K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2017

Trẻ Trâu

30 tháng 9 2017

bình thường mà.nhưng hơi md 

19 tháng 3 2022

Đa số thanh niên ngày nay tích cực học tập, lao động, sống lành mạnh, tình nghĩa, đi đầu vào những việc khó, việc mới, không quản ngại gian khổ, hi sinh, ra sức phấn đấu thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, đóng góp to lớn vào thành tựu đổi mới của đất nước. Tuy nhiên, một bộ phận không ít thanh niên chưa thật sự vững tin vào tương lai của đất nước, giảm sút ý chí phấn đấu vươn lên, ngại khó khăn, vất vả, sống thực dụng, ích kỷ, buông thả, thờ ơ, hành xử thô bạo, vi phạm pháp luật nhà nước, coi nặng giá trị vật chất... Trong đó lối sống thực dụng như căn bệnh nguy hiểm cần phải được loại trừ. Lối sống thực dụng sẽ làm tha hóa con người, khơi dậy những ham muốn bản năng, cơ hội, chạy theo hưởng lạc, những lợi ích trực tiếp, trước mắt, xa rời những mục tiêu phấn đấu. Trong quan hệ xã hội giữa người với người, những tình cảm lành mạnh bị thay thế bằng những quan hệ vụ lợi, vật chất. Trong đời sống họ vô trách nhiệm, bàng quan, vô cảm, không đấu tranh chống cái sai và cũng không ủng hộ, bảo vệ cái đúng... Vì thế tuổi trẻ phải có khát vọng, phải có hoài bão thì mới có động cơ và mục đích sống. Khát vọng có khi cao cả, có khi chỉ là những ước muốn bình dị. Nhưng dù gì thì đó chính là động lực để chúng ta phấn đấu. Không chỉ vậy, cuộc sống còn phải có những mục đích nhất định, sống mà không có mục đích chỉ là sống hoài, sống phí. Các bạn trẻ đầy năng động, nhiệt tình, dám nghĩ, dám làm nhưng phải có mục đích cho cuộc sống, điều đó được cụ thể bằng những dự định, chí hướng trong hành động cụ thể diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Hành động của tuổi trẻ không thể tách rời những kế hoạch lâu dài, phản ánh tương lai ước vọng mà còn là kế hoạch gần, kế hoạch chủ yếu để biến quyết tâm thành hành động. Đất nước chúng ta đang bước vào thời kỳ hội nhập, có nhiều thuận lợi nhưng không ít khó khăn. Tuổi trẻ là những người sống lạc quan yêu đời, có khát vọng, có niềm tin, hoài bão và ý chí vươn lên thì sẵn sàng loại bỏ chủ nghĩa thực dụng trong đời sống, vượt qua những cám dỗ đời thường, làm chủ cuộc sống, hướng tới tương lai

