K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ôn tập tốt nhất cho kì thi Tuyển sinh lớp 10 – Môn Ngữ văn ĐỀ SỐ 4 Chủ đề: ÁNH SÁNG TỪ CUỘC CHIẾN (Lòng người trong cuộc chiến, đoàn kết vì cuộc chiến, giây phút ý nghĩa từ cuộc chiến, I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Chưa bao giờ như bây giờ, hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng, tha thiết trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành...
Đọc tiếp

Ôn tập tốt nhất cho kì thi Tuyển sinh lớp 10 – Môn Ngữ văn ĐỀ SỐ 4 Chủ đề: ÁNH SÁNG TỪ CUỘC CHIẾN (Lòng người trong cuộc chiến, đoàn kết vì cuộc chiến, giây phút ý nghĩa từ cuộc chiến, I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Chưa bao giờ như bây giờ, hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng, tha thiết trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của người Việt trước đại dịch toàn cầu cùng với không chỉ kiểu bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế. Ngoài sự kiện bóng đá thì cả gần nửa thập kỉ chúng ta mới lại có sự kiện khơi dậy được sự gắn bỏ, sự đồng lỏng, đồng sức từ chính quyền đến người dân về sự tương thân, tương ái, về sự đùm bọc, che chở, nghĩa đồng bào của những người chung một mái nhà Việt Nam, chung một dân tộc Việt Nam mãnh liệt đến như thế. Sự kết nối mãnh liệt ấy, lạ lùng thay không phải từ niềm vui lớn lao vĩ đại mà từ nỗi lo buồn trong hoạn nạn. (2) Những dòng người dài dằng dặc hồi hả ra sân bay chờ đợi giây phút được chen chân lên máy bay trở về Tổ quốc. Cảm giác hạnh phúc vỡ òa khi đặt chân xuống đất mẹ thiêng liêng: yên tâm rồi, an toàn rồi. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hiểm nguy để đón những người con xa xứ. Các y, bác sĩ tận tụy thầm lặng, chấp nhận hi sinh đứng ở tuyển đầu chống dịch. Các chủ doanh nghiệp sẵn sàng cho mượn khách sạn mới khai trương chưa được vài tháng để làm khu vực cách li. Các nghệ sĩ cùng ra tay chung sức chống dịch. Các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều thể hiện thiện tâm vì cộng đồng trước dịch bệnh. Học sinh cũng vào cuộc chế tạo nước khử trùng, tỉnh, thành nào cũng có những người tự nguyện phải khẩu trang miễn phi. (3) Trên mạng xã hội, người người chia sẻ cho nhau về cách chống dịch có hiệu quả. Và dường như ai cũng trở nên thật dễ thương trong việc nghiêm túc thực hiện chỉ thị “Ai ở đâu, ngồi yên ở đấy.". Không giúp được gì thì ít nhất cũng không nên làm phiền ai, không nên dễ Nhà nước phải bận tâm về mình. Giữ cho mình được an binh cũng là cách thể hiện tinh thân vì cộng đồng trong lúc này. Hãy đoàn kết yêu thương hãy tính táo trước những tin thất thiệt, hãy bình tĩnh để xử lí tình huống. Không ai bỏ rơi các bạn. Chưa bao giờ như bấy giờ, chúng ta đang tạo ra một khối thống nhất, đang cùng nhau hoà trong cái ta rộng lớn của toàn dân tộc để làm nên sức mạnh Việt Nam tinh thần Việt Nam. (Dẫn theo Nghĩ về tinh than dân tộc trước dịch bệnh Cavid-19, theo giaoducthoidai và a) Chỉ ra một phép liên kết cấu được sử dụng trong đoạn (|) của văn bản.. Chủ đề: ÁNH SÁNG TỪ CUỘC CHIẾN (Lòng người trong cuộc chiến, đoàn kết vì cuộc chiến, giấy phút ý nghĩa từ cuộc chinh I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: nuá II. Câ (1) Chưa bao giờ như bây giờ, hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng, thay trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của người Việt trước đại dịch số cầu cùng với không chỉ kiều bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế. Ngoài kiện bóng đá thì cả gần nửa thập kỉ chúng ta mới lại có sự kiện khơi dậy được sự ... Cá bỏ, sự đồng lòng, đồng sức từ chính quyền đến người dân về sự tương thân, tương ái sự đùm bọc, che chở, nghĩa đồng bào của những người chung một mái nhà Việt Na chung một dân tộc Việt Nam mãnh liệt đến như thế. Sự kết nổi mãnh liệt ấy, lạ lùng the không phải từ niềm vui lớn lao vĩ đại mà từ nỗi lo buồn trong hoạn nạn. (2) Những dòng người dài dằng dặc hối hả ra sân bay chờ đợi giây phút được của chân lên máy bay trở về Tổ quốc. Cảm giác hạnh phúc vỡ òa khi đặt chân xuống đất thiêng liêng: yên tâm rồi, an toàn rồi. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hiện ngay để đón những người con xa xứ. Các y, bác sĩ tận tụy thầm lặng, chấp nhận hi si đứng ở tuyến đầu chống dịch. Các chủ doanh nghiệp sẵn sàng cho mượn khách sạn mi khai trương chưa được vài tháng để làm khu vực cách li. Các nghệ sĩ cùng ra tay chun sức chống dịch. Các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều thể hiện thiện tâm vì cộng đồn trước dịch bệnh. Học sinh cũng vào cuộc chế tạo nước khử trùng, tỉnh, thành nào âm có những người tự nguyện phát khẩu trang miễn phí. (3) Trên mạng xã hội, người người chia sẻ cho nhau về cách chống dịch có làn quả. Và dường như ai cũng trở nên thật dễ thương trong việc nghiêm túc thực hiện s thị “Ai ở đâu, ngồi yên ở đấy.". Không giúp được gì thì it nhất cũng không nên l phiền ai, không nên để Nhà nước phải bận tâm về mình. Giữ cho mình được an bài cũng là cách thể hiện tinh thần vì cộng đồng trong lúc này. Hãy đoàn kết yêu th hãy tỉnh táo trước những tin thất thiệt, hãy bình tĩnh để xử lí tình huống. Không anh rơi các bạn. Chưa bao giờ như bây giờ, chúng ta đang tạo ra một khỏi thông nhất đ cùng nhau hoà trong cái ta rộng lớn của toàn dân tộc để làm nên sức mạnh Việt Na tinh thần Việt Nam. (Dẫn theo Nghĩ về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh Covid 19,theo giaoducthoidai) a) Chỉ ra một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản. b) Theo bài viết, em hãy cho biết những đối tượng nào đã cùng chung tay, chung sức chống dịch Covid-19? d) Theo em, giữa việc đề cao hạnh phúc, bình an và việc phát triển kinh tế của đất nước, em quan tâm đến điều nào? Vì sao? (Trình bày trong khoảng 3 - 5 dòng) c) Xác định thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện qua văn bản.

