Hãy xâu chuổi các truyền thuyết thời vua Hùng lại thành một bài văn.
Bạn nào trả lời đc mik tick cho, mk đang gấp lắm !!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo ạ:
Hùng Vương ngày xưa có 4 câu chuyện đáng nhớ nhất. Đó là những câu chuyện về sự tích con người, anh hùng đánh giặc cứu nước, sự tích bành chưng bánh giầy, cuộc đánh nhau giữa 2 vị thần. Sau đây là bài kể ngắn gọn của mình:
1. Con Rồng Cháu Tiên:LLQ và ÂC kết duyên thành vợ chồng, sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm con, chia con cai quản các phương, lập nước là Văn Lang, bắt đầu thời Vua Hùng. Về sau, người VN tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý của mình.
2. Thánh Gióng: đến đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng gióng ra đời, lớn lên kì lạ. Khi nghe có người rao tìm người tài đi đánh giặc, cậu biết nói biết cười. Nhân dân nuôi cậu khôn lớn cho tới khi sứ giả đem vũ khí tới, cậu vươn vai thành tráng sĩ quất ngựa phi thẳng đến nơi có giặc. Sau khi đánh tan lũ giặc Gióng cùng ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn lập đền thờ và phong cho Gióng là Phù Đổng Tiên Vương.
3. Bánh Chưng Bánh Giầy: sang đời vua Hùng thứ 7, vua chọn người nối ngôi.Lang Liêu được thần báo mộng và dạy cho cách làm bánh. Sau khi suy nghĩ, chàng đã làm ra 2 loại bánh. Đó là bánh chưng, bánh giầy và chàng được truyền ngôi. Từ đấy, người Việt Nam ta đã làm Bánh chưng Bánh giầy vào ngày tết.
4. Sơn Tinh Thủy Tinh: tới thời Hùng Vương thứ 18, Sơn Tinh, Thủy Tinh đều muốn lấy Mị Nương làm vợ. Trận đánh của họ rất ác liệt. Cuối cùng Sơn Tinh thắng trận. Thủy Tinh hàng năm dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại. Do đó tạo nên cảnh lũ lụt hàng năm xảy ra ở nước ta.
+ Các sự việc chính cần kể được ở mỗi truyện:
1. LLQ và Âu Cơ kết duyên vợ chồng đẻ ra bọc trăm trứng, nở trăm con, chia con cai quản địa phương, lập ra nước Văn Lang bắt đầu các thời Vua Hùng. Người Việt Nam tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý “Con Rồng cháu Tiên”.
2. Đến thời Vua Hùng thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng Gióng ra đời, lớn lên kì lạ… vươn vai thành tráng sĩ… đánh tan giặc rồi bay về trời… Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương… đó là Thánh Gióng- người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong mơ ước của nhân dân.
3. Sang đời Hùng Vương thứ 7, vua chọn người con nối ngôi. Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy… Được truyền ngôi. Chàng là người anh hùng sáng tạo văn hóa- phong tục tập quán tốt đẹp ấy còn được gìn giữ và lưu truyền đến muôn đời.
4. Tới thời Hùng vương thứ 18, sơn tinh ,thủy tinh đều muốn lấy Mị nương làm vợ. Trận giao tranh của học rất ác liệt. cuối cùng Sơn Tinh chiến thắng
Thủy Tinh hằng năm dâng nước đánh ghen nhưng đều thất bại. Sơn Tinh là hình ảnh người anh hùng trị thủy và ước mơ chế ngự thiên nhiên của người xưa
mk làm lại cho bn dễ nhìn nhé ^v^
bài 1 :
Khiên tốn:
C1: có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ.
C2: Trái nghĩa với kiêu, kiêu căng, kiêu ngạo
Hân hoan:
C1: vui mừng, biểu lộ rõ trên nét mặt, cử chỉ
C2: đồng nghĩa: hoan hỉ
Chào đón
C1: (Trang trọng) hân hoan đón mừng
C2: đồng nghĩa: đón chào
Quy tắc:
C1: những điều quy định đòi hỏi phải tuân theo trong một hoạt động chung nào đó (nói tổng quát)
C2: đồng nghĩa: luật lệ
Chia sẻ
C1: cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu
C2: đồng nghĩa: chia sớt, san sẻ
bài 2 :
bài 3:
Vào đời Hùng Vương đời thứ mười tám, có một người con gái gọi là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính tình lại hiền dịu nên ta rất mực yêu thương, chiều chuộng. Khi Mị Nương đã đến tuổi cập kê, vua cha muốn kén cho con một chàng rể thật xứng đáng. Vì vậy, đã cho người đi loan báo khắp nơi, mong tìm được chàng rể ưng ý.