4 tháng 9 2019

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dâng hiến trọn cuộc đời mình cho dân, cho nước, vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Đến trước lúc đi vào cõi vĩnh hằng Người còn để lại những dặn dò hết sức cụ thể cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cho mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ thanh niên, lực lượng quyết định cho sự hưng thịnh của quốc gia dân tộc trong hiện tại cũng như trong tương lai. Là người đoàn viên, thanh niên chúng ta phải không ngừng tìm hiểu, học tập và tiếp thu tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức của Bác, trong đó cần tập trung vào các phẩm chất: Trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí; tình yêu thương con người, tinh thần quốc tế trong sáng. Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu những tư liệu, những tác phẩm văn học, nghệ thuật và điện ảnh tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Bác. Tổ chức tham quan, học tập tại các khu di tích cách mạng, bảo tàng, các địa danh lịch sử gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ. Đề ra chương trình hành động cụ thể đồng thời phải xây dựng các nội dung, mục tiêu để phấn đấu học tập và làm theo lời Bác đối với mỗi người đoàn viên, thanh niên chúng ta. “Học tập và làm theo lời Bác” trong toàn Đoàn và tuổi trẻ được thực hiện với tinh thần vừa “xây” vừa “chống”, trong đó “xây” là chủ yếu, theo những nội dung cơ bản như: Xây dựng tinh thần đoàn kết, tình nguyện, tương thân, tương ái vì cộng đồng. Chống lối sống bàng quan, vị kỷ cá nhân, thiếu trách nhiệm của tuổi trẻ. Xây dựng ý thức tiết kiệm, tiêu dùng đúng khả năng, thực hiện “cần kiệm là nếp sống đẹp của tuổi trẻ”. Chống tham nhũng, lãng phí, xa hoa trong sinh hoạt, lao động. Xây dựng thái độ học tập, nghiên cứu khoa học thực chất, làm việc gì cũng phải học, học suốt đời, bồi đắp ý chí tự lực, tự cường, tự tin trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chống tiêu cực, bệnh thành tích trong học tập, thi cử, sự tụt hậu về trình độ, kiến thức khoa học và nhận thức xã hội; những biểu hiện tự ti, mặc cảm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, kỷ luật, phấn đấu đạt năng suất và chất lượng cao trong lao động. Chống chây lười, thụ động, ỷ lại, thiếu sáng tạo, vô kỷ luật trong lao động. Xây dựng ý thức công dân, ý thức cộng đồng, thói quen ứng xử văn hóa, tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, tích cực tham gia xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chống tự do tùy tiện, các biểu hiện coi thường pháp luật cũng như các hành vi thiếu văn hóa trong đời sống, các hành vi xâm hại đến lợi ích của nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

5 tháng 9 2019

“Học tập và làm theo lời Bác” trong toàn Đoàn và tuổi trẻ được thực hiện với tinh thần vừa “xây” vừa “chống”, trong đó “xây” là chủ yếu, theo những nội dung cơ bản như:

+ Xây dựng tinh thần đoàn kết, tình nguyện, tương thân, tương ái vì cộng đồng.
Chống lối sống bàng quan, vị kỷ cá nhân, thiếu trách nhiệm của tuổi trẻ.

+ Xây dựng ý thức tiết kiệm, tiêu dùng đúng khả năng, thực hiện “cần kiệm là nếp sống đẹp của tuổi trẻ”
Chống tham nhũng, lãng phí, xa hoa trong sinh hoạt, lao động.

+ Xây dựng thái độ học tập, nghiên cứu khoa học thực chất, làm việc gì cũng phải học, học suốt đời, bồi đắp ý chí tự lực, tự cường, tự tin trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Chống tiêu cực, bệnh thành tích trong học tập, thi cử, sự tụt hậu về trình độ, kiến thức khoa học và nhận thức xã hội; những biểu hiện tự ti, mặc cảm trong hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Xây dựng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, kỷ luật, phấn đấu đạt năng suất và chất lượng cao trong lao động.
Chống chây lười, thụ động, ỷ lại, thiếu sáng tạo, vô kỷ luật trong lao động.

+ Xây dựng ý thức công dân, ý thức cộng đồng, thói quen ứng xử văn hóa, tôn trọng và bảo vệ lẽ phải, tích cực tham gia xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

3 tháng 1 2018

2

Trò chơi điện tử (game) vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh .

Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử . Nhiều bạn ngồi hàng giờ , hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy ,quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi ,trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn…


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó .Do bố mẹ không quan tâm , do buồn , do bạn bè rủ rê , do không tự chủ được bản thân …Song dù lý do nào đi nữa , ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại . Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị , người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại . Không chỉ có thế , ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập . Mải chơi , bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài , không làm bài tập , học tập sút kém dẫn đến chán học . Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình .Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực , chém giết , bắn phá , cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô , thủ đoạn . Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích , có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn , trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè …Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn .

Trò chơi điện tử tai hại như vậy , làm thế nào để ngăn chặn nó ?Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được.Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập ,rèn luyện ,tu dưỡng,không lãng phí thời gian,sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ ,thậm chí là có hại .Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí ,tiếp xúc với nó có chừng mực , biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại .Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích ,những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia .Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.

Ham chơi điện tử – Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được.Bởi vậy vì tương lai của chính mình,chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.

10 tháng 1 2018

1

Hiện nay khi mạng lưới Internet đã phủ sóng một cách rộng rãi thì các dịch vụ giải trí, thư giãn được cập nhật thường xuyên và liên tục. Trong đó có mạng facebook đang gây bão đối với nhiều người sử dụng Internet. Facebook thực chất cũng chỉ là kênh giao lưu, trò chuyện như Yahoo, Skype, Twitter,Blog nhưng nó lại có khả năng gây nghiện đối với người dùng. Nghiện facebook thời đại ngày nay đang trở thành “hiện tượng” cần phải kiềm chế và điều chỉnh, bởi nó gây ra nhiều hậu quả không đáng có.


Nghị luận xã hội về hiện tượng nghiện facebook-Văn lớp 12
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem facebook là gì? Tại sao có thể nghiện? Và nghiện sẽ gây ra tác hại như thế nào đối với người dùng. Facebook chính là mạng lưới xã hội, nơi trò chuyện, thư giãn, giải trí, chia sẻ, thổ lộ tâm trạng. Có thể nói facebook chính là một thế giới “bạn ảo”, ở đó chúng ta tha hồ chát chít, chém gió, và cũng có rất nhiều nổi tiếng được biết đến thông qua hệ thống mạng lưới này. Facebook cũng chính là một trong những hình thức giải trí và nhiều bạn trẻ tìm đến để giải tỏa căng thăng,tìm sự đồng cảm, chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh. Nó khiến cho chúng ta có thể biết được tâm trạng, cảm xúc của những người xung quanh mình mà không cần gặp gỡ. Chỉ cần một status là chúng ta có thể kiểm soát và hiểu được người khác đang nghĩ gì. Thật đơn giản và tiện ích.

Tuy nhiên facebook lại là mạng lưới dễ gây nghiện đối với người dùng nếu như không biết kiểm soát thời gian, kiểm soát bản thân. Facebook có những thứ mà chúng ta không thể tìm thấy ở bên ngoài. Nhất là đối với nhiều bạn ham mê tự sướng và thích phô ra cho mọi người thấy thì facebook chính là một công cụ hữu ích để làm việc này. Chỉ cần một cú post bài đăng, hình ảnh của bạn đã được hiện lên mạng và được nhiều người biết. Bạn chờ một nút like, một nút comment hay một nút share. Như thế cũng khiến cho bản thân bạn thấy vui. Tuy nhiên chính những điều này sẽ cuốn vào vào thế giới mạng ảo này nhanh chóng nhất. Và nghiện facebook là một trong những cái khó có thể dứt bỏ ra, vì nó đã trở thành thói quen cần phải làm hằng ngày, check in thường xuyên.



Nhiều bạn trẻ hiện nay đã giành thời gian quá nhiều để lướt face book mỗi ngày: đi học cũng face, đi làm cũng face, đi chơi với bạn bè cũng face, ngồi với bố mẹ cũng face. Hình như thiếu đi face nhiều người cảm thấy tẻ nhạt và vô vị. Có nhiều người nói rằng facebook cũng giống như ăn cơm, không thể thiếu. Bạn có thấy nực cười với suy nghĩ ngớ ngẩn như thế hay không.

Vào facebook chỉ để check in hôm nay đi những đâu, làm những gì, ăn những gì và xem tụi bạn có gì khác mọi ngày không. Thế giới ảo luôn mang đến cho chúng ta cảm giác thích thú và tò mò như vậy. Bạn đã đánh đổi thời gian chỉ để vào facebook mỗi ngày. Nhưng bạn đâu có biết rằng chính facebook là con dao hai lưỡi khiến cho bạn trở nên ích kỉ, hẹp hòi hơn.

