viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) kể về một anh hùng dân tộc mà em biết.
bài làm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại Nam Tân, huyện Nam Sách. Cô là người dân tộc Kinh, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mạc Thị Bưởi là một chiến sĩ du kích, một cán bộ cơ sở, hoạt động ở địa phương. Với lòng căm thù sâu sắc thực dân xâm lược, và giai cấp phong kiến áp bức, bóc lột, cô khắc phục khó khăn, kiên trì xây dựng cơ sở, vận động và lãnh đạo quần chúng dấu tranh chống giặc trong những năm 1946-1947, tham gia công tác phụ nữ ở địa phương.
Mạc Thị Bưởi hi sinh khi mới 24 tuổi xuân. Nhân dân địa phương và tất cả đồng đội vô cùng thương tiếc. Tấm gương của Mạc Thị Bưởi đã thúc dục tất cả mọi người dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù đề trả thù cho cô và cho đồng bào đã bị giặc giết hại.
tham khaor
Bà Triệu là một nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em vô cùng ngưỡng mộ. Là một người phụ nữ, nhưng bà Triệu vẫn hội tụ đủ các yếu tố của một vị tướng tài: anh dũng, mạnh mẽ, tài trí. Không chỉ vậy, bà còn có lòng yêu nước nồng nàn, với một tinh thần quyết tâm mãnh liệt. Bởi vậy, bà được sự tin tưởng của hàng nghìn quân lính, cùng bà chiến đấu chống quân đô hộ đến cùng. Bà Triệu và nghĩa quân đã khiến cho quân thù phải kinh hồn bạt vía, làm chúng lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Dù chúng đe dọa hay dụ dỗ bà bằng cách gì thì vẫn chẳng thể khiến bà nao núng. Cuối cùng, bà Triệu đã hi sinh anh dũng để bảo vệ độc lập nước nhà. Công lao của bà người dân Việt Nam ta đến nay vẫn còn nhớ mãi.
Bà Triệu là một nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em vô cùng ngưỡng mộ. Là một người phụ nữ, nhưng bà Triệu vẫn hội tụ đủ các yếu tố của một vị tướng tài: anh dũng, mạnh mẽ, tài trí. Không chỉ vậy, bà còn có lòng yêu nước nồng nàn, với một tinh thần quyết tâm mãnh liệt. Bởi vậy, bà được sự tin tưởng của hàng nghìn quân lính, cùng bà chiến đấu chống quân đô hộ đến cùng. Bà Triệu và nghĩa quân đã khiến cho quân thù phải kinh hồn bạt vía, làm chúng lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Dù chúng đe dọa hay dụ dỗ bà bằng cách gì thì vẫn chẳng thể khiến bà nao núng. Cuối cùng, bà Triệu đã hi sinh anh dũng để bảo vệ độc lập nước nhà. Công lao của bà người dân Việt Nam ta đến nay vẫn còn nhớ mãi. Nhiws đúng cho mk
Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng và vô giá của con người. Nhờ thứ tình cảm ấy mà nhân dân ta đã trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm, đã từng phải đối mặt với những kẻ thù mạnh nhất thế giới nhưng nhân dân ta chưa bao giờ nao núng. Tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cũng được thể hiện thật cảm động qua bài Hịch tướng sĩ. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Bài hịch là lời kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù. Qua đó cũng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc cùng ý chí chiến đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn.
Tham khảo nha em:
Trần Quốc Tuấn là vị tướng tài ba của dân tộc. Ông có một trái tim yêu nước thiết tha, điều đó được thể hiện rõ nhất qua từng lời, từng chữ trong bài Hịch tướng sĩ đó ông viết. Thấy đất nước lầm than, nhân dân khốn cùng, ông không khỏi xót xa "nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Càng yêu nước ông cành căm phẫn bọn giặc giày xéo Tổ quốc mình, sẵn sàng hy sinh cả bản thân để dành lại tự do cho dân tộc. Thấy quân sĩ, tướng lĩnh lơ là việc luyện tập, ông thẳng thắng phê phán, đồng thời cũng khích lệ tinh thần đấu tranh của binh sĩ mình đứng lên cứu nước. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thật đáng trân trọng và tự hào, ông là gương sáng cho bao thế hệ sau noi theo. Biết phấn đấu và có trách nhiệm với quê hương, Tổ quốc mình.
Bà Triệu là một nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em vô cùng ngưỡng mộ. Là một người phụ nữ, nhưng bà Triệu vẫn hội tụ đủ các yếu tố của một vị tướng tài: anh dũng, mạnh mẽ, tài trí. Không chỉ vậy, bà còn có lòng yêu nước nồng nàn, với một tinh thần quyết tâm mãnh liệt. Bởi vậy, bà được sự tin tưởng của hàng nghìn quân lính, cùng bà chiến đấu chống quân đô hộ đến cùng. Bà Triệu và nghĩa quân đã khiến cho quân thù phải kinh hồn bạt vía, làm chúng lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Dù chúng đe dọa hay dụ dỗ bà bằng cách gì thì vẫn chẳng thể khiến bà nao núng. Cuối cùng, bà Triệu đã hi sinh anh dũng để bảo vệ độc lập nước nhà. Công lao của bà người dân Việt Nam ta đến nay vẫn còn nhớ mãi.
Ngày đó, bà con mải làm ăn, chả quan tâm gì tới chính sự. Giặc Ân xâm chiếm đất nước, cũng chẳng ai quan tâm và đủ sức giúp nước. Có một bà mẹ trên đường đi giẫm phải 1 vết chân, về nhà có bầu, sanh 1 em bé. Em bé 3 năm không biết nói cười. Nhưng khi bé nghe có giặc thì đứng dạy, vươn vai, tập thể dục dưỡng sinh, rồi leo lên xe tăng (ngựa sắt) đánh giặc. Trên đường đi, buồn buồn nhổ bụi tre đánh giặc tới tấp. Gióng thắng trận trở về, chả kịp chào hỏi mẹ ra sao, vội vã bay mất. Hết chuyện Thánh Gióng.
