng đệm rất dai, dẻo phù hợp với đặc tính nhai lại, ăn thực vật. Hai tai trâu nhỏ vừa có thể cử động, phủ một lớp lông mềm bảo vệ tai khỏi côn trùng chui vào. Sừng trâu thanh, đen, cân đối, ngấn sừng đều, rỗng ruột. Phần cổ và thân trâu có những đặc điểm sau: cổ dài vừa phải; ức rộng, sâu, lưng dài từ 1 – 1,5m hơi cong; xương sườn to, tròn, cong đều; bụng tròn lẳng; mông nở rộng, to. Chân trâu rất khỏe, vững chắc để đỡ cả thân người, bốn chân thẳng to, gân guốc. Hai chân trước cách xa nhau, thẳng. Bàn chân thẳng, ngắn, vừa phải. Hai đùi sau to dài, bàn chân sau xuôi, ngắn. Bốn móng rất cứng, khít tròn, đen bóng và chắc chắn. Đuôi trâu to, dài, phần đuôi có túm lông lúc nào cũng phe phẩy để đuổi ruồi, muỗi. Da trâu hơi mỏng nhưng bóng láng, màu xám đen. Lông đen, cứng, sát vào da giúp điều hòa nhiệt độ trong những trưa hè oi bức ở vùng nhiệt đới. Nhìn chung, trâu có thân hình khỏe khoắn, thích hợp với công việc đồng áng cực nhọc.

Nhờ có sức khỏe tốt, trâu có thể làm việc cả ngày từ sáng sớm đến chiều tối. Một con trâu trung bình có thể kéo được 3 – 4 sào ruộng. Trâu cũng có khả năng chịu đựng thời tiết cao. Dù phải cày dưới nắng gắt hay mưa tuôn, trâu vẫn kiên trì cùng người nông dân đội nắng, gió để cày cho mảnh ruộng được tốt tươi.

Để nuôi trâu cũng không khó lắm. Đối với một con trâu cày từ sáng đến chiều thì nên cho ăn ba bữa chính: sáng sớm, trưa, tối. Cỏ là thức ăn chính của trâu nên vào mùa xuân hạ ta có thể tự tìm được dễ dàng trên đồi cỏ, hay bãi cỏ xanh tốt cho trâu ăn. Nhưng đối với những ngày đông rét mướt (nhất là ở Bắc Bộ) nhiệt độ xuống tới 7 – 10oC thì có không thể mọc được. Cho nên, tốt nhất là ta phải dự trữ cỏ khô cho trâu bằng cách ủ xanh, lên men, không chỉ giữ cỏ tươi lâu mà còn bổ sung được hệ vi sinh cho đường ruột giúp hệ tiêu hóa của trâu được tốt hơn. Sau khi đi làm đồng về, ta không nên cho trâu ăn ngay mà để cho trâu nghỉ ngơi, tắm rửa sạch sẽ. Khoảng 30 phút sau khi nghỉ ngơi, ta cho trâu uống nước có pha muối (nồng độ nuối khoảng 10g trên 100kg trọng lượng trâu). Sau đó, ta mới cho trâu ăn. Hằng ngày, phải cung cấp đủ lượng nước cho trâu (40 lít nước/1con/1 ngày).

Muốn trâu luôn khỏe để làm việc cần phải có chế độ chăm sóc phù hợp. Sau mỗi buổi cày phải xoa bóp vai cày. Tắm mỗi ngày sau 30 phút làm việc để điều hòa nhiệt độ cơ thể của trâu. Trong một buổi cày, cần cho trâu nghỉ 3 – 5 lần, mỗi lần khoảng 20 – 30 phút, tránh để trâu làm việc không hiệu quả cao. Nếu cho trâu làm việc cả tuần thì phải để trâu nghỉ một ngày không nên để trâu làm việc quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn đến suy yếu. Quá trình làm việc mà thấy sức trâu sụt giảm thì phải để trâu nghỉ 3 – 5 ngày cho lại sức, bồi dưỡng thêm bằng cỏ tươi, cám cháo.

