Phân tích cái hay của biện pháp nghệ thuật trong đoạn :'' Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... đến Tre anh hùng chiến đấu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích: điệp cấu trúc “Có khi…”.
- Việc sử dụng liên tiếp cấu trúc đó giúp đoạn trích bộc lộ rõ nét được tâm trạng tương tư, thầm thương, trộm nhớ của Tú Uyên.
- Biện pháp nghệ thuật nổi bật: Điệp ngữ “Có khi…”
- Tác dụng: Việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn trích giúp khắc họa một cách rõ nét, chân thực các cung bậc cảm xúc, nỗi nhớ da diết của chàng thư sinh Tú Uyên. Nỗi nhớ của chàng thư sinh đó da diết, chàng nhớ mọi lúc, mọi nơi nó lặp đi lặp lại nhiều lần.
Tham khảo
1. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
2.Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
3.Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
4.Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
5.Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu?
6.Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương
7.Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy.
mình bt 7 câu thôi thông cảm nha.
Trả lời :
Câu :1 khẩu xà tâm phật
Câu : 2 bán tín bán nghi
Câu : 3 bảy nổi ba chìm
Câu : 4 Lên thác xuống ghềnh
Câu 5 tắt lửa tối đền
Câu 6 một nắng hai sương
Câu 7 bách chiến bách thắng
Câu 8 ngày lành tháng tốt
Câu 9 nó cơm ấm cật
Câu 10 lời ăn tiếng nói
Câu 11 : Học ăn học nói học gói học mở
Câu 12 :"Trông" trời, "trông đất", trông mây,
" Trông" mưa, "trông" gió, "trông" ngày , "trông" đêm.
Câu 13 : "Đèo cao" thì mặc "đèo cao"
Trèo lên tới đỉnh ta cao hơn đèo.
Câu 14 : "Tìm" vàng, "tìm" bạc dễ "tìm
"Tìm" câu nhân nghĩa khó "tìm" bạn ơi.
Câu 15 : Lành cho sạch, rách cho thơm.
Những câu thơ sử dụng điệp từ:
"Chết ba năm hình còn treo đó
Chết thành sông, vục nước uống mát lòng…
Chết thành hồn, chung một mái, song song."
"Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng
Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già"
"Vừa đi vừa ngoảnh lại
Vừa đi vừa ngoái trông"
Tác dụng:
- Cho thấy tình cảm sâu đậm giữa chàng trai và cô gái. Trong giờ phút chia ly cả hai đều mang sự quyến luyến không rời.
- Phần điệp khúc cũng là lời hứa hẹn chàng trai cô gái sẽ giữ chọn tình yêu của mình cho đối phương không bao giờ thay đổi.
- Gây ấn tượng mạnh với người đọc
Tham khảo:
1. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
2.Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
3.Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
4.Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
5.Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu?
6.Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương
7.Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy.
mình bt 7 câu thôi thông cảm nha.
Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát, tâm trạng buồn, sâu lắng.
– Tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
– Dùng nhiều các biện pháp nghệ thuật ẩn chứa bên trong như phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, lối chơi chữ, sử dụng các từ láy, sử dụng các từ đồng âm khác nghĩa,…rất hay.
– Dùng nghệ thuật đối: đối ý qua tâm trạng của chính tác giả: nhớ – thương; nước- nhà, đau lòng- mỏi miệng.
– Đối thanh, lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa: cuốc cuốc= quốc= đất nước, gia gia= nước nhà.
=> Đây là bài thơ hay của tác giả Bà Huyện Thanh Quan thể hiện tâm sự buồn, hoài cảm, nỗi niềm vào bài thơ của chính nhà thơ, được tác giả thể hiện qua nhiều biện pháp nghệ thuật, sử dụng từ ngữ một cách tài tình và tinh tế. Các em học sinh hãy đọc thật kĩ nhiều lần để hiểu hơn giá trị của việc sử dụng nghệ thuật và tâm sự sâu kín của chính nhà thơ.
Tác phẩm Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiên được tâm trạng cô đơn, nỗi hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang còn cho thấy sự yêu mến non sông, đất nước của nữ thi sĩ.
Cảnh vật đèo Ngang trong buổi chiều tà đã được tác giả mô tả vô cùng hoang sơ, tiêu điều cũng đã thể hiện được nỗi buồn cô đơn, nỗi sầu nhân thế của nhà thơ Bà Huyện Thanh Quan.
Về nội dung của bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
+ Thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật của Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang là một bài thơ xuất sắc, thể hiện tài năng và tấm lòng yêu mến non sông, đất nước của nữ sĩ.
+ Khung cảnh đèo ngang trong buổi chiều tà hùng vĩ nưng hoang sơ, buồn, tiêu điều, xơ xác đã thể hiện được nỗi buồn cô đơn, sâu thẳm mang nặng nỗi sầu nhân thế mà không thể chia sẻ cùng ai của nhà thơ Bà Huyện Than Quan.
Về nghệ thuật :
+ Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình
+ Sáng tạo trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật khác như: phép đối xứng, đảo trật tự cú pháp, chơi chữ, tương phản, từ láy, từ đồng âm khác nghĩa, gợi hình, gợi cảm
+ Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả: đối ý qua tâm trạng: nhớ – thương; nước- nhà, đau lòng- mỏi miệng.Khắc họa đậm nét tâm trạng nhớ, thương
Đối thanh qua lối chơi chữ đồng âm khác nghĩa tài tình: cuốc cuốc= quốc= nước; gia gia= nước nhà.
+ Thể thơ đường luật được sử dụng đầy điêu luyện
Tháng Mười 17, 2018Nhân hóa
Giúp cho con thuyền - báu vật của dân chài lưới trở nên gần gũi hơn
Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ " câu hát căng buồm cùng gió khơi". Cái hay của biện pháp nghệ thuật trên là:
- Câu hát con người làm cánh buồm đẩy thuyền bay cao, bay xa hơn => vẻ đẹp của con người lao động.
- Cho thấy niềm vui hứng khởi của người dân chài khi ra khơi
tham khảo:
Biện pháp nghệ thuật:
Điệp từ: “tre” (7 lần), “giữ” (4 lần), “anh hùng” (2 lần).
Nhân hóa: tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước…
Liệt kê: làng, nước, mái nhà tranh, đồng lúa chín…
Tác dụng:
Gợi hình, gợi cảm, tăng hiệu quả diễn đạt sinh động, hấp dẫn, tạo tính nhạc cho đoạn văn.
Nhấn mạnh công dụng và phẩm chất cao quí của tre. Qua cây tre, ngợi ca, tự hào về con người Việt Nam anh hùng trong lao động và chiến đấu.
Tham khảo nha em:
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiển đấu.
+ Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ
- Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần)
- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
+ Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê hơng, đất nước “ Giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ngời”.
- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.Tre sừng sững như một tượng đài được tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.
> Tre là biểu tượng tuyệt đẹp về đất nước và con người Việt nam anh hùng, về người nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hương, đất nước.