K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                                           Vốn em tên một loài hoa                                                           Trắng rừng biên giới những mùa xuân sang                                                           Đạt tên dấu hỏi nhẹ nhàng                                                           Tên em đồng nghĩa xóm làng miền xuôi                                                           Thay nặng em lại là người         ...
Đọc tiếp

                                                           Vốn em tên một loài hoa

                                                           Trắng rừng biên giới những mùa xuân sang

                                                           Đạt tên dấu hỏi nhẹ nhàng

                                                           Tên em đồng nghĩa xóm làng miền xuôi

                                                           Thay nặng em lại là người

                                                           Gần gũi thân thiết chẳng rời anh đâu

                                                           Bỏ nặng thêm huyền lên đầu

                                                           Chỗ anh và bạn cùng nhau học bài

  là những chũ:................................,....................................,......................................,..............................................

8
7 tháng 11 2017

Ban, bản,bạn,bàn

 

7 tháng 11 2017

Ban; bản ; bạn; bàn.

22 tháng 3 2016

Hoa Ban co phai ko ta?

22 tháng 3 2016

Hoa ban và xóm bản.

k cho mình nha

10 tháng 7 2019

Đáp án B

Ngày 26-1-1941, sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

26 tháng 4 2021

B. Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam.

27 tháng 10 2018

Đáp án B

Ngày 26-1-1941, sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Sự tích mùa xuânCác bạn có biết tại sao khi mùa Xuân về, ngoài vườn ngoài phố lại có nhiều hoa khoe sắc thế không? Ngày xửa ngày xưa, không có mùa Xuân đâu các bạn ạ. Một năm chỉ có ba mùa thôi nhé, mùa Hạ, mùa Thu, và mùa Đông. Người ta bảo rằng, mùa Xuân chỉ đến khi một chiếc cầu vồng nhiều mùa sắc xuất hiện và muôn hoa cùng đua nhau nở cơ!Cầu vồng thì chỉ có vào mùa Hạ, khi...
Đọc tiếp

Sự tích mùa xuân

Các bạn có biết tại sao khi mùa Xuân về, ngoài vườn ngoài phố lại có nhiều hoa khoe sắc thế không? Ngày xửa ngày xưa, không có mùa Xuân đâu các bạn ạ. Một năm chỉ có ba mùa thôi nhé, mùa Hạ, mùa Thu, và mùa Đông. Người ta bảo rằng, mùa Xuân chỉ đến khi một chiếc cầu vồng nhiều mùa sắc xuất hiện và muôn hoa cùng đua nhau nở cơ!

Cầu vồng thì chỉ có vào mùa Hạ, khi ông mặt trời xuất hiện sau cơn mưa rào. Còn hoa thì nở rải rác quanh năm, rải rác khắp nơi trên trái đất nên không thể hẹn nhau cùng nở một lúc được. Vì thế, sau mùa Đông giá lạnh là đến ngay mùa Hạ nóng bức, thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho muôn loài hết sức khổ sở. Ai cũng mong ước có một mùa ấm áp, nên ai cũng thích nghe câu chuyện về mùa Xuân và ước ao được đón mùa Xuân.

Có một chú Thỏ sống trong khu rừng xanh nọ với mẹ. Mỗi lần chuyển mùa, mẹ của Thỏ lại bị ốm. Thương mẹ quá, Thỏ con liền bàn với bác Khỉ già thông thái:

– Bác Khỉ ơi, hay là chúng ta hãy cùng nhau làm một chiếc cầu vồng thật đẹp để đón cô mùa Xuân đến với chúng ta?

– Nhưng làm bằng cách nào? – Bác Khỉ già đắn đo hỏi lại.

– Cháu sẽ rủ các bạn trong rừng góp những chiếc lông đẹp nhất để làm chiếc cầu vồng thật nhiều màu sắc.

Bác Khỉ đồng ý với Thỏ. Tin tức lan truyền đi khắp nơi. Muôn thú trong rừng đều muốn gặp mùa Xuân dịu hiền, ấm áp nên vui vẻ góp những màu sắc đẹp nhất. Nào là màu nâu của Gấu, màu vàng tơ của Hươu sao, màu xám của Sóc… Rồi chim Công, Vẹt, Vành Khuyên cũng góp những chiếc lông sặc sỡ của mình. Bầy cá cũng cử cá Chép mang đến một túi đầy vây cá lấp lánh sắc cầu vồng. Chim Sâu khéo tay bắt đầu kết nối những mảng màu với nhau để làm chiếc cầu vồng.

Trong khi đó, Thỏ lên đường đi tìm các loài hoa. Thỏ đi khắp nơi, băng qua hết khu rừng này đến khu rừng khác để gặp từng loại hoa, thuyết phục các loài hoa nở cùng một lúc để đón mùa Xuân về. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Thỏ dành cho mẹ, các loài hoa đều đồng ý sẽ tích tụ dưỡng chất để chờ chị Gió báo tin đồng loạt nở.

Một buổi sáng cuối mùa Đông, chim Sâu đã dệt xong những mảng màu cuối cùng. Chiếc cầu vồng xuất hiện làm muôn loài trên mặt đất xôn xao. Chị Gió nhanh chóng báo tin cho các loài hoa. Như đã hẹn, những nụ hoa lần lượt vươn lên, nở muôn màu rực rỡ. Cả mặt đất lộng lẫy sắc màu. Nàng mùa Xuân xinh đẹp đã đến với trái đất. Từ đó, trên trái đất có đủ bốn mùa Xuân, Hạ , Thu, Đông. Nếu để ý, các bé sẽ thấy các loài hoa đều khoe sắc rực rỡ khi những làn gió xuân nhè nhẹ thổi về.

Còn riêng chú Thỏ đáng yêu thì đã được mùa Xuân tặng một chiếc áo trắng tinh, mềm mại vì tấm lòng hiếu thảo và đã biết đoàn kết các bạn muông thú cùng các loài hoa để cùng nhau đón mùa Xuân về.

0
11 tháng 8 2019

Tham Khảo

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại trong lòng người những xao xuyến sau bao năm xa quê hương
Bác của chúng ta, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, chịu biết bao nhiêu khổ cực, vượt qua bao nhiêu khó khăn, thì năm 1941, ước nguyện được trở về quê hương của Người cũng đã trở thành hiện thực. Bên cột móc 108 biên giới Việt Trung, Bác lặng người ngắm nhìn núi rừng Cao Bằng - mảnh đất địa đầu đất nước. Người cúi xuống hôn lên nắm đất Tổ quốc mà đôi mắt rưng rưng.Cùng được sinh ra trong bọc trăm trứng của Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân, đồng bào Việt Nam, nhân dân Việt Nam từ xưa vốn đã là con một nhà, mang trong mình tình yêu nước thiêng liêng và sâu sắc, và đó cũng chính là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Lòng yêu nước đó càng chói ngời qua tấm gương của Bác – cả cuộc đời theo đuổi lý tưởng tự do và ấm no cho nhân dân, bình yên và giàu đẹp cho Tổ quốc, như Bác đã từng nói: “Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi”.Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước, hành trang Bác mang theo là đôi bàn tay, sự chịu khó và nặng hơn hết là ý chí cứu nước mãnh liệt. Người bôn ba khắp năm châu bốn bể, làm biết bao nhiêu công việc cực nhọc như làm bồi bàn, lao công quét tuyết, phụ bếp cho khách sạn…nhưng người chưa bao giờ lung lay ý chí, chưa bao giờ thôi nghĩ đến vận mệnh của đất nước. Sống trong cảnh lầm than, thấu hiểu nỗi đau mất nước, cảm nhận sâu sắc sự bất hạnh của kiếp nô lệ, tất cả là động lực bên trong thôi thúc Bác tìm đến lý tưởng cách mạng nhân đạo và khoa học của Mác – Lênin.Tình yêu nước nồng cháy là thế, lòng yêu thương đồng bào dân tộc tha thiết là thế, vậy mà Người phải cách xa biền biệt 30 năm trời để đi tìm con đường giải phóng dân tộc, ta có thể hiểu được tâm trạng bồi hồi, niềm xúc động của Người sau ngần ấy năm trời khổ ái mới được đặt chân về với đất mẹ. Phút giây được đặt chân lên tấc đất đầu tiên của Tổ quốc là giây phút thiêng liêng không diễn tả thành lời. Sau này Người từng kể lại răng: “Bao nhiêu năm thương nhớ, đợi chờ. Hôm nay mới bước chân về nơi non sông gấm vóc của mình. Khi bước qua cái bia giới tuyến, lòng Bác vô cùng cảm động”. Trở về đất nước đúng dịp xuân về, cả đất trời và lòng người đều rạo rực, trong lòng Bác càng trào dâng niềm hân hoan, hạnh phúc. Hình ảnh của Bác thật giản dị, gần gũi nhưng lại cao lớn lồng lộng. Lúc ấy Bác mặc trang phục của người Nùng (một dân tộc sinh sống ở Cao Bằng), quần áo chàm, đầu thì đội mũ may bằng vải màu chàm, chân đi đôi giày vải đen, quàng khăn vừa che kín râu. Hành lý mà Bác mang theo chỉ vẻn vẹn có một chiếc vali bằng mây nhỏ cũ kỹ đựng quần áo và chiếc máy đánh chữ xách tay. Hỏi trên thế giới có được mấy vị chủ tịch nước bình dị, đơn sơ như Hồ Chủ Tịch. Điều đó càng làm cho mỗi người dân Việt Nam ta càng yêu quý, kính trọng Người. Bác đã hy sinh tất cả cho ấm no, tự do của Tổ quốc. Để rồi sau cái “sáng xuân bốn mốt” đó, cái sáng chấm dứt ba mươi năm bôn ba khắp năm châu, bốn bể tìm đường cứu nước đó, Người đã trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và cùng Đảng ta đem lại những mùa xuân cho dân tộc, chấm dứt trăm năm nô lệ tăm tối.
Bác sẽ sống mãi trong lòng người dân Việt Nam như người Cha, người Mẹ của bao thế hệ!!!

10 tháng 11 2016

Bước vào khung cảnh mùa đông VB, đôi mắt ta như bị choáng ngợp bởi sắc xanh bạt ngàn của núi rừng. Đâu đó hình ảnh hoa chuối bập bùng như những bó đuốc làm cho không gian trở nên ấm áp, xua tan đi vẻ lạnh lẽo, hoang vu vốn có của mùa đông. Trong ánh nắng dàn trải khắp không gian, ta thấy ánh lên tia sáng từ chiếc dao gài thắt lưng của một người lao động. Người đứng trên đỉnh đèo cao, nắng từ trên cao chói xuống dao ở thắt lưng, lóe sáng, Nó tạo ra một dáng vẻ vững chãi và khí thế của người làm chủ núi rừng.

Chuyển sang mùa xuân, màu xanh của cỏ cây nhường chỗ cho màu trắng tinh khiết , mơ mộng của hoa mơ. Hình ảnh mơ nở trắng xóa cả một rừng làm ta liên tưởng tới cảnh đẹp thiên nhiên khi Bác về nước:
 

” Ôi sáng xuân nay, xuân 41Trắng rừng biên giới nở hoa mơBác về …Im lặng, con chim hótThánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ”(Theo chân Bác – Tố Hữu )


Trên nền không gian trong sáng, tinh khôi đó, hình ảnh người đan nón cần mẫn, cẩn trọng chuốt từng sợi giang tạo cho ta cảm giác thật ấm áp và bình dị.

Mùa xuân đi qua, mùa hạ đến. Nhắm mắt và lắng tai nghe, ta sẽ cảm nhận được “nhạc ve”. Tác giả muốn nói đến tiếng ve kêu râm ran trong rừng phách vàng hay muốn nói chính tiếng ve kêu kéo màu vàng bao trùm lên rừng hoa phách ? Đây có thể nói là câu thơ tả cảnh thiên nhiên hay nhất của TH. Đọc câu thơ lên ta co thế cảm nhận được sự chuyển đổi từ thính giác sang thị giác trước khung cảnh thiên nhiên. Đặc biệt từ “đổ” gợi cho ta sự chuyển màu mau lẹ từ sắc trắng sang vàng , bừng sáng cả núi rừng VB. Ta chợt nhớ Khương Hữu Dụng cũng có một câu thơ có cấu trúc tương tự : “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. Nếu Khuơng Hữu Dụng nhờ vào tiếng chim để khám phá ra vẻ đẹp thiên nhiên buổi bình minh thì Tố Hữu dựa vào tiếng ve đã kéo cả một mùa hè ra khỏi lớp vỏ cũ kĩ.

Chúc bạn học tốt!