Trâu có rất nhiều lợi ích. Sức kéo khỏe giúp cày bừa, trục lúa, kéo xe. Trâu còn cho thịt, sữa, da và sừng. Thịt trâu ăn rất ngon, nhiều đạm hơn cả thịt bò, ít mỡ hơn thịt bò và giàu năng lượng. Sữa trâu giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực. Da trâu làm thắt lưng rất bền và đẹp. Sừng làm lược, đồ thủ công mĩ nghệ rất bóng, đẹp được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước.

Ngoài ra, trâu còn gắn liền với nhiều phong tục truyền thống của người Việt Nam ta như: dùng làm sính lễ, cưới hỏi, hội chọi trâu ở Đồ Sơn,... Trâu còn là niềm tự hào của người dân Việt Nam, được trở thành biểu tượng của SEAGAME 22. Hình ảnh của trâu còn đầy ắp trong kỉ niệm tuổi thơ của những chú bé mục đồng. Những buổi chiều ngả lưng trên lưng trâu, thả hồn theo cánh diều trên lưng trâu, những hôm tắm sông cùng trâu trên dòng sông quê hương đỏ nặng phù sa... sẽ là những kỉ niệm đẹp, sâu đậm trong tâm hồn trẻ thơ.

Ngày nay, máy móc công nghiệp, công nghệ hiện đại đã thay thế cho trâu nhưng trâu vẫn mãi là con vật hiền lành, gần gũi của người nông dân. Trong tâm hồn người Việt, không có gì có thể thay thế cho con trâu dù cho nông nghiệp có tiến bộ thế nào, máy móc đã thay thế cho trâu hoàn toàn. Nếu một ngày trên đồng quê Việt Nam không còn hình ảnh của những chú trâu cày đồng thì nét đẹp của làng quê Việt không còn trọn vẹn nữa.

mình không chắc về bài này lắm

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen thủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen thủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn thấp thỏm đợi chờ dài dặc, mang ngấn nước mắt và tiếng thở dài. Người ta nhiều lúc nhàn, quây quần bên cạnh người thân, nhưng không mấy khi lại tỉ mỉ, vẩn vơ mà nhìn ngắm những người yêu mến của ta. Cho nên thỉnh thoảng sực nhớ, tôi chợt nhìn u, tôi bỗng giật mình, tôi ngờ ngợ như người ngồi trước mặt đây không phải là u tôi. Có đâu u tôi lại thế kia. Tóc đường ngôi của u tôi lốm đốm, rụng, chỉ còn lưa thưa. Lúc cười, nếp nhăn ở đuôi con mắt nheo lại, xếp lên nhau, đến khi hết cười cũng chỉ còn hằn những vết rạn khía quanh xuống hai bên gò má. Hàm răng trên của u tôi khểnh,khuyết ba lỗ mấy năm nay. U tôi già đi từ bao giờ? U tôi đã già đi từ lúc nào? Tôi thực không hay

Qua đoạn văn trên, tác giả thể hiện tình cảm gì?

A. Tình cảm yêu mến, trân quý mẹ của mình 

B. Thể hiện tình cảm với những người thân của tác giả 

C. Thể hiện tình cảm với quê hương nơi tác giả sinh ra 

D. Cả 3 ý trên đều đúng

1
6 tháng 9 2018

Đáp án: A

 

31 tháng 5 2018

- Chuyển từ ơ “Thanh” (tên nhân vật) và từ “chàng” thành “tôi”

- Đoạn văn: Một cái bóng lẹ làng từ trong vút ra, rơi xuống mặt bàn. Tôi đang định thần nhìn rõ: con mèo già của ba chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép vào chân vào mình khẽ phây phẩy cái đuôi, rồi hau mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Tôi mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo.

28 tháng 3 2022

Mình chỉ làm phần thay đổi ngôi kể thôi nha.

Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Tôi định thần nhìn rõ: con mèo già của bà chàng, con mèo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Tôi mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo.

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen đủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn thấp...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.

U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen đủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn thấp thỏm đợi chờ dài đặc mang ngấn nước mắt và tiếng thở dài.

