Chỉ ra mô típ truyện cổ trong truyện Thạch Sanh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các đặc điểm :
- Kể về vòng đời của nhân vật bất hạnh ( mồ côi )
- Thể hiện ước mơ khát vọng hòa bình , quan niệm về cái thiện đối với cái ác , ...
- Sử dụng chi tiết tưởng tượng kì ảo ( niêu cơm thần kì , cây đàn thần )
câu chuyện có chi tiết tưởng tượng kì ảo
cách ra đời của ts vùa bình thượng lại vừa kì lạ
k cho mình nha bạn
tham khảo
Tôi là Thạch Sanh. Khi mới sinh ra đã mồ côi cha. Vài năm sau, mẹ của tôi cũng qua đời. Kể từ đó, tôi sống một mình dưới gốc đa. Gia tài lớn nhất là chiếc rìu cha để lại. Đến khi trưởng thành, tôi được một thiên thần dạy cho nhiều loại võ thuật.
Một hôm, tôi vừa đi gánh củi về, đang ngồi nghỉ dưới gốc đa thì có người đến hỏi chuyện. Anh ta giới thiệu rằng tên là Lí Thông, tỏ ý muốn kết nghĩa anh em với tôi. Vốn sống một mình không nơi nương tựa, tôi liền đồng ý ngay. Rồi tôi dọn đến nhà sống cùng Lí Thông và người mẹ già của anh. Hằng ngày, tôi lên rừng kiếm củi, còn Lí Thông đi bán rượu. Việc lớn nhỏ trong gia đình, tôi đều tự nguyện làm giúp.
Một hôm, tôi đi kiếm củi trở về thì thấy trong nhà đã bày sẵn rượu thịt. Tôi và Lí Thông vừa ăn uống, vừa trò chuyện. Anh ta nói với tôi:
- Đêm nay đến lượt anh đi canh miếu thờ, phải còn mẻ rượu chưa xong, vậy em chịu khó đi thay cho anh một đêm, đến sáng lại về.
Tôi nghe vậy, chẳng lấy làm nghi ngờ mà đồng ý. Đêm hôm đó, tôi đang lim dim ngủ. Bỗng nhiên, một con chằn tinh to lớn định vồ lấy tôi. Tôi cầm lấy rìu đánh nhau với con quái vật. Nó biến hóa đủ mọi phép thần thông. Nhưng tôi cũng chẳng hề nao núng. Chẳng bao lâu, lưỡi rìu của tôi đã xé xác con chằn tinh làm đôi. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ, nó chết để lại một bộ cung tên bằng vàng. Tôi nhặt lấy bộ cung tên, rồi chặt đầu con quái vật đem về.
Về nhà, tôi cất tiếng gọi anh Lí Thông. Nhưng anh ta và mẹ có vẻ sợ hãi, còn van xin tôi tha mạng. Đến khi tôi bước vào nhà, kể rõ sự tình câu chuyện. Lí Thông mới bảo:
- Con vật này vốn là của nhà vua nuôi, nay em giết nó là mang tội. Nhân lúc trời còn chưa sáng, em hãy trốn đi. Mọi việc cứ để anh giải quyết.
Tôi lấy làm cảm kích, từ biệt Lí Thông rồi trốn về gốc đa cũ. Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì nhìn thấy con đại bàng rất to đang quắp một cô gái. Tôi liền lấy cung tên bắn nó bị thương, rồi lần theo vết máu thì biết được hang của đại bàng.
Mấy hôm sau, tôi lấy dân làng mở hội linh đình. Tò mò, tôi đến xem hội. Tình cờ lại gặp được Lí Thông, mừng rỡ chào hỏi. Tôi nghe Lí Thông kể chuyện đang tìm hang của đại bàng để cứu công chúa. Tôi liền kể lại mọi chuyện cho Lí Thông nghe, xin được đi cùng. Đến nơi, tôi xin được xuống hang cứu công chúa. Tôi đánh nhau với đại bàng, cuối cùng cứu được công chúa. Sau khi đưa được công chúa lên, tôi sai người lấp kín cửa hang lại. Biết mình bị lừa, tôi đánh đi sâu vào hang để tìm lối ra. Đến cuối hang, tôi thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt. Tôi dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai. Thì ra đó chính là con trai của vua Thủy Tề. Tôi được mời xuống thủy phủ chơi, tiếp đãi chu đáo rồi đưa trở về nhà. Khi trở về, vua Thủy Tề còn biếu nhiều vàng bạc, nhưng tôi kiên quyết không nhận, chỉ xin một cây đàn.
