Nhà văn Hoài Thanh cho rằng:" Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có". Qua văn bản "Bầy chim chìa vôi" em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn chương là tài sản cao quý, văn chương tác động mãnh liệt đến người đọc làm phong phú và sâu sắc thêm cho thế giới tình cảm của họ. Có nhà phê bình văn học đã từng nói rằng : ''Một trong những “mãnh lực” của văn chương là “luyện những tình cảm ta sẵn có''. Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Những bài học và những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra có thể với một số người là nó bắt đầu từ cuộc sống. Nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu ''sách là người bạn lớn''. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lí ở đời.
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy hòa quyện và như hình với bóng. Cuộc sống là tài liệu của văn chương, còn văn chương thì làm đẹp, làm ra tấm lòng con người. Nhưng tấm lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nó là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.
- Giải thích:
+ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: văn chương có khả năng rung động, khơi gợi những xúc cảm bên trong con người như nỗi buồn, niềm vui, sự đồng cảm,…
+ Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: văn chương diễn tả sâu sắc những tình cảm của con người, khiến những tình cảm sẵn có trong ta trở nên rõ ràng hơn, sắc nét hơn, phong phú hơn.
- Chứng minh qua Làng và Lão Hạc:
+ Biết yêu thương con người, đặc biệt nhắc nhở tình yêu thương, sự đồng cảm ngay cả khi chính mình cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Nam Cao đặt nhân vật vào ranh giới giữa cái thiện với cái ác rất mong manh để làm quan tòa cho tâm hồn của nhân vật, cuối cùng vẫn hướng đến phần người trong con người. (Chứng minh qua lão Hạc và ông giáo)
+ Tình yêu nước: yêu làng quê làm nên tình yêu đất nước. Tình yêu nước tuyệt đối để không chấp nhận bất kì điều gì dù đã gắn bó nếu phản bội Bác Hồ, Tổ quốc, nhân dân.
Con làm sáng tỏ qua những ý trên nhé. Chứng minh qua từng tác phẩm hoặc ở mỗi tác phẩm chia thành hai ý: - gây cho ta những tình cảm ta không có. - luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
Tham khảo:
Văn chương là 1 vẻ đẹp, một sự tươi sáng và là phép màu của tự nhiên ban tặng cho cuộc sống của chúng ta. Văn chương đem lại cho bạn đọc nhung cảm xúc mới lạ như: lòng biết ơn, sự đồng cảm, đức tính hi sinh cao cả,... ngoài việc cho ta những tình cảm mới, văn chương còn luyện cho ta những tinh cảm ta sẵn có. Khi đọc văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" chắc hẳn ai cũng sẽ đồng cảm xót xa cho 2 anh em Thành và Thủy khi bị xa nhau vì cuộc hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ. Hoặc Khi đọc một mẩu truyện vui nào đó thì mọi người cũng sẽ có những phút giây thư giãn đầy bổ ích vì những tiếng cười và niềm vui mà trong truyện mang lại. Vậy chẳng phải những tác phẩm, những mẩu truyện là văn chương đã gâ cho ta những tình cảm ta không có sao? Rồi cũng cính cái phép màu mang tên văn chương ấy cũng đã tôi luyện, vun đắp những tình cảm mà ta sẵn có. "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có", từ gây ở đây còn chỉ sự tiêu cực. Nếu chúng ta đọc những sách báo không phù hợp với lứa tuổi thì nó sẽ làm cho con người sa lầy vào những điều không tốt và phai mờ giá trị thật sự tốt đẹp của văn chương. Vì vậy chúng ta phải góp phần vào việc xây dựng hình ảnh văn chương ngày một tốt đẹp hơn.
sai đề rồi nha em, đề là văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê'' mà, em xem lại nhé!!!
Tham khảo
Văn chương chính là những kiệt tác nghệ thuật độc đáo. Văn chương giúp con người cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp cuộc sống xung quanh nghĩa là văn chương sẽ trao dồi cho ta thêm về những vẻ đẹp mà thường ngày ta không thể thấy được. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng có nghĩa là văn chương vẽ lên những hình ảnh mà chúng ta không thể thấy trong đời thường. Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: tạo ra một sự sống, ý chí nghị lực cho những mãnh đời nghèo khổ. Ngoài ra, theo quan điểm của tác giả Hoài Thanh: '' Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có'', một quan điểm khá ý nghĩa và rộng về nội dung. Văn chương gây cho ta những tình cảm không có nghĩa là văn chương bổ sung cho ta thêm những tình cảm mà trước đó ta không có. Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có nghĩa là văn chương sẽ bồi đắp thêm về cái ấn tượng, cảm xúc mà ta từng có, làm cho thứ tình cảm ấy trở nên độc đáo, ý nghĩa hơn.