Người ta, nhiều lúc nhàn, quây quần bên cạnh người thân, nhưng không mấy khi lại tỉ mỉ vẩn vơ mà nhìn ngắm những người yêu mến của ta. Cho nên thỉnh thoảng tôi sực nhớ, tôi chợt nhìn u, bỗng giật mình, tôi ngờ ngợ như người ngồi trước mặt đây không phải là u tôi. Có đâu u tôi lại thế kia. Tóc đường ngôi của u tôi lốm đốm, rụng, chỉ còn lưa thưa. Lúc u tôi cười, nếp nhăn ở đuôi con mắt nheo lại, xếp lên nhau, đến khi hết cười cũng còn hằn những vết rạn khía quanh xuống hai bên gò má. Hàm răng trên của u tôi hểnh khuyết ba lỗ đã mấy năm nay. U tôi già đi từ bao giờ? U tôi đã già đi lúc nào? Tôi thực không hay.

(Theo Tô Hoài, Cỏ dại)

Qua đoạn văn, em thấy sự quan sát có tác dụng biểu hiện tình cảm như thế nào?

1
18 tháng 6 2018

Qua đoạn văn cho thấy sự quan sát đã giúp tác giả gợi lại một cách chi tiết và chân thực bóng dáng u, khuôn mặt u, từ đó thể hiện lòng thương cảm và sự hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen thủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen thủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn thấp thỏm đợi chờ dài dặc, mang ngấn nước mắt và tiếng thở dài. Người ta nhiều lúc nhàn, quây quần bên cạnh người thân, nhưng không mấy khi lại tỉ mỉ, vẩn vơ mà nhìn ngắm những người yêu mến của ta. Cho nên thỉnh thoảng sực nhớ, tôi chợt nhìn u, tôi bỗng giật mình, tôi ngờ ngợ như người ngồi trước mặt đây không phải là u tôi. Có đâu u tôi lại thế kia. Tóc đường ngôi của u tôi lốm đốm, rụng, chỉ còn lưa thưa. Lúc cười, nếp nhăn ở đuôi con mắt nheo lại, xếp lên nhau, đến khi hết cười cũng chỉ còn hằn những vết rạn khía quanh xuống hai bên gò má. Hàm răng trên của u tôi khểnh,khuyết ba lỗ mấy năm nay. U tôi già đi từ bao giờ? U tôi đã già đi từ lúc nào? Tôi thực không hay

Cho biết tác dụng của sự quan sát trong việc biểu hiện tình cảm của tác giả trong đoạn trích trên?

A. Sự quan sát làm tiền đề để tác giả bộc bạch tình cảm của bản thân 

B. Tác giả quan sát chi tiết, tỉ mỉ, có chọn lọc, thể hiện được tình cảm yêu thương dành cho mẹ 

C. Cả A và B đều đúng 

D. Cả A và B sai

1
9 tháng 6 2017

Đáp án: C

17 tháng 10 2019

d, Nêu lí lẽ, dẫn chứng không ăn nhập trong lập luận

Sóng bắt nguồn và đi về đâu, Xuân Quỳnh như hóa thân vào con sóng để bộc lộ tình yêu, khát vọng tuổi trẻ của mình.

. Khoanh tròn những dấu chấm dùng sai trong đoạn văn dưới đây. Nhà bạn Nam có bốn người: bố me Nam. Nam và bé Hồng Hà 5 tuổi. Bố Nam là bộ đội, còn me Nam. Là công nhân xí nghiệp bánh kẹo Tràng An. Bố mẹ Nam. Rất hiền và rất quan tâm đến việc học hành của Nam. Gia đình bạn Nam. Lúc nào cũng vui vẻ. 2. Đoạn văn dưới đây không sử dụng dấu chấm. Em hãy chép lại đoạn văn này sau khi...
Đọc tiếp