Nhiều bạn học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay cũng đang bị lôi cuốn vào hiện tượng facebook. Chiếc điện thoại là vật bất di thân và các em dành thời gian vào đó quá nhiều, thời gian cho học hành thì không có. Điểm kém, ý thức kém và kết quả học tập kém. Điều này thật đáng buồn.

Không phải bất cứ chuyện gì cũng có thể đưa lên facebook. Bạn có một cô bạn ăn chơi sa đọa, chẳng may cô bạn đó đi chơi qua đêm với bạn trai và bạn bắt gặp cảnh nóng của họ. Bạn thấy thích thú và muốn để mọi người biết chuyện đó. Chỉ một cú post, bạn nhận lại nhiều like, nhưng hai người bạn kia sẽ xấu hổ như thế nào, sẽ coi bạn là bạn nữa không. Face đang khiến bạn mất dần đi những người xung quanh.

Bạn cứ tưởng danh sách bạn bè có tới mấy nghìn người bạn, ban thích thú khoe với mọi người nhưng bạn có biết rằng bạn đang thu hẹp rất nhiều mối quan hệ xung quanh mình để ‘đầu tư” vào những người bạn chưa bao giờ gặp mặt đó hay không.

Nghiện facebook để lại hậu quả không đáng có và không nên xảy ra như vậy. NHững mối quan hệ thân thiết trở nên dãn ra, không gian giành cho bạn bè cũng không có, thời gian học hành cũng bị gián đoạn và tâm trí của bạn cũng dần mất dần cảm xúc vì những thứ “ảo” đó.

Để hạn chế hiện tượng nghiện facebook thì đòi hỏi nhận thức của người dùng, họ phải tự ý thức được rẳng facebook chỉ là một công cụ giải trí đơn thuần, đừng để nó thành người bạn bám rễ, đeo đẳng suốt ngày. Chính sức khỏe của bạn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Bởi vậy mỗi chúng ta, không kể lứa tuổi nào cũng cần có nhận thức đúng đắn về việc chơi facebook hiện nay. Chơi và biết điểm dừng như thế nào để khiến tâm trí mình thoải mái hơn chứ không phải u mị đi.

27 tháng 11 2019

Học sinh là lứa tuổi của sự tò mò hiếu động và mong muốn khám phá những điều mới lạ nhưng học sinh rất dễ bị sa ngã. Dựa vào đó các tai họa của nhân loại như cờ bạc, ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy đã nhanh chóng xâm nhập và lan rộng trong môi trường thanh niên. Sau đây chúng ta đi vào tìm hiểu tác hại của cờ bạc, ma túy và các văn hóa phẩm không lành mạnh có tác hại thế nào với lứa tuổi thanh niên học sinh.

Tuổi thanh thiếu niên chúng tôi là lứa tuổi đẹp nhất của đời người. Có nhiều thành ngữ, tục ngữ ca ngợi tuổi này như "Tuổi trăng tròn", "Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu". Đó là lứa tuổi mà thể lực phát triển đến mức tối đa, đầu óc chứa đầy những ước mơ cao đẹp, khao khát cống hiến, hi sinh.

Tuổi chúng tôi cũng là lứa tuổi có sức tiếp thu nhạy bén, ham tìm hiểu khoa học kĩ thuật nước ngoài, thích cái mới. Nhưng ngược lại, tuổi thanh niên cũng có những khuyết điểm như ham vui, dễ sa ngã, thân thiết với bạn bè, nhưng không biết phân biệt kẻ tốt người xấu.

Chính vì thế mà có những nguy cơ đang rình rập, nhiều cạm bẫy đang chờ đợi chúng tôi. Đó là hiểm họa cờ bạc, ma tuý, và văn hóa phẩm không lành mạnh. Vậy, chúng ta hãy thử đi vào tìm hiểu vấn đề này!

