K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2024

Phần trung bình: Phân tích sâu về nội dung và ý nghĩa của truyện "Túi gạo của mẹ"

Truyện "Túi gạo của mẹ" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư là một câu chuyện ngắn nhưng đầy ẩn ý, nó nêu bật các giá trị gia đình, tình thân, và lòng hiếu thảo một cách rất đặc biệt. Phần trung bình sẽ đi sâu vào phân tích các khía cạnh của câu chuyện này.

1. Đấu tranh giữa truyền thống và hiện đại:

Truyện phản ánh sự đấu tranh trong tâm trí của nhân vật chính - cô gái trẻ, giữa những giá trị truyền thống mà mẹ đã dạy dỗ và thế giới hiện đại mà cô đang sống. Sự hiểu biết và đồng cảm của cô đối với cuộc sống bận rộn của mình và lòng hiếu thảo với mẹ là điểm nhấn của câu chuyện.

2. Ý nghĩa của "Túi gạo":

Túi gạo trở thành biểu tượng cho tình yêu thương và sự chăm sóc của mẹ đối với con cái. Nó cũng thể hiện sự hy sinh và nỗ lực của mẹ để bảo vệ và chăm sóc gia đình dưới mọi hoàn cảnh.

3. Tình thân trong tình cảm gia đình:

Câu chuyện tập trung vào mối quan hệ giữa mẹ và con gái. Nó thể hiện sự hiểu biết, tôn trọng và lòng biết ơn của con gái đối với mẹ, cũng như tình cảm sâu sắc giữa hai người trong cuộc sống hàng ngày.

4. Sự đổi mới và thách thức:

Tác giả giải thích sự đối mặt của con gái với sự thay đổi và thách thức từ cuộc sống hiện đại. Cô phải làm thế nào để cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và trách nhiệm gia đình, giữa hiện tại và quá khứ.

5. Tôn trọng và hiếu thảo:

Một trong những thông điệp chính của câu chuyện là tôn trọng và lòng hiếu thảo đối với người mẹ, nhấn mạnh vai trò quan trọng của gia đình và truyền thống trong việc hình thành con người.

Truyện "Túi gạo của mẹ" không chỉ là một câu chuyện đơn giản về tình thân gia đình mà còn là một cái nhìn sâu sắc và đầy ý nghĩa về cuộc sống, lòng hiếu thảo, và giá trị gia đình. Đồng thời, nó cũng là một lời nhắc nhở về sự quan trọng của việc trân trọng và tôn trọng những người thân yêu trong cuộc sống hàng ngày.

4 tháng 10 2024

Nam Cao nổi tiếng là một nhà văn tài ba, những sáng tác của ông đều đa số viết về số phận của người nông dân trong xã hội ngày xưa, bức tranh cuộc sống đói nghèo, vất vả và tác phẩm Nghèo cũng là một tác phẩm xuất sắc như thế. Sau đây, mời các em tìm hiểu bài viết nghị luận, phân tích và đánh giá chủ đề và nhân vật trong truyện ngắn Nghèo của Nam Cao...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/nghi-luan-phan-tich-va-danh-gia-chu-de-va-nhan-vat-trong-truyen-ngan-ngheo-cua-nam-cao

8 tháng 10 2016

Con Rồng, cháu Tiên là một truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện cổ dân gian. Nó thể hiện lòng tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc ta, đồng thời khẳng định và ca ngợi mối quan hệ gắn bó thân thiết cùng truyền thống đoàn kết tốt đẹp có từ lâu đời của các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Mỗi người chúng ta dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ tới cội nguồn và tự hào là dòng giống Tiên Rồng, là con cháu của các vua Hùng.

8 tháng 10 2016

“Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện dân gian Việt nam. Nó thể hiện niềm tự hào, tự tôn về  nguồn gốc cao quý của dân tộc, khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít, keo sơn giữa các đồng bào dân tộc. Mỗi chúng ta đều luôn tự hào vì mình là giống nòi con Rồng, cháu Tiên.Chuyện năm mươi người con theo mẹ lên rừng, năm mươi người con theo cha xuống biển phản ánh quá trình lập nghiệp, khai phá đất đai, chinh phục tự nhiên, xây dựng cơ đồ từ thuở xa xưa của người Việt. Trong đó, tất cả người Việt, từ non cao núi thẳm đến biển xa sông rộng, đều cùng một cội rễ chung, đoàn kết bên nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Cả câu chuyện là một bài ca tự hào về nguồn gốc cao quý và sự khẳng định cội nguồn thống nhất đã làm nên sức mạnh vững bền của dân tộc Việt Nam từ thuở cha ông bắt đầu lập nghiệp trên mảnh đất ven bờ biển Đông này.

