Hai dòng thơ " Mẹ ru cái lẽ ở đời/sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn " thể hiện tình cảm gì của tác giả dành cho mẹ .
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé !!
Câu thơ bộc lộ được suy nghĩ chân thành, sâu sắc về thông điệp của tác giả: Ngợi ca công lao to lớn của mẹ. và nhắn nhủ chúng ta làm con phải luôn ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ, đừng làm mẹ phải buồn mà hãy luôn sống xứng đáng với niềm tin, sự kì vọng của mẹ.
______________________Bài làm_________________________
"Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn"
Câu thơ ấy đã làm cho tôi cảm động, nghẹn ngào nhớ về hình ảnh, kỉ niệm về tình mẫu tử thiêng liêng. Đó là những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ về người mẹ trong mỗi chúng ta. Chúng ta không chỉ là nguồn sống, là nghị lực vượt qua những khó khăn mà con là những thử thách để dưỡng dục ( giải nghĩa nhé: sinh dưỡng, giáo dục ) chúng ta nên người. Mẹ đã dạy dỗ ta nên người bằng những câu hát ru, mẹ đã dạy ta đạo lý làm người hình thành cho ta một nhân cách sống "mẹ rủ cái lẽ ở đời". Mẹ là người nuôi nấng, chăm sóc những đứa trẻ như chúng ta từ khi vừa mới lọt lòng, hi sinh tất cả để dành cho con một cuộc sống tươi đẹp. Mẹ là người hoàn thiện và giúp con phát triển toàn diện về mặt tâm hồn "sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn". Mẹ đã làm tất cả, làm tròn trách nhiệm và bổn phận của 1 người mẹ. Và chúng ta cũng phải làm tròn bổn phận của một đứa con. Mẹ đã hi sinh cho con rất nhiều để ta có được một cuộc sống tốt đẹp như bao người khác. Mẹ là người luôn gắn bó gần gũi với ta nhất. Công đức sinh thành của mẹ tới chín chữ cù lao không thể đông đến hết. Mẹ luôn luôn dang rộng vòng tay để đón chào chúng ta. Dù cho sóng gió cuộc đời có trớ trêu cách mấy, không còn nơi nào để nương tựa thì hãy nghĩ đến mẹ. Mẹ luôn đứng sau khi sinh âm thầm lặng lẽ để có thể thấy con có được thành công. Công ơn của mẹ rất to lớn, lớn như nước đầu nguồn, rộng như nước ngoài biển Đông. Vì vậy tình mẫu tử là tình yêu lớn lao, dạt dào, vô bờ bến mà người mẹ dành cho người con.
__________________Hãy trân trọng nó ! Bạn nhé.....______________
⇔Chúc bạn học tốt nhé !☘
Cậu tham khảo:
Biết ơn là đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam ta được kế thừa và phát huy qua bao thế hệ. Biết ơn là việc ghi nhớ, trân trọng và tấm lòng tri ân công lao của những người đã giúp đỡ, những người đã đóng góp công sức để mang đến cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta. Lòng biết ơn giúp gắn kết giữa con người với con người, phát huy được lối sống đẹp, nhân ái của dân tộc. Học sinh chúng ta cần biết trân trọng, biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà, biết tri ân công lao dạy dỗ của thầy cô, ghi nhớ công lao dựng và giữ nước của cha anh đi trước. Cùng với tấm lòng biết ơn chân thành, chúng ta cần thể hiện sự biết ơn ấy thông qua những hành động thiết thực: chăm sóc, hỏi thăm, giúp đỡ….Với những hành động vô ơn, vong ơn bội nghĩa chúng ta cần phê phán, loại trừ. Người sống tình nghĩa, có lòng biết ơn sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng, ngược lại nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ ích kỉ, sống vô ơn, những mối quan hệ xã hội vì vậy cũng bị rạn nứt. Chúng ta hãy sống tình nghĩa, biết ơn và trân trọng những thành quả, những con người đã mang đến cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp như hiện nay.
