K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(0.5 điểm) Nhan đề Chân quê gợi cho em liên tưởng, cảm nhận gì? Bài đọc: Chân quê Hôm qua em đi tỉnh về, Đợi em ở mãi con đê đầu làng. Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng. Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Nói ra sợ mất lòng em, Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa. Như hôm em đi lễ chùa, Cứ ăn...
Đọc tiếp

(0.5 điểm)

Nhan đề Chân quê gợi cho em liên tưởng, cảm nhận gì?

Bài đọc:

Chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

                                                                            (Nguyễn Bính)

0
18 tháng 11 2023

Tác Giả Nguyễn Bính à bạn

18 tháng 11 2023

Bài thơ Chân quê là một trong những sáng tác tiêu biểu cho hồn quê của Nguyễn Bính. Ở đây ta cảm nhận được nỗi bi kịch của một người muốn níu giữ những giá trị văn hóa quê hương xưa. Tuy nhiên lại không làm được, điều này đã làm con người ta ám ảnh khôn nguôi.

Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ đợi chờ. Đó là một biểu hiện của tình yêu trai gái quê đầy giản dị và gắn bó. Đó cũng chính là từ lời ăn tiếng nói tới cách ăn mặc của người quê. Khi người yêu đi tỉnh về chàng trai không khỏi trông ngóng bồn chồn và còn ra tận con đê đầu làng để đón người yêu.

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi

Con đê chính là một biểu hiện của làng quê xưa. Đó cũng chính là cái để bảo vệ xóm làng trước bão lũ, cũng là ranh giới giữa các địa phương. Đây là một hình ảnh vô cùng thân thuộc ở các làng quê. Tâm trạng của chàn trai lúc này là bồi hồi chờ đợi và có cả nhớ mong, trong khung cảnh làng quê ta càng cảm nhận được sâu sắc điều đó.

Qua bài thơ Chân quê Nguyễn Bính đã khắc họa sự thay đổi của người con gái ở thôn quê. Đó là khi chờ đợi chàng trai hết sức ngỡ ngàng về sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái. Trước mắt chàng trai, người yêu của mình như trở thành một người xa lạ. Bởi khi này cô gái khoác lên chiêc khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm… Đó đều là những thứ xa lạ ở thôn quê. Chính nó là các sản phẩm của thị thành được sản xuất tiêu biểu dành cho lớp người ở đây. Và giữa khung cảnh làng quê thanh bình ấy thì hình ành này không mấy phù hợp và trở nên kệch cỡm.

Nào đâu cái уếm lụa ѕồi?

Cái dâу lưng đũi nhuộm hồi ѕang хuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Tuy nhiên đó cũng chỉ là những sự thay đổi bên ngoài. Cái đáng nói ở đây chính là sự thay đổi trong nội tâm của cô gái. Chỉ với từ rộn ràng nhà thơ đã thể hiện được sâu csw điều đó. Rộn ràng không chỉ thể hiện ở tiếng của những loại quần áo này mà còn là sự thay đổi tinh thần của các cô gái. Nó cho ta cảm giác các cô gái đang thích thú, hí hởn với trang phục mới của mình.

Và sự thay đổi của cô gái này làm chàng trai đau đớn. Tuy nhiên chàng vẫn cố nén lòng mình và trách yêu nhẹ nhàng “Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi”. Đoạn đầu bài thơ chàng trai đang vui vẻ xưng em nhưng đến phần này lại xưng tôi. Đó cũng chính là một cách để thể hiện thái độ trách móc đối với người mình yêu. Sự trách móc ấy cũng chính là nỗi xót xa và tiếc nuối bởi các giá trị của thôn quê đã bị mai một.

