K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2022

Tham khảo: 

Câu chuyện Cây khế gồm có các sự kiện chính sau đây:

Ở một gia đình nọ, có một gia đình gồm bố mẹ, vợ chồng của người anh trai và cậu em trai cùng chung sống.Sau khi bố mẹ chết, người anh chia gia tài đã lấy hết tất cả, người em chỉ được cây khế.Người em lầm lũi dọn ra ở dưới túp lều cạnh cây khế, hằng ngày chăm sóc cho câyKhi cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng, dặn người em may túi ba gang mang theo đựng vàngĐến hẹn, chim chở người em bay ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.Người anh biết chuyện, đổi gia tài mình lấy cây khế, người em bằng lòng.Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ nhưng người anh tham lam may cái túi mười hai gang để có thể lấy nhiều vàng hơn.Cuối cùng, do lấy quá nhiều vàng, chim không chở nổi, lại gặp bão nên người anh rơi xuống biển rồi chết.

Nắm được dàn ý và các sự việc chính của câu chuyện cây khế, các em học sinh cùng lên ý tưởng chuẩn bị cho bài kể chuyện trên lớp thông qua các bài văn mẫu sau đây. Các em học sinh tham khảo, tìm ý xây dựng lời văn cho riêng mình và không sao chép toàn bộ bài viết.

18 tháng 2 2022

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.

 

Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

 

 
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

 

Chim lạ liền nói:

 

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

 

Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

 

Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

 

Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

 

Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm".

4 tháng 11 2019

Nguồn : Mạng

 DÀN Ý:
I. Mở bài:giới thiệu sự việc, vấn đề (kể về chuyện đời thường)
Ví dụ: ( kể về bác hàng xóm)
Nhà em ở một vùng quê nhỏ đầy tình yêu thương và quý mến. ở xóm em mọi người luôn luôn quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. Trong xóm em thích nhất là chú Tùng, chú Tùng rất vui tính và giỏi giang.
II. Thân bài: kể về chuyện đời thường ( kể về bác hàng xóm)
1. Kể khái quát về bác hàng xóm

  • Bác Tùng năm nay 44 tuổi
  • Bác tùng là hàng xóm của nhà em
  • Bác sống trong khu phố em đang ở

2. Kể chi tiết về bác hàng xóm
a. Kể về ngoại hình của bác hàng xóm

  • Bác Tùng có mái tóc đen nhưng có điểm vài sợi bạc
  • Bác có cái bụng to
  • Bác có gương mặt phúc hậu
  • Đôi mắt của bác long lanh
  • Bác có hàm râu rậm
  • Bác hay mặc đồ công nhân
  • Bác Tùng thường đi dép lào

b. Kể tính tình của bác hàng xóm

  • Bác rất thân thiện và hay giúp đỡ mọi ngươi
  • Bác luôn đối xử tốt với con cháu
  • Bác được nhiều người yêu thương va quý trọng
  • Bác rất độ lượng và thân thiện

c. Kể vê những việc làm của bác

  • Bác thường đi vận động bà con làm việc tốt
  • Bác đi quyên góp để ủng hộ những người nghèp
  • Bác luôn giúp đỡ mọi người và bà con xung quanh

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chuyện đời thường

~ Gió ~ 

27 tháng 2 2022

giúp đi ạ

27 tháng 2 2022

Tham khảo :

 