Đến đây, tôi nhận ra mình đã bị Lí Thông lừa. Tôi đành đi khắp hang để tìm lối ra. Đi mãi đến cuối hang thì thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt. Tôi lấy dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai. Hỏi ra mới biết chàng là con trai của vua Thủy Tề. Sau đó, tôi được mời xuống Thủy cung chơi. Trước khi trở về, vua Thủy Tề còn tặng cho tôi một một cây đàn thần.
Về đến trần gian, tôi trở về gốc đa cũ. Chưa rõ sự tình thế nào, tôi đã bị đám lính canh bắt vào ngục với tội ăn cắp rồi bị bắt giam. Trong ngục, tôi lấy cây đàn ra đánh. Một lúc sau, nhà vua cho người giải tôi đến. Tôi đem mọi chuyện kể rõ cho vua nghe. Nhà vua lấy làm tức giận, quyết định giao Lí Thông cho tôi trừng trị. Còn hứa sẽ gả công chúa cho tôi. Nể tình xưa, tôi tha cho Lí Thông được trở về quê cũ.
Lễ cưới của tôi và công chúa được tổ chức. Thấy lễ cưới tưng bừng, hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn rất tức giận. Họ đem binh lính sang giao chiến. Tôi đem đàn ra gảy. Tiếng đàn vang lên khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay, rồi xin hàng. Tôi còn sai người nấu cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy chỉ có một niêu cơm bé xíu, tỏ vẻ coi thường, không muốn ăn. Tôi đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng. Nhưng họ cứ ăn hết, niêu cơm ăn hết lại đầy. Cuối cùng, họ cúi đầu tạ an vợ chồng tôi rồi kéo nhau về nước. Về sau, nhà vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho tôi.
Thạch Sanh | Lí Thông |
---|---|
Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng. Luôn tin người, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc người đền ơn. |
Lí Thông là kẻ vong ân bội nghĩa, xảo trá, gian ác, thấp hèn. |
Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa. |
Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình nhưng khi Thạch Sanh lập được công lớn thì lại tìm cách cướp công. |
- Hình tượng nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông đại diện cho hai thái cực thiện và ác, chính nghĩa và gian tà.
- Sự chiến thắng của Thạch Sanh đối với Lí Thông là sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện đối với cái ác, cái xấu.
Thạch Sanh có đầy đủ những đặc điểm của truyện cổ tích, vì:
- Truyện có kết cấu của một câu chuyện cổ tích. Mở đầu bắt đầu với yếu tố phi thời gian "ngày xửa ngày xưa", kết thúc bao giờ cũng có hậu.
- Truyện bao giờ cũng có những chi tiết kì ảo:
+ Thạch Sanh ra đời kì lạ: là thái tử con ngọc hoàng sai xuống đầu thai làm con của vợ chồng già phúc hậu, bà mẹ có mang mấy năm mới sinh ra Thạch Sanh.
+ Lớn lên thần kì: sớm mồ côi cha mẹ, sống thui thủi dưới gốc đa già, được ngọc hoàng sai thiên thần xuống dạy cho võ nghệ và nhiều phép thần thông.
+ Lập chiến công: giết chằn tinh, bắn đại bàng, cứu công chúa, con vua thủy tề, lại dùng tiếng đàn và niêu cơm thần thu phục được quân dịch của 18 nước chư hầu.
=> Nhân vật đứng về phe chính diện thường được lực lượng thần kì phù trợ và hiển linh để chiến thắng cái xấu cái ác.
- Thể hiện ước mơ và khát vọng của nhân dân tự ngàn đời về cuộc đấu tranh thiện - ác, thiện luôn thắng ác. Công lí, thắng lợi luôn thuộc về phe chính nghĩa, người ở hiền luôn gặp lành.
Truyện Thạch Sanh đầy đủ các chi tiết cổ tích
+có chi tiết tưởng tượng kì ảo
+truyện nói về ước mơ công bằng của nhân dân ta
Tôi vừa lên khỏi hang thì Lí Thông sai quân sĩ lấy đá ném cửa hang. Tôi bàng hoàng không tin vào mắt mình nữa. Làm sao hắn có thể nhẫn tâm đến thế? Làm sao hắn có thể đối xử với ân nhân của mình như thế? Một niềm căm uất dâng lên khiến cổ họng tôi nghẹn lại, không nói được câu nào.
Sau khi đã lấp kín cửa hang, Lí Thông đến bên tôi tâu rằng:
– Dạ, thưa công chúa, thần rất hân hạnh được rước công chúa về cung ạ.
Rồi hắn đem kiệu tôi. Lòng nặng trĩu, tôi bước lên kiệu, đưa đôi mắt đẫm lệ nhìn về phía cửa hang lần cuối cùng.
Vừa trông thấy vua cha, tôi oà lên khóc nức nở, nhưng vẫn không nói được câu nào. Nghĩ tới ân nhân của mình đang ở dưới hang sâu không có đường lên, lòng tôi đau như cắt. Tội nghiệp Thạch Sanh, làm sao chàng có thể thoát khỏi cái chết. Tên Lí Thông độc ác và nham hiểm quá. Hắn muốn cướp công của Thạch Sanh đây.
Tôi đang miên man suy nghĩ thì bỗng nghe vua cha truyền lệnh:
– Quận công Lí Thông đã lập được công lớn, đã cứu được con gái yêu của ta. Nay ta ban thưởng được kết hôn cùng công chúa.
Tôi kinh hoàng. Trời đất tối sầm lại trước mắt tôi. Làm sao tôi có thể chung sống cùng con người đáng ghê tởm ấy. Tôi muốn kêu to lên tố cáo hành động bỉ ổi của Lí Thông . Tôi muốn kêu to lên xin vua cha rút lại lệnh ban kết hôn của Người. Nhưng không hiểu sao tôi không thể nói nên lời.
Mẫu hậu cùng đám cung nữ nghe tin tôi vội vã đến. Bà ôm tôi vào lòng vỗ về. Lát sau mọi người thi nhau hỏi chuyện tôi. Nỗi đau khiến tôi câm lặng tưởng như hoá đá. Mẫu hậu thảng thốt kêu lên:
– Trời ơi! Con tôi bị câm rồi!
Vua cha và triều thần xúm lại. Tôi vẫn im lặng. Vua cha bèn ra lệnh:
– Hãy tạm hoãn lễ cưới lại. Lí Thông, phò mã hãy tìm các thầy thuốc giỏi nhất đến chữa cho công chúa.
Bao nhiêu thầy thuốc giỏi nhất nước được mời đến, nhưng chẳng ăn thua gì. Suốt ngày tôi sống âm thầm như một cái bóng, không nói, không cười. Có thầy thuuốc nào chữa được cõi lòng đang tan nát của tôi? Và lễ cưới vẫn cứ phải hoãn lại.
Một hôm, tôi đang ngồi im lặng lẽ trên lầu cao, bỗng có tiếng đàn vọng đến.
Đàn kêu tích tịch tình tang Ai mang công chúa dưới hang trở về?
— Trời ơi, tiếng đàn của Thạch Sanh, đúng là chàng rồi! Chàng ở đâu? Tôi kêu lên.
Bọn cung nữ thấy vậy, mừng quá, cùng xúm lại chỗ tôi. Một cung nữ cho tôi biết đó là tiếng đàn của một người bị nhốt trong ngục vì tội ăn cắp vàng bạc trong cung vua.
Tôi chạy đi tìm vua cha, xin Người cho gọi người đánh đàn tới. Vua cha thấy tôi nói được, vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ, vội sai quân lính thực hiện ngay.
Vừa trông thấy Thạch Sanh, bỗng nhiên bao nhiêu đau buồn trong tôi tan biến hết. Tôi vui mừng thưa với vua cha:
– Bẩm vua cha, đây là chàng dũng sĩ đã giết đại bàng, cứu con từ dưới hang sâu. Chàng đã nhường con lên trước để chàng lên sau. Nhưng khi con vừa lên được khỏi hang sâu, Lí Thông đã sai quân lính lấp cửa hang để giết chàng, cướp công.
Vua cha nghe tôi thưa chuyện bèn quay sang hỏi Thạch Sanh:
– Làm sao ngươi lên được?
– Dạ, tâu Đại vương, sau khi bị lấp kín dưới hang sâu, hạ thần đã cố tìm lối thoát. Hạ thần đi mãi, tới cuối hang gặp thái tử con vua Thuỷ Tề đang bị nhốt trong cũi sắt, hạ thần đã dùng bộ cung tên vàng này bắn tan cũi sắt, cứu thoát thái tử. Thái tử mời hạ thần xuống thăm Thuỷ Phủ. Hạ thần được trọng đãi và ban thưởng nhiều vàng bạc. Nhưng hạ thần từ chối, chỉ nhận một cây đàn này. Sau đó, vua Thuỷ Tề sai rẽ nước đưa hạ thần lên trần gian.
Vua cha hỏi tiếp:
– Thế sao ngươi lại bị kết tội ăn cắp của cải trong cung và bị nhốt vào ngục?
Thạch Sanh chưa kịp nói thì đàn thần kêu lên:
– Tích tịch tình tang, hồn đại bàng và trăn tinh báo thù, vu oan cho Thạch Sanh.
Vua cha hỏi tiếp:
– Thế bộ cung tên vàng kia ở đâu ra?
Thạch Sanh bèn kể lại đâu đuôi câu chuyện. Từ chuyện chàng được Ngọc Hoàng sai xuống trần gian đầu thai làm con hai vợ chồng ông lão tiều phu nghèo tốt bụng đến chuyện chàng mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi một mình ở dưới gốc đa với nghề kiếm củi; rồi chuyện kết nghĩa anh em với Lí Thông; rồi chuyện Lí Thông nhờ đi canh miếu thần; rồi chuyện chàng giết trăn tinh lấy được bộ cung tên vàng. Chàng kể tiếp:
– Khi hạ thần đem đầu trăn tinh về đến nhà. Lí Thông lại bảo với thần: “Đây là con vật quý vua nuôi, giết nó ắt không thoát khỏi tội chết. Bây giờ em hãy trốn đi ngay, mọi việc để ta lo liệu”. Dạ tâu Đại vương, hạ thần vốn là kẻ thật thà, tin là thật. Lại trở về gốc đa làm nghề kiếm củi. Một hôm, vừa gánh củi về thì trông thấy một con đại bàng khổng lồ đang cắp một người con gái (lúc đó thần chưa biết là công chúa). Hạ thần giương cung bắn nó bị thương. Rồi hạ thần lần theo vết máu, tìm được cửa hang nó ở. Vài hôm sau, Lí Thông tìm đến gốc đa, nói là vua sai đi cứu công chúa. Thần đã kể hết cho Lí Thông nghe chuyện đại bàng, chuyện biết cửa hang đại bàng. Lí Thông nhờ thần giúp, nhờ vậy mà thần có may mắn gặp được công chúa.
Vua cha nghe xong tức giận nói:
– Tên Lí Thông khốn kiếp, xảo trá. Ta vốn đã muốn diệt trăn tinh từ lâu để trừ hoạ cho dân, hiềm một nỗi nó thần thông biến hoá khiến ta đành bó tay. Năm nào cũng phải dâng một mạng người, ta đau lòng lắm. May có dũng sĩ đây diệt được trăn tinh. Thế mà hắn lại lừa đảo đê’ cướp công. Ta tưởng hắn đã giết đuợc trăn tinh, nên mới phong cho hắn làm Quận công.
Người ra lệnh:
– Lính đâu? Hãy tống mẹ con tên Lí Thông vào ngục.
Rồi Người quay sang Thạch Sanh:
– Còn dũng sĩ, đã có công diệt trăn tinh, đại bàng, trừ họa cho dân, lại có công cứu công chúa, ta ban thưởng cho được kết hôn cùng công chúa và giao cho xét xử mẹ con Lí Thông.
Thạch Sanh vâng mệnh vua cha. Lễ cưới của chúng tôi được tổ chức rất trọng thể. Chưa bao giờ kinh kì mở hội vui như thế.
Về phần Thạch Sanh, chàng đã tha chết cho mẹ con Lí Thông, cho về quê cũ làm ăn. Nhưng nghe đâu, dọc đường, mẹ con hắn bị Thiên Lôi ***** rồi bắt hoá kiếp làm bọ hung. Thật đáng đời kẻ gian ác, xảo trá.
Lễ cưới chưa kết thúc thì có tin cấp báo có quân binh của thái tử mười tám nước chư hầu hội nhau lại kéo sang đánh (Họ tức giận vì trước đây tôi đã từ hôn họ.
Vua cha sai Thạch Sanh đi đánh giặc. Chàng xin vua cha không động binh. Rồi chàng đem đàn thần ra gảy. Nghe tiếng đàn của chàng, quân lính mười tám nước rụng rời chân tay, cuốn binh khí xin hàng. Thạch Sanh tha tội chết cho chúng và sai thết đãi cơm rượu.
Khi nhìn thấy niêu cơm bé tẹo, chứng tỏ ý không muốn ăn. Thạch Sanh bèn đố chúng ăn hết sẽ ban thưởng thêm.. Lạ chưa, niêu cơm cứ vơi lại đầy, không sao ăn hết. Bấy giờ mọi người càng phục Thạch Sanh, về sau, vua cha tôi đã truyền ngôi cho Thạch Sanh, vì Người không có con trai.
Trong những truyện cổ đã học, em thích nhất nhân vật Thạch Sanh. Có thể nói dũng sĩ Thạch Sanh tài ba và đức độ đã chiếm được cảm tình của nhiều thế hệ.
Thạch Sanh vốn không phải người trần mà là thái tử con của Ngọc Hoàng trên thượng giới. Thấy vợ chồng ông già họ Thạch nhân hậu, tử tế mà lại không có con nên Ngọc Hoàng đã cho thái tử xuống đầu thai làm con. Thạch Sanh mồ côi cha từ trong bụng mẹ. Vừa lớn lên thì mẹ lại qua đời. Chàng sống côi cút, lủi thủi một mình trong túp lều rách dưới gốc đa cổ thụ. Gia tài chỉ có cây búa của cha già để lại. Ngày ngày, chàng vào rừng chặt củi, đổi gạo nuôi thân.
Đến tuổi trưởng thành, Thạch Sanh có gương mặt phúc hậu ưa nhìn và thân hình vạm vỡ, cường tráng.
Quanh năm, chàng chít trên đầu chiếc khăn vải nâu, mình trần, đóng khố. Nước da dãi dầu nắng mưa ánh lên màu nâu bóng như đồng hun. Các bắp thịt ở chân, ở tay nổi lên cuồn cuộn. Tấm lưng trần chắc nịch, khuôn ngực nở nang tạo cho chàng vẻ đẹp hoàn hảo của một dũng sĩ. Nhìn chàng gánh hai bó củi lớn, tên bán rượu Lí Thông nghĩ bụng: Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu.
Thạch Sanh được các vị thần dạy cho võ nghệ và mọi phép thần thông nên chàng có đủ tài sức để đương đầu với lũ yêu quái như chằn tinh, đại bàng chuyên hại người. Bằng lưỡi búa luôn mang bên mình, Thạch Sanh đã dũng cảm đánh nhau với chằn tinh, xả xác nổ ra làm hai rồi chém đứt đầu nó, xách về nhà. Bộ cung tên vàng chàng thu được bên xác chằn tinh đã giúp chàng bắn trúng cánh đại bàng. Lưỡi búa sắc trong tay Thạch Sanh vung lên, bổ vỡ đôi đầu con quái vật. Công chúa đã được Thạch Sanh cứu thoát.
Vốn là người trọng nghĩa khinh tài, Thạch Sanh thấy ai nguy khốn thì cứu giúp chứ không hề nghĩ đến việc đền ơn. Trong hang sâu của đại bàng, Thạch Sanh giải thoát cho thái tử con vua Thủy Tề. Thủy Tề sung sướng được gặp lại con, đãi Thạch Sanh rất hậu. Khi chàng về, vua biếu nhiều vàng bạc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin một cây đòn. Chàng lại trở về gốc đa. Dũng sĩ Thạch Sanh có nhiểu đức tính tốt đẹp như thật thà, trung hậu và độ lượng. Mẹ con Lí Thông lừa dối chàng, âm mưu đẩy chàng vào chỗ chết. Tên Lí Thông xảo trá gian manh mấy lần cướp công Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Tội hắn đáng chết nhưng khi được nhà vua giao cho xét xử, Thạch Sanh lại tha chọ mẹ con hắn, cho chúng về quê làm ăn. Điều đó cho thấy Thạch Sanh là người có lòng khoan dung rộng rãi, rất đáng quý. Tuy vậy, mẹ con Lí Thông cũng không thoát khỏi sự trừng phạt đích đáng của luật trời: chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung. Theo mơ ước của người xưa, những con người tài đức vẹn toàn như Thạch Sanh xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Chàng được vua gả công chúa và truyền ngôi cho. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Sự ghen ghét của hoàng tử các nước chư hầu bị công chúa từ hôn đã dẫn đến nguy cơ chiến tranh. Họ hội binh cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không nghĩ gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Điều thú vị là Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Niêu cơm thần của chàng cứ vơi lại đầy khiến cho quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà không hết. Chúng cảm kích trước tấm lòng độ lượng của chàng, đồng loạt cúi đầu lạy tạ rồi kéo nhau về nước.
Tiếng đàn nhân nghĩa của Thạch Sanh chính là tiếng nói của lòng nhân hậu, của thái độ khoan dung và yêu mến hòa bình của nhân dân ta. Hình ảnh dũng sĩ Thạch Sanh muôn đời sống mãi trong tâm trí của bao người say mê cổ tích.
đồng ý vì thạch sanh là chuyện cổ tích do con người nghĩ ra nhưng có những người cũng giống thạch sanh ở ngoài đời
- Qua các bản kể có thể thấy truyện “Thạch Sanh” còn có thể giải thích nguồn gốc của các con vật: bọ hung, ễnh ương,…
→ Ở một số bản kể, truyện cổ tích thường có nội dung giải thích nguồn gốc, sự tích của con vật, đồ vật, phong tục,… tạo sự hấp dẫn cho cốt truyện, đồng thời tạo ra một đặc điểm thi pháp: từ trong thế giới cổ tích, người kể chuyện đưa người đọc trở lại với thực tại, nhắc nhở họ về một hiện tượng nào đó vẫn thường xảy ra trong đời sống.
Những chi tiết hoang đường, kì ảo:
+, Thạch Sanh dùng chiếc niêu thần để nấu cơm cho quân lính của kẻ địch ăn, họ ăn mãi ăn mãi mà niêu cơm vẫn không vơi tẹo nào.
+, Trong lúc giáp chiến Thạch Sanh lấy đàn thần ra gảy, tiếng đàn khi khoan khi nhặt, êm ấm lạ thường khiến cho toàn bộ quân lính của kẻ địch mất hết nhuệ khí chiến đấu, kẻ thì nhớ con, kẻ thì thương vợ, kẻ thì bâng khuâng nhớ tới mẹ già. Không ai còn nghĩ tới chiến đấu nữa.
Những chi tiết hoang đường, kì ảo:
+, Thạch Sanh dùng chiếc niêu thần để nấu cơm cho quân lính của kẻ địch ăn, họ ăn mãi ăn mãi mà niêu cơm vẫn không vơi tẹo nào.
+, Trong lúc giáp chiến Thạch Sanh lấy đàn thần ra gảy, tiếng đàn khi khoan khi nhặt, êm ấm lạ thường khiến cho toàn bộ quân lính của kẻ địch mất hết nhuệ khí chiến đấu, kẻ thì nhớ con, kẻ thì thương vợ, kẻ thì bâng khuâng nhớ tới mẹ già. Không ai còn nghĩ tới chiến đấu nữa.
Thạch Sanh là nhân vật đẹp trong cổ tích Việt Nam. Bằng phẩm chất, tài năng của mình để chiến đấu với cái ác. Đây là nhân vật được nhân dân yêu mến.
shushi kaka
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt - 123doc nhấn vào dây