K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: NƠI TUỔI THƠ EM Có một dòng sông xanh Bắt nguồn từ sữa mẹ Có vầng trăng tròn thế Lửng lơ khóm tre làng Có bảy sắc cầu vồng Bắc qua đồi xanh biếc Có lời ru tha thiết Ngọt ngào mãi vành nôi Có cánh đồng xanh tươi Ấp yêu đàn cò trắng Có ngày mưa tháng nắng Đọng trên áo mẹ cha Có một khúc dân ca Thơm lừng...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

NƠI TUỔI THƠ EM

Có một dòng sông xanh
Bắt nguồn từ sữa mẹ
Có vầng trăng tròn thế
Lửng lơ khóm tre làng

Có bảy sắc cầu vồng
Bắc qua đồi xanh biếc
Có lời ru tha thiết
Ngọt ngào mãi vành nôi

Có cánh đồng xanh tươi
Ấp yêu đàn cò trắng
Có ngày mưa tháng nắng
Đọng trên áo mẹ cha

Có một khúc dân ca
Thơm lừng hương cỏ dại
Có tuổi thơ đẹp mãi
Là đất trời quê hương.

 

(Nguyễn Lãm Thắng, Giấc mơ buổi sáng, NXB Văn học, 2017)

Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Nhận xét về cách gieo vần của bài thơ

Câu 2: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng xuyên suốt toàn bài thơ?

Câu 3: Tại sao khi viết về kỉ niệm tuổi thơ, tác giả lại cảm thấy “Có ngày mưa tháng nắng/ Đọng trên áo mẹ cha”?

Câu 4: Nêu nội dung của bài thơ?

    Câu 5: Nhân vật em nhỏ trong bài thơ cho rằng: Có tuổi thơ đẹp mãi/ Là đất trời quê hương”. Em có đồng ý với tình cảm đó không? Vì sao?

hép mi pờ lít

1
29 tháng 7

chỉ làm 1 ý thôi nhé !

câu 4

- Quê hương tật đẹp đẽ , bình dị và chan chứa biết bao kỉ niệm đẹp tuổi thơ. Như vay ạ chúng ta phải trân quý và tôn trọng quê hương của mình.

TK:

Bài thơ "Nơi tuổi thơ em" đã khắc họa chân thực, giản dị, mộc mạc khung cảnh tuyệt đẹp của quê hương và thể hiện được tình cảm của tác giả dành cho quê hương của mình. Thật vậy, bức tranh quê hương tươi đẹp, giản dị hiện lên gắn liền với tuổi thơ của chính tác giả. Quê hương có dòng sông xanh, vầng trăng tròn bên khóm tre, cầu vồng bảy sắc bắc qua đồi xanh biếc, cánh đồng xanh tươi, cánh cò trắng, ngày mưa tháng nắng, hương cỏ dại. Bên cạnh những khung cảnh tuyệt vời ấy, trong tuổi thơ quê hương của tác giả còn có những giá trị hết sức quý báu đó là dòng sữa mẹ, lời ru tha thiết ngọt ngào bên nôi, hạt mưa đọng trên áo mẹ cha, khúc dân ca. Biện pháp liệt kê được sử dụng đã góp phần khắc họa được bức tranh thiên nhiên bình dị và tình cảm sâu nặng dành cho quê hương. Từ láy được sử dụng: lửng lơ, tha thiết, ngọt ngào, ấp yêu đã tạo bức tranh quê hương thêm sinh động. Từng lời thơ mềm mại, nhẹ nhàng, tha thiết và vui tươi cho thấy được sự trân trọng của tác giả đối với những giá trị và vẻ đẹp bất tận đi liền với tuổi thơ của quê hương mình. 

Bạn tham khảo nha: 

Quê hương - hai tiếng thân thương, nó đã đi vào tiềm thức của mỗi con người. Khi nhắc về quê hương chúng ta sẽ không ngừng thổn thức. Vậy nên nhiều tác giả đã được đề tài quê hương vào tác phẩm của mình. Với bài thơ " nơi tuổi thơ em" quê hương được hiện lên là dong sông xanh, là vầng trăng tròn, là khóm tre làng,... đó đều là những hình ảnh quen thuộc. Quê hương là nơi với cảnh đồng xanh tươi, với đàn cò trắng bao nhiêu ký ức tuổi thơ bỗng ùa về trong chúng ta. Ở nơi đó còn có hình ảnh người mẹ ẩn hiện trong bóng dáng của quê hương. Mẹ qua nỗi nhớ của tác giả đó là dòng sữa ngọt ngào nuôi lớn mỗi chúng ta. Tiếng ru ầu ơi đi ta vào giấc ngủ say. Hay đó là sự vất vả của cha mẹ khi những giọt nắng mưa đọng trên áo. Đó là những hình ảnh tuổi thơ luôn đẹp mãi trong lòng chúng ta.

11 tháng 4 2022

Tham khảo
 Em đồng ý! Vì quê hương là nơi mình được sinh ra và đã gắn liền với tuổi thơ của mỗi người chúng ta 

Bài thơ là vẻ đẹp thiên nhiên khi mùa xuân về và tâm trạng xôn xao của tác giả khi được đón mùa xuân. Những hình ảnh mùa xuân được gợi lên từ bài thơ thật trong sáng và gần gũi: "lá mía" kêu xào xạc; "mầm ngô" lên xanh non; "bãi dâu" vào mùa ngon, "cà chua" hồng giấu mặt; "cát" cựa mình lấp loáng, dòng sông chảy nặng phù xa. Mọi cảnh vật đều được mùa xuân tiếp thêm nhựa sống mới. Nhưng không chỉ là cảnh vật mà còn có cả lòng người từ dòng sông muốn hòa thành biển khơi. Qua bài thơ trên ta thấy được tình yêu thiên nhiên thiết tha của tác giả. Con người dù có như thế nào vẫn luôn có sự gắn bó mật thiết với thiên nhiên nên chúng ta cần phải học cách trân trọng và bảo vệ thiên nhiên như chính cuộc sống của chúng ta.