1
10 tháng 3 2023

Giúp mình với ạ 

Ôn tập tốt nhất cho kì thi Tuyển sinh lớp 10 – Môn Ngữ văn ĐỀ SỐ 4 Chủ đề: ÁNH SÁNG TỪ CUỘC CHIẾN (Lòng người trong cuộc chiến, đoàn kết vì cuộc chiến, giây phút ý nghĩa từ cuộc chiến, I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Chưa bao giờ như bây giờ, hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng, tha thiết trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành...
Đọc tiếp

Ôn tập tốt nhất cho kì thi Tuyển sinh lớp 10 – Môn Ngữ văn ĐỀ SỐ 4 Chủ đề: ÁNH SÁNG TỪ CUỘC CHIẾN (Lòng người trong cuộc chiến, đoàn kết vì cuộc chiến, giây phút ý nghĩa từ cuộc chiến, I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Chưa bao giờ như bây giờ, hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng, tha thiết trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của người Việt trước đại dịch toàn cầu cùng với không chỉ kiểu bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế. Ngoài sự kiện bóng đá thì cả gần nửa thập kỉ chúng ta mới lại có sự kiện khơi dậy được sự gắn bỏ, sự đồng lỏng, đồng sức từ chính quyền đến người dân về sự tương thân, tương ái, về sự đùm bọc, che chở, nghĩa đồng bào của những người chung một mái nhà Việt Nam, chung một dân tộc Việt Nam mãnh liệt đến như thế. Sự kết nối mãnh liệt ấy, lạ lùng thay không phải từ niềm vui lớn lao vĩ đại mà từ nỗi lo buồn trong hoạn nạn. (2) Những dòng người dài dằng dặc hồi hả ra sân bay chờ đợi giây phút được chen chân lên máy bay trở về Tổ quốc. Cảm giác hạnh phúc vỡ òa khi đặt chân xuống đất mẹ thiêng liêng: yên tâm rồi, an toàn rồi. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hiểm nguy để đón những người con xa xứ. Các y, bác sĩ tận tụy thầm lặng, chấp nhận hi sinh đứng ở tuyển đầu chống dịch. Các chủ doanh nghiệp sẵn sàng cho mượn khách sạn mới khai trương chưa được vài tháng để làm khu vực cách li. Các nghệ sĩ cùng ra tay chung sức chống dịch. Các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều thể hiện thiện tâm vì cộng đồng trước dịch bệnh. Học sinh cũng vào cuộc chế tạo nước khử trùng, tỉnh, thành nào cũng có những người tự nguyện phải khẩu trang miễn phi. (3) Trên mạng xã hội, người người chia sẻ cho nhau về cách chống dịch có hiệu quả. Và dường như ai cũng trở nên thật dễ thương trong việc nghiêm túc thực hiện chỉ thị “Ai ở đâu, ngồi yên ở đấy.". Không giúp được gì thì ít nhất cũng không nên làm phiền ai, không nên dễ Nhà nước phải bận tâm về mình. Giữ cho mình được an binh cũng là cách thể hiện tinh thân vì cộng đồng trong lúc này. Hãy đoàn kết yêu thương hãy tính táo trước những tin thất thiệt, hãy bình tĩnh để xử lí tình huống. Không ai bỏ rơi các bạn. Chưa bao giờ như bấy giờ, chúng ta đang tạo ra một khối thống nhất, đang cùng nhau hoà trong cái ta rộng lớn của toàn dân tộc để làm nên sức mạnh Việt Nam tinh thần Việt Nam. (Dẫn theo Nghĩ về tinh than dân tộc trước dịch bệnh Cavid-19, theo giaoducthoidai ) a) Chỉ ra một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn (1) của văn bản. b) Theo bài viết, em hãy cho biết những đối tượng nào đã cùng chung tay, chung sức chống dịch Covid-19? d) Theo em, giữa việc đề cao hạnh phúc, bình an và việc phát triển kinh tế của đất nước, em quan tâm đến điều nào? Vì sao? (Trình bày trong khoảng 3 - 5 dòng) c) Xác định thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện qua văn bản.