Chẳng bao lâu sau đã có hai chàng trai đến cầu hôn. Ai cũng mang cốt cách phi phàm, không giống người thường. Trong bụng Hùng Vương đã có phần ưng ý lắm. Một ngưòi tự xưng là Sơn Tinh, tướng mạo khôi ngô, dáng vẻ hùng dũng và oai phong. Sơn Tinh mặc áo bằng da hổ trắng, vai mang cung tên, tay cầm rìu lớn, giọng nói oang oang. Người này tài phép cao cường: vẫy tay về phía đông, phía đông lập tức nổi lên nhiều cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Ta và triều thần ai nấy đều khâm phục hết sức. Người thứ hai cũng hùng dũng không kém. Người đó tự xưng là Thủy Tinh, sống ở miền nước thẳm. Sơn Tinh có thân hình to lớn, tóc xanh, xoăn tít. Vị chúa vùng nước thẳm khoác trên mình bộ giáp bằng vảy cá, sáng lóng lánh dưới ánh mặt trời. Tay cầm một thanh mâu lớn, cao hơn trượng. Khi thanh mâu vừa đuợc vung lên thì ờ đâu kéo đến một luồng gió mạnh kèm theo mây đen và chỉ một lát sau, mưa trút xuống ào ào, khiến tất thảy đều kinh sợ. Cả hai người đều tài giỏi, đều xứng đáng làm rể ngài. Nhưng Hùng Vương chỉ có một người con gài, biết nhận lời ai, từ chối ai. Suy nghĩ đắn đo mãi không được, ngài bèn triệu các Lạc hầu, Lạc tướng vào bàn bạc. Sau khi bàn bạc xong xuôi, ngài phán như sau:
- Cả hai Ngài đều vừa ý ta. Song ta chi có một người con gái, biết gả cho ai bây giờ? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến truớc, ta sẽ gả con gái cho người đó.
Sơn Tinh và Thủy Tinh đều đồng ý với quyết định của ta. Hai chàng còn hỏi ta lễ vật gồm những gì. Suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng vì có phần ưng Sơn Tinh hơn nên lễ vật ta đưa ra gồm toàn những thứ có thể dễ dàng tìm thấy ở trên cạn: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.”
Quả thực, trời không phụ lòng người. Sáng tinh mơ hôm sau, khi Hùng Vương còn đang yên giấc, Sơn Tinh đã đem lễ vật đến trước điện. Lễ vật đã đầy đũ, ta cho phép Sơn Tinh rước Mị Nương về núi. Đoàn rước dâu vừa đi được một đoạn thì Thuỷ Tinh đem lễ vật đến. Nghe tin Hùng Vương đã gả Mị Nương cho Sơn Tinh, Thủy Tinh điên cuồng giận dữ, đem quân đuổi theo.
Đức vua không thể khuyên giải được nên cho người phi ngựa hỏa tốc báo tin cho Sơn Tinh. Nghe tin, Sơn Tinh không hề nao núng mà còn động viên để Hùng Vương yên tâm. Nhưng lòng đức vua như có lửa đốt khi nghĩ lại ánh mắt đỏ ngầu, tiếng thét man rợ của Thuỷ Tinh lúc nghe tin mình đến trễ, không cưới được vợ. Cùng lúc đó, từ phía cung điện, đức vua lại nhìn thấy những vầng mây đen cùng những cơn cuồng phong đang ùn ùn kéo tới chỉ chờ đợi nhấn chìm thành Phong Châu của ngài trong biển nước. Một dự cảm không lành ngập tràn trong lòng ta. Quả thật, điều ta lo sợ đã xảy ra. Thuỷ Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước làm ngập nhà cửa, làng mạc. Thành Phong Châu dần dần ngập chìm trong nước. Hùng Vương và triều thần tìm mọi cách đưa người dân lên núi cao lánh nạn mà trong lòng vần không nguôi lo lắng cho vợ chồng Mị Nương. May thay, trước những đòn tấn công dữ dội của Thủy Tinh, Sơn Tinh cũng không hề thua kém, một tay bốc từng quả đồi, một tay dời từng dãy núi, ngăn chặn dòng nước dữ. Binh tôm, tướng cá của Thuỷ Tinh kéo đến đâu đều bị mãnh hổ và voi trắng hạ gục đến đấy. Nước dâng cao lên bao nhiêu thi đồi núi cao lên bấy nhiêu. Trận đánh càng ngày càng gay go ác liệt. Cuối cùng, Thủy Tinh đuối sức, đành rút quân về trong nhục nhã ê chề.
Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh. Vào những ngày ấy, Hùng Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng góp sức cùng Sơn Tinh, mong chàng giành thắng lợi, mang lại bình yên cho muôn dân. Quả là như vậy, năm nào Sơn Tinh cũng giành thắng lợi, Thuỷ Tinh đánh mãi, mỏi mệt lại rút quân về. Nhưng sau bao lần thất bại mà Thuỷ Tinh vẫn không thôi ý chí báo thù, đúng như câu ca dao:
“Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen”
câu 2 nè: Vì truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là loài truyện nhân gian kể về thời Vua Hùng thứ mười tám.
- Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo (như Sơn Tinh có thể dời núi , bốc đồi , Thuỷ Tinh có thể hô mưa , gọi gió...) .Truyện giải Thích hiện tượng lũ lụt đồng thời ca ngợi , suy tôn công lao dựng nước của các Vua Hùng.
Từ thuở còn trong nôi, em đã được bà kể cho nghe nhiều câu chuyện lắm. Nhưng câu chuyện mà em nhớ nhất là truyện Thánh Gióng.
Truyện kể rằng: Đời Hùng Vương thứ sáu, ở một làng kia có hai vợ chồng ông lão, chăm chỉ làm ăn lại có tiếng là phúc đức. Nhưng đến lúc sắp già mà vẫn chứa có nấy một mụn con. Một ngày kia bà vợ ra đồng trông thấy một bước chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà mang thai. Nhưng không ngờ, khác với người thường, đến mười hai tháng sau bà mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô. Cậu bé ra đời là niềm mơ ước cả đời của hai vợ chồng nên ông bà mừng lắm. Nhưng chẳng biết làm sao, dù đã ba tuổi nhưng cậu bé Gióng (tên cậu do ông bà đặt) vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó. Ông bà buồn lắm.
Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:
- Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.
Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:
- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)
- Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.
Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.
Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.
Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.
Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế thệ học trò.
Trùng hợp ghê!!!Mình cũng đang thi đề ấy!Mình cũng được vào đội tuyển văn HSG!
Mình gửi cho cậu những ý chính rồi phát biểu thành nhiều ý được ko???
+ Sắp xếp thứ tự kể các sự việc chính ở truyện theo trình tự thời gian: Con Rồng cháu Tiên-> Thánh Gióng-> Bánh chưng bánh giầy-> Sơn Tinh, Thủy Tinh.
+ Các sự việc chính cần kể được ở mỗi truyện:
1. LLQ và Âu Cơ kết duyên vợ chồng đẻ ra bọc trăm trứng, nở trăm con, chia con cai quản địa phương, lập ra nước Văn Lang bắt đầu các thời Vua Hùng. Người Việt Nam tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý “Con Rồng cháu Tiên”.
2. Đến thời Vua Hùng thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng Gióng ra đời, lớn lên kì lạ… vươn vai thành tráng sĩ… đánh tan giặc rồi bay về trời… Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương… đó là Thánh Gióng- người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong mơ ước của nhân dân.
3. Sang đời Hùng Vương thứ 7, vua chọn người con nối ngôi. Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy… Được truyền ngôi. Chàng là người anh hùng sáng tạo văn hóa- phong tục tập quán tốt đẹp ấy còn được gìn giữ và lưu truyền đến muôn đời.
4.Tới đời Hùng Vương thứ 18,Sơn Tinh và Thủy Tinh đều muốn lấy Mì Nướng.Trận chiến của họ diễn ra ác liệt.Nhưng cuối cùng,Sơn Tinh đã thắng.
Thời đại Hùng Vương có nhiều truyền thuyết được loan truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ tinh thần ... Vào đời Vua Hùng Vương thứ 6 có giặc Ân rất mạnh, đã thôn tính nhiều nước xung quanh. Chúng kéo sang xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh, quan quân không ...
Những truyền thuyết nổi tiếng nói là nhớ ngay đến vua Hùng
loan truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt. ... Truyền thuyết kể về người anh hùng thần thoại Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, đội nón sắt, dùng thanh kiếm sắt đánh tan giặc Ân và “bay” lên trời từ đỉnh núi Sóc Sơn vào đời vua Hùng thứ 6.
+ Các sự việc chính cần kể được ở mỗi truyện:
1. LLQ và Âu Cơ kết duyên vợ chồng đẻ ra bọc trăm trứng, nở trăm con, chia con cai quản địa phương, lập ra nước Văn Lang bắt đầu các thời Vua Hùng. Người Việt Nam tự hào về nguồn gốc đẹp đẽ, cao quý “Con Rồng cháu Tiên”.
2. Đến thời Vua Hùng thứ 6, giặc Ân xâm lược, cậu bé làng Gióng ra đời, lớn lên kì lạ… vươn vai thành tráng sĩ… đánh tan giặc rồi bay về trời… Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương… đó là Thánh Gióng- người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong mơ ước của nhân dân.
3. Sang đời Hùng Vương thứ 7, vua chọn người con nối ngôi. Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy… Được truyền ngôi. Chàng là người anh hùng sáng tạo văn hóa- phong tục tập quán tốt đẹp ấy còn được gìn giữ và lưu truyền đến muôn đời.
4. Tới thời Hùng vương thứ 18, sơn tinh ,thủy tinh đều muốn lấy Mị nương làm vợ. Trận giao tranh của học rất ác liệt. cuối cùng Sơn Tinh chiến thắng
Thủy Tinh hằng năm dâng nước đánh ghen nhưng đều thất bại. Sơn Tinh là hình ảnh người anh hùng trị thủy và ước mơ chế ngự thiên nhiên của người xưa
Trong cuộc đời có những chuyện kì lạ. Ta 1 vua hùng đây may mắn được chứng kiến câu chuyện về Phù Đổng Thiên Vương. Hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe chuyên ngày xưa chàng đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào .
Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, ta vô cùng lo lắng. Ta đã cử sứ giả đi khắp nơi kêu gọi người tài đánh đuổi quân thù. Không biết tên sứ giả kia , đi tới đâu mà tận tối mới về bẩm báo với ta rằng : '' thưa bệ hạ , thần khi đang kêu loa ở làng Gióng thì thì có bà cụ ngập ngừng gọi thần vào nhà . Thần
vô cùng ngạc nhiên khi thấy trong nhà chỉ có chú bé chừng ba tuổi, trông rất khôi ngô. Chú bé cất giọng nói:
- Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, ta sẽ đánh tan quân giặc này.
Thần vô cùng choáng trước những lời nói ấy. Câu bé này thì đánh sao nổi giặc? Nhưng thấy thái độ nghiêm túc cùa cậu bé, thần ngạc nhiên vô cùng. Chào hai mẹ con nhà cu ra về, thần lân la hỏi thăm hàng xóm bà con kể rằng, và được họ cho biết. Hai ông bà vốn nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái nhưng sống rất lương thiện, phúc hậu. Một hôm, bà lão ra thăm đồng, thấy một vết chân rất to bèn ướm thử chân vào. Thế rồi có mang. Hai ông bà mừng lắm. Nhưng một năm sau, bà cụ mới sinh, lức đó ông lão đã mất. Kì lạ thay, đứa bé đẹp đẽ đáng yêu nhưng không nói không cười, đặt đâu nằm đấy. Năm nay nó đã ba tuổi mà mọi sự vẫn không thay đổi. Sự việc là như vậy ..thưa bệ hạ ...NgƯờI ...BỆ HẠ ...''
Giờ lúc này ta mới để ý tới lời sứ giả kia nói , ta đang miên man trong dòng suy nghĩ '' Chắc đúng là người nhà trời xuống giúp nước ta rồi .
Người nửa tin nửa ngờ song vẫn lập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một cây gậy sắt lớn.
Giặc đã đến chân núi Trâu, thế nước vô cùng nguy ngập. Ta sai sứ giả hôm bữa
mang đến các thứ cậu bé yêu cầu. Ta vô cùng ngạc nhiên khi thấy trước mắt mình không phải là một cậu bé mà là chàng thanh niên khỏe mạnh. Chàng vươn vai hóa thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng. Tráng sĩ đội nón sắt, cầm gậy sắt, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một bụi tre đầu ngõ.
