K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 5 2021

 Công nghiệp ở Trung và Nam Mỹ có đặc điểm

A.chủ yếu phát triển công nghiệp khai khoáng.

B.phát triển mạnh công nghiệp chế biến.

C.phát triển mạnh ở vùng núi An-đet.

D.phát triển mạnh ở một số nước công nghiệp mới.

19 tháng 5 2021

Công nghiệp ở Trung và Nam Mỹ có đặc điểm

A.chủ yếu phát triển công nghiệp khai khoáng.

B.phát triển mạnh công nghiệp chế biến.

C.phát triển mạnh ở vùng núi An-đet.

D.phát triển mạnh ở một số nước công nghiệp mới.

19 tháng 6 2016

a) Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).

b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật

• Thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

– Đất đỏ ba dan và khí hậu cận xích đạo phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm:

Đất ba dan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển các nông trường và các vùng chuyên canh với quy mô lớn.
Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4 – 5 tháng). Mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để sấy khô sản phẩm.
 Tây Nguyên là cao nguyên xếp tầng do ảnh hưởng của độ cao khác nhau, bên cạnh các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) còn có thể trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè).
– Về kinh tế – xã hội:

 Thị trường (trong nước và ngoài nước) về sản phẩm cây công nghiệp đang được mở rộng.
 Hệ thống thủy lợi đang được đẩy mạnh phát triển. Giống cây công nghiệp lâu năm đang dần được thay đổi với chất lượng và năng suất cao.
 Người dân có kinh nghiệm.
 Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến.
Công nghiệp chế biến và mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư xây dựng.
• Khó khăn trong việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

 Mùa mưa đất đai dễ bị xói mòn, mùa khô thì thiếu nước.
 Điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học – kĩ thuật, thiếu vốn đầu tư. Mức sống của nhân dân còn thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nhất là mạng lưới giao thông vận tải, các cơ sở công nghiệp chế biến còn hạn chế.

------------------------

Lâm nghiệp là thế mạnh của Tây Nguyên vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên là 60% với nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến…. nhiều chim thú quý như voi, bò tót, gấu,… Tây Nguyên được ví là “kho vàng xanh” của nước ta.

Trong những năm gần đây nạn phá rừng gia tăng làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loài gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.

-Ý nghĩa về môi trường sinh thái : Việc khai thác kết hợp với bảo vệ rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm, còn có tác dụng điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.

– Ý nghĩa về kinh tế: Tây Nguyên có diện tích rừng và độ che phủ đứng đầu trong cả nước vì vậy việc khai thác đi đôi với bảo vệ rừng ở Tây Nguyên sẽ tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp giấy và cho xuất khẩu. Hơn nữa, nếu không biết bảo vệ rừng thì một ngày nào đó nguồn khai thác sẽ cạn kiệt

13 tháng 4 2017

1) Phân tích các thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

a) Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).

b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật
2) Tại sao ở vùng này cần kết hợp khai thác với bảo vệ vốn rừng?
– Rừng bị tàn phá, làm giảm nhanh độ che phủ, tác động tiêu cực đến tính đa dạng sinh học, môi trường…
– Việc khai thác rừng chưa hợp lí (xuất khẩu gỗ tròn, khôngngọn…).

Gợi ý đáp án môn Địa lý khối C do cô Nguyễn Thị Lành (Trung tâm LTĐH Vĩnh Viễn, TP.HCM) thực hiện

1.Phân tích các thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

Thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

– Đất đỏ ba dan và khí hậu cận xích đạo phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm:

  • Đất ba dan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển các nông trường và các vùng chuyên canh với quy mô lớn.
  • Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4 – 5 tháng). Mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để sấy khô sản phẩm.
  • Tây Nguyên là cao nguyên xếp tầng do ảnh hưởng của độ cao khác nhau, bên cạnh các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) còn có thể trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè).

– Về kinh tế – xã hội:

  • Thị trường (trong nước và ngoài nước) về sản phẩm cây công nghiệp đang được mở rộng.
  • Hệ thống thủy lợi đang được đẩy mạnh phát triển. Giống cây công nghiệp lâu năm đang dần được thay đổi với chất lượng và năng suất cao.
  • Người dân có kinh nghiệm.
  • Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến.
  • Công nghiệp chế biến và mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư xây dựng.

• Khó khăn trong việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

  • Mùa mưa đất đai dễ bị xói mòn, mùa khô thì thiếu nước.
  • Điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học – kĩ thuật, thiếu vốn đầu tư. Mức sống của nhân dân còn thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nhất là mạng lưới giao thông vận tải, các cơ sở công nghiệp chế biến còn hạn chế.