Với đoạn này chàng trai đã dùng các loại vật dụng quen thuộc của thôn quê như yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ.. để đổi lại hình ảnh những trang phục biểu trưng của thành thị này. Tuy nhiên chàng trai cũng hiểu rằng đó là điều không thể nào được. Vốn các vật dụng ấy không đáng trách tuy nhiên đặt trong hoàn cảnh này nó không phù hợp. Đó cũng chính là giá trị mà bài thơ Chân quê muốn gửi gắm.Nhận thức rõ điều đó từ xưng tôi chàng đã sửa lại thành xưng anh. Điều đó thể hiện sự xuống thang của chàng trai này. Việc sử dụng các thanh bằng trắc đã thể hiện được giá trị mà bài thơ muốn chuyển tải. Đây cũng chính là một sự kết hợp tài tình giữa thơ mới và thơ cũ như là một sự phá cách.

Nói ra sợ mất lòng em

Van em em hãy giữ nguyên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh

Qua đoạn này ta cảm nhận được một sự dè dặt thận trọng khi bày tỏ tình yêu của mình. Chính cách nói này rất gần gũi với ca dao. Chàng trai đã van xin người mình yêu và cũng nhắc nhở cô gái hãy giữ lại những giá trị văn hóa tuyền thống lâu đời. Bởi nó chính là bản sắc và cũng chính là cái gốc nhân bản mà cha ông ta thường tạo dựng nên. Đó cũng chính là lý do mà cuối bài chàng trai viết nên các câu thơ tâm sự trùng trùng. Là sự day dứt và cũng là những dự cảm đáng sợ về những thay đổi ở thôn quê.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê.

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

Bài thơ Chân quê đã thổi hồn vào những người con trên mảnh đất quê mình. Đó là hình ảnh chàng trai muốn níu giữ nét chân chất thật thà khi người yêu đi tỉnh về. Bởi ở đó cô đã bị nhiễm lối sống phương Tây xa lạ. Tuy nhiên đó là điều không được. Đó cũng chính là ly do đọc bài thơ Chân quê ta cảm nhận được sự ám ảnh khôn nguôi.

tham khảo nhé bạn

Hình ảnh con thuyền trong khổ thơ thứ hai làm em liên tưởng đến những người dân chài lưới. Họ mang vẻ đẹp lao động khỏe khoắn và mạnh mẽ, đang từng bước chinh phục biển cả mang về những mẻ cá bội thu xây dựng hạnh phúc ấm no cho gia đình

9 tháng 11 2021

Tham khảo

4. Qua câu: Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!, tác giả muốn bày tỏ :

- Niềm tự hào trước vẻ đẹp quê hương
- Niềm khát khao gìn giữ những nét đẹp văn hóa quê hương.

 

5. Cảm nhận: 

- Hình ảnh vầng trăng - biểu tượng cho quá khứ hồn nhiên, tươi đẹp, nghĩa tình:

+ Vầng trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên tươi mát,  là người bạn hồn nhiên của tuổi thơ, là bạn tri kỉ của con người thời chiến tranh ở rừng.

+ Vầng trăng trong quá khứ là người bạn bình dị, hiền hậu, nghĩa  tình, trong sáng và thuỷ chung -> Là quá khứ vẹn nguyên không thể phai mờ.

II. Đọc thầm đoạn văn và làm bài tập (7 điểm)                                                                         Triền đê tuổi thơTuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước...
Đọc tiếp

II. Đọc thầm đoạn văn và làm bài tập (7 điểm)

                                                                         Triền đê tuổi thơ

Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...

Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn.

... Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm...
                                                                                                                Theo Nguyễn Hoàng Đại

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

 

Câu 1: Điền từ thích hợp để được ý đúng :

Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ........................................ để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.

Câu 2: Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả "như hình với bóng"?

A. Con đê                      B. Đêm trăng 

C. Đồng ruộng             D.Trường học

 

Câu 3: Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn?

A. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.

B. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.

C. Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu, nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu.

Câu 4: Sau bao năm xa quê , tác giả nhận ra điều gì về con đê :

Viết câu trả lời của em :

Câu 5: Từ "chúng" trong câu văn: "Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc" chỉ những ai?

Xác định ý đúng ghi "Đ"sai ghi "S"

            Thông tin         Đúng hay sai
a.Tác giả bài văn 
b.Trẻ em trong làng 
c.Những người lớn  
d.Con đê sông Hồng 

Câu 6 : Nội dung bài văn này là gì ?

