giải câu đố sau:
Hạt gì sinh ở trên mây
Khi rơi xuống đất
Cỏ cây mát lành? Hạt...........
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phép tu từ chủ yếu trong đoạn văn là phép nhân hoá (mưa, mặt đất, cây) đã làm cho cảnh vật được miêu tả trở nên sinh động, có hồn, gần gũi với con người. Nhờ vậy đoạn văn đã gợi lên được một triết lí sống “Uống nước nhớ nguồn.”. (Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả một mùa hoa thơm trái ngọt)
b)Tính liên kết của đoạn văn:
*Liên kết về nội dung:
-Các câu trong đoạn văn cùng phục vụ chủ đề đoạn văn là: Mưa mùa xuân và sự hồi sinh của đất trời. (liên kết chủ đề)
-Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. (liên kết lôgíc)
*Liên kết hình thức:
-Phép lặp: Mưa mùa xuân, mưa, mặt đất
-Phép đồng nghĩa, liên tưởng:
+Mưa, hạt mưa, giọt mưa
+Mặt đất, đất trời
+Cây cỏ, cây nhánh lá, mầm non, hoa thơm, trái ngọt
-Phép thế: cây cỏ - chúng
-Phép nối: Và
1. Đối tượng miêu tả: mưa xuân.
Trình tự miêu tả: trình tự thời gian
2. Biện pháp nhân hóa cho thấy mưa có những đặc điểm hình dáng, tính cách như con người.
3.Mưa xuân mang đến những sức sống mới cho cuộc sống.
Câu ghép:
Mưa mùa xuân/ xôn xao, phơi phới
=> Gồm có cụm chủ ngữ - vị ngữ và có dấu phẩy để kết nối 2 vế câu.
Những hạt mưa/ bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.
=> Gồm có cụm chủ ngữ - vị ngữ và có dấu phẩy, từ mà để kết nối 3 vế câu.
Mặt đất/ đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy/ những giọt mưa/ ấm áp, trong lành.
=> Gồm có cụm chủ ngữ - vị ngữ và có dấu phẩy, từ bỗng để kết nối 3 vế câu.
Đất trời/ lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.sfdbtcvế câu.
Mưa mùa xuân/ đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lry5gxên các nhánh lá mầm non.
=> Gồm có cụm chủ ngữ - vị ngữ và có dấu phẩy để kết nối 2 vế câu.
3 DT, ĐT, TT:
+ Mặt đất
+ Trả
+ Mềm
cho mình hỏi chút. Bạn có thể ghi rõ đề bài là tìm câu ghét hay tìm danh từ động từ tính từ trong đoạn văn hay ở ngoài
1. Miêu tả
2. Nhân hóa: âu yếm, cần mẫn
➩ Nhấn mạnh, khẳng dịnh sự âu yếm, chăm sóc của mưa đối với mặt đất, thiên nhiên.
3. Đem đến sức sống ứ đầy cho vạn vật
Tham khảo nha em:
II, Làm văn:
Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt.
Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó.
Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn. Phía hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú.
Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có năm người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau.
Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch.
Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lý thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em.
Biện pháp tu từ: nhân hóa: mặt đất kiệt sức...
Điệp ngữ: “mưa mùa xuân”
Tác dụng: Miêu tả hình ảnh mưa mùa xuân đã mang lại cho mặt đất sức sống, tràn lên các nhánh lá mầm non. Cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
Đoạn văn đã sử dụng phép nhân hóa và từ láy, từ tượng hình tượng thanh để diễn tả sinh động mưa xuân. Đây không chỉ là đặc trưng mà còn là vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân.
Biện pháp tu từ :
+) Nhân hóa ( sự vật được nhân hóa : mưa, đất trời, cây cỏ)
⇒ Tác dụng : Làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm hơn . Làm cho hình ảnh thiên nhiên trở nên gần gũi, thân thiết với con người.
+) So sánh ( Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót)
⇒ Tác dụng : Làm cho người đọc hình dung ra được hình ảnh những hạt mưa nhí nhảnh, thi nhau rơi xuống mặt đất một cách êm dịu
Các từ láy : xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót, ấm áp.
hạt mưa
hạt mưa nhe