15 tháng 4 2018

- Phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên là phép tu từ điệp ngữ.
- Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu. 
- Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau: So sánh sự hi sinh quên mình của Bắc với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa
- Phân tích tác dụng: Viết về Bác Hồ kính yêu- đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhàvăn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân trọng giành một phần tâm hồn mình viết về Bác. Đoạnthơ trên được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu.Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ đầu để nói về tìnhthương yêu rộng lớn bao la của Bác giành cho ta - những người dân đất nước Việt cũngnhư toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác cònbao trùm cả vạn vật trong thiên nhiên.
- Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã sosánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngànđời mang lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu.Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hoà 2 phép tu từ điệp ngữ và so sánh giúp ta hiểutình thương, sự hi sinh cao cả của Bác giành cho ta, có lẽ mỗi chúng ta đều cảm động vôcùng khi đọc đoạn thơ trên.

Bn tự ghép lại thành đoạn nhé 😉!

 Đọc thầm đoạn văn sau:Mùa Xuân  - mùa của sự sinh sôi. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mại, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu sặc sỡ của tất cả các loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng...
Đọc tiếp

 

Đọc thầm đoạn văn sau:

Mùa Xuân  - mùa của sự sinh sôi. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mại, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu sặc sỡ của tất cả các loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hoà mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác pên mình một lớp chồi xanh biết...

a) Đoạn văn trên có mấy câu?

b) Xác định các câu ghép trong đoạn văn trên? .....................

c) Xác định phương tiện nối các vế câu trong câu ghép đó?...................................................................

1
5 tháng 2 2020

a)Có 6 câu

b)Trên rừng núi xa xôi.................ánh nắng rực rỡ của Miền Nam

c)Dấu phẩy

Đọc thầm đoạn văn sau:Mùa Xuân  - mùa của sự sinh sôi. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mại, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu sặc sỡ của tất cả các loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng...
Đọc tiếp

Đọc thầm đoạn văn sau:

Mùa Xuân  - mùa của sự sinh sôi. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mại, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu sặc sỡ của tất cả các loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hoà mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác pên mình một lớp chồi xanh biết...

a) Đoạn văn trên có mấy câu?

b) Xác định các câu ghép trong đoạn văn trên? .....................

c) Xác định phương tiện nối các vế câu trong câu ghép đó?...................................................................

1
5 tháng 2 2020

a) có 6 câu

b) câu 2,5.

c) thay thế, quan hệ từ

4 tháng 3 2020

Câu đặc biệt: Im lặng...

giúp mình với bạn nào lam được mình sẽ theo dõi và tick choMùa mà em yêu thích nhất trong năm đó là mùa xuân. Xuân sang, đất trời được thay chiếc áo mới sáng sủa, đẹp đẽ. Cũng vì lẽ đó mà mùa xuân có biết bao nhiêu ngày hội lớn. Đó là ngày tết Nguyên Đán truyền thống, chúng em  được súng sính trong quần áo mới để du xuân và nhận từ người lớn những phong bao lì xì. Lễ hội chùa...
Đọc tiếp

giúp mình với bạn nào lam được mình sẽ theo dõi và tick cho

Mùa mà em yêu thích nhất trong năm đó là mùa xuân. Xuân sang, đất trời được thay chiếc áo mới sáng sủa, đẹp đẽ. Cũng vì lẽ đó mà mùa xuân có biết bao nhiêu ngày hội lớn. Đó là ngày tết Nguyên Đán truyền thống, chúng em  được súng sính trong quần áo mới để du xuân và nhận từ người lớn những phong bao lì xì. Lễ hội chùa Keo của quê hương em cũng khiến biết bao người mong ngóng, đón đợi. Em yêu tiết trời ấm áp lúc xuân sang gọi đàn én đến bay rợp trời. Muôn vàn loài hoa đua nhau khoe sắc thắm. Hoa đào hồng rực, hoa cúc vàng tươi, hoa mơ trắng xóa,... Tất cả đã tô điểm cho bức tranh quê hương thêm phần rạng rỡ. Mùa xuân đã mang đến cho mọi người, mọi vật sức sống căng tràn để khởi đầu một năm mới yên vui.
1, xác định phương thức biểu đạt chính

2,chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá trong câu in đậm  

3,nêu nội dung

0