. Khoanh tròn những dấu chấm dùng sai trong đoạn văn dưới đây. Nhà bạn Nam có bốn người: bố me Nam. Nam và bé Hồng Hà 5 tuổi. Bố Nam là bộ đội, còn me Nam. Là công nhân xí nghiệp bánh kẹo Tràng An. Bố mẹ Nam. Rất hiền và rất quan tâm đến việc học hành của Nam. Gia đình bạn Nam. Lúc nào cũng vui vẻ. 2. Đoạn văn dưới đây không sử dụng dấu chấm. Em hãy chép lại đoạn văn này sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu. Nội tội Tôi sống xa nội tôi từ thuở nhỏ bạn biết không, nội tôi chỉ sống một mình cô quạnh trong vùng quê hẻo lánh chiều chiều, khi con chim đã về đến tổ với bầy đàn, với đồng loại thân quen thì thênh thang ở một góc trời, dáng một người già lúc mờ lúc tỏ dáng nội đấy, còm cõi bên bếp thổi cơm tối tối, khi mọi nhà quây quần trò chuyện thì nội tôi co ro trong tấm chăn mỏng để đi tìm giấc ngủ của người cô đơn. (Văn Trần Thiên Trúc) 3. Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong từng câu văn dưới đây: a. Con ong xanh biếc to bằng quả ớt nhỡ lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất. Nó dừng lại ngước đầu lên mình nhún nhảy rung rinh giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên đậu xuống thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn. Nó đi dọc đi ngang sục sạo tìm kiếm. (Vũ Tú Nam) b. Khi mới nhú lộc bàng màu hung nâu. Chỉ vài ba ngày sau nó chuyển sang màu xanh nõn chúm chím như những búp hoa. (Trần Hoài Dương) 4. Ngắt đoạn văn dưới đây thành 6 câu: Mấy hôm sau, chim lại đến ăn khế ăn xong, chim bảo người em vào mang túi ba gang đi lấy vàng chim bay qua núi cao biển rộng rồi đỗ xuống một hòn đảo đầy vàng bạc châu báu người em đi khắp đảo, ngắm nhìn thoả thích rồi mới lấy một ít vàng bỏ vào túi xong xuôi, chim lại đưa người em trở về nhà từ đó, người em trở nên giàu có. 5. Trong đoạn văn dưới đây, người viết dùng sai dấu chấm. Em hãy sửa lại và chép đoạn văn đã sửa lỗi vào chỗ trống. (Nhớ viết hoa những chữ đầu câu.) 2 Búp măng non cảm thấy thật sung sướng và tự hào. Măng non cùng với các bạn khác. Được ông Mặt Trời chiếu sáng và lớn lên mạnh mẽ. Từ búp măng non, chú đã trở thành. Cây tre nhỏ giống như mẹ. Những cây tre nhỏ sẽ hợp thành một rừng tre mới. 6. Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống dưới đây: Đang đi, Vịt con thấy một bạn đang nằm trong một cái túi trước ngực của mẹ. Vịt con cất tiếng chào: - Chào bạn☐ Bạn tên là gì thế☐ - Chào Vịt con ☐Tôi là Chuột Túi. Bạn có muốn nghe tôi kể chuyện về mẹ không☐ Vịt con gật đầu. Chuột Túi liền kể: - Tôi còn bé nên được ở trong cái túi trước bụng của mẹ tôi. Thật là êm ái ☐Đã bao lần, mẹ tôi mang tôi chạy băng qua cánh rừng, qua đồng cỏ mênh mông để tránh hổ dữ. Mẹ thở hổn hển, ướt đẫm mồ hôi. Ôi ☐ Tôi yêu mẹ biết bao☐ (Theo Nguyễn Thị Thảo) 7. Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Đến trưa, Mèo Mướp ngủ dậy. Đói bụng quá, nó ra suối đế câu cá. Nhưng Mèo Mướp ngồi từ trưa đến chiều mà chẳng câu được con cá nào. Bỗng nó thấy hoa mắt chóng mặt rồi chẳng biết gì nữa... Đúng lúc ấy, Mèo Tam Thể đi học về thấy Mèo Mướp ngất xỉu bên bờ suối. Nó vội cõng Mèo Mướp về nhà. 8. Trong các câu dưới đây, người viết dùng sai dấu phẩy. Em tìm chỗ sai, sửa lại rồi chép câu đã sửa vào chỗ trống: a. Hôm ấy, cô giáo Gà Mái Mơ, tổ chức cho cả lớp đi cắm trại. .......................................................................................................................................................... b. Các bạn nhỏ dựng trại, bên hồ nước trong xanh và múa hát thật vui vẻ. .......................................................................................................................................................... c. Gà Tơ ấp úng xin lỗi cô giáo và hứa sẽ đi học, thật chăm. .......................................................................................................................................................... d. Từ đó trở đi, chẳng đợi mẹ phải gọi, hôm nào Gà Tơ cũng dậy thật sớm để đi học. .......................................................................................................................................................... 9. Điền dấu chấm, dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây. Bỗng một hôm An Tiêm thấy một con chim xuất hiện trên hoang đảo con chim ăn một miếng quả lạ và nhả xuống những hạt nho nhỏ màu đen nhánh An Tiêm nghĩ thầm: “Quả mà chim ăn 3 được thì chắc hẳn người cũng ăn được” chàng bèn nhặt những hạt đó và đem ươm vào một hốc đá rêu ẩm. 10. Điền dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Quanh ta mọi vật mọi người đều làm việc. Cái đồng hồ báo phút báo giờ. Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ ngày xuân thêm tưng bừng. Như mọi vật mọi người bé cũng làm việc. Bé làm bài bé đi học. Học xong bé quét nhà nhặt rau chơi với em đỡ mẹ. Bé luôn bận rộn mà công việc lúc nào cũng nhộn nhịp cũng vui. (Tô Hoài) 11. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu văn sau: a. Dưới đường lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây dân chài đang tung lưới bắt cá. b. Những con chim pít báo hiệu mùa màng từ miền xa lại bay về. Ngoài nương rẫy lúa đã chín vàng rực. Ở đây mùa hái hạt bao giờ cũng trúng vào tháng mười, tháng mười một, những ngày tháng vui vẻ nhất trong năm. c. Từ chiếc tổ nhỏ được lót rơm êm như nệm đôi chim non xinh xắn bay ra. d. Giữa đám lá xanh to bản một búp xanh vươn lên. e. Xa xa giữa cánh đồng đàn trâu đang lững thững từng bước nặng nề trở về làng.

