K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2024

Nguyên nhân ô nhiễm nước sông, hồ:

- Nước thải sinh hoạt:

+ Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, đô thị chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn được xả thải trực tiếp ra sông hồ là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm nước.
+ Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ, vi sinh vật gây hại, hóa chất độc hại,... ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước.
- Nước thải công nghiệp:

+ Nước thải từ các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn được xả thải trực tiếp ra sông hồ.
+ Nước thải công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng, hóa chất độc hại, chất hữu cơ,... gây ô nhiễm nặng nề cho nguồn nước.
- Hoạt động nông nghiệp:

+ Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ bừa bãi trong sản xuất nông nghiệp.
+ Nước thải từ các trang trại chăn nuôi không qua xử lý được xả thải trực tiếp ra sông hồ.
+ Hoạt động khai thác khoáng sản, khai thác đá,... cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.
- Rác thải:

+ Rác thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế,... không được thu gom, xử lý đúng cách, vứt bừa bãi ra sông hồ.
+ Rác thải nhựa, nilon khó phân hủy gây tắc nghẽn dòng chảy, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước.
- Biến đổi khí hậu:

+ Biến đổi khí hậu dẫn đến hạn hán, lũ lụt,... ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
+ Nước biển xâm nhập vào các khu vực nước ngọt, làm tăng độ mặn của nước.
Giải pháp xử lý ô nhiễm nước sông, hồ:

- Nâng cao ý thức cộng đồng:

+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước cho người dân.
+ Khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm nước, tái sử dụng nước.
+ Phân loại rác thải tại nguồn, thu gom và xử lý rác thải đúng cách.
- Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải:

+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp đạt tiêu chuẩn.
+ Áp dụng các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, hiệu quả.
+ Kiểm soát chặt chẽ việc xả thải nước thải ra môi trường.
- Quản lý chặt chẽ hoạt động nông nghiệp:

+ Hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
+ Khuyến khích áp dụng các biện pháp canh tác bền vững, thân thiện với môi trường.
+ Xử lý nước thải từ các trang trại chăn nuôi trước khi thải ra môi trường.
- Bảo vệ nguồn nước:

+ Trồng cây xanh ven sông hồ để bảo vệ bờ sông, hạn chế xói mòn.
+ Vệ sinh môi trường xung quanh sông hồ, thu gom rác thải thường xuyên.
+ Có biện pháp bảo vệ nguồn nước ngầm khỏi nguy cơ ô nhiễm.

9 tháng 5 2021

Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình từ 1000mm đến 2000mm.

#Yu

9 tháng 5 2021

Á mang lag mình không đọc được những câu còn lại ạ, mình xin lỗi :<

14 tháng 8 2017

Đáp án B

Để xử lí sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion Pb2+, Fe3+, Cu2+, Hg2+,… người ta có thể dùng Ca(OH)2 vì các ion kim loại nặng trên đều có phản ứng với Ca(OH)2 tạo kết tủa

Lưu ý: Trong thực tế không sử dụng Ba(OH)2 do chi phí của Ba(OH)2 cao hơn Ca(OH)2.

19 tháng 8 2016

a. Bồ đắp phù sa cho đất.

Tưới tiêu, chăm sóc cây cối.

Nước sinh hoạt,tiêu dùng hàng ngày.

Làm hồ thủy điện.

Nuôi thủy hải sản.

b.Ô nhiễm sông ngòi.

Biện pháp : Không cho phép nước thải chưa xử lí ra sông.

Không vứt rác xuống ao hồ.

Nhớ tick cho mk nha bạn !!!!vui

14 tháng 2 2017

Đáp án:B

26 tháng 10 2023

Nguyên nhân

- Xả thải công nghiệp và nông nghiệp: Các doanh nghiệp công nghiệp thường xả thải không xử lý vào sông ngòi, chứa đựng hóa chất và các chất độc hại. Nông nghiệp sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu cũng có thể gây ô nhiễm sông khi chúng rửa trôi vào sông qua quá trình mưa.

- Rác thải : Sự sạt lở đất đá và thiếu quản lý rác thải đúng cách có thể làm cho rác thải rơi vào sông và gây ô nhiễm.

- Xả nước thải sinh hoạt: Nước thải từ các hộ gia đình thường chứa các chất cặn, vi khuẩn, và hóa chất từ việc sử dụng hằng ngày, và nó thường được xả thải vào sông mà không qua xử lý đủ.

