K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Bài 1: Lẽ sống 
(Thơ Đặng Hải)

Lẽ sống tình đời sống khắp nơi
Sống đời có ích tệ sống chơi
Ai làm trăm sự cho ta sống
Cớ sao tham sống chỉ hại đời

Lẽ sống tình đời sống khắp nơi
Sống đẹp xem ai quyết xây đời
Tự tránh xa hoa nơi đàng điếm
Trần thế không nên sống ham chơi

Vui sao sống đẹp mãi sáng ngời
Ghi dấu sáng danh nghĩa tình đời
Nhân văn ghi chép thiên niên kỷ
Nghĩa tình cao cả với con người.


Bài 2: Thơ Đạo Phật

Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai
Sống chan hòa với những người chung sống...

Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống hiên ngang danh lợi xem thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.



Bài 3: Thơ Tự Sự

(Nguyễn Quang Vũ)

Dù đục dù trong, con sông vẫn chảy
Dù cao dù thấp, cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Vẫn phải sống từ những điều rất nhỏ

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm
Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy

Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Không chỉ dành cho một riêng ai!



Bài 4: Thơ Sống - Chết
(Đặng Văn Bá làm nhân cái chết Tây Hồ Phan Châu Trinh)


SỐNG

Sống dại mà chi sống chật đời!
Sống xem Âu Mỹ hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến,
Sống chịu ngu si để bạn cười!

Sống tưởng công danh không tưởng nước,
Sống lo phú quí chẳng lo đời.
Sống mà như thế đừng nên sống,
Sống dại sinh chi đứng chật đời.


CHẾT

Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.

Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.


Bài 5: Thơ Nguyễn An Ninh

SỐNG

Sống mà vô dụng, sống làm chi
Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
Sống trái đạo người, người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước càng khi.

Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
Sống sao nên phải, cho nên sống
Sống để muôn đời, sử tạc ghi.


CHẾT

Chết sao danh tiếng vẫn còn hoài
Chết đáng là người đủ mắt tai
Chết được dựng hình tên chẳng mục
Chết đưa vào sử chứ không phai

Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
Chết đây, chỉ chết cái hình hài
Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
Chết cho hậu thế, đẹp tương lai.

Bài 6. Sống với Chết

(Trần Nhuận Minh)

Sống ao ước muốn mong mọi thứ
Chết một đồng một chữ không theo
Thế gian cái sướng, cái nghèo
Cái danh, cái lợi là điều mộng mơ

Sống được những phút giây thoải mái
Kiếp con người được lãi thế thôi
Bao nhiêu những phút vui cười
Ấy là phần thưởng mà trời ban cho

Sống với những buồn lo ngày tháng
Sống nhọc nhằn với sáng hôm mai
Nhịn ăn, nhịn mặc, nhịn chơi
Thật là cuộc sống phí hoài biết bao

Cái chết kia, ai nào đã thoát
Số mệnh, trời định đoạt, ai hay
Được vui, hãy biết hôm nay
Vì đời những cái rủi, may bất thường

Phúc với họa, đôi đường ai biết
Tạo điều vui, tiêu diệt ngàn sầu
Chẳng nên mong quá sang giàu
Tháng ngày mải miết đâm đầu đổ đuôi

Cho mệt xác để rồi cũng chết
Lãi trên đời là biết sống vui
Nghèo mà lòng dạ thảnh thơi
Còn hơn giàu có suốt đời lo toan

Chỉ tại bởi lòng tham ra cả
Thành cuộc đời vất vả quanh năm
Óc đầu suy nghĩ chăm chăm
Đôi tay chỉ muốn quắp năm, vơ mười

Sao không nghĩ kiếp người là mấy
Gương thế gian trông thấy rõ ràng
Sống thời tích trữ bạc, vàng
Sống thời tay trắng không mang được gì
Còn được sống, tiêu đi là lãi
Chết thiệt thòi, vừa dại, vừa ngu
Bản thân chỉ biết có thu
Chi ra lại sợ không bù được ngay