2.Tại sao vùng này cần kết hợp khai thác với bảo vệ vốn rừng ?

Lâm nghiệp là thế mạnh của Tây Nguyên vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên là 60% với nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến…. nhiều chim thú quý như voi, bò tót, gấu,… Tây Nguyên được ví là “kho vàng xanh” của nước ta.

Trong những năm gần đây nạn phá rừng gia tăng làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loài gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.

-Ý nghĩa về môi trường sinh thái : Việc khai thác kết hợp với bảo vệ rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm, còn có tác dụng điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.

– Ý nghĩa về kinh tế: Tây Nguyên có diện tích rừng và độ che phủ đứng đầu trong cả nước vì vậy việc khai thác đi đôi với bảo vệ rừng ở Tây Nguyên sẽ tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp giấy và cho xuất khẩu. Hơn nữa, nếu không biết bảo vệ rừng thì một ngày nào đó nguồn khai thác sẽ cạn kiệt .

16 tháng 2 2022

Tham khảo

 

+Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng (59,3% - năm 2002)

+Cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện lử, công nghệ cao

+Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hòa, Vũng Tàu

+Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm

b,trong sản xuất công nghiệp còn vùng còn gặp khó khăn gì

Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu

 

16 tháng 2 2022

Nhầm box rồi bạn :v

6 tháng 4 2016

* Thuận lợi:
- Có vị trí địa lí thuận lợi, trong vùng kinh tế trọng điểm
- Là đồng bằng rộng lớn thứ 2 cả nước.
- Địa hình bằng phẳng, đất phù sa, màu mỡ.
- Sông Hồng bồi đắp phù sa, mở rộng diện tích tạo nên vùng châu thổ rộng lớn, cung cấp nước cho sx Nông nghiệp và sinh hoạt.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính.
- Tài nguyên khoáng sản có: đá vôi, sét, cao lanh, than bùn, khí TN.
- Tài nguyên biển khá phong phú, có thể phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Tài nguyên du lịch đa dạng (...).

* Khó khăn:
- Chế độ nước sông Hồng thất thường (...).
- Thời tiết diễn biến thất thường...
- Đất đai thu hẹp, suy giảm.
- Môi trường đang bị suy thoái

29 tháng 12 2016

banhqua

31 tháng 10 2023

Nhân tố thị trường là một yếu tố quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động kinh tế và phát triển phân bố công nghiệp của một quốc gia. Dưới đây là một số đặc điểm của nhân tố thị trường và sự ảnh hưởng của nó đến sự phát triển phân bố công nghiệp ở Việt Nam:

1. Đặc điểm của nhân tố thị trường:

- Tự do kinh tế: Nhân tố thị trường đặc trưng bởi sự tự do và độc lập của các doanh nghiệp trong việc sản xuất, tiêu thụ và đầu tư.

- Cạnh tranh: Thị trường cạnh tranh khuyến khích sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho sự phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

- Quyền sở hữu tư nhân: Nhân tố thị trường thường ưu tiên quyền sở hữu tư nhân và khuyến khích sự đầu tư từ các cá nhân và tổ chức tư nhân.

2. Ảnh hưởng của nhân tố thị trường đến sự phát triển phân bố công nghiệp ở Việt Nam:

- Tạo điều kiện thu hút đầu tư: Nhân tố thị trường tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn đầu tư từ trong và ngoài nước, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp.

- Phân bố công nghiệp không đồng đều: Nhân tố thị trường có thể tạo ra sự tập trung công nghiệp ở các khu vực có lợi thế về nguồn tài nguyên, hạ tầng và lao động, dẫn đến sự không đồng đều trong phân bố công nghiệp ở Việt Nam.

- Phát triển các khu công nghiệp: Nhân tố thị trường khuyến khích việc thành lập và phát triển các khu công nghiệp, tạo ra cơ sở hạ tầng và điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhân tố thị trường cũng có thể gây ra một số vấn đề như sự tập trung quá mức, bất cân đối trong phân bố công nghiệp và khó khăn trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động. Do đó, chính phủ cần có chính sách và biện pháp điều chỉnh để đảm bảo sự cân bằng và bền vững trong phát triển phân bố công nghiệp.

25 tháng 12 2020

- Địa hình: thấp, khá bằng phẳng.

- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Đất:

+ Đất Feralit: ở vùng tiếp giáp với vùng TD và MNBB.

+ Đất lầy thụt: ở Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh.

+ Đất phù sa: hầu hết các tỉnh và chiếm diện tích lớn nhất.

+ Đất phèn, đất mặn: dọc theo vịnh Bắc Bộ.