- Chất lỏng từ xây dựng và đô thị hóa: Quá trình xây dựng và đô thị hóa thường tạo ra các chất lỏng chứa các hạt bụi, cát, và các hợp chất hóa học, và chúng có thể đổ trực tiếp vào sông khi không được quản lý cẩn thận.

Các biện pháp 

- Xử lý nước thải: Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải hiệu quả cho các khu công nghiệp, nông nghiệp và đô thị để loại bỏ chất ô nhiễm trước khi nước thải được xả vào sông.

- Giáo dục và tạo nhận thức: Tăng cường giáo dục dành cho cộng đồng và doanh nghiệp về tác động của ô nhiễm sông và hướng dẫn về cách giảm thiểu sự ô nhiễm.

- Kiểm tra và quản lý môi trường: Tăng cường kiểm tra và giám sát việc tuân thủ các quy định về môi trường, và xử phạt các vi phạm môi trường.

- Tái sử dụng và tái chế: Khuyến khích tái sử dụng và tái chế các vật liệu và sản phẩm để giảm lượng rác thải.

- Bảo tồn môi trường và tự nhiên: Bảo vệ và khôi phục các khu vực dọc theo sông ngòi, bao gồm việc trồng cây và bảo tồn động thực vật và động vật.

- Hợp tác quốc tế: Hợp tác với cộng đồng quốc tế để tìm kiếm các giải pháp và kinh nghiệm quản lý môi trường tốt hơn.

-> Cải tạo tình trạng ô nhiễm sông yêu cầu sự đồng lòng và nỗ lực từ cả chính phủ, doanh nghiệp, và cộng đồng để bảo vệ và bổ sung tài nguyên nước của Việt Nam.

4 tháng 5 2022

tham khảo :

Những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm:

– Nước thải và rác thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt

– Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy tự nhiên.

– Đánh bắt thủy sản bằng hóa chất điện.

Liên hệ ở địa phương: về chăn nuôi lợn, nhiều hộ gia đình thường đưa trực tiếp phân và nước tiểu chưa qua xử lí đổ vào sông, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước…

4 tháng 5 2022

Refer:

Do :
- Nước thải và rác thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt
- Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy tự nhiên.
- Đánh bắt thủy sản bằng hóa chất điện.
- Liên hệ ở địa phương: ví dụ: về chăn nuôi lợn, nhiều hộ gia đình thường đưa trực tiếp phân và nước tiểu chưa qua xử lí đổ vào sông, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước...

Giữ gìn cây xanhSử dụng các chất liệu từ thiên nhiên. Rút các phích khỏi ổ cắm. Sử dụng năng lượng sạch. Nguyên tắc 3R (reduce, reuse, and recycle) Ta tắm ao ta! .Giảm sử dụng túi nilông. Tận dụng ánh sáng mặt trời

31 tháng 3 2016

nguyên nhân dẫn tới o nhiểm nguồn sông: Thải nước thải chưa được xử lí, xả rác xuống sông,...

Biện pháp hạn chế sự ô nhiểm nguồn nước sông là không xả rác xuống sông, không thải nước thải bẩn chưa được xử lí xuống nguồn sông.

4 tháng 10 2016

-Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn sông 

   + Thả rác xuống sông 

   + Nhiêu công ty chế biến thai rác ra sông 

- bien Pháp hạn chế 

   + Ngăn cấm các công ty thải rác xuống sông 

   + Nhắc nhở và khuyên mọi người không vứt rác xuống sông 

Câu 1:

Đặc điểm chung.

a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

 - Nước ta có 2360 sông dài > 10km.

 - 93% các sông nhỏ và ngắn.

 - Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…

b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

 - Các con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam : sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà..

 - Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam…

c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.

- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.

d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.

 - Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.

 - Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.

nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc vì 
- Mưa nhiều
-Bề ngang hẹp
-Nhiều đồi núi
-Địa hình nước ta 3/4 diện tích là đồi núi và có mạng lưới sông ngòi dày đặc,mặt khác địa hình nước ta trải dài từ cao xuống thấp, bắt đầu từ bắc xuống nam nên sông suối có độ dốc.do có lượng phù sa bồi đắp lớn nên cũng làm cho sông suối nước ta nhỏ hẹp lại. mặt khác sông ngòi của nước ta có ba loại nước: nước ngọt, nước lợ, nước mặn nên sông suối cũng bị chia cằt theo từng loại nuớc và làm cho sông ngắn lại. sự phân bố địa hình không đồng đều đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sông ngòi và kênh rạch của nước ta.

Câu 2:

Nguyên nhân 

– Nước thải và rác thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sinh hoạt

– Vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy tự nhiên.

– Đánh bắt thủy sản bằng hóa chất điện.