- Lạy mẹ, con đi!
Chàng nói rồi ra roi. Ngựa tung bờm phi thẳng đến chỗ quân giặc. Khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy (sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ (bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).
Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát? Ngựa phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng, roi sắt vung lên một lần thì đã có cả chục thằng bị hất tung lên trời.
Bỗng "rắc" một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ, định hò nhau xông lại. Sẩn các bụi tre bên đường, chàng vươn mình nhổ bật lên, quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã không còn một mống.
Giặc tan, tráng sĩ một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, chàng cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, rồi cùng ngựa sắt từ từ cất mình bay vào không trung.
Rồi đích thân ta về thăm lại làng Gióng , được dân làng kể: từ sau khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp com gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu vươn vai hóa thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt, đánh tan giặc rồi về trời . Ta chỉ nghe được thông qua lời sứ giả bẩm báo , tưởng chỉ là lời nói đùa , giễu cợt mà ko ngờ lại có 1 chi tiết kỳ ảo , hoang đường tới vậy . Ta đã phong chàng là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ngay tại quê nhà, hàng năm mở hội rất to. Năm nào ta cũng đến hội để tỏ lòng ngưỡng mộ chàng, người anh hùng của nhân dân.
1. Hai bà Trưng . Kể về sự thật lịch sử là : năm 40 sau Công nguyên, hai chị emmạnh bạophát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát kế bên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây. Dưới sự lãnh đạo tài tình của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào lớn, từ miền núi cho tới đồng bằng, gồm người Kinh lẫn các an hem dân tộc khác trong nước Âu Lạc thời xưa.
2. Bằng cách: Trong truyền thuyết, nhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng không phải là nhân vật lịch sử. Nhân vật trong truyền thuyết thường có xu hướng lý tưởng hoá: nhân dân gửi vào đó ước mơ, khát vọng của mình. VD: Khi có lũ lụt, họ ước mơ có thần trị thuỷ (Sơn Tinh), khi có giặc, họ ước mơ có người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm không màng danh lợi (Thánh Gióng), khi hoà bình, họ ước mơ có thần sáng tạo văn hoá (Lang Liêu),… nhờ câu chuyện và nhân vật mà nhân dân ta đã biết tự gửi gắm thái độ và đánh giá của mình qua các lời kể, lời thoại hoặc miêu tả ,....
Bài 1 :
- Con rồng cháu tiên
- Bánh chưng bánh dày
- Thánh gióng
- Sơn Tinh , Thủy Tinh
- Sự tích hồ gươm
Bài 2 :
Trong truyền thuyết , nhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng mà không phải nhân vật lịch sử .Nhân vật trong truyền thuyết thường có xu hướng lý tưởng hóa : nhân dân đã gửi vào đó ươcs mơ , khát vọng của mk .VD: Khi có lũ lụt họ ước mơ có thần trị thủy (sơn tính )........
..Học tốt ..
đây là bài thi cấp trường môn văn mk thi rồi cũng học rồi
Đêm mùa xuân, tháng ba ở đất Tổ sâu thẳm và thiêng liêng, càng khiến em nhớ lại một ngày ròng rã hành hương về Đền Hùng giỗ Tổ. Không gian im ắng, nhưng khói hương ngào ngạt, say nồng và hình ảnh những đoàn người từ khắp nơi về dâng hương tổ tiên vẫn hiện lên, khi mờ khi tỏ, bồng bềnh, lâng lâng, đưa em vào giấc ngủ...
... Em thấy mình đang bay trên mây về một nơi nào xa lắm của ngày xưa. Nơi ấy có cung điện Long Trang giữa vùng đất Lạc nhiều hoa thơm, cỏ lạ. Lạc Long Quân và Âu Cơ đã gặp nhau, đem lòng yêu thương rồi trở thành vợ chồng và sống chung ở đây. Một người “nòi Rồng” ở miền nước thẳm, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ; một người “dòng Tiên” ở chốn non cao, xinh đẹp tuyệt trần, tính tình phóng khoáng. ít lâu sau, Âu Cơ có mang, sinh ra một “cái bọc trăm trứng”, trăm trứng nở ra một trăm người con trai hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.
Lạc Long Quân và Âu Cơ là hai vị tổ tiên của dân tộc mà nhân dân ta thường gọi một cách trìu mến và tự hào là Bố Rồng và Mẹ Tiên. Một trăm người con chia nhau theo bố, mẹ đi cai quản các phương, và người con trưởng được tôn lên làm vua, đóng đô ở đất Phong Châu, lập nên nước Văn Lang và thời đại Hùng Vương, cha truyền con nối đến mười tám đời.
Đám mây lại đưa em từ Việt Trì - Bạch Hạc về đến Phù Đổng - Gia Lâm- Hà Nội. Thế là đã qua năm đời vua Hùng. Bấy giờ là đời Hùng Vương thứ sáu. Nơi đây có hai vợ chồng ông lão phúc đức, chăm chỉ làm ăn, chỉ ao ước có một đứa con. Một hôm ra đồng, bà giẫm vào một vết chân lạ, về nhà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Chỉ có điều, đứa trẻ đã lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy. Nhưng lạ thay, khi giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta , sứ giả nhà vua đi rao tìm người tài giỏi cứu nước thì đứa bé bỗng nói với sứ giả: “Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.
Sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chĩ. Cả làng đều vui lòng góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước. Khi giặc đến chân núi Trâu, chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, vung gươm loang loáng, ngựa sắt phun lửa, giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc và đuổi chúng đến chân núi Sóc. Đến đấy, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
Đó là Thánh Gióng, người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong buổi đầu dựng nước của dân tộc.
Rời quê hương Phù Đổng, mây lại đưa em ngược dòng sông Hồng về đất Phong Châu. Lúc ấy là đời Hùng Vương thứ bảy. Vua cha đã già, muốn truyền ngôi, bèn mở cuộc thi làm cỗ lễ Tiên vương để chọn người “Nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng”. Nhưng không ai đoán được ý vua cha như thế nào, nên các Lang chỉ biết đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên vương. Người buồn nhất là Lang Liêu. Vì chàng chỉ chăm lo việc đồng áng, trong nhà chỉ có lúa khoai, mà khoai lúa thì tầm thường quá, biết lấy gì làm cỗ lễ Tiên vương? Một đêm chàng được thần báo mộng bày cách “lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vươngvì trong trời đất, không có gì bằng hạt gạo, chỉ có gạo mới nuôisống con người và ăn không bao giờ chán”. Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng lắm, càng ngẫm nghĩ càng thấy lời thần nói đúng. Hiểu rõ hạt gạo do mình làm ra, chàng đã làm ra hai loại bánh hình vuông và hình tròn đem về lễ Tiên vương. Giữa bao nhiêu sơn hào hải vị, nem công chả phượng của các Lang khác, vua cha chỉ xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, vẻ hài lòng. Khi nghe chàng kể giấc mộng gặp thần, vua ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương. Lễ xong, vua cho quần thần cùng thưởng thức bánh. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua đặt tên bánh là bánh chưng, bánh dầy, giải thích ý nghĩa sâu xa của hai loại bánh và truyền ngôi cho Lang Liêu.
Đó là người anh hùng văn hóa đã sáng tạo ra vật phẩm hợp với ý vua, ý thần và lòng dân lúc bấy giờ.
Em cứ say sưa mãi trong hương vị đậm đà, bùi ngậy của bánh chưng, bánh dầy ngày Tết mà không hay thời gian trôi nhanh quá, đã đến đời HùngVương thứ mười tám. Bỗng gió' thổi mạnh, đám mây vàng chao đảo, bồng bềnh chuyển thành đen kịt. Dông bão nổi lên rung chuyển cả đất trời. Nước sông Hồng cuồn cuộn dâng lên tràn đê. Thì ra Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương - con gái Hùng Vương - lúc ấy đang cùng Sơn Tinh trở về núi Tản Viên. Cuộc giao tranh giữa hai thần quyết liệt và dữ dội chưa từng thấy. Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh: Nước ngập ruộng đồng, nhà cửa, dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng lũ ngông cuồng. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hài bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, sức Thủy Tinh đã kiệt, thần Nước dành rút quần. Nhưng oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh , nhưng vẫn không thắng nổi thần Núi, đành rút quân về:
Núi cao, sông hãy còn dài,
Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen...!
Người anh hùng trị thủy thời dựng nước ấy đã trở thành Đức Thánh Tản Viên, vị “phúc thần” của nhân dân ta.