Tham khảo:
Tình cảm mà em dành cho mẹ là một thứ tình cảm rất khó để gọi tên hay nói rõ ra thành lời. Bởi đó không là một mà là rất nhiều những tình cảm đan xen với nhau. Đó là tình yêu thương sâu đậm dành cho người mẹ luôn ở bên dịu dàng, sắn sóc. Đó là sự biết ơn với những hi sinh, tần tảo của mẹ sớm hôm để em được ăn học thành người. Đó là sự kính trọng với sự dũng cảm, hiểu biết của mẹ trước mọi điều trong cuộc sống. Đó là sự quấn quýt, quyến luyến không rời vì từ khi mới xuất hiện trên cõi đời này, em vẫn luôn ở bên mẹ. Đó là sự trân trọng tuyệt đối, bởi mẹ là duy nhất, là thứ quý trọng nhất mà em có được trên cõi đời này. Đó là sự tin tưởng, vì mẹ sẽ mãi mãi đứng ở sau lưng, bao dung, đùm bọc và ủng hộ em. Tất cả những cảm xúc ấy, hòa trộn vào nhau, tạo thành tình cảm mà em dành cho mẹ. Tình cảm ấy chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim, chứ không thể gọi tên bằng bất kì từ ngữ nào trên thế giới này cả.
1. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là:
+ Biện pháp lặp cấu trúc ở hai dòng thơ :
"Bao giờ cho tới tháng năm"
"Bao giờ cho tới mùa thu"
=> Biện pháp này nhằm nhấn mạnh ý, tạo sự nhịp bhàng, cân đối cho bài thơ. Đồng thời nó cũng giúp diễn tả nỗi khao khát, nỗi nhớ da diết của tác giả qua các câu hỏi "bao giờ".
+ Biện pháp nhân hóa ở câu thơ :
"Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm"
=> Biện pháp này làm cho hình ảnh "trái hồng, trái bưởi" trở nên sống động, gần gũi với mọi người hơn. "Trái hồng, trái bưởi" như có sức sống giống như con người, "đánh đu" như những đứa trẻ đáng yêu, hiếu động, tinh nghịch.
2. Trong câu thơ:
"Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi"
Tác giả đã sử dụng cụm từ "trong leo lẻo". Đây là một cụm từ láy. Từ láy này giúp cho câu thơ có sắc thái riêng, có giá trị biểu đạt cao, có nhiều tầng nghĩa hơn: Biểu lộ tình cảm, khắc họa hình tượng, đường nét một cách rõ nét và phong phú hơn. Đó là nỗi nhớ da diết, những hoài niệm về những kí ức ngọt ngào xa xăm.
3. Quan niệm của Nguyễn Duy qua câu thơ:
"Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hat nuôi phần hồn"
Lời ru của mẹ luôn chứa đựng những ý nghĩa sâu xa. Đó là những kinh nghiệm về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, đưa chúng ta đến với những chân trời mới, chân trời đầy tình yêu thương. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của nngười mẹ.
4. Đoạn trích thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình: nỗi nhớ, niềm thương, tình yêu và lòng biết ơn sâu nặng của người con dành cho mẹ. Là nỗi nhớ về quãng thời gian trước đây tảo tần của mẹ, quãng thời gian ngọt ngào trước đây bên cạnh mẹ, với những nao nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị, về nhưngbx hoài niệm về quê hương yêu dấu.
a) Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao giờ cho tới…), nhân hóa (trong câu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm).
c) Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của mẹ.
d)Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.
Gợi ý :
Nhận xét về quan niệm của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Hai dòng thơ ngắn gọn, hàm súc mà thấm thía sâu sắc ơn tình, ơn nghĩa về công lao to lớn của mẹ dành cho con. Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta…
mẹ ru cái lẽ ở đời: thể hiện tình cảm mẹ là người đã dạy cho con cách sống thế nào cho đúng
sữa nuôi phần xác hát nuôi tâm hồn: thể hiện mẹ là người đã nuôi cho thân thể con lớn , trưởng thành