(Chuyện kể về Hai Bà Trưng)
Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải.
Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương.
Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiên đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.
Ngày xưa, ở làng Gióng có một cậu bé kì lạ, đã lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, không biết nói, chỉ đặt đâu nằm đấy trơ trơ.
Giặc Ân từ phương Bắc tràn sang xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi, cầu người hiền tài đứng ra cứu nước. Nghe tiếng loa rao, cậu bé bỗng nhiên biết nói. Cậu nhờ mẹ gọi sứ giả vào rồi bảo: “ông hãy về tâu với nhà vua, đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một chiếc nón sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc”.
Kể từ khi gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng chẳng no, quần áo vừa may xong đã chật. Mẹ cậu không đủ thóc gạo, cả làng phải góp lương thực để nuôi cậu.
Khi nhà vua cho mang các thứ tới, Gióng vươn vai vụt trở thành một tráng sĩ dũng mãnh. Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên lưng ngựa sắt. Ngựa sắt hí vang, phun lửa, lao ra trận. Tráng sĩ dùng roi sắt quất túi bụi vào kẻ thù. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ từng bụi tre bên đường đánh tiếp. Giặc chết như ngả rạ.
Dẹp xong giặc nước, Gióng cởi áo giáp sắt, nón sắt, bỏ lại dưới chân núi, lưu luyến nhìn lại quê hương một lần cuối rồi cưỡi ngựa từ từ bay lên trời. Nhân dân trong vùng ghi nhớ công ơn to lớn của Gióng, lập đền thờ và suy tôn là Thánh Gióng.
Ý nghĩa câu chuyện:
Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng Vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay.
Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân từ những người dân bình thường. Nguyễn Thị Minh Khai chính là một trong những con người như vậy. Năm mười sáu tuổi bà đã tham gia hoạt động cách mạng. Trong đấu tranh bà rất kiên cường, nhanh trí khiến bọn giặc Pháp nhiều phen hoảng sợ và tìm mọi cách hãm hại bà. Năm 1940, Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt. Giặc tra tấn bà hết sức dã man nhưng sau mỗi trận đòn tra tấn đó Nguyễn Thị Minh Khai đã dùng máu của mình viết nên những câu thơ nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cộng sản. Chúng đã đưa bà ra xử bắn. Em rất tự hào được học dưới mái trường mang tên người anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai.
Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Nguyễn Thị Minh Khai
Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân từ những người dân bình thường. Nguyễn Thị Minh Khai chính là một trong những con người như vậy. Năm mười sáu tuổi bà đã tham gia hoạt động cách mạng. Trong đấu tranh bà rất kiên cường, nhanh trí khiến bọn giặc Pháp nhiều phen hoảng sợ và tìm mọi cách hãm hại bà. Năm 1940, Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt. Giặc tra tấn bà hết sức dã man nhưng sau mỗi trận đòn tra tấn đó Nguyễn Thị Minh Khai đã dùng máu của mình viết nên những câu thơ nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cộng sản. Chúng đã đưa bà ra xử bắn. Em rất tự hào được học dưới mái trường mang tên người anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai
Viết một đoạn văn ngắn 4 đến 5 câu kể về một người tốt mà em biết trong đoạn văn có sử dụng câu ghép
Trên thế giới này, có biết bao nhiêu là người tốt, họ làm những công việc thiện nguyện giúp đỡ những người khó khăn. Họ sẵn sàng vươn tay ra giúp đỡ người nghèo khó, trong số những người tốt ấy, người tốt mà em biết đó chính là.......... . Cậu ấy luôn luôn giúp đỡ người khác, hành động tốt làm cho họ mìm cười. Chơi cùng với cậu ấy một thời gian dài, em cảm thấy cậu ấy xứng đáng là một người tốt bụng, được biết đến và ca ngợi.
Phần ...... cậu tự điền nhé!
Ngô Quyền vốn họ Ngô tên Quyền, sinh năm 898, người Đường Lâm, đời đời là nhà quý tộc. Cha tên Mân làm chức châu mục ở bản châu.
Khi Ngô Quyền vừa mới sinh có ánh sáng lạ đầy nhà, trạng mạo khác thường, có 3 nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho là lạ, bảo có thể làm chủ một phương, nên mới đặt tên là Quyền. Ngô Quyền lớn lên, khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc.
Ngô Quyền , còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.
Sinh năm 898 trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng tuấn kiệt, "có trí dũng". Ngô Quyền lớn lên khi chính quyền đô hộ của nhà Đường tại Tĩnh Hải quân đang suy yếu và tan rã, khó lòng khống chế các thế lực hào trưởng người Việt ở địa phương, do đó dẫn tới sự xác lập quyền lực của họ Khúc ở phủ thành Đại La vào năm 905 và họ Dương vào năm 931. Sau khi trở thành con rể cho Dương Đình Nghệ, ông được tin cậy giao cai quản Ái Châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kì Tự chủ. Nhưng vị tân Tiết độ sứ lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Kiều Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhà Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965.
Ngô Quyền nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, là vị "vua đứng đầu các vua", là vị Tổ trung hưng[2] của Việt Nam.
Chị Võ Thị Sáu xứng đáng với danh hiệu người anh hùng của dân tộc Việt Nam. Ngay từ năm 15 tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội.Khi bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, giặc đày chị ra Côn Đảo và hành quyết, trước lúc hành quyết, chị đã không những không sợ mà còn nói:" Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”"Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.