0
13 tháng 9 2018

Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Từ nội dung đoạn thơ: Lời dặn con của người cha phải biết giúp đỡ và tôn trọng những người hành khất. Giúp người, đến khi gặp hoạn nạn, người khác sẽ giúp mình.

- Nêu vấn đề: cho và nhận ở đời.

* Phân tích vấn đề:

- Giải thích:

   + Cho là cho đi (vật chất, tinh thần, kinh nghiệm, …).

   + Nhận là nhận về niềm vui, sự thanh thản và kể cả vật chất.

* Phân tích biểu hiện:

- Cuộc sống còn rất nhiều mảnh đời khốn khổ, cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

- Khi giúp đỡ người khác, con người cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc. Và khi lỡ sa chân vào khốn khó, có thể sẽ nhận được sự sẻ chia từ cộng đồng.

* Bình luận:

- Cho và nhận làm cho cuộc sống có ý nghĩa, nó cũng là quy luật của cuộc sống, giúp cho xã hội nhân văn và phát triển hơn, đáng được ca ngợi.

- Nhưng cuộc sống cũng còn lắm kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho, hoặc cho đi và đòi phải nhận lại. Điều ấy cần phải phê phán.

* Kết luận:

Cuộc đời sẽ giàu ý nghĩa khi ta biết cho và nhận.

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏiCả nhà đi họcĐưa con đến lớp mỗi ngàyNhư con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"Chiều qua bố đón tình cờCon nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...Cả nhà đi học, vui thay!Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhàHèn chi mười điểm hôm quaNhà mình như thể được... ba điểm mười.(Cao Xuân Sơn)Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

Cả nhà đi học

Đưa con đến lớp mỗi ngày
Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"
Chiều qua bố đón tình cờ
Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...

Cả nhà đi học, vui thay!
Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà
Hèn chi mười điểm hôm qua
Nhà mình như thể được... ba điểm mười.

(Cao Xuân Sơn)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Em bé trong bài thơ reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện ra điều gì?

Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ.

Câu 4 (2,0 điểm):Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm):

Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) miêu tả hình ảnh mẹ hoặc bố khi em được điểm tốt.

Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:

Đàn chim se sẻ
Hót trên cánh đồng
Bạn ơi biết không
Hè về rồi đó

Chiều nay bạn gió
Mang nồm về đây
Ôi mới đẹp thay!
Phượng hồng mở mắt

Dòng sông trong vắt
Trườn lên bãi xa
Một chuyến đò qua
Mang theo lũ bướm


Cánh diều bay lượn
Thênh thang lúa đồng
Bạn ơi thích không?
Hè về rồi đó

(Nguyễn Lãm Thắng, Hè về)

Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả.

0