0
4. Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn - Đề 2Câu 1. (3,0 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:“Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”(Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)a) Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật nào trong...
Đọc tiếp

4. Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn - Đề 2

Câu 1. (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

“Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”

(Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)

a) Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật nào trong truyện? Kể về sự việc gì? Vì sao nhân vật “tôi” lại không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

b) Nêu ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)?

Câu 2. (2,0 điểm)

a) Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

“Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”

(Minh Huệ)

b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:

b.1. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

(Tô Hoài)

b.2. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

(Đoàn Giỏi)

4
20 tháng 5 2021

#TK

Câu 1. (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

“Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.”

(Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh)

a) Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật nào trong truyện?

- Lời kể trong đoạn văn của người anh trai.

Kể về sự việc gì?

- Kể từ việc cả nhà chú ý tới Mèo.

Vì sao nhân vật “tôi” lại không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

Bởi vì người anh nghĩ rằng mình ko có năng khiếu gì và ghen tị với em

b) Nêu ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)?

Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội hoạ, truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em đã giúp cho người anh nhận ra những hạn chế ở chính mình. Từ đó có suy nghĩ và thái độ ứng xử đúng đắn, thắng được thói xấu ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.

20 tháng 5 2021

#TK

Câu 2. (2,0 điểm)

a) Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

“Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”

(Minh Huệ)

- Trong 2 câu thơ trên tác giả sử dụng biện pháp ẩn dụ. 

- Tác dụng:  Vì giữa người cha và Bác Hồ có nét tương đồng, sự chăm sóc chu đáo ân cần của bác đối với các anh chiến sĩ như người cha chăm sóc đàn con, thể hiện qua những cử chỉ, hành động: " đốt lửa"; "dém chăn";.... Bằng việc phân tích phép tu từ, giúp ta hiểu được tình cảm nâng niu, trân trọng, ngưỡng mộ của tác giả dành cho Bác Hồ vị cha già của dân tộc.

b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:

b.1. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

(Tô Hoài)

Chẳng bao lâu tôi/ đã trở thành môt chàng dế thanh niên cường tráng.

          CN                                           VN

  

b.2. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

(Đoàn Giỏi)

Chợ Năm Căn/ nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

        CN                                           VN

12 tháng 1 2022

em ko có vì em lớp 2:)))

12 tháng 1 2022

 ko có đừng nhắn đủ nhiều thông báo rồi em 

ĐỀ 1:ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IMôn Ngữ văn lớp 7(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc văn bản sau:CỦ KHOAI NƯỚNG          Sau trận mưa rào vòm trời như được rửa sạch, trở nên xanh và cao hơn. Đã chớm hè nhưng trời vẫn lành lạnh, cái lạnh làm người ta hưng phấn và chóng đói. Thường Mạnh đi học về là đi thả trâu. Tối mịt cậu...
Đọc tiếp

ĐỀ 1:

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 7

(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CỦ KHOAI NƯỚNG

          Sau trận mưa rào vòm trời như được rửa sạch, trở nên xanh và cao hơn. Đã chớm hè nhưng trời vẫn lành lạnh, cái lạnh làm người ta hưng phấn và chóng đói. Thường Mạnh đi học về là đi thả trâu. Tối mịt cậu rong trâu về, đầu tưởng tượng đến một nồi cơm bốc khói nghi ngút.

Nhưng từ giờ đến tối còn lâu và cậu cần phải tìm được một việc gì đó trong khi con trâu đang mải miết gặm cỏ. Cậu bèn ngồi đếm từng con sáo mỏ vàng đang nhảy kiếm ăn trên cánh đồng màu đã thu hoạch. Thỉnh thoảng chúng lại nghiêng ngó nhìn cậu, ý chừng muốn dò la xem "anh bạn khổng lồ" kia có thể chơi được không. Chợt Mạnh phát hiện ra một đám mầm khoai đỏ au, mập mạp, tua tủa hướng lên trời. Kinh nghiệm đủ cho cậu biết bên dưới những chiếc mầm là củ khoai lang sót. Với bất cứ đứa trẻ trâu nào thì điều đó cũng tương đương với một kho báu. Nó bị sót lại từ trước Tết và bây giờ nó sẽ rất ngọt. Để xem, anh bạn to cỡ nào? Không ít trường hợp bên dưới chỉ là một mẩu khoai. Nước miếng đã kịp tứa khắp chân răng khi cậu tưởng tượng đến món khoai nướng. Ruột nó trong như thạch. Những giọt mật trào ra, gặp lửa tạo một thứ hương thơm chết người, nhất là khi trời lại lành lạnh thế này. Thật may là mình đem theo lửa - cậu lẩm bẩm. Sợ niềm hy vọng đi veo mất nên cậu rón rén bới lớp đất mềm lên. Khi cậu hoàn toàn tin nó là một củ khoai thì cậu thọc sâu tay vào đất, sâu nữa cho đến khi những ngón tay cậu ôm gọn củ khoai khá bự, cậu mới từ từ lôi nó lên. Chà, thật tuyệt vời. Nó không chỉ đơn thuần là củ khoai sót. Nó y như quà tặng, một thứ kho báu trời đất ban riêng cho cậu.

Mạnh đã có việc để làm, mà lại là một việc làm người ta háo hức. Trong chốc lát đống cành khô bén lửa và đợi đến khi nó chỉ còn lớp than hồng rực Mạnh mới vùi củ khoai vào. Cậu ngồi im lắng nghe một sự dịch chuyển vô cùng tinh tế dưới lớp than, cùi trắng muốt đang bị sức nóng ủ cho thành mật. Từng khoảnh khắc với Mạnh lúc này trở nên vô cùng huyền diệu. Rồi có một mùi thơm cứ đậm dần, cứ quánh lại, lan tỏa, xoắn xuýt. Cậu nhớ lại có lần bà kể, nhờ đúng một củ khoai nướng mà ông cậu thoát chết đói và sau đó làm nên sự nghiệp. Chuyện như cổ tích nhưng lại có thật. Nào, để xem sau đây cậu sẽ làm nên công trạng gì.

 Chợt cậu thấy có hai người, một lớn, một bé đang đi tới. Ông già ôm theo bọc tay nải còn cậu bé thì cứ ngoái cổ lại phía làng. Cậu nhận ra hai ông cháu lão ăn mày ở xóm bên. Hôm nay, chẳng có phiên chợ sao ông cháu lão cũng ra khỏi nhà nhỉ. Vài lần giáp mặt cậu bé và thấy mặt mũi nó khá sáng sủa. Bố mẹ nó chết trong một trận lũ quét nên nó chỉ trông cậy vào người ông mù lòa. Mạnh lén trút ra tiếng thở dài khi ông cháu lão ăn mày đã đến rất gần. Có thể thấy rõ cánh mũi lão phập phồng như hà hít tìm thứ mùi vị gì đó. Cậu bé vẫn câm lặng, thỉnh thoảng lén nhìn Mạnh.

- Mùi gì mà thơm thế - ông cậu bé lên tiếng - Hẳn ai đang nướng khoai. Ngồi nghỉ một lát để ông xin lửa hút điếu thuốc đã cháu.

Ông lão lần túi lấy gói thuốc lào. Thằng bé giúp ông tháo khỏi lưng chiếc điếu nhỏ xíu. Mùi khoai nướng vẫn ngào ngạt và Mạnh đành ngồi chết gí, không dám động cựa. Chỉ khi ông lão nhờ, cậu mới cúi xuống thổi lửa. Chà, ông cháu lão mà ngồi dai là củ khoai cháy mất. Đã có mùi vỏ cháy. Lửa sẽ lấn dần vào cho đến khi biến củ khoai thành đen thui mới thôi. Dường như đoán được nỗi khó xử của Mạnh, ông lão bảo:

- Tôi chỉ xin lửa thôi...

 Mạnh như bị bắt quả tang đang làm chuyện vụng trộm, mặt đỏ lên. Nhưng ông lão mắt lòa không thể nhìn thấy còn cậu bé ý tứ nhìn đi chỗ khác.

 - Thôi, chào cậu nhé. Ta đi tiếp đi cháu!

Ông lật đật đứng dậy, bám vào vai cậu bé, vội vã bước. Cậu bé lặng lẽ nhìn Mạnh như muốn xin lỗi vì đã làm khó cho cậu. Cái nhìn đĩnh đạc của một người tự trọng, không muốn bị thương hại khiến Mạnh vội cúi gằm xuống. Ôi, giá như có ba củ khoai, chí ít cũng là hai củ. Đằng này chỉ có một... Mạnh thấy rõ tiếng chân hai ông cháu xa dần. Nhưng chính khi ấy, khi củ khoai nóng hổi, lớp vỏ răn lại như từng gợn sóng nằm phơi ra trước mắt Mạnh, thì nỗi chờ đón háo hức lúc trước cũng tiêu tan mất. Giờ đây củ khoai như là nhân chứng cho một việc làm đáng hổ thẹn nào đó. Dù Mạnh có dối lòng rằng mình chẳng có lỗi gì sất nhưng cậu vẫn không dám chạm vào củ khoai... Hình như đã có người phải quay mặt đi vì không dám ước có được nó. Có thể ông nội cậu đã từng nhìn củ khoai nướng cho ông làm nên sự nghiệp bằng cái cách đau đớn như vậy.

Mặc dù rong trâu về từ chiều nhưng mãi tối mịt Mạnh mới vào nhà. Giờ đây mới là lúc cậu sống trọn vẹn với cảm giác ngây ngất của người vừa được ban tặng một món quà vô giá. Cậu nhắm mắt lại mường tượng giây phút cậu bé kia mở gói giấy báo ra. Nửa củ khoai khi đó sẽ khiến cậu ta liên tưởng đến phép lạ, có thể lắm chứ! Và rồi cậu thấy lâng lâng đến mức chính mình tự hỏi liệu đây có phải là giấc mơ?

                                                                           (Theo truyện ngắn Tạ Duy Anh)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Câu chuyện xảy ra vào thời điểm nào trong năm?

A. Cuối đông                                              

B. Chớm hè

C. Cuối xuân                                                  

D. Đầu thu

Câu 2. Ai là người kể chuyện?

A. Cậu bé Mạnh                                         

B. Ông lão ăn mày

C. Một người khác không xuất hiện trong truyện

D. Cậu bé ăn mày

Câu 3. Đâu là thành phần trạng ngữ trong câu “Sau trận mưa rào vòm trời được rửa sạch, trở nên xanh và cao hơn.”?

A. Sau trận mưa rào                                  

B. Vòm trời

          C. Rửa sạch                                                         

D. Xanh và cao hơn

Câu 4. Chủ đề của truyện là gì?

          A. Lòng dũng cảm                                               

B. Tinh thần lạc quan

          C. Tinh thần đoàn kết                                

D. Lòng yêu thương con người

Câu 5. Vì sao cậu bé Mạnh lại có cảm giác ngây ngất của người vừa được ban tặng một món quà vô giá”?

A. Vì cậu đã chia sẻ một phần khoai nướng với cậu bé ăn mày.

B. Vì nhận được lời cảm ơn của ông lão.

C. Vì được thưởng thức món ăn ngon.

D. Vì không bị lão ăn mày làm phiền.

Câu 6. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu “Những giọt mật trào ra, gặp lửa tạo ra một thứ hương thơm chết người, nhất là khi trời lại lành lạnh thế này.”?

A. So sánh                                                  

B. Nhân hóa

C. Nói qúa                                        

D. Nói giảm nói tránh

Câu 7. Từ “lật đật” trong câu “Ông lão lật đật đứng dậy.” miêu tả hành động như thế nào?

A. Chậm dãi, thong thả                              

B. Mạnh mẽ, dứt khoát

C. Nhẹ nhàng, khoan khoái                        

D. Vội vã, tất tưởi

Câu 8. Cậu bé Mạnh có thái độ như thế nào đối với hai ông cháu lão ăn mày?

A. Tôn trọng                                                        

B. Coi thường

C. Biết ơn                                                   

D. Khinh bỉ 

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Nếu em là nhân vật cậu bé Mạnh trong câu chuyện, em có cư xử với hai ông cháu lão ăn mày như nhân vật trong truyện đã làm hay không, vì sao?

Câu 10. Ghi lại một cách ngắn gọn tâm trạng của em sau khi sau khi làm được một việc tốt.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Trong các bài học, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Hãy viết một bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học mà em yêu thích.

0
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.- Khi đọc hiểu văn bản thông tin, các em cần chú ý…(…)+ Văn bản viết về vấn đề (đề tài) gì? Vấn đề ấy gần gũi và thiết thực với cuộc sống của mỗi người như thế nào?+ Mục đích của văn bản là gì? Nội dung và hình thức của văn bản được trình bày như thế nào?+ Nội dung văn bản mang lại cho em...
Đọc tiếp

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc hiểu văn bản thông tin, các em cần chú ý…(…)

+ Văn bản viết về vấn đề (đề tài) gì? Vấn đề ấy gần gũi và thiết thực với cuộc sống của mỗi người như thế nào?

+ Mục đích của văn bản là gì? Nội dung và hình thức của văn bản được trình bày như thế nào?

+ Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin bổ ích gì?

+ Đặc điểm văn bản thông tin được thể hiện ở yếu tố nào?

+ Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong văn bản như thế nào?

- Đọc trước văn bản Phải coi luật pháp như khi trời để thở và tìm hiểu thêm các bài viết về vấn đề tôn trọng, chấp hành pháp luật trong cuộc sống.

- Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở được in trong cuốn sách Người Việt: Phẩm chất và thói hư tật xấu. Từ nhan đề cuốn sách, hãy dự đoán nội dung chính của văn bản này.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Văn bản viết về những hiện tượng vi phạm pháp luật, coi nhẹ luật pháp của người Việt. Đây là môt vấn đề gần gũi, cần thiết trong cuộc sống.

- Mục đích của văn bản: cho người đọc thấy được tầm quan trọng của pháp luật.

Hình thức của văn bản được trình bày thành các đề mục lớn, rõ ràng.

- Để làm rõ mục đích ấy, nội dung bài viết đã được trình bày theo cách lần lượt nêu lên các hiện tượng vi phạm pháp luật của người Việt rất cụ thể, sinh động và hậu quả của sự vi phạm đó.

- Thái độ của người viết thể hiện rõ sự phê phán nghiêm túc với các hành vi vi phạm pháp luật và khẩn thiết kêu gọi mọi người chấp hành luật pháp.

- Các bài viết về vấn đề tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cuộc sống:

+ Pháp luật với vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay.

+ Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

+ Mấy vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật nhìn từ góc độ quốc phòng - an ninh.

- Dự đoán nội dung chính của văn bản này: bàn về phẩm chất và những thói hư tật xấu của người Việt đó chính là việc coi thường pháp luật, không chấp hành pháp luật cần phải thay đổi. Khẳng định tậm quan trọng của luật pháp với cuộc sống con người.

ĐỀ 3:                                       ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IMôn Ngữ văn lớp 7Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc văn bản sau:                                     ĐƯA CON ĐI HỌC                                                                 Tế...
Đọc tiếp

ĐỀ 3:

                                       ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

 

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

                                     ĐƯA CON ĐI HỌC

                                                                 Tế Hanh

                                  Sáng nay mùa thu sang

                                  Cha đưa con đi học

                                  Sương đọng cỏ bên đường

                                  Nắng lên ngời hạt ngọc

 

                                   Lúa đang thì ngậm sữa

                                  Xanh mướt cao ngập đầu

                                  Con nhìn quanh bỡ ngỡ

                                  Sao chẳng thấy trường đâu?

 

                                    Hương lúa tỏa bao la

                                   Như hương thơm đất nước

                                   Con ơi đi với cha

                                   Trường của con phía trước

                                                                        Thu 1964

                                 (In trong Khúc ca mới, Tr.32, NXB Văn học,1966)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên ?

A. Tự do                                 C. Lục bát

B. Năm chữ                             D. Bốn chữ

Câu 2. Hiện tượng từ ngữ nào sau đây nêu đúng mối quan hệ về nghĩa của từ “đường” trong bài thơ trên và từ "đường" trong cụm từ "Ngọt như đường"?

A. Hiện tượng đồng âm                   C.  Hiện tượng đồng nghĩa

B. Hiện tượng trái nghĩa                  D. Hiện tượng đa nghĩa

Câu 3. Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ?

A. Mẹ                                                                     C. Cha

B. Con                                                          D.

Câu 4. Cụm từ "nhìn quanh bỡ ngỡ" thuộc cụm từ nào sau đây?

A. Cụm danh từ                    C. Cụm động từ

B. Cụm tính từ                      D. Cụm chủ vị

Câu 5. Người cha muốn nhắn gởi điều gì với con qua hai câu thơ sau?

                                                    Con ơi đi với cha

Trường của con phía trước.

A. Bước chân của con luôn có cha đồng hành, cha sẽ đi cùng con trên mọi chặng đường, đưa con đến những nơi tốt đẹp. Cha luôn yêu thương, tin tưởng và hi vọng ở con.

B. Con hãy luôn luôn yêu thương, kính trọng cha mẹ. Con luôn phải có thái độ biết ơn đối với công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.

C. Con hãy biết ơn và kính trọng mẹ kể cả lúc mẹ đã già yếu. Hãy quan tâm, thấu hiểu với những vất vả của cha.

D. Khắc sâu tấm lòng yêu con của cha, đồng thời thể hiện sự tin tưởng, hi vọng ở con.

Câu 6. Dòng nào sau đây giải nghĩa đúng nhất tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong câu thơ "Lúa đang thì ngậm sữa"?

A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người.        

B. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm.        

C. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn.

D. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ.

Câu 7. Theo em, hình ảnh “ hạt ngọc ” được hiểu là gì?

A. Nắng mùa thu                 C. Hương lúa mùa thu

B. Gió mùa thu                    D. Sương trên cỏ bên đường

Câu 8. Nội dung nào sau đây nói đúng nhất chủ đề của bài thơ?

A. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con.                 

B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước.  

C. Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha.

D. Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha.

Câu 9. Em có cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha trong bài thơ?

Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc sau khi đọc bài thơ.

II. VIẾT (4,0 điểm)

       Em hãy viết bài văn  nêu suy nghĩ của em về mẹ.

0
     ĐỀ KIỂM TRA  HỌC KÌ I                                             Môn Ngữ văn lớp 7I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)     Đọc văn bản sau:                                                  ...
Đọc tiếp

     ĐỀ KIỂM TRA  HỌC KÌ I

                                             Môn Ngữ văn lớp 7

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

     Đọc văn bản sau:

                                                   LƯỢM

                                                                                                                                           

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về,

Tình cờ chú cháu,

Gặp nhau Hàng Bè.

 

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,

 

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…

 

- “Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”

Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần…

Cháu đi đường cháu,
Chú lên đường ra,
Ðến nay tháng sáu,
Chợt nghe tin nhà.

Ra thế,
Lượm ơi!...

 

Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao

 

Vụt qua mặt trận,
Ðạn bay vèo vèo,
Thư đề “Thượng khẩn”,
Sợ chi hiểm nghèo!

 

Ðường quê vắng vẻ,
Lúa trổ đòng đòng,
Ca-lô chú bé,
Nhấp nhô trên đồng…

Bỗng loè chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

 

 

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng…

 

Lượm ơi, còn không?

 

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,

 

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…

 

 

 

                     ( Tố Hữu, Thơ, NXB Giáo dục, 1994)                              

Lựa chọn đáp án đúng nhất

Câu 1. Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại nào?

A. Thơ tự do.               B. Thơ bốn chữ.            C. Thơ năm chữ.                       D. Thơ lục bát.

Câu 2. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong bốn câu thơ sau:

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng…

A. Nhân hoá.               B. Hoán dụ.                     C. So sánh.                              D. Ẩn dụ.

Câu 3. Chú bé trong bài thơ làm công việc gì?

A. Du kích.                 B. Dân công.                     C. Liên lạc.                             D. Bộ đội.

Câu 4. Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt (Ra thế/Lượm ơi!...; Thôi rồi, Lượm ơi !) thể hiện cảm xúc gì ở người chú?

A. Sự hồi hộp, lo lắng.                                          B. Sự bàng hoàng, xót xa

C. Sự ngạc nhiên, bất ngờ                                     D. Sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.

Câu 5. Hình ảnh và công việc của chú bé Lượm trong bài thơ gần giống với nhân vật  nào sau đây?

A. Lê Văn Tám.          B. Võ Thị Sáu.             C. Bế Văn Đàn.                D. Kim Đồng.

Câu 6. Trong khổ thơ sau có bao nhiêu từ láy?

Chú bé loắt choắt,

Cái xắc xinh xinh,
    Cái chân thoăn thoắt,
        Cái đầu nghênh nghênh,

A. 3.                          B. 4.                              C. 5.                                              D. 6.

Câu 7. Nhân vật Lượm trong bài thơ được tác giả khắc họa như thế nào?

A. Hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm.

B. Hồn nhiên, vui tươi và siêng năng.

C. Yêu đời, yêu thiên nhiên và con người.

D. Có tính tự lập, biết cống hiến sức mình cho đất nước.

 

Câu 8. Bài thơ Lượm được sáng tác vào thời kì nào?

A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

B. Thời kì kháng chiến chống đế quốc M.

C. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

D. Sau khi đất nước thống nhất.

Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Lượm?

Câu 10. Là người đội viên, em cần phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Em hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một người bạn mà em cho là thân nhất.

0
ĐỀ 5:  ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ IMôn Ngữ văn lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc văn bản sau:TRĂNG ƠI… TỪ ĐÂU ĐẾN?                                                                  Trần Đăng Khoa Trăng ơi… từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xaTrăng hồng như quả chínLửng lơ lên trước...
Đọc tiếp

ĐỀ 5:

 

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

 

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

TRĂNG ƠI… TỪ ĐÂU ĐẾN?

                                                                  Trần Đăng Khoa

 

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà

 

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kì

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời

 

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân

 

Trăng ơi… từ đâu đến?

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em…

 

                                                                                     1968

                                                          (Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời,

                                                                   NXB Văn hóa dân tộc)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do.    B. Lục bát.    C. Bốn chữ.           D. Năm chữ.

Câu 2. Bài thơ có cách gieo vần như thế nào?

A. Gieo vần lưng.                                            B. Gieo vần chân.

C. Gieo vần lưng kết hợp vần chân.           C. Gieo vần linh hoạt.

Câu 3. Ở khổ thơ thứ nhất, trăng được so sánh với hình ảnh nào?

A. Quả chín.

B. Mắt cá.

C. Quả bóng.

D. Cánh rừng xa.

Câu 4. Từ “Lửng lơ” thuộc loại từ nào?

          A. Từ ghép.

          B. Từ láy.

          C. Từ đồng nghĩa.

          D. Từ trái nghĩa.

Câu 5. Hình ảnh vầng trăng gắn liền với các sự vật (quả chín, mắt cá, quả bóng…) cho em biết vầng trăng được nhìn dưới con mắt của ai?

          A. Bà nội.

          B. Người mẹ.

          C. Cô giáo.

          D. Trẻ thơ.

Câu 6. Tác dụng chủ yếu của phép tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ: “Trăng bay như quả bóng” là gì ?

          A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người.

          B. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ.

          C. Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm.

          D. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn.

Câu 7. Theo em, dấu chấm lửng trong câu thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” có công dụng gì ?

          A. Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết.

          B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, hay ngập ngừng, ngắt quãng.

          C. Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung hài hước, châm biếm.

          D. Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.

Câu 8. Ý nghĩa của bài thơ “Trăng ơi… từ đâu đến?” là gì ?

          A. Nhân vật trữ tình yêu trăng theo cách độc đáo.       

B. Trăng ở quê hương của nhân vật trữ tình là đẹp nhất.

          C. Yêu mến trăng, từ đó bộc lộ niềm tự hào về đất nước của nhân vật trữ tình.

          D. Ánh trăng ở quê hương nhân vật trữ tình đặc biệt, không giống ở nơi khác.

Câu 9. Em hiểu như thế nào về câu thơ “Trăng ơi có nơi nào. Sáng hơn đất nước em…”?

Câu 10. Từ tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ, hãy bộc lộ tình cảm của em với quê hương yêu, đất nước (trong đoạn văn 3 đến 5 câu).

 

II. VIẾT (4.0 điểm)

Trong các bài học vừa qua, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Đó là các bạn nhỏ với tâm hồn trong sáng, tinh tế, nhân hậu như Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi), An, Cò (Đi lấy mật)…và cả những người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ), người thầy (Người thầy đầu tiên),…hết lòng yêu thương con trẻ. Những nhân vật ấy chắc hẳn đã mang đến cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng.

          Từ ấn tượng về các nhân vật ấy hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật em yêu thích.

0
11 tháng 1 2018

a, Đoạn trích Tuyên ngôn độc lập

- Thể loại: tuyên ngôn

- Mục đích: trình bày quan điểm chính trị đảng phái, quốc gia nhân sự kiện trọng đại

- Phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập cũng là luận cứ của văn bản

   + Tác giả dùng nhiều thuật ngữ chính trị: nhân quyền, dân quyền, bình đẳng, tự do...

- Câu văn trong đoạn văn mạch lạc trong việc nêu ra những lời dẫn: Trong những quyền ấy, suy rộng ra có nghĩa là. Câu kết chuyển ý mạnh mẽ, dứt khoát khẳng định: lý lẽ không ai chối cãi được

b, Đoạn trích: Cao trào chống Nhật cứu nước

- Thể loại: bình luận thời sự

- Đoạn trích SGK, Trường Chinh chỉ rõ kẻ thù lúc này của nhân dân ta là phát xít Nhật, và khẳng định dứt khoát

- Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ nhiều sắc thái để gọi “lực lượng Pháp ở Đông Dương”

Các câu văn bình luận sắp xếp chặt chẽ, logic, theo trật tự quy nạp

c, Việt Nam đi tới

- Thể loại: xã luận trên báo

- Phân tích thành tự mới các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế, nêu triển vọng của Cách mạng trong thời gian tới

c, Văn bản Việt Nam đi tới

Thể loại: Xã luận

- Phân tích thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế, triển vọng tốt đẹp của cách mạng

- Giọng văn hùng hồn, mạnh mẽ, điệp từ, điệp ngữ, sóng đôi...