K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2017

lớp 6 không biết làm lớp 9

22 tháng 10 2017

nội dung của đoạn thơ là : sống đẹp không phải là giàu có,có nhiều tiền bạc mà là sự giản dị hàng ngày,là tình yêu thương con người dành cho nhau

7 tháng 4 2022

Tham khảo:

  Thơ hay không chỉ giàu cảm xúc mà còn lấp lánh chất trí tuệ, lí trí, mang hàm nghĩa sâu xa. Tôi rất thích khi đọc đoạn thơ sau đây, rút trong bài Một khúc ca xuân của Tố Hữu viết vào tháng 12 năm 1977:

                                           Nếu là con chim, là chiếc lá

                                           Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh

                                           Lẽ nào vay mà không trả

                                           Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.

        Đoạn thơ đã gợi lên trong tâm trí tôi bao suy nghĩ, bao điều lí thú. Tác giả đã nêu lên một quan niệm sống tích cực, sống đẹp trong mối quan hệ nhân sinh: vay và trả, cho và nhận giữa cộng đồng đối với mọi người, nhất là thế hệ trẻ.

        Đoạn thơ đẹp, đẹp giản dị, đẹp hồn nhiên. Con chim và chiếc lá vừa là biểu tượng cho sự sống, vừa là hình tượng của ngôn ngữ thi ca: “Chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Chim hót vì sống theo bản năng, được sống, được bay lượn trong ánh sáng và bầu trời tự do. “Lá phải xanh”, lá được nuôi dưỡng bàng nước, bằng mầu mỡ của đất, bằng khí trời và ánh sáng. Được sống trong tự nhiên nên “chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Đó là quy luật của tự nhiên, quy luật của sự sống muôn đời và vĩnh hằng. Màu xanh của lá, tiếng hót của chim trời còn là vẻ đẹp của thiên nhiên, đem lại vẻ đẹp kì diệu của sự sống.

        Từ chim hót, lá xanh, nhà thơ nói đến vay và trả, cho và nhận, đó là quy luật của cuộc sống xã hội, của con người. Nói một cách khác, là quan niệm sống, đạo lí sống. “Vay mà không trả là vong ân bội nghĩa, đó là cách hành xử của những kẻ “ăn xổi ở thì”, của loại người bất nhân bất nghĩa. Hai tiếng “lẽ nào” là một lời khẽ nhắc: không nên làm như thế, không được ứng xử như thế.

        Có vay và có trả là đúng đạo lí. Vay và trả mang hàm nghĩa chịu ơn, mang ơn và đền ơn đáp nghĩa: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguổn", “Ai ơi. bưng bát cơm đầy/ Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?”, là vay là trả. Trong xà lim máy chém, trên đường bước ra pháp trường của thực dân Pháp, người chiến sĩ cách mạng vẫn ngẩng cao đầu, vẫn hiên ngang, tự hào nhắc nhở mình, động viên mình:

                                           Đã vay dòng máu thơm thiên cổ  

                                           Hãy trả ta cho mạch giống nòi.

        Qua mấy nghìn năm đằng đẵng, lớp lớp con người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác đã đem mồi hôi và xương máu để xây dựng và bảo vệ nơi chôn nhau cắt rốn của mình, làm nên giang sơn gấm vóc, ngày thêm vẻ vang, ngày thêm giàu đẹp. Ai cũng cảm thấy nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc đè nặng đôi vai, gắng sức vươn lên đem tài trí góp sức cùng đồng bào “trả” món nợ cùa tổ tiên, ông cha mà mình đã “vay”, đã nhận:

                                           Đất là nơi Chim về

                                           Nước là nơi Rồng ở

                                           Lạc Long Quân và Âu Cơ

                                           Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

                                           Những ai đã khuất, những ai bây giờ

                                           Yêu nhau và sinh con đẻ cái

                                           Gánh vác phần người đi trước để lại

                                           Dặn dò con cháu chuyện mai sau

                                           Hằng năm ăn đâu làm đâu

                                           Cũng biết cúi đầu nhớ ngàv giỗ Tổ..

                                                (Đất nước - Nguyễn Khoa Điểm)

        Khép lại đoạn thơ là một lời nhắn gửi về đạo lí làm người. “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Trong văn cách, “cho” là cống hiến, dâng hiến, là phục vụ. “Nhận” là hưởng thụ. Trong cuộc sống thời bình, đem mồ hôi, đem công sức làm ra nhiều của cải,. góp phần làm cho dân giàu nước mạnh là “cho”. Thời kháng chiến, tất cả mọi miền hậu phương đều hướng về tiền tuyến, thi đua “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”; hàng vạn nam nữ thanh niên ào ào ra trận, quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Hàng ngàn sinh viên Ưu tú “xếp bút nghiên theo việc đao cung’’ để chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Có biết bao chiến sĩ, đồng bào đã “cho ", đã “hiến dâng”, đã “phục vụ”, đã hi sinh đề giành chiến thắng. Nào ai đã đắn đo, là “chỉ nhận riêng mình”.