Dàn ý kể lại câu chuyện về chú bé Lượm qua lời kể của người chú Hà Nội

1. Mở Bài
- Giới thiệu hoàn cảnh chú cháu gặp nhau: Vào cuối năm 1946, tại Hàng Bè, ngày Huế đổ máu.

2. Thân Bài
* Những chi tiết về Lượm:
- Dáng người loắt choắt, nom tưởng ốm yếu, ấy thế mà đôi chân lại nhanh nhẹn vô cùng, bên hông cậu đeo một cái xắc nho nhỏ, trên cái đầu nghênh nghênh đôi thêm chiếc mũ ca-lô hơi lệch về một phía.
- Lượm là một cậu bé yêu đời, yêu sống và cũng rất đỗi hồn nhiên, tâm hồn lúc nào cũng phơi phới, miệng liên tục huýt sáo, tung tăng nhảy chân sáo trên con đường rộng thênh thang.
- Tôi bỗng liên tưởng đến hình ảnh chú chim chích, nhỏ nhắn, hoạt bát đang thỏa sức bay nhảy.
- Lượm vừa đi vừa bảo: "Cháu làm liên lạc cũng mới một thời gian thôi, chủ yếu là ở đồn Mang Cá ấy chú ạ. Dù công việc có những lúc rất hồi hộp, khó khăn nhưng mà thích lắm chú ạ, thích hơn ở nhà nhiều. Cháu cảm thấy dường như mình đã đóng góp được chút gì đó cho quê hương rồi ấy, hì hì".
- Tôi đã nhận ra lòng yêu nước, lòng trung thành với cách mạng rất đáng quý của một tâm hồn non trẻ.
- Chúng tôi chia tay nhau, mỗi người một ngả, Lượm tiếp tục làm giao liên ở Huế còn tôi quay về Hà Nội.
* Sự hi sinh của Lượm
- Tháng 6/1949, tôi nhận được thư nhà báo tin dữ của Lượm, em hi sinh trong một lần làm nhiệm vụ.
- Em ngã xuống trên cánh đồng bất tận, dưới thân em là mùi thơm hương lúa mới, trước mắt em là bầu trời xanh bất tận. Và cũng là lần cuối em được thấy mảnh đất và bầu trời tươi đẹp của quê hương.

3. Kết Bài

- Tôi nhắm mắt, để không cho nước mắt tuôn rơi, tôi viết tặng em bài thơ đề "Lượm" để mãi ghi nhớ sự hi sinh anh dũng của người giao liên nhỏ tuổi mà tôi mãi còn đặt trong ký ức.
- Đất nước sẽ nhớ bóng hình em, máu em đã tô thắm cho nền độc lập tự do của dân tộc.

13 tháng 10 2023

1.
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,... 
2. 

1. Mở bài:

Tên truyện: Người ăn xin

Nhân vật: cậu bé và người ăn xi

2. Thân bài:

Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ

Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả

Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ

Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động

3. Kết bài:

Chú bé và ông lão đều nhận được điều gì đó từ nhau.

Câu chuyện hết sức xúc động và có ý nghĩa giúp chúng ta thấy được tình yêu thương con người luôn quanh ta.

1 tháng 10 2018

a. Mở bài

- Nêu hoàn cảnh kể câu chuyện cho bố mẹ nghe: sau bữa cơm, mọi người ngồi trò chuyện …

- Giới thiệu chung về câu chuyện mà mình kể: là loại chuyện gì? (Cảm động hay buồn cười)

b. Thân bài

- Thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện em đang kể (bao giờ, ở đâu?)

- Nhân vật trong câu chuyện ấy gồm những ai? Em có tham gia vào câu chuyện ấy không?

- Diễn biến câu chuyện như thế nào? Chuyện có gì làm em cảm động hay buồn cười?

- Kết thúc câu chuyện ấy như thế nào? Em có say nghĩ hay rút ra được bài học gì từ câu chuyện ấy hay không?

- Thái độ, cảm xúc của cha mẹ khi nghe em kể câu chuyện đó (xúc động hay buồn cười theo không? Có khuyên nhủ em điều gì không? …)

c. Kết bài

- Không khí gia đình em khi kể chuyện

- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân

28 tháng 11 2021

Mọi người tra lời giúp mình nha. Học tốt !!

26 tháng 2 2024

1. Mở bài

- Giới thiệu nhân vật có tấm lòng nhân hậu mà em định kể.
- Em được đọc, được nghe hay được chứng kiến câu chuyện về người đó.

2. Thân bài

- Trình bày diễn biến câu chuyện.

3. Kết bài

- Nêu kết thúc câu chuyện và cảm nghĩ của em về câu chuyện được kể.

