so sánh 2 bức tranh
1. Tà Tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
2. Bóng tà như rạng cơn buồn
Khách đã lên ngựa người còn ngó theo
Dưới cầu nước chảy trong veo
bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
k em di em tra loi cho
1.
Sáu câu thư cuối đoạn ghi lại cảnh chị em Kiều đi tảo mộ đang dần bước trở
về nhà. Mặt trời đã “ tà tà" gác núi. Ngày hội, ngày vui đã trôi qua nhanh:
“Tà tà, bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về”
Hội tan sao chẳng buồn ? Ngày tàn sao chẳng buồn ? Nhịp thơ chậm rãi. Nhịp sống như ngừng trôi. Tâm tình thì "thơ thẩn", cử chỉ thì "dan tay", nhịp chân thì "bước dần". Một cái nhìn man mác, bâng khuâng: "lần xem"... đối với mọi cảnh vật. Tất cả đều nhỏ bé. Khe suối chỉ là "ngọn tiểu khê". Phong cảnh "thanh thanh". Dòng nước thì "nao nao" uốn quanh. Dịp cầu thì "nho nhỏ" bắc ngang ở cuối ghềnh. Cả một không gian êm đềm, vắng lặng. Tâm tình của chị em Kiều như dịu lại trong bóng tà dương. Như đang đợi chờ một cái gì sẽ đến, sẽ nhìn thấy ? Cặp mắt cứ “lần xem" gần xa:
"Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh."
Các từ láy tượng hình: "thanh thanh", "nao nao", "nho nhỏ"& gợi lên sự nhạt nhòa của cảnh vật và sự rung động của tâm hồn giai nhân khi hội tan, ngày tàn. Nỗi niềm man mác bâng khuâng thấm sâu, lan tỏa trong tâm hồn của giai nhân đa tình, đa cảm.