Cờ bạc là những trò chơi dựa vào sự may rủi, người chơi cờ bạc ban đẩu xuất phát từ giải trí nhưng sau đỏ bị "máu tham" nổi lên,không thể nào dừng lại được nữa! Hình thức của cờ bạc là sử dụng những lá bài tây, hoặc dựa vào xổ số để ghi đề, có người lại dựa vào những trận bóng đá hay những trận đua ngựa để "cá cược". Tất cả đều là những hình thức khác nhau của cờ bạc mà thôi! Cờ bạc ngày xưa có hình thức đơn giản hơn, nhưng cũng làm cho bao người khánh kiệt, nhà tan cửa nát. Con mất cha, vợ mất chòng, cổ tích Việt Nam còn kể về những người đàn ông mê cờ bạc, mất hết tiền của, nhà đất rồi còn đem vợ đẹp ra mà đánh bạc!! Xem thế mới thấy cờ bạc có một "ma lực" thật đáng sợ! Người xưa có câu:

"Cờ bạc là bác thằng bần

Áo quần bán hết, tra chân vào cùm"

Các học sinh, thanh niên chúng em nên lánh xa trò cờ bạc, vì trong giới này còn những tay chơi chuyên nghiệp, luôn lừa gạt những người mới vào để lấy tiền kẻ ngây thơ. Đó là loại người "cờ gian bạc lận" mà không thể nào chúng ta thắng nổi họ!

Gần đây, thanh niên lại phải đối đầu với nguy cơ mới trên toàn thế giới: Ma túy!

 "Ma" là cây gai, nghĩa bóng còn chỉ thói quen không thể chừa được. "Tuý" là say. Ma tuý là chất gây say, gây nghiện, không thể chừa bỏ được khi đã vướng vào. Nó là một danh từ chỉ chung các chất: cần sa, cocain, thuốc phiện, heroin và các chất kích thích khác như xì cọt, bồ đà, thuốc lắc, bóng cười,… Theo lời những nạn nhân đã mắc vào ma túy thì nó có sức hấp dẫn một cách đáng sợ vì khi hút vào, nó làm người hút có một cảm giác lâng lâng kì lạ. Nhưng cạm bẫy tai hại của ma túy là khi đã hút vài lần thì không thể nào bỏ được nữa. Con nghiện bị cồn cào, cơn ghiện hành hạ thể xác đến độ mất hết lương tri, bằng mọi cách, người nghiện phải có thuốc, dù cho phải ăn cắp, cướp giựt hay là giết người, lừa gạt thân nhân để kiếm tiền hút chích! Họ có thể hành hung nhưng người xung quanh, người thân của chính mình mà không có ý thức. Căn bệnh ghiền ma túy ấy đã làm mất đi lí trí của người con ngoan, người anh tốt trong cộng đồng để trờ thành con nghiện nguy hiểm.

Trong lúc chính quyền các nước và bao tổ chức an ninh chống buôn bán ma túy thì các con buôn thế giới sẵn sàng bỏ bao nhiêu tỉ đô la và súng đạn, giết bao nhiêu người để buôn ma túy, vì số tiền lời là khổng lồ!

Con nghiện thường dùng nó dưới hình thức hút, chích để thỏa mãn cơn nghiện. Những kẻ khi đã nghiện thì đê mê, mất tỉnh táo về tinh thần, làm mất những kháng thể trong cơ thể, từ đó cơ thể suy nhược chỉ vì những chứng bệnhrất thông thường. Sự thiếu thuốc làm cho con nghiện mất hết lí trí, bị vật vã dữ dội và phải tìm mọi cách có tiền để thỏa mãn cơn nghiện bằng cách xin, mượn, lừa đảo, ăn cắp. Các thanh niên, học sinh khi đã đi vào con đường nghiện ngập sẽ đi cướp giật của người khác, thậm chí không ngần ngại hành hung người thân quen quanh mình để có được tiền đi hút. Việt Nam ta là một nước đang phát triển nên ma túy vẫn còn hoành hành khắp Bắc Nam... Mới đây ở Thị Nghè một thanh niên đang trong cơn nghiện đòi tiền của mẹ để đi hút, người mẹ không cho, con nghiện đã đốt nhà và trong lúc sơ sảy hắn đã bị điện giật chết trên nóc nhà mình. Đó là một trường hợp đau lòng đã xảy ra.