 

26 tháng 12 2023

  “Lặng lẽ Sa Pa” là chuyện ngắn xoay quanh về nhân vật chính là một anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lý địa cầu. Vì vậy anh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn quanh năm mây mù bao phủ. Trong một lần anh gặp gỡ với ông họa sĩ và cô kĩ sư, họ cùng lên thăm chỗ anh ở. Anh giới thiệu với họ về công việc và cuộc sống hàng ngày của mình. Công việc anh đòi hỏi tinh thần trách nghiệm cao nên anh tự tạo cho mình cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần. Anh có một căn nhà ngăn nắp, ngọn gàng, có vườn rau, vườn hoa và có sách là bạn. Anh tặng vợ bác lái xe củ tam thất, tặng cô kĩ sư bó hoa, tặng ông họa sĩ một giỏ trứng. Ông họa sĩ già  ngưỡng mộ anh thanh niên nên đã phác họa một bức chân dung nhưng anh đã từ chối. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng hết lòng phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Sau một lúc nói chuyện họ chia tay. Song anh đã để lại những ấn tượng tốt trong lòng ông họa sĩ và cô kĩ sư, ông họa sĩ đã hứa sẽ có dịp quay trở lại thăm anh.​

7 tháng 10 2016

Nhiều dân tộc trên thế giới có truyền thuyết suy ngẫm và giải thích về nguồn gốc của dân tộc mình. Đấy là một trong những biểu hiện của tấm lòng “uống nước nhớ nguồn", “thờ kính tổ tiên". Dân tộc Việt Nam cũng vậy. Đã có một câu chuyện thật đẹp kể về nguồn gốc cao quý, trở thành niềm tự hào của người Việt Nam: Người Việt Nam ta là “con Rồng, cháu Tiên". Câu chuyện khẳng định: tổ tiên người Việt chính là Tiên, Rồng. Có một vị thần nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân, “sức khỏe vô địch", “nhiều phép lạ", giúp dân diệt trừ nhiều loài yêu quái hại dân lành, rồi dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. Đó là những công đức lớn lao mà Lạc Long Quân đã đem lại cho người Việt, những công đức đó chỉ có tâm lòng người Cha mới làm được cho con cháu của mình. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong các dinh chùa, miếu mạo ở Việt Nam ta, đều có hình ảnh con Rồng. Rồng trong tâm trí người Việt là tượng trưng cho sự cao quý, đẹp đẽ, đáng kính trụng, tôn thờ. Lạc Long Quân kết hôn với một vị tiên nữ là Âu Cư, “xinh đẹp tuyệt trần". Chúng ta là con cháu của những vị thần tiên khoẻ mạnh, nhiều phcp lạ, nhiều tài năng ấy. Tại sao người Việt lại chọn hai vị thần này? Điều đó có lẽ không phải là ngẫu nhiên. Rồng như tinh hoa của đất trời kết tụ ở “vùng nước thẳm", còn tiên là người tập hựp được mọi vỏ đẹp của “chốn non cao". Núi và biển, giang và sơn, nước và non, chẳng phải là tất cả thế giới rồi hay sao? Sự hòa hựp tuyệt diệu ấy sẽ làm nảy sinh những điều kì lạ. Đó là một trăm người con trai! Một lực lưựng đủ chinh phục một “giang sơn rộng lân". “Bọc trăm trứng" là hình ảnh độc đáo nhân mạnh sự cùng chung một huyết thống, chung một lòng mẹ, cùng chung hưởng trí tuệ và sức mạnh người cha của dân tộc Việt Nam.  Những người con trai đó, “hồng hào", “đẹp đẽ", “tự lân lên như thối", “mặt mũi khôi ngô" là sự khẳng định dòng máu thần tiên cũng như khẳng định những phẩm chất đẹp đẽ về dáng vóc cơ thể cũng như trí tuệ của con người Việt Nam. Khi Lạc Long Quân trở về thủy cung, Âu Cơ lại một mình “nuôi đùn con nhỏ", “tháng ngày chờ mong". Đó chính là hình ảnh muôn đời của tấm lòng Mẹ. Chuyện năm mươi người con theo mẹ lên rừng, năm mươi người con theo cha xuống biển phản ánh quá trình lập nghiệp, khai phá đất đai, chinh phục tự nhiên, xây dựng cơ đồ từ thuở xa xưa của người Việt. Trong đó, tất cả người Việt, từ non cao núi thẳm đến biển xa sông rộng, đều cùng một cội rễ chung, đoàn kết bên nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Cả câu chuyện là một bài ca tự hào về nguồn gốc cao quý và sự khẳng định cội nguồn thống nhất đã làm nên sức mạnh vững bền của dân tộc Việt Nam từ thuở cha ông bắt đầu lập nghiệp trên mảnh đất ven bờ biển Đông này

7 tháng 10 2016

Gạch dưới từ láy giúp mk vs nha