+ Đất xám trên phù sa cổ: Vĩnh Phúc, Hà Tây cũ.

- Tài nguyên khoáng sản không nhiều, một số loại khoáng sản giá trị là:

+ Mỏ đá: Hải Phòng, Ninh Bình.

+ Sét, cao lanh: Hải Dương.

+ Than nâu: Hưng Yên.

+ Khí tự nhiên: Thái Bình.

- Vùng biển phía Đông và Đông Nam có tiềm năng rất lớn.

5 tháng 1 2022

Đang phát  triển

1 tháng 11 2016

*Nông nghiệp:

- Quyền sở hữu ruộng đất chủ yếu thuộc về làng xã, theo tập tục chia nhau cày, cấy, nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.

- Việc đào vét kênh mương, khai thẩn đất hoang được chú trọng nên nông nghiệp ổn định, bước đầu phát triển

- Nghề trồng dâu nuôi tằm cũng được khuyễn khích -> Năm 987, 989 được mùa

*Thủ công nghiệp:

- Xây dựng một số xưởng thủ công. Từ thời ĐInh đã có xưởng đúc tiền, chế tạo vũ kí, may mũ áo, xây dựng chùa chiền...

- Các nghề thủ công cổ truyền cũng phát triển như dệt lụa, làm gốm

*Thương nghiệp:

- Nhiều trung tâm buôn bán, chợ làng quê được hình thành, nhân dân 2 nước Việt - Tống thường xuyên qua lại, trao đổi hàng hóa.

1 tháng 11 2016

sao nhiều quá thế bạn

 

20 tháng 10 2021

A

20 tháng 10 2021

câu trả lời là D nhé

 

5 tháng 5 2016

1, Bắc Âu thuộc môi trường đới lạnh, địa hình băng hà cổ , có dạng Fio và nhiều hồ, đầm, ngoài ra còn có nhiều núi lửa và suối nước nóng 

2,

– Các vùng công nghiệp truyền thống đang gặp khó khăn, đòi hỏi phải thay đổi công nghệ … – Nhiều ngành công nghiệp hiện đại đang được phát triển trong các trung tâm công nghệ cao.

 công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác & tự động hoá, hàng không … nhờ liên kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu & các Trường Đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất & chất lượng được nâng cao, thay đổi phù hợp với thị trường 

3,Có chí tuyến Nam ( trở xuống phía Nam Bán Cầu là đới lạnh) chạy ngang qua lãnh thổ của lục địa Ô- xtrây –li –a , 1/3 diện tích lãnh thổ ở phía bắc đường chí tuyến Nam và phần còn lại kéo dài đến vĩ độ 390 nên đại bộ phận lãnh thổ lục địa nằm trong khu vực áp cao chí tuyến , khó gây mưa . Phía đông lục địa lại có dãy Trường Sơn đâm sát biển chạy dài từ bắc xuống Nam , chắn gió biển thổi vào lục địa , gây mưa sườn đông Trường Sơn , nhưng hiệu ứng phơn làm cho lượng mưa phía sườn chắn gió giảm dần theo chiều từ đông sang tây làm cho khí hậu của phần lớn lục địa là khô hạn . 
Nhớ là đang nói tới phần lớn lục địa Ô – xtrây – li – a , còn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” 

có thể nói ngắn gọn là: 
- Do ảnh hưởng của đường chí tuyến nam, khí hậu nóng và khô 
- Phía đông ven biển là hệ thống núi cao, ngăn ảnh hưởng của biển 
- Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Ô-xtrây-li-a chảy sát bờ 

4, 

 Phía tây do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương & gió Tây ôn đới nên khí hậu ấm & ẩm ướt hơn

Phía đông là sâu trong nội địa có dãy Xcănđinavi ngăn chặn ảnh hưởng của dòng biển nóng & gió Tây ôn đới nên mùa đông khí hậu rất lạnh

5,    

* Giống nhau : 
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến 
* Khác nhau : 
- Bắc mĩ : 
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo. 
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. 
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ. 
- Nam Mĩ : 
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin 
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam. 
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi 

6, Tan băng ở Nam Cực đó là do hiện tượng Trái Đất nóng lên và nó sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với con người: mức nước biển dâng cao sẽ khiến cho một số nơi sẽ bị chìm ngập và biến mất trên bản đồ thế giới (ở Thái Lan có một khu vực đã bị như vậy); một số loài động vật ở Nam Cực sẽ không còn nơi sinh sống như gấu trắng,...; gây ra những biến đổi về khí hậu như gió, bão tuyết, ảnh hưởng đến đời sống con người.