Trong thời gian tiêm chích người bệnh sẽ bị suy nhược cơ thể, đánh mất nhân cách đạo đức và nguy hiểm nhất là có khả năng lây nhiễm cho người khác, làm lây lan dịch AIDS. Đối tượng học sinh là mục tiêu hàng đầu của những kẻ dụ dỗ buôn bán ma túy. Và cũng vì tính tò mò hiếu kì mà các em rất dễ sa ngã.

Các lí do khác khiến thanh niên dễ sa vào ma tuý là họ có một lối sống thiếu lí tưởng, thừa tiền bạc, cha mẹ nuông chiều, thả lỏng, giải trí không lành mạnh và cặp kè với bạn xấu. Vì vậy Nhà nước ta cũng đã tuyên truyền, giáo dục học sinh và thực hiện các biện pháp nghiêm khắc với những học sính có hành vi tuyên truyền buồn bán ma tuý.

Cai nghiện heroin không phải là dễ dàng vì ý chí con người dễ bị tàn lụi, không thể chống lại những cơn vật vã khổ cực của cơn đói thuốc ( vã mồ hôi, co giật, cảm thấy như ngàn mũi kim đâm vào thịt, như triệu con giòi bò lúc nhúc trong thịt ). Những người cai nghiện được sáu tháng, một năm, biết sự nguy hiểm của heroin đã làm khổ mình, gia đình mình hết sức, nhưng về nhà lại tái nghiện vì ý chí bị suy sụp.

Tác hại lớn nhất của hêrôin là dẫn đến HIV/ AIDS: bao nhiêu người dùng một ống tiêm ( chích ) chỉ cần một người nhiễm HIV chích chung sẽ làm lây nhiễm qua đường máu cho kẻ khác một cách dễ dàng. Tuổi thọ của người nghiện heroin chỉ đếm được trên mấy đầu ngón tay, có người chích xong lăn đùng ra chết. Làm sao mà không chết khi đưa chất độc với những tạp chất (pha chế thêm) vào mình. Nểu người nghiện hêrôin nhiễm HIV thì sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn AIDS vì cơ thể suy sụp. HIV nhân bản mỗi ngày 10 tỉ siêu vi khuẩn, chỉ cần vài tuần con người đã trở thành "con vật HIV". Nếu có thời gian theo dõi báo chí, chúng ta sẽ lo sợ biết bao trước hiểm họa của ma túy. Những số liệu thanh niên nghiện hút ngày càng tăng. Nhiều tội phạm buôn bán ma tuý đã bị bắt. Nhiều tổ chức tốt hướng dẫn; giúp đỡ thanh thiếu niên đã được lập ra như: trung tâm cai nghiện Bình Triệu, trung tâm tư vấn sức khỏe cộng đồng, những tổ chức y tế dự phòng.

Điều nguy hiểm hơn nữa là các văn hóa phẩm không lành mạnh như những phim ảnh thiếu đạo đức, nhiều án mạng hoặc nhiều kích thích về bản năng thấp hèn đang được lưu truyền rộng rãi. Trước nó lan truyền vào việt Nam bằng những cuộn băng đĩa xách tay từ nước ngoài, bây glờ lan truyền bằng con đường Internet!

Thực sự nếu là một học sinh biết lựa chọn tư liệu, thì Internet là một phương tiện học tập hiện đại và phong phú. Nhưng đi vào internet khi chưa đủ kiến thức về môn vi tính, chúng ta sẽ bị những người xấu len lỏi vào máy tính của ta bằng những lá thư hấp dẫn, những phần thưởng và quà tặng bất ngờ thật lớn lao! Sau một cái click chuột của ta, là những trang web độc hại hiện ra, kèm vào đó là những virus được cài sẵn mà ta không biết hậu quả đến thế nào!