Viết câu trả lời của em :  ...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 7 :Câu: "Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê."

Bộ phận in đậm của câu trên là :

A.Chủ ngữ                  B.Vị ngữ

C.Trạng ngữ

Câu 8 : Dấu phẩy trong câu "Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi về." Có tác dụng gì ?

A.Ngăn cách bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B.Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chủ ngữ và vị ngữ.

C.Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

Câu 9 :Câu " Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau." có mấy từ dùng để so sánh ?

Câu 10 : Đặt một câu có sử dụng hình ảnh con đê trong bài

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2
11 tháng 5 2018

1/ngày một chắc chắn ; 2/a ; 3/c ;4/con đê vẫn đấy, màu xanh cỏ mượt mà vẫn đấy ; 5/ a,c,d sai b đúng ' 6/kể về những kỉ niêm của tác giả gắn bó với con đê tuổi thơ và tình yêu con đê- kỉ niệm thuở thơ ấu tha thiết của tác giả sau bao năm xa quê ; 7/c ; 8/b ; 9/như, tựa ; 10/con đê quê hương đã gắn bó với bao tuổi thơ của những đứa trẻ của những miền quê ,với bao kỉ niêm ấu thơ tươi đẹp của bao người con xa quê

3 tháng 7 2018

1.ngày một chắc chắn

2. A

3. C

4.  Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy.

5.a. Đúng

  b. Đúng

  c. Sai

  d. Sai

6. Kể về những kỉ niệm tha thiết, gắn bó của tác giả đối với con đê đã gắn bó suốt tuổi thơ của mình. Kỉ niệm thuở thơ ấu của tác giả sau bao năm xa quê nhà.

7. C

8. B

9. như, tựa

10. Con đê tươi đẹp gắn bó với bao kỉ niệm đẹp đẽ thời còn thơ ấu.

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu...
Đọc tiếp

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vúi và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận… Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng… …Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm… (Theo Nguyễn Hoàng Đại) TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vúi và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận… Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng… …Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm… (Theo Nguyễn Hoàng Đại)

Hãy viết 1 bài vân cảm thụ về bài văn trên

1
12 tháng 4 2018

Khi đọc bài " Triền đê tuổi thơ " này , em thấy rằng ai cũng có kỉ niệm tuổi thơ đẹp . Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả hết sức bình dị về một con đê . Con đê chỉ là một thứ rất bình thường , nhưng đối với tác giả là những kí ức đẹp . Những kí ức của tác tuy cũng rất bình dị nhưng lại vô cùng đáng yêu . Con đê đã cùng tác giả tập đi , chiều thì dắt bò hay trâu đi gặm cỏ và nô đùa,... . Đó là những kí ức xa xăm của tác giả về tuổi thơ , nhưng giờ tác giả vận nhớ như in . Chúng ta cũng vậy , khi lớn lên thì hãy nhớ kĩ những kí ức tuyệt vời gắn liền với một thứ nào đó.

29 tháng 11 2021

sau khi đọc xong văn bản"lũy tre"của tác giả nguyễn công dường em có 1 ấn tượng sâu sắc về bài thơ.hình ảnh "ngọn đền cong gọng vó'' và"kéo mặt trời lên cao"qua sự liên tưởng đọc đáo của nhà thơ,các sự vật "ngọn tre","gọng vó","mặt trời" vốn dĩ không liên quan đến nhau bỗng chở nên gần gũi thân thiết và gắn bó chặt chẽ với nhau,cảnh vật như hòa quện với nhau tạo nên sự sống động cho hình ảnh bài thơ

29 tháng 11 2021

nhớ ghi THAM KHẢO nha 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Mùa xuân vốn là một khái niệm trừu tượng chỉ thời gian nhưng ở đây, mùa xuân lại có hình, có khối, mang một hình hài “nho nhỏ”, xinh xắn. 

- Nhan đề gợi cho em cảm xúc về sự cống hiến của mỗi người đối với đất nước. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo để nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước