hãy viết tập san về chủ đề văn minh giao tiếp đối xử
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
https://doctailieu.com/soan-bai-vi-sao-chung-ta-phai-doi-xu-than-thien-voi-dong-vat-canh-dieu
- Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:
- Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ
+ Rừng cọ trập trùng
- Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)
+ Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.
- Kỉ niệm gắn bó với cây cọ
+ Căn nhà núp dưới lá cọ
+ Trường học khuất trong rừng cọ
+ Đi trong rừng cọ
- Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ
- Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ
Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi
b, Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi
c, Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.
bn tham khảo nha.
“Tiên học lễ, hậu học văn’’ là bài học đầu khi bước chân vào lớp một. Nhưng lớn lên, rất nhiều học sinh đã lãng quên điều đó, để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè, người lớn tuổi ngay trong môi trường giáo dục. Đây là vấn đề cấp thiết không chỉ của nhà trường mà toàn xã hội phải quan tâm.
Ứng xử thiếu văn hóa là tình trạng xuống cấp của văn hóa học đường được hiểu là tình trạng xuống cấp trong lối giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thầy cô. Có thể thấy ứng xử thiếu văn hóa diễn ra ở nhiều nơi, đang dóng lên hồi chuông cảnh báo cho xã hội hiện nay .
Đi giữa sân trường chúng ta có thể nghe thấy những câu nói tục, chửi bậy của một số bạn học sinh - một hành vi ứng xử thiếu văn hóa của các cô cậu được xem là nam thanh, nữ tú. Nhiều bạn học sinh cho rằng chửi bậy, nói tục là một phương pháp hiệu quả để giảm căng thẳng, stress thậm chí còn cho đó là “cá tính” của mình, dám nói tức là dám thể hiện cá tính. Hơn thế nữa, hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện rất nhiều những phát ngôn gây sốc của các thần tượng nổi tiếng khiến các bạn học sinh lầm tưởng đó là cách gây được sự chú ý, lập tức tung hê và áp dụng ngay vào trong trường học. Ai cũng biết rằng lứa tuổi học trò không ai là chưa từng sai phạm lỗi lầm. Không ai dám tự nhận mình là hoàn hảo. Nhưng các bạn học sinh hiện nay đang cố gắng thể hiện cá tính một cách không đúng đắn. Khi cắp sách đến trường chúng ta khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với bạn bè. Trước đây, những xích mích đó chỉ là những chuyện bình thường, tranh luận để tìm ra cái sai, để tập nói tiếng xin lỗi, cám ơn và đôi khi lại có thêm bạn mới. Nhưng hiện nay, những xích mích không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà nó vượt ra ngoài xã hội. Gần đây, dư luận bàng hoàng với các video đăng rầm rộ trên mạng xã hội các vụ đánh nhau của học sinh mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các clip trên đều là học sinh nữ. Các bạn học sinh nam nữ hiện đại có lẽ đang xem nhẹ việc bạo lực học đường. Cứ ngỡ cách ứng xử thiếu văn hóa của các bạn học sinh chỉ dừng lại ở đó, nhưng không - ngoài chửi thề, nói bậy, cãi vã thì còn có bạn cãi lại thầy cô. Thầy cô là người chúng ta phải mang ơn thật nhiều nhưng có lẽ một số bạn học sinh đã không nhận ra điều đó. Chỉ ở việc nhỏ nhặt nhất là cúi chào thầy cô thôi mà cũng thật khó khăn. Một số bạn xem việc chào thầy cô thật vất vả. Khi thầy cô quan tâm khuyên nhủ thì lòng “tự ái” đã lấn át tất cả mọi thứ và họ cãi lại thầy cô. Một cách ứng xử khác là việc sai phạm nội quy trường lớp ở một số học sinh nữ trong việc tô son đánh phấn và các bạn nam có các kiểu tóc phản cảm...
Nếu như cứ than trách về cách ứng xử của học sinh, thì có lẽ chúng ta cũng nên nhìn xem điều gì đã khiến các bạn ấy như vậy? Điều gì đã khiến các bạn ấy trở thành một bộ phận học sinh của nhà trường thiếu văn hóa trong cách ứng xử? Đầu tiên có lẽ là sự giáo dục từ gia đình. Vì nhiều lí do khác nhau mà cha mẹ các bạn học sinh không thể quán xuyến được con em mình, không trang bị cho con em kĩ năng sống. Có thể tổ ấm gia đình tan vỡ, cha mẹ không gương mẫu, nuôi dạy con cái không đúng cách là một trong những lí do cốt lõi đưa đầy các bạn học sinh đến tình trạng phạm tội, sống ngoài vòng pháp luật và tạo thêm sức ép cho xã hội . Bên cạnh đó, trên các trang mạng xã hội có trò chơi trực tuyến gây ảnh hưởng không ít đối với các bạn học sinh. Một số bạn thường xuyên chơi game online – loại hình giải trí đông người tham gia - dẫn đến việc nghiệm game rồi trở thành “con nghiện” và quên cuộc sống thực của mình, sa đà vào cuộc sống ảo giác và thực hiện những hành vi bạo lực, những hành vi vi phạm pháp luật. Cách ứng xử thiếu văn hóa lại càng rõ hơn khi các bạn học sinh thích thể hiện cá tính của mình không kiểm soát được hành vi và rất dễ bị kích động. Tất cả những cách ứng xử trên không tốt đối với học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
Chúng ta cần phải nhìn nhận và thay đổi lại bản thân, phân biệt được điều đúng, sai và học theo những việc làm tốt. Cần có sự chung tay góp sức của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm con em mình nhiều hơn nữa. Trường học chú trọng nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh. Cần có nhiều bài học về đạo đức và cách ứng xử của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Bên cạnh đó cần đặt ra những hình phạt nghiêm khắc cho các học sinh vi phạm.
Dân gian thường nói “có tiền mua tiên cũng được”. Tiền có lẽ giúp chúng ta được nhiều việc, tiền có lẽ mua được nhiều thứ quý giá nhưng lại không bao giờ mua được nhân cách của một con người. Cho dù có tài giỏi thế nào mà không có nhân cách thì cũng là người không tốt. Cái quan trọng nhất của một con người cớ sao ta không gìn giữ, cớ sao ta lại làm cho nó xuống cấp? Nhìn qua cách ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận học sinh trong nhà trường, em cảm thấy mình cần rèn kỹ năng sống và hoàn thiện bản thân hơn. Bên cạnh đó, tất cả học sinh cần có ý thức hơn trong việc giữ gìn lối sống văn hóa, để tạo một mội trường học tập lành mạnh, thân thiện.
Chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật. Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ các loài động vật. Trước hết, Nhà nước cần xử lí nghiêm các hành vi buôn bán động vật hoang dã trái phép. Đồng thời, các bộ luật về vấn đề bảo vệ động vật cần được ban hành. Nhưng quan trọng nhất, mỗi người cần phải có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi cũng như các loài động vật hoang dã. Động vật không hề xa lạ mà vô cùng gắn bó với cuộc sống của con người.
- Trong số các nước châu Phi, một trong những nước lớn nhất là Algeria, chiếm khoảng 7% lãnh thổ của cả châu lục. Và nước nhỏ nhất là Seychelles. Được bao quanh bởi nước từ tất cả các hướng, châu Phi là một lục địa với biên giới xác định rõ ràng và chính xác tuyệt đối.
_HT_
Đáp án đề thi viết về nếp sống thanh lịch, văn minh
I. YÊU CẦU CHUNG
* Về kĩ năng:
* Kiến thức:
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
* Hình thức: trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, luận điểm sâu sắc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, văn phong trong sáng.
* Nội dung:
1. Đặt vấn đề: Dẫn dắt từ câu ca dao vào vấn đề cần bình luận.
2. Giải quyết vấn đề:
a. Giải thích các từ ngữ " hoa nhài thơm" "người Tràng An", "văn minh thanh lịch" (người có hành vi giao tiếp, ứng xử lịch sự, nhã nhặn ở mọi hoàn cảnh. Người thanh lịch, văn minh là người biết kế thừa có chọn lọc những nét đẹp của truyền thống, biết tiếp thu những cái hay, cái mới và thể hiện trong đời sống hàng ngày), giao tiếp ngoài xã hội (mối quan hệ của con người với các đối tượng giao tiếp của xã hội)...
Phân tích vẻ đẹp nghệ thuật của câu ca dao: hình ảnh biểu cảm, cách nói phủ định của phủ định tạo sắc thái khẳng định mạnh mẽ, âm điệu ca dao...gói chiều sâu truyền thống văn minh thanh lịch của người Tràng An - Hà Nội, như khẳng định một chân lý: người Hà Nội tất yếu ứng xử văn minh thanh lịch!
b. Giải thích vấn đề:
Ý nghĩa của giao tiếp, ứng xử TLVM trong đời sống xã hội:
Một số yêu cầu cơ bản khi giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội
c. Thực trạng văn hoá ứng xử trong cuộc sống xã hội.
* Nêu các ứng xử có văn hoá, TLVM:
* Các biểu hiện về ứng xử thiếu văn hoá:
d. Suy nghĩ của bản thân:
Rèn luyện ứng xử TLVM
3. Kết thúc vấn đề:
Khắng định lại tầm quan trọng của việc ứng xử có văn hoá trong đời sống hiện nay.
* Lưu ý:
Giao tiếp, ứng xử nơi công cộng được xem là một kỹ năng quan trọng đối với mỗi người. Ứng xử có văn hóa nơi công cộng là nếp sống văn minh cần được mọi người coi trọng, nhất là giới trẻ. Có thể, hình thức một ai đó thật nổi bật, cá tính thật hay, nhưng thiếu đi những kỹ năng ứng xử đúng mực trước mọi người thì họ cũng đã tự làm xấu đi hình ảnh của mình. Bởi hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp những hành vi thiếu văn hóa đang tồn tại ở một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ.
Xã hội ngày càng phát triển, giới trẻ đang ngày càng trở nên mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi lĩnh vực đời sống, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một phần không nhỏ các bạn trẻ lại có cách ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng; nói năng tục tĩu, ồn ào, nói chuyện điện thoại oang oang hoặc thể hiện tình cảm thái quá nơi đông người, công viên; chen lấn, xô đẩy khi xếp hàng; bóp còi inh ỏi khi tắc đường; đi xe buýt không nhường ghế cho người già và phụ nữ... Những hành vi này đang tạo ra một thói quen xấu cho giới trẻ, tạo ra một môi trường thiếu văn hóa trong xã hội, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi, nhân cách của các bạn trẻ. Có những chuyện người xung quanh chứng kiến phải lắc đầu ngao ngán với lối ứng xử “quá tệ” của các bạn trẻ ngày nay.
Trong không khí nhộn nhịp của những ngày cuối năm, các siêu thị trở nên đông hơn ngày thường, bởi có nhiều mặt hàng giảm giá, ai cũng muốn tranh thủ lựa chọn những món hàng đẹp, rẻ, phù hợp với mình, nhất là gian hàng quần áo may sẵn. Đang chọn lựa quần tây giảm giá với người thân, một bạn gái đứng bên cạnh cũng đang nhanh tay lựa chọn, cô nàng “vô tư” xốc, moi, mở ra xem kiểu, size nhưng chẳng xếp lại và để vào đúng chỗ như nhân viên siêu thị sắp gọn gàng, ngăn nắp trước đó. Chỉ một thoáng là chỗ cô ta đứng lựa đã bề bộn, những người đứng cạnh tỏ ra khó chịu. Cô bạn đi cùng nói nhỏ gì đó với cô gái, nhưng cô nàng thản nhiên lựa đồ tiếp và nói to: “Kệ mẹ tụi nó, đứa nào thích thì nhìn. Mình đẹp mà! Muốn mua đồ thì phải lựa, phải xốc lên mới lựa được chứ! Một chút mấy đứa nhân viên siêu thị nó xếp lại…”. Hết “cảnh” lựa chọn, cô nàng “chuyển cảnh” thử đồ. Dù siêu thị có để bảng quy định mỗi khách hàng thử tối đa 4 sản phẩm/lần thử nhưng nàng ta mang vào phòng thử gần chục món. Thế nhưng khi bước ra, cô nàng chỉ mang một cái áo, còn những món hàng kia cô “gửi” lại phòng thử cho tiện, “đem ra chi cho mất công cầm, trả lại chỗ cũ”- cô nàng vô tư trả lời khi một khách hàng nhắc nhở. Chứng kiến thái độ, cách ứng xử của cô nàng nhiều khách hàng lắc đầu ngao ngắn, một dì đứng gần đó nói: “Con gái gì chẳng có miếng nết, chẳng biết lịch sự, văn hóa là gì”.
Đến quầy tính tiền, ai cũng sắp hàng chờ đến lượt mình, một anh chàng cao to, điển trai, chen chân vào nói với những người đứng trước và chỉ tay ra hàng ghế chờ của siêu thị, rồi nói: “Tui chỉ có một món hàng, mọi người nhường cho tui trước nhé! Tui chở bà bầu về, bả than đau đau cái bụng”. Nghe thế, mọi người chuyển ánh mắt sang hàng ghế chờ, thì thấy một phụ nữ có thai đang ngồi nghỉ. Thế là, mọi người nhường cho anh tính tiền đi trước. Nhân viên đang tính tiền thì một cô gái chạy lại: “Anh! Em quyết định lấy cái áo này!”, rồi cô nàng đưa vào tính tiền cùng. Sau khi tính tiền xong, anh chàng điển trai khoác tay cô gái vừa mang cái áo ra và đi xuống thang máy, vừa đi vừa cười, nói: “Đông như vậy, không mánh thì tính tiền xong chắc 12 giờ khuya quá!”. Nhìn sang hàng ghế chờ thì thấy người phụ nữ có thai đang ngồi, mọi người nhìn nhau và chỉ biết nói 2 chữ “bó tay!”.
Văn hóa ứng xử không hẳn tỉ lệ thuận với trình độ học vấn của con người. Nó chủ yếu là do trình độ nhận thức và sự quan tâm hướng dẫn, giáo dục của những người trong gia đình và nhà trường. Do đó, để xây dựng cộng đồng văn minh và ứng xử văn hóa nơi công cộng trở thành một thói quen tốt, mỗi người cần phải tự nâng cao hơn nữa ý thức bản thân, sống có văn hóa, biết tôn trọng bản thân mình và mọi người xung quanh. Song song đó, ngoài việc làm gương thì cha mẹ, người lớn trong gia đình, thầy cô giáo cần phải giáo dục, hướng dẫn cách ứng xử phù hợp để các bạn trẻ có thói quen sống có văn hóa và văn minh, tôn trọng người khác và tham gia vào thực hiện nếp sống văn minh đô thị .
 ̄▽ ̄