Ngay cả nhưng trò chơi có vẻ hết sức "lành mạnh" là game online, nếu các học sinh biết sử dụng đúng mức là một sự thư giãn vui vẻ, tập cho trí tuệ sắc sảo. Nhưng nếu các học sinh nhịn tiền quà bánh, trốn thầy cô, cha mẹ vào một tiệm "game online" thường xuyên, mỗi ngày hai đến bốn giờ đồng hồ, thì kết quả học tập sẽ thế nào? Sức khỏe các em ấy sẽ ra sao nếu không phải là những gương mặt tiều tụy thiếu trí nhớ lúc kiểm tra bài và thiếu, ngủ thường xuyên?

Mong sao tôi và các bạn của mình tránh xa được các tệ nạn cờ bạc, ma túy AIDS và những văn hóa phẩm tồi tệ! Hãy nói không với các tệ nạn xã hội! Ước gì các học sinh chúng ta luôn yêu thích giải trí lành mạnh như là thể thao ca nhạc, du lịch, xem phim hoặc đọc sách thì thật tốt nhỉ. Những thứ giải trí ấy vừa hấp dẫn, vừa bổ ích, vừa nâng cao kiến thức và đưa tất cả chúng ta đến những chân trời tuyệt diệu. ,,O^O,,

#Rin

27 tháng 11 2019

Dài quá bạn ơi , đọc ko nổi

7 tháng 9 2023

tham khảo(không đụng hàng của ai lun nhé)

Phong cách sống của giới trẻ hiện nay có thể thay đổi theo thời gian và vùng địa lý, nhưng dưới đây là một số suy nghĩ chung về phong cách sống của họ:

1. Kết nối xã hội qua mạng: Giới trẻ hiện nay thường sử dụng mạng xã hội và các ứng dụng trực tuyến để kết nối với bạn bè, gia đình và thế giới xung quanh. Điều này có thể mang lại lợi ích trong việc giao tiếp và tạo mối quan hệ, nhưng cũng có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến sự riêng tư và thời gian dành cho các hoạt động khác.

2. Tinh thần tự do và sáng tạo: Nhiều người trẻ thích tự do trong lựa chọn nghề nghiệp, phong cách sống, và thậm chí cả nơi ở. Họ thường coi trọng tinh thần sáng tạo và thử nghiệm mới mẻ trong cuộc sống.

3. Công nghệ và trí tuệ nhân tạo: Giới trẻ hiện nay lớn lên trong thời đại công nghệ số và trí tuệ nhân tạo. Họ sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu suất, giải trí, và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.

4. Quan tâm đến môi trường: Nhiều người trẻ thể hiện tình yêu và quan tâm đến môi trường và bảo vệ hành tinh. Họ thường tham gia vào các hoạt động và chương trình để giảm thiểu tác động của con người đối với môi trường.

5. Áp lực và căng thẳng: Mặc dù có nhiều cơ hội, nhưng giới trẻ cũng phải đối mặt với áp lực về việc làm, học tập, và xã hội. Cảm giác căng thẳng và lo lắng về tương lai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của họ.

6. Sự đa dạng và sẵn sàng chấp nhận: Giới trẻ hiện nay thường có tư duy đa dạng và sẵn sàng chấp nhận những giá trị và quan điểm khác nhau về văn hóa, tôn giáo, và giới tính. Điều này thể hiện sự mở cửa và sẵn sàng học hỏi từ người khác.

Lưu ý rằng đây chỉ là một số suy nghĩ chung và không phải tất cả giới trẻ đều có cùng phong cách sống. Mỗi người trẻ có sự đa dạng trong cách họ sống và quan điểm cá nhân của họ.