Thành cuộc sống tháng ngày đầy đọa
Miệng có thèm cũng chẳng dám ăn
Lòng còn đo đắn băn khoăn
Những cân nhắc chán lại dằn xuống thôi

Sao chả biết con người là quý
Sống coi tiền như vị thần linh
Để tiền sai khiến được mình
Thật là hèn hạ đáng khinh, đáng cười

Trong vạn vật con người là quý
Của làm ra còn mất như chơi
Chỉ duy có một con người
Tan ra là hết muôn đời còn đâu?

Bài 7: Dòng đời 
(Thơ Đinh Văn Nhã)

Dòng đời lúc nổi lúc chìm
Lúc phiêu dạt, lúc có mình không ta
Lúc đời ngoạn mục thăng hoa
Lúc cay, lúc đắng, lúc xa, lúc gần
Lúc thắng, lúc bại, khổ thân!
Lại có lúc sang đúng chiều chiều sai
Ngày mai lại đúng

Có lúc nằm mơ mong thoát kiếp dại khờ
Lại có lúc không biết sống đến mai
Mà dành củ khoai đến mốt
Khi vinh, khi nhục nên phải biết sống căn cơ
Như âm dương nghịch cảnh đợi chờ

Cho nên muốn trọn kiếp người
Phải tu thân tích đức, phải nuôi chí bền
Khổ công rèn luyện mới nên
Dòng đời hết đục trong liền mênh mông.
Trôi vào bất tận biển Đông
Dòng đời sáng mãi trong ngần vinh quang!

Bài 8: Thành Công

(Ralph Waldo Emerson, 1803-1882)

Bạn ơi! biết cười luôn, biết yêu nhiều
Được người đời kính trọng
Được con trẻ yêu mến
Được phê bình là ” tạm được”
Chịu đựng được cái đau bị bạn bè phản bội

Biết thưởng thức cái đẹp
Biết tìm ra cái tốt nhất nơi người khác;
Biết cống hiến hết mình
Để lại cho đời một cái gì tốt hơn
Ví như nuôi con cái nên người
Hoặc vun xới một mảnh vườn tốt tươi
Hoặc xã hội được cái thiện;
Đã chơi say mê và cười thoải mái
Và ca hát vang lừng

Biết đã giúp một cuộc đời được dễ thở hơn
Vì mình đã làm đã sống…
Bạn ơi, như vậy là đã thành công!
(TS. Phùng Liên Đoàn dịch)

Bài 9: Tự Nguyện 
(Thơ Trương Quốc Khánh)

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Là người, tôi sẽ chết cho quê hương

Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ nam ra ngoài bắc báo tin nối liền
Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm
Cùng muôn trái tim ngất ngây hoà bình

Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời
Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời
Là người, xin một lần khi nằm xuống
Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ

(2013)

.

Bài 10: Tuổi hai mươi: làm gì đây?
(Tạ Quang Bửu)

Hai mươi năm nay, cơm ta ăn ta không đi cày,

Đường hầm và cầu ta không đắp không xây,

Hai mươi năm nay ta nhắm mắt ta đi theo thầy,

Chữ nghĩa dùi mài, đói kẻ khác, ta mâm đầy!

Khoan! Khoan dô khoan! Khoan dô khoan! Khoan dôôô... Khoan!

Non sông ai đắp, ai giữ gìn mới có ngày nay?

Nay ta hai mươi ta vác cuốc ta xin đi cày

Lam lũ bùn lầy với đất nước với dân này!

Tìm đường sống! Tìm đường sống! Tìm đường sống...!

Trời vừa sáng, tuổi hai mươi, đất vẫn tươi! Máu anh hùng...!

Tìm đường sống...! Tìm đường sống...!
(2013)

.

Bài 11: Một lời cảm ơn
(Sưu tầm)

Là con người cần có một tấm lòng
Để trải rộng trao cuộc đời trước mặt
Để ý chí luôn lớn hơn vật chất
Để chúng ta sống chân thật bên nhau

Nếu chẳng may ai hoạn nạn nơi đâu
Đừng nghĩ rằng tiền sẽ mua được hết
Đừng mặc cả bán cuộc đời, cái chết
Hãy nhớ: đồng tiền bạc trắng hơn vôi

Vật chất nào đổi được tấm lòng người
Giữa đời thường bon chen và gấp vội
Cầm bát cháo, khắc lời ông cha nói
Bước lên bờ lưu luyến bến đò xưa

Được ai giúp xin đừng quên gửi thưa
Một lời đáp là ngàn vàng cao giá
Cùng ánh mắt sẽ thay cho tất cả
Trước một tấm lòng ta hãy nhớ: Cảm ơn!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Một số bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu:

+ Bài thơ “Biển” – Xuân Diệu

… Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi

Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt…

 

+ Bài thơ Biển nhớ - Minh Lý

Em một mình trên biển
Khung trời của riêng anh
Tình em như con sóng
Cuồn cuộn mỗi chiều hè.

 

Em muốn gửi cho anh
Tình muôn đời thắm mãi
Như bến bờ hoang dại
Yêu mãi biển trong xanh.

 

Em chờ anh về nhé
Biển mãi gọi tên anh
Gió buồn ru khe khẽ
Lời riêng em ngọt lành.

 

Về biển khơi anh nhé
Tình nồng bên biển xanh
Con sóng hiền vỗ mãi
Em vẫn hoài chờ anh.

 

- Qua các bài thơ nói mượn hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu, ta càng thấy rõ nét được những sáng tạo đặc sắc của Nhà thơ Xuân Quỳnh khi viết bài thơ Sóng: âm điệu tự nó tạo thành một hình tượng sóng, phù hợp với nhịp điệu tâm trạng của người con gái đang yêu; hồn thơ của Xuân Quỳnh luôn tự bộc lộ những khát vọng, những say đắm rạo rực, những suy tư day dứt, trăn trở của lòng mình trong tình yêu.

12 tháng 2 2019

Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ trong Tiểu đội xe không kính được thể hiện qua các từ ngữ: "họp thành", "gặp", "bắt tay" và trong các câu trong khổ thơ sau:

"Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi".

b) qua tiêu đề bài thơ,hãy cho biết cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì đặc biệt.c) hai câu thơ đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối,tự đối ).hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối trong việc thể hiện những đổi thay của cuộc sống và những điều ko thay đổi trong tâm hồn tác giả.d)giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm...
Đọc tiếp

b) qua tiêu đề bài thơ,hãy cho biết cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì đặc biệt.

c) hai câu thơ đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối,tự đối ).hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối trong việc thể hiện những đổi thay của cuộc sống và những điều ko thay đổi trong tâm hồn tác giả.

d)giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm gì khác biệt?tác giả có cảm xúc và tâm trạng gì trước sự xuất hiện của các em nhi đồng với tiếng cười câu hỏi hồn nhiên ,ngây thơ của các em

e) bài thơ cho ta hiểu gì về tình cảm của nhà thơ ,cũng là tình cảm của những người sau bao năm đi xa lần đầu tiên trở về quê hương ?

g)tình cảm ,cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua những nét nghệ thuật đặc sắc nào?

3
29 tháng 10 2016

bài j bạn????????????????????????????

30 tháng 10 2016

v cj potay vj k còn sách

21 tháng 10 2016

Bài j ?

22 tháng 10 2016

Bài gì bạn???????

11 tháng 2 2022

tham khảo

 

Với bài thơ Ngắm trăng, Hồ Chí Minh đã thể hiện tình yêu say đắm với ánh trăng trong đêm vắng dù Người đang trong hoàn cảnh lao tù tăm tối, cực khổ Từ bao đời nay, trăng đến với nhà thơ như một người bạn tâm giao, cùng sẻ chia bao nỗi niềm khó nói của thi nhân. Bài thơ mở ra với không gian chật hẹp, tù túng là nhà tù – nơi giam cầm những chiến sĩ cách mạng yêu nước.

Bằng biện pháp liệt kê, Người đã khắc họa cuộc sống thiếu thốn nơi đây: không rượu, không hoa. Hoa là biểu tượng của cái đẹp, rượu là chất men say ru hồn ta trong đêm khuya yên tĩnh. Thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn.

Nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng đêm nay cũng đã là một điều quý giá. Câu thơ cho thấy tinh thần lạc quan, dù đang đối mặt với hiểm nguy nhưng tâm hồn Bác vẫn say sưa với cái đẹp, hướng thân thể ra ngoài lao với ánh trắng tự do trên bầu trời cao rộng. Vượt lên sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng một phong thái ung dung đón nhận và sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Trăng và Người ở tư thế đối diện: người ngắm trăng, trăng “nhòm” khe cửa, tuy hai mà một. Ánh trăng phải “nhòm” qua song sắt chật hẹp để ngắm được rõ nét hơn khuôn mặt thi sĩ, để đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh khó khăn hiện tại của người chiến sĩ. Người đã vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên. Trăng không còn là vật vô trí mà như hóa thân, có tâm hồn và tình yêu như con người.

Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu, lòng say đắm thiên nhiên mà còn thể hiện một tinh thần “thép” trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ. Như vậy, song sắt và xiềng xích nhà tù chỉ có thể giam cầm thân thể chứ không thể ngăn cấm được tâm hồn và lí tưởng cộng sản bừng cháy trong con người ấy.

9 tháng 10 2016

1) Bài thơ Bạn đến chơi nhà là bài thơ hay viết về tình bạn, một tình bạn thắm thiết keo sơn. Một tâm hồn thanh bạch cao quý của hai con người hòa là một, một cách sống thanh cao trọng tình trọng nghĩa. Tình bạn của họ thật cảm động.
2) - Số câu : 8 câu (bát cú)

- Số chữ : 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)

- Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1- 2- 4- 6- 8 : nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).

- Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

3) 

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Mới nghe ta như thấy rằng nhà thơ như tỏ ý lấy làm tiếc về việc bạn mới đến thăm mà chẳng có gì để tiếp bạn. Đây chính là cách nói cường điệu hoá, thi vị hoá cuộc sống vật chất trong gia đình Nguyễn Khuyến. Nói như vậy là đang đùa với bạn, trong lời nói ấy mang nụ cười ý vị vừa tỏ thái độ “mong chờ” những dịp bạn đến thăm như thế này. Hay chính trong lời phân trần ấy bộc lộ sự bất ngờ thăm hỏi của bạn. Hoàn cảnh sống của tác giả nơi miền quê kiểng rất đạm bạc, thanh bạch, giản dị gắn bó với làng xóm quê hương.

4) -Không có ai để nấu nướng,giúp đỡ,
-Chợ xa mà khách còn đợi,không thể bỏ đi,không mua được rau quả gì để tiếp đón.
-Ao nhà thì sâu,không thể câu,mò hay dùng các cách chài lưới mà bắt cá được.
-Gà thì có nhưng rào rộng,không sao đuổi bắt nổi 
-Rau cải còn chưa ra cây để mà xào nấu cho khách.
-Cà thì vừa ra hoa,chưa đơm quả.
-Bầu,mướp cũng có mà lại chưa ăn được.
-Miếng trầu nhai cho vui câu chuyện cũng chẳng có nổi 1 miếng.
=>Tuy nhà có thịt,có rau nhưng đều không thể mang ra mời khách.Thực sự là muốn cũng không được .
Qua đây muốn ca ngợi tình bạn chân thành,thắm thiết, không bị cuồn theo vẻ vật chất bề ngoài.

6) Câu thứ 8 và cụm từ "ta với ta" nhấn mạnh tình cảm tri ân không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.

20 tháng 10 2016

bài này khá hay nên có thể giúp bạn tham khảo

Soạn bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến lớp 7
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả.
 –    Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học trung đại Việt Nam.
–    Thuở nhỏ thông minh lớn lên học rộng hiểu nhiều nên đã thi đỗ tiến sĩ.
–    Ban đầu thì Nguyễn Khuyến cũng thi hỏng nhưng lần sau ông thi đỗ cả ba kì thi Hương Hội Đình nên người đời gọi ông là tam Nguyên yên đổ.
–    Tuy nhiên khi ấy thực dân Pháp sang xâm lược nước ta cùng với những phong trài Tây hóa, ông chán ghét quan trường nên cáo quan về quê ở ẩn.
–    Các sáng tác của Nguyễn Khuyến chia làm hai mảng chính:
•    Mảng thơ trữ tình: chùm thơ thu và những bài thơ về nông thôn, nông dân.
•    Mảng thơ trào phúng: tiến sĩ giấy… 2.    Tác phẩm.–    Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Khuyến cáo quan về quê sống với ruộng vườn dân dã, đến một hôm có người bạn tri kỉ đến chơi nhà nhưng không có gì thiết đãi bạn nhà thơ làm bài thơ này tự cười chính bản thân mình.
–    Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật.

II.    Phân tích.
1.    Hai câu thơ đầu: giới thiệu hoàn cảnh bạn đến chơi với nhà.

–    “đã bấy lâu nay” -> một khoảng thời gian đã lâu hai người không gặp nhau.
–    Người bạn tri kỉ bấy lâu nay chưa gặp nay bỗng đến thăm nhau trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Tuy nhiên nhà thơ cảm thấy vui khi mà người ta còn nhớ đến mình và đến thăm mình.
–    Nhưng trái ngược với tình cảm đáng quý ấy là sự tiếp đón của nhà thơ.
–    Hoàn cảnh gặp phải là những người trẻ trong gia đình ông đi vắng, đi chợ ở xa.
->    Hai câu thơ giới thiệu hoàn cảnh những người bạn đến thăm nhau, quý mến nhau nhưng thực tại khó khăn thì lại quá đáng buồn. Chẳng mấy khi có thời gian đến thăm nhau mà không có ai ở nhà để tiếp đãi.

2.    Năm câu thơ tiếp: hoàn cảnh khi bạn đến chơi nhà.

–    Tác giả nêu lên những cái có trong nhà nhưng lại có những cái khó khăn trong đó:
–    Cái có: ao, vườn, cá, gà, cải, cà, mướp, bầu.
–    Cái khó khăn: ao thì sâu không thể bắt cá, vườn rộng khó đuổi gà, những loại rau củ đều đang ở mức tiềm năng đang ra hoa chưa có quả để ăn
->    Bằng việc liệt kê những thứ có mà lại khó làm như thế tác giả muốn thể hiện sự khó khăn và sự thiếu thốn trong việc tiếp đãi người bạn thân yêu của mình. Nói như thế nhưng dường như ta cảm nhận được rằng không phải vườn rộng cũng chẳng phải ao sâu mà có thể không có những thứ ấy để tiếp đãi bạn của mình.
–    Ngay cả miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có.
->    Sự thiếu thốn trong việc tiếp đãi bạn bè, vật chất không có.3.    Câu thơ cuối:–    Bác đến chơi chỉ có ta với ta.
–    Từ ta được nhắc lại hai lần, ta thứ nhất là nhà thơ, ta thứ hai là bạn của nhà thơ.
–    Xua tan những cái vật chất kia bạn bè đến với nhau chỉ có tình cảm làm trò chuyện.III.    Tổng kết.–    Bài thơ thể hiện cuộc sống dân dã của nhà thơ khi cáo quan về quê, sống bình dị yên lành không có mâm cao cỗ đầy để tiếp bạn chỉ có tình cảm thắm thiết chân thành để đáp lại tình cảm bạn đến chơi nhà mà thôi. Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nói quá, phóng đại… để nhấn mạnh vào sự dân dã nơi làng quê, Vật chất bị gạt đi thay vào đó là tình cảm tình bằng hữu thăng hoa.
11 tháng 10 2016

1) - Ca ngợi tình bạn đậm đà, trong sáng, chân thành thắm thiết, dân dã mà cảm động.

- Thể hiện quan niệm về tình bạn đẹp: Tình bạn trong sáng, chân thành không dựa trên vật chất tầm thường

2)Bố cục:3phần

-Câu 1:Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà

-Sáu câu tiếp theo:Cảm xúc về gia đình

-Cau 8:Cảm xúc về tình bạn

3)''Ao sâu..đương hoa''

4)Cố tình tạo dựng lên 1 t/huống đặc biệt éo le là cách nói hài hước, phóng đại cái nghèo cái thiếu thốn, thể hiện sự hóm hỉnh hài hước, yêu đời của một nhà nho thanh bạch. => T/g là một người trọng tình nghĩa hơn vật chất, tin tưởng ở sự cao cả của tình bạn trong sáng. 

5)''Đã bấy lâu nay,bác đến chơi nhà

Trẻ thời đi vắng,chợ thời xa

Đầu trò tiếp khách,trầu ko có

Bác dến chơi đây,ta vs ta''

6). « Bác đến chơi đây, ta với ta » .

ta ( 1) : chủ nhà- nhà thơ.

Ta ( 2) : Khách – bạn

QHT « với » liên kết 2 đại từ ta : chủ và khách không còn khoảng cách, chỉ còn ta với ta, tuy 2 mà 1 , gắn bó, hòa hợp vui vẻ trọn vẹn.

Đúc kết , quyết định giá trị toàn bài thơ. Bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn. Như 1 tiếng cười xòa vui vẻ, hồn hậu, khẳng định một T/B đậm đà thân thiết trọn vẹn mà trong sáng vượt lên trên mọi vật chất tầm thường. giống nhau : đều là h/a kết thúc bài thơ, thể hiện tâm trạng của tác giả., đều gợi mở trong lòng người đọc. 

 

11 tháng 10 2016

Bằng những kiến thức đã biết về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, hãy nhận diện bài thơ về số câu, số chữ, về cách hiệp vần vầ về luật đối.

Cụm từ ta với ta trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là chỉ một mình tác giả với mảnh tình riêng, trong khi đó, ở bài thơ của Nguyễn Khuyến cụm từ này dùng để chỉ nhà thơ với bạn mình.

 

a) Bài thơ (bản phiên âm) viết theo thể thơ nào ? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó b) Qua tiêu đề bài thơ , hãy cho bik cách thể hiện tình quê hương của bài thơ có gì đặc biệt c) Hai câu thơp đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối , tự đối) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối đó trong việc thể hiện những thay đổi của cuộc sống và những điều không thay...
Đọc tiếp

a) Bài thơ (bản phiên âm) viết theo thể thơ nào ? Hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó 

b) Qua tiêu đề bài thơ , hãy cho bik cách thể hiện tình quê hương của bài thơ có gì đặc biệt 

c) Hai câu thơp đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối , tự đối) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối đó trong việc thể hiện những thay đổi của cuộc sống và những điều không thay đổi trong tâm hồn tác giả 

d) Giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm gì khác biệt ?

Tác giả có cảm xúc và tâm trạng gì trước sự  xuất hiện của các em nhi đồng vs tiếng cười , câu hỏi hồn nhiên , ngây thơ của các em ?

e) Bài thơ cho ta hiểu gì về tình cảm của nhà thơ , cũng là tình cảm của những người sau bao năm đi xa lần đầu tiên trở về quê ?

g) Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ đc thể hiện qua những nét nghệ thuật đặc sắc nào ?

BÀI NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ 

5
19 tháng 10 2016

a) Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, phân nửa của thất ngôn bát cú.

b) Ngày xưa, nỗi nhớ quê hương thường thể hiện qua nỗi sầu của người xa xứ. Song qua tiêu đề, có thể nhận thấy, bài thơ này đã thể hiện tình yêu quê hương một cách hoàn toàn khác: tình quê lại thể hiện ngay khi mới đặt chân về đến quê nhà, ngay khi tưởng là được hạnh phúc và vui mừng nhất.

c)

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ; lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu và lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải và tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.Hình thức tiểu đối trong hai câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nóihương âm vô cải là đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương).d ) - Giọng điệu của câu đầu (khi nói về những thay đổi của thời gian và của con người) tuy có vẻ khách quan nhưng đã hàm chứa cái phảng phất buồn. - Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về sự xuất hiện của đám trẻ nhỏ. Đám trẻ nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một sự ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đó là một hiện thực, một hiện thực quá trớ trêu. Tác giả chấp nhận điều đó và không khỏi không xót xa. Xa quê lâu quá nay trở về trở thành kẻ lạ lẫm trên chính miền quê mà không lúc nào nguôi thương nhớ. Giọng thơ ở hai câu này tuy có chút hóm hỉnh song không giấu nổi nỗi buồn sâu kín bên trong. Cũng nhờ thế mà người đọc càng nhận ra cái tình đối với quê hương thật tha thiết và sâu nặng của nhà thơ.e)Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ. 
3 tháng 11 2016

Soạn bài ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương (Hồi hương ngẫu thư) I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. - Lí do để bài thơ ra đời là một nghịch lí ngậm ngùi bị gọi là khách ngay trên chính quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về. - Khác với Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch ở xa quê nhớ quê nên mới viết về quê. Câu 2. - Nhận xét: + Phép đối này được thực hiện trong cùng một câu (tiếu đối). + Đối nhưng không cân về chữ, vì đây là thơ thất ngôn. + Nhưng chỉnh đối về mặt từ loại, cú pháp, ý và lời. - Tác dụng của phép đối. Thiếu tiểu li gia > < lão đại hồi Rời nhà lúc trẻ < - > già mới về Thiểu tiểu đối với lão; li gia đối với đại hồi. Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về = > thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình, “Cáo chết quay đầu về núi – Chim mỏi bay về rừng cũ”. Hương âm vô cả > < mấn mao tổi Giọng quê không đổi < - > tóc mai đội Sự đối lập giữa cái thay đổi: tóc mai rụng đi do tuổi già và cái không thay đổi: giọng nói của quê hương vẫn còn nguyên sau cả nửa thế kỉ = > hồn quê hương, tình quê hương sống mãi trong lòng thi nhân. Câu 3. Hướng dẫn. Phương thức biểu đạt Tự sự Miêu tả Biểu cảm Biểu cảm qua tự sự Biểu cảm qua miêu tả Câu 1 X X X Câu 2 X X Câu 1: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua tự sự. Câu 2: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua miêu tả. Câu 4. Sự khác nhau về giọng điệu biểu đạt ở hai câu trên và hai câu dưới: - Hai câu trên: “Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu” Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về. - Hai câu dưới: “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài: + Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ. + Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà. + Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót. + Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn. II. Luyện tập. So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San. - Giống nhau: + Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát. + Sát với bản dịch nghĩa. - Khác nhau: + Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiếu: tiếng cười của trẻ con. + Bản dịch của Trần Trọng San âm điệu câu cuối không được mềm mại, hơi bị hụt hẫng.

Nguon : http://hoctotnguvan.net/soan-bai-ngau-nhien-viet-nhan-buoi-moi-ve-que-23-1246.html