Dàn ý: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú(cảm động, buồn cười) em gặp ở trường

1. Mở Bài

- Thời gian, không gian kể chuyện cho bố mẹ nghe

- Giới thiệu câu chuyện mà mình định kể

2. Thân Bài

- Trình bày về thời gian, địa điểm của câu chuyện

- Giới thiệu những nhân vật xuất hiện trong câu chuyện

- Diễn biến câu chuyện

- Kết thúc câu chuyện

- Tâm trạng, cảm xúc của bố mẹ khi lắng nghe câu chuyện

3. Kết Bài

Cảm nghĩ của bản thân về cuộc trò chuyện với bố mẹ.

Hoc tot

22 tháng 11 2017

1. Phần Mở hài (Giới thiệu câu chuyện)

- Tôi tên là Lê Mã Lương.

- Cha mẹ tôi mất sớm. Vì vậy, tôi phải đốn củi, cắt cỏ kiếm sống qua ngày, nhưng vẫn nghèo đến mức không có tiền mua một cây bút.

- Tôi rất thích vẽ nên hằng ngày tôi chăm chỉ luyện tập. Khi đi kiếm củi trên núi, tôi lấy que củi làm bút để vẽ những con chim đang bay. Lúc cắt cỏ bên sông, tôi lấy tay nhúng xuống nước rồi vẽ tôm cá đang bơi lội. Về nhà, tôi vẽ các đồ đạc trong nhà.

- Năm tháng trôi qua, tôi không ngừng học vẽ. Tôi vẽ chim cá giống như hệt. Thế nhưng tôi vẫn chưa có được một cây bút vẽ. Tôi ao ước có một cây bút để tôi vẽ những gì mình thích.

2. Phần Thân bài (Biễn biến sự việc)

a). Giấc mơ kì diệu

Một đêm, tôi nằm ngủ rất say. Trong giấc ngủ, chợt tôi thấy một cụ già râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, đưa cho tôi một cây bút và nói: “Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều”.

- Trong mơ, tôi nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh và sung sướng reo lớn: “Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!..”

- Tôi nói chưa dứt lời thì cụ già biến mất. Tôi giật mình tính dậy mới biết là mình nằm mơ.

- Nhưng tôi lấy làm lạ là cây bút thần vẫn nằm trong tay tôi. Đúng là tôi đã có một giấc mơ kì diệu.

b). Giúp người nghèo

- Tôi lấy bút ra vẽ một con chim. Chim tung cánh bay lên trời hót líu lo. Tôi vẽ tiếp một con cá. Cá vẫy đuôi trườn xuống sông, bơi lội trước mắt tôi. Tôi thích thú vô cùng.

- Tôi dùng cây bút thần vẽ giúp cho tất cả những người nghèo trong vùng. Nhà nào không có cày, tôi vẽ cày cho. Nhà nào không có cuốc, tỏi vẽ cuốc cho. Nhà nào không có đòn, tôi vẽ cho đòn,...

c). Trừng trị lên địa chủ tham lam

- Việc tôi có cây bút thần lọt tới tai một tên địa chủ giàu có trong vùng. Hắn sai dầy tớ tới bắt tôi và nói tôi phải vẽ cho hắn những gì hắn muốn.

- Biết đó là tên địa chủ tham lam nên tôi không vẽ cho hắn bất cứ thứ gì.

- Hắn tức giận nhốt tôi vào chuồng ngựa không cho tôi ăn uống gì.

- Hắn cho người đến chuồng ngựa xem tôi đã chết hay còn sống. Hắn nào ngờ, nhờ có cây bút thần mà tôi có lò lửa rực hồng để sưởi và có bánh nướng thơm ngào ngạt để ăn.

- Đoán trước thế nào tên địa chủ tham lam cũng sẽ giết tôi nên tôi dùng cây bút thần vẽ một cái thang và trốn ra khỏi chuồng ngựa.

- Thoát khỏi nhà tên địa chủ, tỏi vẽ một con ngựa và cưỡi lên phi nhanh.

- Đi chưa được bao xa, tôi nghe tiếng huyên náo phía sau. Quay lại nhìn, tôi thấy tên địa chủ tay vung đao sáng loáng. Đằng sau tên địa chủ có khoảng hai mươi tên khác.

- Chờ cho bọn chúng đến gần, tôi rút bút thần ra vẽ chiếc cung và mũi tên. Tôi dương cung bắn. Mũi tên lao đúng họng tên địa chủ. Hắn ngã nhào xuống đất. Tôi ra roi thúc ngựa. Ngựa tung vó phi như bay.

d). Trừng trị tên vua tham lam độc ác

- Tôi dừng chân ở một thị trấn nhỏ. Không có việc làm, tôi đành vẽ tranh bán. Sợ lộ, nên khi vẽ, tôi cố tình vẽ thiếu một chi tiết trong tranh, nên tất cả các tranh đều dỡ dang không biến thành đồ vật hoặc con vật thật được.

- Một lần, vẽ tranh con cò, tôi cố tình vẽ thiếu một con mắt. Nào ngờ, do sơ ý, tôi để một giọt mực rơi xuống đúng vào chỗ mắt cò. Thế là cò vỗ cánh bay lên. Chuyện đó làm chấn động cả thị trấn. Rồi có kẻ tố giác với vua. Vua cho lính tới đón tôi về kinh đô.

- Được biết đây là một tên vua gian ác tham lam nên tôi không vẽ những điều vua muốn mà vẽ những thứ ngược lại. Ví dụ, vua bắt tôi vẽ con rồng, tôi vẽ một con cóc ghẻ. Vua bắt tôi vẽ con phượng, tôi vẽ con gà trụi lông...

- Vua lấy bút thần của tôi để tự vẽ. Vua vẽ một dãy núi vàng nhưng chắng thấy vàng dâu chỉ thấy một dãy núi đá. Đá từ trên đĩnh núi lăn xuống, suýt đè gãy chân vua.

- Không từ lòng tham, vua lại vẽ tiếp từng thỏi vàng nối nhau. Nào ngờ, khi nhìn lại, chẳng thấy vàng đâu cả, chỉ thấy một con mãng xà dài, miệng há hốc, đỏ lòm đang bổ lại phía nhà vua. May có triều thần xô tới cứu, nếu không mãng xà đã nuôt chửng vua.

- Biết không có tôi thì bút thần chẳng hiệu nghiệm nên vua phải thả tôi ra hứa cho tôi rất nhiều vàng bạc và gả công chúa cho tôi. Tôi giả vờ đồng ý. Vua rất mừng và trả cây bút thần cho tôi.

- Nhà vua không bảo tôi vẽ núi nữa mà bảo tôi vẽ biển.

- Tôi chí cần đưa hai nét bút là biển cả mênh mông hiện ra, xanh biếc, không gợn sóng, trong như mặt gương soi.

- Vua bảo sao biển không có cá thế và tôi vẽ rất nhiều cá với đủ màu sắc.

- Vua bảo tôi vẽ một con thuyền, tôi cũng vẽ cho một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền.

- Tôi đưa thêm vài nét bút, gió thổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tần, thuyền từ từ ra khơi.

- Tôi nghe tiếng nhà vua kêu lớn: “Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!”

- Tôi đưa thêm mấy nét bút nữa, sống biển liền nổi lên, buồm căng phồng, chiếc thuyền lao khỏi bờ nhanh vun vút.

- Tôi lại nghe tiếng kêu cuống quýt của nhà vua: “Đừng cho gió thổi nữa! Dừng cho gió thổi nữa!

- Tôi chẳng thèm đếm xĩa đến lời nói đó, tôi tiếp tục vẽ thêm những đường cong lớn. Biển động dữ dội... Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi dưới lớp sóng hung dữ.

3. Phần Kết bài

- Sau khi tên vua tham lam và gian ác chết, tôi đi khắp mọi miền để giúp đở những người nghèo.

- Tôi sẽ tiếp tục dùng cây bút thần để trừng trị những ke tham lam độc ác như tên địa chủ, như nhà vua.

- Tôi thấy vui vì mình sống có ích cho mọi người.

22 tháng 11 2017

Câu hỏi của Trần Thị Hoàn - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến