K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 11 2017

Đề bài: Cảm nghĩ về người thân. Chắc các bạn đã từng nghe câu nói: “Trong tất cả các kì quan trên thế giới thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất”. Mẹ suốt đời tận tụy vì gia đình và các con và hình ảnh mẹ luôn khắc sâu dấu ấn trong trái tim mỗi người con và em cũng vậy, mẹ luôn đẹp và cao cả trong trái tim em.   Mẹ mang nặng đẻ đau, rồi hết mình chăm sóc chúng con. Từ khi lọt lòng sinh ra chúng con lớn lên bằng bầu sữa nóng của mẹ, bằng những lời ru ngọt ngào mẹ đưa chúng con vào những giấc ngủ say nồng.   Rồi đến những đêm chúng con ốm, quấy khóc mẹ thức trắng suốt đêm để trông con, những lần như thế sau này khi lớn lên con mới được bà kể lại cho nghe. Con thấy mình có lỗi lắm nhưng lúc đó con còn bé quá mà con đã biết gì đâu, một đứa bé chỉ biết đói thì khóc, buồn ngủ cũng khóc mà đau cũng khóc. Rồi khi con bắt đầu đi học mẫu giáo, con không chịu đi mẹ lại dỗ dành con, động viên khích lệ con để con can đảm hơn, bây giờ trong tâm trí con lúc nào cũng vang lên câu hát: “Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường. Em vừa đi vừa khóc mẹ dỗ dành yêu thương”, thế rồi con cảm thấy việc đi học trở nên bình thường chứ không nặng nề như mấy hôm đầu nữa.   Cứ thế con bước vào lớp Một, trước hôm đi học mẹ chuẩn bị mọi thứ cho con từ quần áo, cặp sách, sách vở…rồi chuẩn bị tinh thần cho con bước vào một môi trường học tập mới với bạn bè và thầy cô mới. Con cứ lớn dần còn mẹ thì già đi theo thời gian, trên da mẹ đã bắt đầu xuất hiện những nếp nhăn vì dãi dầu mưa nắng nuôi chúng con khôn lớn, sức khỏe cũng không còn được như trước nữa nhưng mẹ vẫn là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất của con, những truyện vui buồn trên lớp con đều kể hết với mẹ, những lần con được điểm cao mẹ khen con còn những lần con được điểm kém con khóc, mẹ biết nhưng mẹ không mắng con mà động viên con cố gắng trong những lần sau. Biết mẹ thương con, con cũng ngoan lắm, luôn nghe lời mẹ, chăm chỉ học tập và còn giúp mẹ một số việc nhà phù hợp với sức của con.   Nhưng cũng có những lần con không nghe lời mẹ vì mải chơi, con nhớ lần đó con học lớp Năm, khi tan giờ học con tự ý vào nhà bạn chơi mà không xin phép mẹ vì mải chơi nên quên mất là đã muộn, muộn rồi mà không thấy con về mẹ lo lắng đi tìm nhưng không thấy, rồi khi con về nhà mẹ có mắng con, con khóc và giận mẹ mấy ngày liền nhưng rồi con nhận ra mình đã sai, mẹ mắng con cũng chỉ vì mẹ lo cho con thôi vậy mà con không hiểu lại còn giận mẹ, con xin lỗi mẹ mẹ ôm con vào lòng, mẹ rất vui vì con đã biết nhận lỗi của mình. Sau lần đó con tự hứa với bản thân sẽ không làm mẹ buồn thêm một lần nào nữa, con chăm chỉ học tập và kết quả học tập của con không phụ lòng của mẹ, con luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, con vui và con biết mẹ còn vui nhiều hơn con. Ước mơ của con là sẽ trở thành một cô giáo dạy Văn, mẹ hãy kèm cặp chỉ bảo con để ước mơ của con thành hiện thực mẹ nhé.   Mẹ – tiếng thiêng liêng ấy sẽ mãi khắc ghi trong lòng con và tình cảm, sự tận tụy, yêu thương của mẹ dành cho con con sẽ mãi không quên:   “Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.

 

8 tháng 11 2017

lớp 6 nhé

18 tháng 11 2019

vào mạng nhé mik ko giỏi văn

19 tháng 11 2019

Thế bạn nghĩ mik giỏi văn à ? Đoán đúng mik làm cho. ahihi

27 tháng 2 2018

Qua đoạn hội thoại trên, em hãy tính số lượng bài tập Toán và Văn của lớp Mai và Minh, biết rằng số bài tập Toán lớn hơn số bài tập Văn và số lượng bài tập Văn lớn hơn 1.
Toán: 3 (lớn hơn 1)
Văn: 2 (lớn hơn 1)
Vì 3 + 1 chí hết cho 2 mà 2 + 1 cũng sẽ chia hết cho 3.

28 tháng 2 2018

Qua đoạn hội thoại trên, em hãy tính số lượng bài tập Toán và Văn của lớp Mai và Minh, biết rằng số bài tập Toán lớn hơn số bài tập Văn và số lượng bài tập Văn lớn hơn 1.
Toán: 3 (lớn hơn 1)
Văn: 2 (lớn hơn 1)
Vì 3 + 1 chí hết cho 2 mà 2 + 1 cũng sẽ chia hết cho 3.

16 tháng 11 2018

Trong đời, ai cũng từng có một lần mắc lỗi. Tôi cũng phạm phải một lỗi lầm khiến tôi day dứt mãi với một trong những người bạn thân nhất của mình.

Tôi và Nam là đôi bạn thân từ nhỏ, khi mà hai đứa mới học mầm non. Khi bước vào Tiểu học, tôi là đứa duy nhất trong xóm học ở ngoại thành, còn những bạn khác thì đều học ở trường Tiểu học Ngọc Sơn, trong đó có Nam. Bước vào năm học mới, ai cũng bận rộn hẳn lên, tôi và Nam không còn thời gian mà gặp nhau như hồi mầm non nữa.

Một hôm, cô giáo yêu cầu chúng tôi hãy viết một đoạn văn tả cảnh một bãi biển. Hôm đó, tôi ngồi cắn bút mãi mà chẳng nghĩ ra được câu nào bởi vì từ trước tới giờ, tuy là lớp trưởng nhưng tôi vẫn luôn học kém môn văn cho nên mỗi khi làm bài, tôi lại phải nghĩ nát óc mới “nặn” ra nổi một câu. Ngồi nghĩ cả buổi chiều mà tôi chẳng viết nổi một từ, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi: “Hay là mình nhờ Nam giúp? Văn là môn “tủ” cùa cậu ấy mà!”. Nghĩ vậy, tôi chạy vụt sang nhà Nam, vừa đến cổng nhà bạn, tôi đang định bấm chuông thì nghe thấy tiếng nói của mẹ Nam:

- Thương đó à? Vào đây chơi đi cháu.

Tôi đẩy nhẹ chiếc cổng bằng sắt, bước vào sân. Đột nhiên, một cái bóng lao tới, tôi định thần nhìn rõ, chú chó Alaska của Nam có tên gọi là Rex, chú chó mà thường cùng chúng tôi tham gia những chuyến thám hiểm hồi trước, chú cọ cái đầu vào chân tôi và dẫn tôi vào nhà. Dù đã lâu tôi không đến nhà bạn chơi nhưng căn nhà trông vẫn vậy. Thấy tôi, mẹ Nam nói:

- Cháu đợi nhé, bạn Nam sẽ xuống ngay.

- Vâng ạ! - Tôi đáp.

Một lát sau, Nam bước xuống. Trông cậu ấy cao hẳn lên khi vào cấp 1. Thấy tôi, Nam như rất bất ngờ:

- Ô, Thương đó à, lâu lắm mới thấy cậu đến chơi. Mình cũng đang định qua nhà cậu. Có chuyện này, mình muốn nói với cậu.

Mải lo cho bài văn, tôi không thực sự chú ý đến câu nói của Nam, chỉ giục cậu ấy:

- Ừ, vào học rồi nên tớ cũng bận. Thôi, có chuyện gì nói sau, giờ cậu giúp mình bài văn này đã, mai mình phải nộp rồi.

Mẹ Nam bước vào với đĩa trái cây trên tay, nói:

- Hai đứa học đi, bác sẽ nói với mẹ Thương để cháu ở lại, nhé!

- Vâng ạ!

Phòng đọc sách của nhà bạn thật là rộng. Đối diện với tủ sách là góc học tập ngăn nắp. Đang nhâm nhi đĩa trái cây ngon tuyệt, tôi chợt nhìn thấy một cuốn sổ màu đen nằm trên mặt bàn. Tò mò, tôi cầm lên. Ngó quanh, Nam đã đi lấy sách vở, tôi bèn mở ra đọc. Khi mở trang đầu tiên, tôi nhìn thấy dòng chữ “ Những tâm sự về cuộc sống của tôi” Là nhật kí của cậu ấy. Tôi cứ phân vân không biết có nên đọc hay không nhưng vì nghĩ rằng chúng tôi là bạn thân mà cậu ấy thì đã đi ra ngoài rồi nên chắc là đọc một chút cũng không sao. Nghĩ vậy, tôi bèn hồi hộp đọc ngay trang thứ hai:

“Ngày 27 tháng 9 năm 2011

Hôm nay thật là trời lại mưa và bố mình đi công tác xa chưa về nên mình không được đi ăn kem, nhưng nếu đi thì chắc chắn mình sẽ rủ Thương -người bạn thân nhất của mình.”

Không hiểu sao, cuốn nhật kí ấy cuốn hút tôi như có một ma thuật vậy, tôi bèn mở trang tiếp theo:

“Ngày 28 tháng 9 năm 2011

Chán thật, hôm nay trời vẫn mưa nhưng điều mà làm cho mình buồn hơn cả là hôm nay bố mẹ lại cãi nhau mà mình lại không biết vì sao, cầu mong mai trời sẽ tạnh mưa và mình sẽ được đi ăn kem.”

Bỗng nhiên, tôi giật bắn mình vì Nam đang đứng ngay trước mặt. Tôi có thể thấy được sự giận dữ trên mặt bạn mình. Cậy ấy hét lên:

Sao cậu lại có thể làm như vậy.

Tôi hoảng sợ, run rẩy đánh rơi luôn cuốn nhật kí trên tay. Luống cuống, tôi chỉ biết lắp bắp:

- Mình… mình…

Rồi hấp tấp rời khỏi nhà cậu ấy. Khi đã về nhà, tôi mới định thần và tự hỏi bản thân rằng vì sao tôi lại không thể kìm nén sự tò mò như vậy? Cả đêm, tôi cứ trằn trọc không ngủ được, những câu hỏi cứ liên tục hiện ra trong tâm trí tôi: “Mình có nên xin lỗi cậu ấy hay không ?”, “Nếu mình xin lỗi thì bạn sẽ còn chơi với mình nữa không?”

Hôm sau, tôi đến trường như mọi ngày và nộp bài văn dở tệ mà tối qua tôi đã làm một mình cho cô, nhưng may mắn thay, hôm đó, cô chưa thu bài. Khi tiếng trống vang lên báo hiệu sự kết thúc của một buổi học tôi về nhà mà trong lòng không yên, tôi cứ nghĩ về tối hôm qua, muốn sang nhà xin lỗi Nam. Tuy nhiên, khi bước vào phòng tôi thấy một bức thư. Sau khi đọc xong thư, tôi ngỡ ngàng! Là Nam, cậu viết thư để xin lỗi vì tối qua đã mất bình tĩnh để rồi nặng lời với tôi như vậy và để thông báo rằng sáng nay, gia đình cậu sẽ lên máy bay để sang định cư tại Canada. Hôm qua, cậu ấy định nói cho tôi biết mà chưa kịp. Tôi vội chạy qua nhà Nam nhưng căn nhà đã đóng kín cửa. Ôi, đáng ra tôi mới phải là người xin lỗi vậy mà giờ đây, tôi đã không có cơ hội để gặp lại Nam nữa. Có lẽ cuộc sống của Nam tại nơi ở mới có nhiều bận rộn nên từ đó tới nay, tôi và Nam vẫn chưa liên lạc được với nhau.

Và tôi chỉ ước rằng mình có thể quay ngược thời gian để có thể sửa lại lỗi lầm của tuổi ấu thơ.

16 tháng 11 2018

Mở bài:

- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).

Thân bài:

- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.

- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).

- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).

- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).

Kết bài:

Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.

3 tháng 5 2019

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Bài tập làm văn” SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 48.

1 tháng 1 2018

3: Viết 1 đoạn văn tả tính tình một người mà em yêu quý.

Nhà em khá đông người nhưng người em gần gũi nhiều nhất là ông nội của em. Ông em năm nay đã gần tám mươi tuổi nhưng cử chỉ còn khá nhanh nhẹn. Người ông tầm thước, hơi gầy nhưng da dẻ vẫn hồng hào. Đầu ông hói, lơ thơ những sợi tóc bạc như cước. Vầng trán cao hằn sâu những nếp nhăn. Đôi mắt còn tinh nhanh ẩn dưới cặp lông mày đã ngả bạc. Má hơi hóp làm hai gò má nhô cao lên. Răng ông đã rụng nhiều nhưng nhờ lắp răng giả nên nụ cười vẫn tươi tắn. Em thích nhất chòm râu bạc của ông. Mỗi lần được ngồi trong lòng ông, em ngước nhìn mãi những sợi râu trắng dài và thích được ông cho vuốt râu. Hằng ngày, ông thường mặc bộ quần áo màu xanh, đi đôi dép nhựa đã mòn. Chỉ lúc đọc sách ông mới đeo kính và khi nào đi bộ xa ông mới chống cây gậy trúc. Tuổi đã cao nhưng ông làm việc luôn chân, luôn tay. Khi quét nhà, quét sân, quét vườn; lúc vun gốc cho các cây trong vườn; lúc tìm bắt sâu đục phá cây chanh. Ông thường xuyên kiểm tra việc học của em, dạy em làm toán, làm văn… Ông còn tham gia việc chăm sóc thiếu nhi trong xã và xây dựng tủ sách cho nhà văn hóa xã. Khi rảnh rỗi, ông đọc sách, báo, nằm võng ngoài hiên và nghe đài truyền thanh hoặc chăm dãy hoa trước sân và dọc hai bên lối ra vào cổng. Những đêm trăng sáng, ông thường ngồi trên chõng tre kê giữa sân kể chuyện cổ tích cho em và các bạn nhỏ trong xóm nghe. Con cháu làm gì sai, ông nhẹ nhàng răn dạy chứ không quát mắng bao giờ. Bà con hàng xóm có điều gì xích mích với nhau thường gặp nhờ ông giải quyết. Mọi người đều yêu quý ông và khen ông tuổi cao mà vẫn còn minh mẫn. Riêng em, nếu được một điều ước như trong truyện cổ tích ông kể, em sẽ ước ông có sức khỏe, sống mãi bên em.
 

Đề 3. Viết 1 đoạn văn tae tính tình 1 người mà em yêu quý 

 Gia đình em ai cũng yêu , quý em hết mực , nhưng đối với em , người mà gần gũi với em nhất chính là mẹ của em. Mẹ của em năm nay đã 37 tuổi nhưng mẹ vẫn rất xinh đẹp. Người mẹ dáng thon nhỏ , mẹ có khuôn mặt hình trái xoan với nước da trắng hồng , mịn mà. Mẹ còn có mái tóc óng mượt được buộc gọn gàng ra đằng sau bằng một chiếc dây lịt nhỏ , mẹ còn có đôi mắt đen láy luôn nhìn em bằng ánh mắt trìu mến. Mẹ là người nhẹ nhàng , gọn gàng và lại rất hiền nữa. Mẹ em hiện đang là giáo viên của trường Trung Học cơ sở Lam Sơn. Mẹ luôn vất vả , dạy các anh các chị học nhưng vẫn luôn giành thời gian với em. Buổi tối , em làm bài xong mẹ kiểm tra bài của em , có nhưng bài sai , mẹ lại giải thích cho em hiểu bằng những giọng đầm ấm. Mẹ còn dạy em cách khâu vá , nhìn mẹ khâu , em rất yêu mẹ. Có khi mẹ còn cho em lên trường cùng , xem mẹ giảng cho các anh các chị học bài , em rất thích. Em rất yêu mẹ của em. Em hứa sẽ chăm ngoan , học giỏi để mẹ vui lòng về em và em ước cho mẹ sống mãi bên em , có thật nhiều sức khoẻ , thành công trong cuộc sống. 

   Gợi ý đề 3 để bn có thể dựa vào gợi ý để làm nhé : 

Người em yêu quý nhất là ai ? 

Người đó tên gì ? 

Bao nhiêu tuổi ? 

Người đó như thế nào ? ( VD : Dáng ngườu dong dỏng cao , mái tóc...... ) 

Người đó làm công việc gì ? 

Tính cahc scuar họ ra sao ? 

Những kỉ niệm vui của em đối với họ như thế nào ? Hãy kể những điều đó

Lời hứa hẹn với người đó. 

Bn dựa vào dợi y trên nhé. Còn các đề kia , ngày mai mình sẽ đăng

  PHIẾU BÀI TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 – KÌ 2 ( TRONG THỜI GIAN NGHỈ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID -19 ) PHIẾU BÀI TẬP  SỐ 1ÔN TẬP TỪ LOẠI, CỤM TỪ - LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂNBàì 1: Cho đoạn văn sau:“Tôi đi đứng oai vệ. mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.(1) Cho ra kiểu cách con nhà võ(2). Tôi tợn lắm(3). Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm(4). Khi tôi to tiếng thì ai cũng...
Đọc tiếp

 

 

PHIẾU BÀI TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 – KÌ 2

( TRONG THỜI GIAN NGHỈ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID -19 )

 

PHIẾU BÀI TẬP  SỐ 1

ÔN TẬP TỪ LOẠI, CỤM TỪ - LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN

Bàì 1: Cho đoạn văn sau:

“Tôi đi đứng oai vệ. mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.(1) Cho ra kiểu cách con nhà võ(2). Tôi tợn lắm(3). Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm(4). Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại(5). Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả(6)”.

a.                       Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào, của nhà văn nào?

             Nhân vật tôi trong đoạn văn trên là ai?

b.                      Tìm các số từ, lượng từ có trong đoạn văn trên

c.                       Chỉ ra và phân loại các danh từ có trong câu số 1.

d.                      Chỉ ra và phân loại các động từ có trong câu số 4

e.                       Chỉ ra và phân loại các tính từ có trong đoạn văn trên

f.                        Xác định và vẽ mô hình các cụm danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn trên.

Bài 2: Hãy xác định tính từ và phân loại tính từ trong những câu sau;

      a.Các bạn nam tổ em cắm hai cái cọc, căng dây và bạt rất chắc chắn.

      b.Thời gian trôi nhanh quá.

      c.Hoa phượng đỏ rực một góc trời xanh.

        d.Bỗng một hồi trống dài vang lên gọi chúng em nhanh chóng sắp xếp đội ngũ chỉnh tề.

Bài 3: Viết đoạn văn (5-7 câu) tả cảnh thiên nhiên có sử dụng tính từ. Cho biết tính từ  đó giữ chức năng gì trong câu.

======================================================

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

ÔN TẬP TỪ LOẠI, CỤM TỪ - LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

      “Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế diễu và trịch thượng thế. Choắt nọ cũng chắc trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm. Cái chàng Dế Choắt, người gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, mà mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy tính nết lại ăn sổi, ở thì ( thật chỉ vì ốm đau luôn luôn không làm được ) một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.”

  1.Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào?Của ai?Trình bày hiểu biết của em về tác giả đó.

      Hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên trong 1 câu văn.

   2.Phân loại các từ được gạch chân trong đoạn trích trên theo cấu tạo.

   3.Tìm và phân tích cấu tạo của các cụm Danh từ trong đoạn trích trên

   4. Tìm và phân tích cấu tạo của các cụm Tính từ trong đoạn trích trên

   5.Viết một chuỗi câu khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận về nhân vật chính trong văn bản chứa đoạn trích trên, trong đó có một cụm động từ.

===========================================

PHIẾU BÀI TẬP  SỐ 3

Ôn luyện văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

- Ôn tập : PHÓ TỪ

A.TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Truyện Dế Mèn phiêu lưu ký được kể theo ngôi nào?

A, Ngôi thứ nhất       B, ngôi thứ hai                 C, Ngôi thứ ba

Câu 2: Dòng nào không miêu tả ngoại hình của Dế Mèn?

A, Đôi càng tôi mẫm bong         B, Vuốt ở chân, khoeo cứng dần và nhọn hoắt

C, Tôi tợn lắm                             D, Đầu tôi to ra và nổi từng tảng

Câu 3: Ai đặt tên cho Dế Choắt?

A, Chị Cốc      B, Dế Mèn            C, Chú Nhái Bén         D, Không ai cả

Câu 4: Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn như thế nào trước khi chết?

A, Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn gì cũng mang vạ vào mình đấy.

B, Ở đời mà không biết suy xét thì làm việc gì cũng khó,

C, Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, thì không làm được việc gì cả

D, Cả A, B, C

Câu 5: Trong câu: “Cậu ấy đã đi du học được hai năm rồi” thì phó từ là:

A, đã        B, du học                         C, đi                          D, Không có phó từ

A.                TỰ LUẬN

Câu 1:Xác định phó từ trong những câu sau. Cho biết phó từ đó bổ sung ý nghĩa gì?

a.      Đêm khuya cháu vẫn cứ thổn thức không sao ngủ được.

b.      Em ăn ngay đi cho kịp giờ lên lớp.

c.      Bạn Huyền Anh đi ra cổng từ lúc nãy.

d.      Ô vẫn còn ở đây, của các em

Chồng thư mới mở, Bác đang xem.

Câu 2: Bức chân dung tự họa nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được xây dựng như thế nào?

Câu 3: Trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, Tô Hoài đã xây dựng hai nhân vật đối lập nhau. Đó là nhân vật nào? Em hãy chỉ ra sự đối lập đó.

Câu 4: “Mèn là một chàng dế đẹp,cường tráng nhưng vô cùng xốc nổi, huyênh hoang, hợm hĩnh”. Em hãy viết một chuỗi câu (6-8 câu) làm sáng rõ điều đó, có sử dụng phó từ.

=============================================                                                            PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4

Ôn luyện văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

  Ôn tập: PHÓ TỪ

Bài 1: Xác định phó từ và ý nghĩa của phó từ đó:

“Biển vẫn gào thét. Gió vẫn từng cơn đẩy nước dồn ứ lại rồi đột ngột dãn ra. Con tàu vẫn lặn hụp như con cá kình giữa muôn nghìn lớp sóng. Thuyền trưởng Thắng vẫn điềm tĩnh chỉ huy đoàn tàu vượt cơn lốc dữ.”

Bài 2: Cho đoạn văn sau:

     “Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được. Đụng đến việc là em thở rồi không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm thế nào. Hay là bây giờ em nghĩ thế này…”

a/ Tìm phó từ trong đoạn trích trên và xác định ý nghĩa của phó từ đó.

b/ Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật nào? Em hãy cho biết số phận của nhận vật trên? Tại sao nhân vật đó lại có kết cục như vậy? Em có suy nghĩ gì sau kết cục đó?

c/ Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của em về bài học rút ra từ văn bản. Trong đoạn văn có sử dụng 1 phó từ (chú thích và gạch chân).

===============================

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5

Ôn luyện văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (tt)

 Ôn tập : SO  SÁNH

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM:

1. “Bài học đường đời đầu tiên” là tên gọi một chương của tác phẩm nào?

A. Tuyển tập Tô Hoài               C. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

B. Dế Mèn phiêu lưu kí             D. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

2. “Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn nào?

A. Tạ Duy Anh                                  C. Tô Hoài           

B. Đoàn Giỏi                                     D. Vũ Tú Nam

3. Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách  nào?

A. Tự tin, dũng cảm                                     C. Tự phụ, kiêu căng

B. Khệnh khạng, xem thường mọi người      D. Hung hăng, xốc nổi

4. Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?

A. Chị Cốc            B. Người kể chuyện                 C. Dế Mèn            D. Dế Choắt

5. Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

A. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt;

B. Hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp;

C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng;

D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang.

6. Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?

A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc họa vào thân.

B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

D. Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

7. Chi tiết nào sau đây cho thấy Dế Mèn là khinh thường bạn?

A. Đặt tên bạn là Dế Choắt vì thấy bạn yếu đuối;

B. Không giúp Dế Choắt đào hang;

C. Nằm im khi thấy Dế Choắt bị chị Cốc mổ;

D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc.

8. Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

A. Buồn rầu và sợ hãi                         C. Thương và ăn năn hối hận

B. Than thở và buồn phiền                 D. Nghĩ ngợi và xúc động

9. Dòng nào nêu đúng diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt?

A. Hể hả - sợ hãi – huênh hoang – xót thương – ân hận – ăn năn.

B. Huênh hoang – sợ hãi – hể hả - ân hận – xót thương – ăn năn.

C. Sợ hãi – huênh hoang – ân hận – hể hả - xót thương – ăn năn.

D. Huênh hoang – hể hả - sợ hãi – xót thương – ân hận – ăn năn.

10. Em nhận xét gì về ngoại hình của Dế Mèn?

A. Gày gò, ốm yếu                   C. Vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, mạnh mẽ của tuổi trẻ

B. Bóng bảy, giã tạo                           D. Vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha

Phần II/ Tự luận:

Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.  Đầu tôi to ra và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

1. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy trong việc miêu tả hình ảnh của nhân vật Dế Mèn.

2. Tìm các phép so sánh có mặt trong đoạn văn trên?  Nêu hiệu quả của các biện pháp so sánh đó?

Bài 2: Viết đoạn văn khoảng 7 câu phân tích tâm trạng nhân vật Dế Mèn sau khi trêu chị Cốc đến khi từ biệt Dế Choắt (Dùng ngôi thứ nhất)

=================================

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 6

                          Ôn luyện văn bản: SÔNG NƯỚC CÀ MAU (TIẾP THEO)

Ôn tập : SO SÁNH

BÀI TẬP 1: Cho đoạn văn sau:

      “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này trồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,...lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.”

 a.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào?  Của ai?

  b. Nêu nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn ngắn gọn.

  c. Chỉ ra câu văn có sử dụng nghệ thuật so sánh trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của biện pháp so sánh đó.

  d. Hãy viết một chuỗi khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Sông nước Cà Mau.” Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.( gạch chân dưới bp tu từ đó )

BÀI TẬP 2: Tìm phép so sánh trong các câu sau:

a.“Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tấ cả đêu lóng lánh, lung linh trong nắng.                                                 (Vũ Tú Nam)

b.“Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi người Mèo đốt nương xuân.”

                                                                          (Nguyễn Tuân)

c.Mùa xuân nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.”

                                                                              (Nguyễn Tuân)

d.Bảy năm dằng dặc hơn hai ngàn ngày đêm, dài như một phần lịch sử.

                                                                                    (Ma Văn Kháng)

BTVN 3:  Hãy trình bày tác dụng của biện pháp so sánh trong câu sau bằng một đoạn văn khoảng 8 câu:

        “Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

**********************************

                            PHIẾU BÀI TẬP SỐ 7

                                 Ôn luyện văn bản: SÔNG NƯỚC CÀ MAU (TIẾP THEO)

Bài 1. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông cửa lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như  thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ ... loà nhoà ẩn hiện trong sơng mù và khói sóng ban mai."

a.      Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?

b.     Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên?

c.      Hãy tìm 1 phép so sánh và nêu tác dụng.

d.     Hãy chỉ ra và phân tích thành phần của 1 câu trần thuật đơn có trong đoạn văn.

 

Bài 2. Em hãy viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu để nêu cảm nhận của mình về cảnh sắc thiên và con người ở vùng sông nước Cà Mau, trong đoạn văn có sử dụng một câu trần thuật đơn (có gạch chân chú thích).

 

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 8  

                                      Ôn luyện văn bản: VƯỢT THÁC

Ôn tập: NHÂN HÓA

 BÀI TẬP 1: Cho đoạn văn sau:

 “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn(2) đến tận những làng xa tít.  Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái(3), những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm” 

 a.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

 b. Nhận xét cảnh thiên nhiên được miêu tả qua đoạn văn trên?

BÀI TẬP 2: Cho đoạn văn: “Đến Phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sẵn đẫ săn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá đứng chảy đứt đuôi rắn(6). Dượng Hương Thư(7) đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã căm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp ch chú Hai và thằng Cù Lao(8) phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dương Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, Thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước(9).

    a. Khung cảnh thiên nhiên ở đây hiện ra khác hẳn với quang cảnh ở đoạn trên.   

     b. Em hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả thiên nhiên khi vượt thác và nhận xét thiên nhiên ở đây?

BÀI TẬP 3: Cho đoạn văn sau: “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.”

   a. Chỉ ra các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của nghệ thuật so sánh đó?

  b. Hãy viết chuỗi khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh dượng Hương Thư. Trong đoạn văn có sử dụng  một biện pháp nhân hóa . ( gạch chân và ghi chú thích )

 

 

 

2
8 tháng 2 2021

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3

Ôn luyện văn bản:

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN - Ôn tập : PHÓ TỪ

A.TRẮC NGHIỆM Câu 1: Truyện Dế Mèn phiêu lưu ký được kể theo ngôi nào?

A, Ngôi thứ nhất B, ngôi thứ hai C, Ngôi thứ ba

Câu 2: Dòng nào không miêu tả ngoại hình của Dế Mèn?

A, Đôi càng tôi mẫm bong            B, Vuốt ở chân, khoeo cứng dần và nhọn hoắt C, Tôi tợn lắm          D, Đầu tôi to ra và nổi từng tảng

Câu 3: Ai đặt tên cho Dế Choắt?

A, Chị Cốc B, Dế Mèn C, Chú Nhái Bén D, Không ai cả

Câu 4: Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn như thế nào trước khi chết?

A, Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn gì cũng mang vạ vào mình đấy.

B, Ở đời mà không biết suy xét thì làm việc gì cũng khó,

C, Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, thì không làm được việc gì cả

D, Cả A, B, C

Câu 5: Trong câu: “Cậu ấy đã đi du học được hai năm rồi” thì phó từ là: A, đã B, du học C, đi D, Không có phó từ

học 1 năm r giờ thì ko nhớ nên lm đại thế

8 tháng 2 2021

hoa mắt  nhiều quá

15 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Câu 1:

Ngày nay xã hội phát triển không ngừng. Con người luôn phải cập nhật những kiến thức mới nhất. Và cách tiếp thu kiến thức tốt nhất là học. Nhưng học thế nào là đúng và hiệu quả? Mỗi người đều có một cách học riêng. Bên cạnh việc học thì chúng ta còn phải kết hợp với làm bài tập. Vậy tại sao phải kết hợp cả hai ? Khi học thì ta đã tiếp thu thêm một phần kiến thức, học càng nhiều thì lượng kiến thức càng lớn. Vậy làm sao có thể ghi nhớ hết tất cả kiến thức đó? Học mà cho có câu có chữ thì chỉ là học suông, không có thực chất. Giả sử những môn như toán, lý, hóa,... , nếu như chỉ học lí thuyết mà không làm bài tập thì liệu ta có thể hình dung được cách làm bài hay ứng dụng những gì đã học vào đời sống thực tế hay không? Nếu không làm bài tập thì sau một thời gian ta sẽ quên đi những kiến thức đã học vì ta không rèn luyện nó và không hoàn thiện nó. Chúng ta cũng có thể đặt vấn đề ngược lại. Nếu như chỉ chú trọng việc làm bài tập thì liệu ta có thể làm tốt chúng khi không học lí thuyết? Không học lí thuyết thì làm sao có kiến thức để mà làm bài tập. Thực tế đã cho ta thấy điều đó! Có 1 số bạn học sinh không rèn luyện những kiến thức thu thập được bằng cách làm bài tập. Sau một thời gian thì những kiến thức đó dần dần mất đi. Còn những bạn học sinh rèn luyện và ôn lại kiến thức đó thì sẽ làm bài tốt hơn, nhuần nhuyễn hơn. Qua đó ta càng thấy việc học và làm bài tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy học kết hợp với làm bài tập là phương pháp học tập đúng đắn.

Câu 2:

Ngày nay xã hội phát triển không ngừng. Con người luôn phải cập nhật những kiến thức mới nhất. Và cách tiếp thu kiến thức tốt nhất là học. Nhưng học thế nào là đúng và hiệu quả? Mỗi người đều có một cách học riêng. Bên cạnh việc học thì chúng ta còn phải kết hợp với làm bài tập. Vậy tại sao phải kết hợp cả hai ? Khi học thì ta đã tiếp thu thêm một phần kiến thức, học càng nhiều thì lượng kiến thức càng lớn. Vậy làm sao có thể ghi nhớ hết tất cả kiến thức đó? Học mà cho có câu có chữ thì chỉ là học suông, không có thực chất. Giả sử những môn như toán, lý, hóa,... , nếu như chỉ học lí thuyết mà không làm bài tập thì liệu ta có thể hình dung được cách làm bài hay ứng dụng những gì đã học vào đời sống thực tế hay không? Nếu không làm bài tập thì sau một thời gian ta sẽ quên đi những kiến thức đã học vì ta không rèn luyện nó và không hoàn thiện nó. Chúng ta cũng có thể đặt vấn đề ngược lại. Nếu như chỉ chú trọng việc làm bài tập thì liệu ta có thể làm tốt chúng khi không học lí thuyết? Không học lí thuyết thì làm sao có kiến thức để mà làm bài tập. Thực tế đã cho ta thấy điều đó! Có 1 số bạn học sinh không rèn luyện những kiến thức thu thập được bằng cách làm bài tập. Sau một thời gian thì những kiến thức đó dần dần mất đi. Còn những bạn học sinh rèn luyện và ôn lại kiến thức đó thì sẽ làm bài tốt hơn, nhuần nhuyễn hơn. Qua đó ta càng thấy việc học và làm bài tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy học kết hợp với làm bài tập là phương pháp học tập đúng đắn.

15 tháng 9 2021

Tham khảo:

a. Học là để nắm bắt tri thức nhưng việc cũng cố tri thức ấy còn quan trọng hơn. Nếu học lí thuyết mà không chú ý đến việc làm bài tập thì tri thức cũng sẽ sớm rơi rụng đi. Làm bài tập chính là thực hành bài học lí thuyết. Nó làm cho kiến thức lí thuyết được nhận thức lại sâu hơn, bản chất hơn. Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn. Làm bài tập là rèn luyện các kỹ năng của tư duy, đặc biệt là kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, tính toán. Vì vậy nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc.

b.Hiện nay, hiện tượng học đối phó đang xuất hiện ngày càng nhiều. Đây là một trong những hiện tiêu cực trong học tập, không chỉ khiến kết quả học tập của học sinh sa sút, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, ý thức của con người. Bởi khi học sinh có thói quen đối phó thì chắc chắn dẫn đến những tật xấu như bảo thủ, thụ động, lười biếng,… Nguyên nhân của tình trạng này được đánh giá là do ý thức chủ quan, không xác định được mục tiêu học tập rõ ràng của học sinh. Bên cạnh đó một vài trường hợp còn xuất phát từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, phương pháp giảng dạy chưa hiệu quả, không tạo được hứng thú học tập cho học sinh của giáo viên. Chính vì vậy để ngăn chặn hiện này thì không chỉ học sinh phải tự nhìn nhận, tự ý thức lại chính mình mà còn cần có sự tác động và thay đổi của phụ huynh, giáo viên, có như vậy hiệu quả học tập, giảng dạy mới được đảm bảo.