Nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên
Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…) cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển.
Một số hoạt động chính là nguyên nhân khiến cho Trái Đất nóng lên:
Hiệu ứng nhà kính
Các hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng lên rõ rệt trong thời gian gần đây đã làm thủng tầng ô-dôn... Những nơi bị thủng hoặc mất đi tầng ô-dôn thì nơi đó đất đai sẽ bị sa mạc hóa không còn tác dụng cân bằng hệ sinh thái như hiện tại thành ra ban ngày nóng, ban đêm lạnh.
Quá trình công nghiệp hóa
Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một lượng lớn khí các-bô-níc. Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.
Rừng bị tàn phá
Nếu như khí các-bô-níc thải ra thì theo quy luật tự nhiên sẽ được cây xanh quang hợp để cung cấp lượng ô-xi cần thiết cho con người. Tuy nhiên, số lượng cây xanh đã bị tàn phá hết nên đã không thể phân giải hết lượng khí các-bô-níc trong môi trường khiến cho Trái Đất càng ngày càng nóng lên rõ rệt. Diện tích rừng bị tàn phá ngày càng rộng nên tia nắng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên khi chiếu xuống mặt đất sẽ hình thành nên những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng để giữ nước lại nên sẽ gây lũ lụt còn mùa khô thì xảy ra hạn hán.
|
(Theo LV, quangnam.gov.vn) |
Câu 1. Văn bản Nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên thuộc kiểu văn bản nào?
A. Văn bản tự sự B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản thuyết minh D. Văn bản thông tin.
Câu 2. Theo văn bản, các nguyên nhân chính khiến Trái Đất nóng lên là gì?
A. Hiệu ứng nhà kính; thủng tầng ô-dôn; quá trình công nghiệp hóa.
B. Quá trình công nghiệp hóa; tăng khí mê tan; rừng bị tàn phá .
C. Hiệu ứng nhà kính; quá trình công nghiệp hóa; rừng bị tàn phá.
D. Khoa học công nghệ phát triển; hiệu ứng nhà kính; rừng bị tàn phá.
Câu 3. Từ được in đậm trong câu sau: “Những nơi bị thủng hoặc mất đi tầng ô-dôn thì nơi đó đất đai sẽ bị sa mạc hóa không còn tác dụng cân bằng hệ sinh thái như hiện tại thành ra ban ngày nóng, ban đêm lạnh.” có nguồn gốc từ ngôn ngữ nào?
A. Ngôn ngữ Hán. B. Ngôn ngữ châu Âu.
C. Ngôn ngữ thuần Việt. D. Ngôn ngữ khác.
Câu 4. Dòng nào sau đây nêu lên chính xác nghĩa của từ hoang mạc trong văn bản trên?
A. Vùng đất hoang rộng lớn, khí hậu khô cằn, không có động vật, cây cối không phát triển được.
B. Vùng đất hoang tàn đổ nát, khí hậu khô cằn, không có mưa.
C. Vùng đất hoang rộng lớn, khí hậu khô cằn, hầu như không có cây cối và người ở.
D. Vùng đất hoang vu, khí hậu khô cằn, không có cây cối và người ở.
Câu 5. Chức năng của trạng ngữ (được in đậm) trong câu văn sau là gì?
Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường.
A. Trạng ngữ chỉ địa điểm. B. Trạng ngữ chỉ thời gian.
C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân. D. Trạng ngữ chỉ mục đích.
Câu 6. Các đề mục được in đậm trong văn bản có tác dụng như thế nào?
A. Nêu lên các thông tin chủ yếu của văn bản.
B. Nêu lên chủ đề của văn bản.
C. Nêu lên thông điệp của văn bản.
D. Nêu lên mục đích của văn bản.
Câu 7. Hình ảnh minh họa làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản?
A. Hiện tượng hạn hán vào mùa khô. B. Hiệu ứng nhà kính.
C. Quá trình công nghiệp hóa. D. Rừng bị tàn phá.
Câu 8. Đáp án nào sau đây nêu lên nội dung chính của đoạn văn sau:
Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một lượng lớn khí các-bô-níc. Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.
A. Quá trình công nghiệp hóa là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.
B. Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.
C. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.
D. Lượng khí các-bô-níc có nhiều trong khí quyển làm tăng nhiệt độ của Trái Đất.
Câu 9 (1.0 điểm): Theo em văn bản trên mang lại cho chúng ta thông điệp gì?
Bức thông điệp mat tác giả gửi gắm qua văn bản nguyên nhân khiến trái đất nóng lên là: mỗi người cần có ý thức trong việc bảo vệ trái đất, bảo vệ cuộc sống của con người.
Câu 10 (1.0 điểm): Qua nội dung văn bản, chúng ta cần làm gì để hạn chế tình trạng Trái Đất nóng lên? (Viết câu trả lời bằng ba câu đến năm câu văn)
Giảm khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính không chỉ làm cho không gian sống bền vững hơn, mà còn giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu đang diễn ra nhanh hơn dự kiến ban đầu của các nhà khoa học.
Theo báo cáo về Khí hậu Toàn cầu năm 2021 của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), 7 năm qua đang trên đà trở thành 7 năm nắng nóng nhất từ trước đến nay, dựa trên dữ liệu của 9 tháng đầu năm 2021.
Trái Đất đang hướng tới sự nóng lên 2,7 độ C so với mức tiền công nghiệp. Hoạt động của con người đã thúc đẩy nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển. Nó giữ lại bức xạ từ mặt trời, làm bề mặt Trái Đất nóng lên và làm tăng nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển – tất cả sẽ tạo điều kiện khiến các sự kiện thảm khốc dễ xảy ra hơn.
mong mn giúp mik với ạ