        Một chữ “cho” bình dị mà chứa đựng biết bao tốt đẹp. Lúc đói rét thì nhường cơm sẻ áo. “lá lành đùm lá rách”; lúc hoạn nạn thì chung lưng đấu cật, đồng cam cộng khổ. Vì ai cũng biết sống đẹp, đã biết “cho” nhau tình thương, san sẻ, tương thân tương ái. Có “cho”, có san sè, có đồng cảm mới được sống hạnh phúc trong tình người rộng lớn, trong lòng đồng bào, đồng chí. Một chữ “cho" trong bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu ngợi ca tình quân dân cá nước, ngợi ca lòng mẹ Việt Nam chắc nhiều người còn nhớ:

                                           Bao bà cụ từ tâm làm mẹ,

                                           Yêu qúy con như đẻ con ra

                                           Cho con nào áo, nào quà,

                                           Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi...

Vì biết “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình", nên ai cũng biết sống đẹp làm tròn nghĩa vụ công dân; sống, lao động, chiến đấu vì sự tồn vong của dân tộc, sự bền vững của đất nước:

                                           Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vụng Phu

                                           Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

                                           Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

                                           Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

                                           Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

                                           Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên...

                                                  (Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)

Những chữ như: “góp nên”, “góp cho”, “góp mình”, “để lại” trong đoạn thơ trên đã làm sáng ngời một quan niệm sống đẹp, “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Đó là tình nhân ái, đức hi sinh của con người Việt Nam trong trường kì lịch sử.

        Nhờ có truyền thống cao đẹp đó mà nhân dân ta tự hào về đất nước Việt Nam:

                                           Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

                                           Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.

        Bước sang thế kỉ XXI, đất nước ta phát triển một cách kì diệu trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đoạn thơ trên đây của Tố Hữu vẫn còn nhiều ý nghĩa thời sự mới mẻ, nhất là đối với tuổi trẻ Việt Nam.

        Học giỏi, lao động tốt vì sự nghiệp đổi mới đất nước, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Học giỏi, lao động giỏi, tiến quân vào mặt trận khoa học kĩ thuật. Sống trong lao động sáng tạo, sống hạnh phúc trong tình nhân ái bao la.

        Hơn bao giờ hết, tuổi trẻ chúng ta mới thấy thấm thía về tinh cảm, tư tưởng hàm chứa trong một vần thơ đẹp, giàu ý nghĩa:

                                           Lẽ nào vay mà không trả

                                           Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình



 

7 tháng 4 2022

cày đỉnh vậy cậu :< 

Đề thi sưu tầm:(Đọc hiểu và Nghị luận xã hội).Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.BIẾT SỐNG VÌ NHAUCó một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa...
Đọc tiếp

Đề thi sưu tầm:(Đọc hiểu và Nghị luận xã hội).
Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
BIẾT SỐNG VÌ NHAU
Có một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình đều có dưa cải.Đến khi ông già yếu,lúc lâm chung,ông gọi người con trai duy nhất đến trăng trối:"Cha có điều này,tuy không to tát nhưng vẫn muốn kể con nghe,cả đời cha ghét nhất trồng dưa cải,nhưng mẹ con thích muối dưa nên năm nào cha cũng trồng dưa cải cho mẹ vui lòng.Cha kể cho con hiểu lòng cha,đừng nói lại mẹ buồn.Ở đời phải biết sống vì nhau.".Sau đó ông mất.Một năm sau bà vợ cũng hấp hối,câu cuối cùng bà dặn con trai là:"Cả đời mẹ ghét nhất là phải muối dưa,nhưng cha thích trồng dưa nên mẹ muối cho cha vui.Ở đời phải biết sống vì nhau".Người con trai lúc này mới hét lên:Trời ơi,cả đời con ghét nhất là phải ăn dưa cải muối!(nguồn Internet)                 1.Dựa vào nội dung câu chuyện trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ)trả lời câu hỏi Làm thế nào để tình yêu thương của ta không làm khổ người ta yêu thương?

0
17 tháng 3 2021

Cảm ơn Bánh Đậu Xanh

Đề thi sưu tầm:(Đọc hiểu và Nghị luận xã hội).Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.BIẾT SỐNG VÌ NHAUCó một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa...
Đọc tiếp

Đề thi sưu tầm:(Đọc hiểu và Nghị luận xã hội).
Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
BIẾT SỐNG VÌ NHAU
Có một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình đều có dưa cải.Đến khi ông già yếu,lúc lâm chung,ông gọi người con trai duy nhất đến trăng trối:"Cha có điều này,tuy không to tát nhưng vẫn muốn kể con nghe,cả đời cha ghét nhất trồng dưa cải,nhưng mẹ con thích muối dưa nên năm nào cha cũng trồng dưa cải cho mẹ vui lòng.Cha kể cho con hiểu lòng cha,đừng nói lại mẹ buồn.Ở đời phải biết sống vì nhau.".Sau đó ông mất.Một năm sau bà vợ cũng hấp hối,câu cuối cùng bà dặn con trai là:"Cả đời mẹ ghét nhất là phải muối dưa,nhưng cha thích trồng dưa nên mẹ muối cho cha vui.Ở đời phải biết sống vì nhau".Người con trai lúc này mới hét lên:Trời ơi,cả đời con ghét nhất là phải ăn dưa cải muối!(nguồn Internet)
Câu 1:Ba thành viên trong gia đình ở câu chuyện trên đã lần lượt làm những việc gì mà họ nghĩ là sẽ giúp người thân của họ vui lòng?
Câu 2:Thực tế họ đã sai lầm như thế nào?
Câu 3:Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về cái giá mà nhiều khi con người phải trả giá cho quan niệm:"Ở đời phải biết sống vì nhau"?
Câu 4:Từ câu chuyện trên,em có cho rằng quan niệm "Ở đời phải biết sống vì nhau" là sai lầm hay không?Vì sao?
Phần 2:Nghị luận xã hôi
Dựa vào nội dung câu chuyện trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ)trả lời câu hỏi Làm thế nào để tình yêu thương của ta không làm khổ người ta yêu thương?

0
Đề thi sưu tầm:(Đọc hiểu và Nghị luận xã hội).Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.BIẾT SỐNG VÌ NHAUCó một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa...
Đọc tiếp

Đề thi sưu tầm:(Đọc hiểu và Nghị luận xã hội).
Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
BIẾT SỐNG VÌ NHAU
Có một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình đều có dưa cải.Đến khi ông già yếu,lúc lâm chung,ông gọi người con trai duy nhất đến trăng trối:"Cha có điều này,tuy không to tát nhưng vẫn muốn kể con nghe,cả đời cha ghét nhất trồng dưa cải,nhưng mẹ con thích muối dưa nên năm nào cha cũng trồng dưa cải cho mẹ vui lòng.Cha kể cho con hiểu lòng cha,đừng nói lại mẹ buồn.Ở đời phải biết sống vì nhau.".Sau đó ông mất.Một năm sau bà vợ cũng hấp hối,câu cuối cùng bà dặn con trai là:"Cả đời mẹ ghét nhất là phải muối dưa,nhưng cha thích trồng dưa nên mẹ muối cho cha vui.Ở đời phải biết sống vì nhau".Người con trai lúc này mới hét lên:Trời ơi,cả đời con ghét nhất là phải ăn dưa cải muối!(nguồn Internet)
Câu 1:Ba thành viên trong gia đình ở câu chuyện trên đã lần lượt làm những việc gì mà họ nghĩ là sẽ giúp người thân của họ vui lòng?
Câu 2:Thực tế họ đã sai lầm như thế nào?
Câu 3:Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về cái giá mà nhiều khi con người phải trả giá cho quan niệm:"Ở đời phải biết sống vì nhau"?
Câu 4:Từ câu chuyện trên,em có cho rằng quan niệm "Ở đời phải biết sống vì nhau" là sai lầm hay không?Vì sao?
Phần 2:Nghị luận xã hôi
Dựa vào nội dung câu chuyện trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ)trả lời câu hỏi Làm thế nào để tình yêu thương của ta không làm khổ người ta yêu thương?

0
Cho đoạn văn sau:“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

“…Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục vụ…”

(Ngữ văn 7 – Tập 2, NXB Giáo dục)

a) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ…”

c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống” .

d) Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

4
25 tháng 8 2016

 a) Đoạn văn trên trích trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”                        – Tác giả: Phạm Văn Đồng

b) Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác/quý trọng biết bao kết

C          V

quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục

vụ. 

c) Phép liệt kê : + Con người của Bác, đời sống của Bác

                         + Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống

– Tác dụngLiệt kê những chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người  sống giản dị , điều đó được mọi người kính trọng, tin yêu.

d) Bác Hồ giản dị trong đời sống, trong việc ăn uống, chứng tỏ Bác rất biết quý trong thành quả lao động của mọi người.

25 tháng 8 2016

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

  – Đoạn văn trên trích trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”                        – Tác giả: Phạm Văn Đồng

0,25

 

0,25

 

 

 

   b. Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu:

 

Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác/quý trọng biết bao kết

C          V

quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục

vụ.

0,5 

 

 

 

 

c.  Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu văn:”Con người của Bác, đời sống của Bác  giản dị như  thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống”.

 

–  Phép liệt kê : + Con người của Bác, đời sống của Bác

                         + Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống

– Tác dụngLiệt kê những chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người  sống giản dị , điều đó được mọi người kính trọng, tin yêu.

0,25

 

 

 

 

0,25

 

 

 

 

d. Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn được trích:

 

Bác Hồ giản dị trong đời sống, trong việc ăn uống, chứng tỏ Bác rất biết quý trong thành quả lao động của mọi người.

Cho đoạn văn sau:“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !” (SGK Ngữ văn lớp 7, tập 2)

Qua đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn từ 7 - 10 câu nêu cảm nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu

2
9 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Bác Hồ là một tấm gương tiêu biểu về lối sống giản dị. Điều đó được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày của Bác. Bác sống trong một chiếc nhà sàn chỉ “vỏn vẹn có vài phòng dùng làm nơi tiếp khách, nơi họp Bộ chính trị, nơi làm việc và ngủ”. Hằng ngày, bữa ăn của Người có vài ba món hết sức đơn giản. Đó là các món ăn dân tộc không chút cầu kì như kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa... Cách ăn mặc của Bác cũng hết sức giản dị: bộ áo nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Bác Hồ còn là một người say mê lao động: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho đồng chí… Trong quan hệ với mọi người, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Giản dị trong đời sống, nên Hồ Chí Minh cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Cách nói, cách viết của người đều dễ hiểu với mục đích cho quần chúng hiểu được, nhớ được và làm được. Lối sống giản dị của Bác Hồ thật đáng ngưỡng mộ, noi theo.

11 tháng 10 2021

em cảm ơn 

 

Cho đoạn trích:“...Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích:

“...Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống thanh bạch và tao nhã biết bao!...”

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của văn bản.

c. Chỉ ra câu chứa luận điểm của đoạn văn nói trên.

d. Chỉ ra những dẫn chứng, lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm trong đoạn trích trên. Em có nhận xét gì cách đưa dẫn chứng, lí lẽ của tác giả?

e. Theo em, câu văn in đậm trong đoạn trích có tác dụng gì?

g. Có nhận xét : Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ : giản dị trong đời sống sinh hoạt hàng ngày và trong lời nói và bài viết.

Em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu làm sáng tỏ nhận định trên

1
27 tháng 2 2022

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng.

b. - Xuất xứ của tác phẩm: Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (tên bài do người biên soạn sách đặt) trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”.

- Hoàn cảnh sáng tác: Đây là bài diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970)

c. Câu chứa luận điểm của đoạn văn trên:  Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.

d. Dẫn chứng, lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm trong đoạn trích trên: Bữa cơm chỉ có vài ba món giản đơn... Cái nhà sàn Bác ở vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng.... Cách đưa dẫn chứng, lí lẽ cụ thể, rõ ràng thuyết phục người đọc.

e. (không có câu văn in đậm)

g. (Hs viết đoạn văn nghị luận. Chú ý các bước: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. Hình thức: khoảng 10 câu)

Cho đoạn trích: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết : bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.” Câu 1 : nêu nội dung đoạn trích đó Câu 2 : tìm trạng ngữ và nêu tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn văn sau: “ Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.” Câu 3: qua văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” em học được điều gì từ Bác

1
1 tháng 4 2022

Tham khảo

Câu 1: Giản dị là đức tính nổi bật của Bác giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác sự giản dị phù hợp vs đời sống tinh thần phong phú với tư tưởng và tình cảm cao đẹp

Câu 2: Trạng ngữ : Ở việc làm nhỏ đó

Tác dụng : bổ sung ý nghĩa rõ ràng cho câu văn đằng sau .

Câu 3: Văn bản ''Đức tính giản dị của Bác Hồ '' của tác giả Phạm Văn Đồng đã nói lên đức tính giản dị của Bác HồBác giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi ngừơi, trọng lời nói và bài viết. Quả đó, em thấy mình cần phải sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh sống, không ăn chơi đua đòi.