K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Tú Xương là một gương mặt thơ nổi bật với những cách tân mới mẻ. Cùng với hai mảng đề tài về xã hội Nam Định buổi giao thời và cảnh đời tư thì thực trạng thi cử cũng là đề tài mà ông quan tâm phản ánh. Ông đã để lại 13 bài thơ và phú về vấn đề “thi cử”, trong đó nổi bật là bài thơ “Vịnh khoa thi Hương”. Tác phẩm được làm thao thể thơ thất ngôn bát cú đã thể hiện rõ thực trạng xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam đang dần mục nát lúc bấy giờ, đồng thời thể hiện tiếng cười trào phúng chua chát, sâu cay của tác giả.

Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà”.

Hai câu thơ tuy đơn giản nhưng đã khéo léo giới thiệu được đặc điểm của kì thi Hương lần này. Đặc điểm thứ nhất là cứ ba năm, "nhà nước" mở một kì thi như thế. Đó là quy định bình thường của lệ thi cử. Đặc điểm thứ hai đã làm cho cái bình thường đó trở nên hơi bất thường: trường Nam Định thi lẫn với trường Hà Nội. Đời nhà Nguyễn, toàn Bắc Kì có hai địa điểm thi Hương, đó là Nam Định và Hà Nội. Năm Đinh Dậu 1897, vì sợ các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta nên thực dân Pháp không cho tổ chức thi ở Hà Nội nữa, nên chính quyền nhà Nguyễn cho dồn tất cả vùng Nam Định. Chữ "lẫn" diễn tả khéo cái tính chất hỗn tạp, láo nháo, không còn thể thống gì.

Tính chất tạp nhạp, lôi thôi của thi cử lập tức hiện ra trước mắt người đọc khi bước sang hai câu thực:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

Một khung cảnh thật là tạp nham, thật là nhốn nháo. Nào là sĩ tử đi thi, nào là quan lại coi thi cứ nhốn nháo hết cả lên, chẳng có quy cách của một kì thi hương quan trọng của triều đình. Hai nhân vật chính trong kì thi được bộc lộ, khắc họa thật rõ nét. Đồng thời cũng cho người đọc chúng ta thấy được cái tính cách, quy cách của trường thi năm nay thật khác biệt so với thời xưa. "Sĩ tử" là những người đi thi, đáng ra phải trông thật nho nhã, trang trọng, vậy mà ở đây toàn thấy là sự luộm thuộm, lôi thôi với bao nhiêu chai với lọ, thật nhếch nhác quá đỗi. Tú Xương đã cố ý đảo chữ "lôi thôi" lên đầu câu để nhấn mạnh cái sự nhếch nhác của các sĩ tử trong mùa thi hương lần này. Hình ảnh cái "lọ" - vốn được cho là đựng mực, đựng nước uống của sĩ tử, nhưng lại "đeo" trên vai. Nghe sao có vẻ mỉa mai đến thế. Cái hình ảnh ấy như đang gợi lên sự xiêu vẹo, sự đổ gãy, lếch thếch của những kẻ sau này vốn sẽ trở thành những trụ cột tương lai của đất nước. Và hơn thế, ông cũng muốn nhấn rằng những kẻ "vai đeo lọ" kia là những kẻ sĩ, những kẻ có tri thức trong xã hội mà lại không thể giữ cho mình cái phong thái mang danh kẻ sĩ ấy.

Không chỉ vậy, Tú Xương cũng nhấn mạnh thật kĩ hình ảnh của lũ "quan trường" - quan coi thi ở trường thi. Ông cũng đã tìm ra cho chúng một từ ngữ thật xứng đáng "ậm ọe".

"Ậm ọe quan trường miệng thét loa"

Nếu như lũ sĩ tử "lôi thôi", nhếch nhác bao nhiêu thì lũ quan trường lại "ậm ọe", lố lăng bấy nhiêu. Quả đúng là một từ ngữ sáng tạo xứng danh cái tên Tú Xương. Cái âm thanh "ậm ọe" ấy chỉ là những thanh âm ú ớ, không rõ tiếng rõ lời, nhưng lại được gân lên bằng sự la lối của đám quan lại trường thi. Nó cũng miêu tả cái sự phách lối, giáo điều, ra vẻ của đám quan trường ấy. Tú Xương đã đóng vai một nhà nhiếp ảnh để thu lại những hình ảnh chân thực nhất ở trường thi năm ấy bởi  không chỉ đám sĩ tử mất đi cái phong thái của một kẻ sĩ học chữ Nho mà đám quan lại cũng mất đi sự tôn kính, trang nghiêm của một kì thi lớn của đất nước.

Tất cả hiện lên song song trong hai câu bình đối làm nổi bật cảnh tượng hết sức khôi hài của một trường thi. Và cảnh tượng ấy nói lên với ta bao nhiêu ý nghĩ về cái xã hội hỗn tạp, nhố nhăng trong buổi đầu của chế độ thực dân và phong kiến Việt Nam, mà triều đình nhà Nguyễn chỉ còn là cái bóng mờ thảm hại đến buồn cười.

Tư tưởng đó bộc lộ rõ hơn nữa trong hai câu luận tiếp theo:

“Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra.”

Vẫn trung thành với lối tả thực, Tú Xương tiếp tục vẽ lại bức tranh trường thi khi mà nó được viếng thăm bởi tên Toàn quyền người Pháp cùng vợ của hắn. Vì vậy, tả kì thi này mà thiếu cái chi tiết ấy thì là thiếu tất cả. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà một người làm thơ sành sõi như Tú Xương lại đem hình ảnh này đặt vào cặp luận của bài thơ. Nếu hai câu luận có vị trí chủ chốt trong bài thơ, thì hình ảnh của "ông Tây mụ đầm" ở đây là một phản ánh đúng bản chất xã hội Việt Nam lúc bấy giờ: xã hội nô lệ, mà người nắm thực quyền là thực dân. Hình ảnh "lọng cắm rợp trời” cho thấy cảnh tiếp đón dành cho Tây thật là long trọng, thật là kính cẩn. Không chỉ vậy, quan Tây bà đầm còn được miêu tả là được ngồi lên vị trí cao nhất của trường thi. Tú Xương đang ám chỉ điều gì? Phải chăng là cảnh nước mất nhà tan đã diễn ra ngay trước mắt?

Thế nhưng, phải thật tinh tế mới nhận ra, Tú Xương đã dùng thơ Đường làm vũ khí để mỉa mai thật sắc bén, để bày tỏ thái độ của mình đối với lũ cướp nước kia.

Sử dụng nghệ thuật thơ đối xứng, Tú Xương đặt cái "váy" của bà đầm và cái "lọng" của ông quan Tây được đặt ngang bằng, ghép hai hình ảnh đó lại, người ta thấy đó là mỉa mai đầy châm biếm, câu thơ như "chửi thẳng" vào mặt viên quan sứ người Tây kia. Không chỉ thế, tác giả đã dùng từ "quan sứ" để nói về ông quan tây nhưng lại dùng từ "mụ đầm" khi nói về vợ của ông ta, đây chẳng phải là một sự khinh bỉ, một sự "chơi xỏ" mà Tú Xương dành cho viên Toàn quyền Pháp kia hay sao? Bởi ai cũng biết, từ "mụ" để chỉ những hạng đàn bà không ra gì, gọi vợ của "quan sứ" là "mụ" thì khác gì nói ông "quan sứ" kia chỉ là "thằng" mà thôi sao? Quả thật, cái chửi của Tú Xương sâu cay và thâm thúy đến nhường nào!

Thế mới thấy, thơ Tú Xương không chỉ miêu tả cái hiện thực lạnh lùng, tàn khốc mà còn lồng cả vào đó tiếng cười sâu cay, đắng ngọt, phơi bày trong đó cái tâm của một kẻ sĩ yêu nước, đau lòng vì nước mất nhà tan nhưng vì lực yếu sức mỏng mà đành dùng lời văn làm vũ khí cho mình.

Để đến cuối cùng, cái cười kia chẳng thể át nổi niềm đau xót trong tâm của ông, nó bật ra thành tiếng:

"Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà".

"Đất Bắc" vốn là từ chỉ Hà Nội, là nơi hội tụ của ngàn năm kinh đô, là nơi của bậc đế vương ngự trị, nơi của anh tài khắp đất nước hội tụ về đây. Lời thơ như một tiếng than đau xót vô vàn của Tú Xương khi mắt phải nhìn thấy đất nước đang dần rơi vào tay giặc. Ông đang nói với chính mình hay là đang kêu gọi ai, ai còn nghĩ tới nỗi nhục mất nước, ai còn tự hào với dân tộc bốn ngàn năm lịch sử này chăng? Đọc câu thơ mà ta thấy sự xót xa, đau xót của tác giả trước tình cảnh của đất nước. "Nhân tài" ở đây chỉ ai, nó chỉ là một từ phiếm chỉ, là những kẻ đã từng một lần mơ ước được bước qua cánh cửa thi hương này, hay là những kẻ đã từng đặt chân đến đây hãy nhìn xem "cảnh nước nhà"?

Ở đây, Tú Xương không quyết liệt thể hiện tư tưởng kêu gọi mọi người chung tay dẹp loạn như trong thơ Nguyễn Đình Chiểu:

"Hỡi trang dẹp loạn rày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này?"

Đối với hai tâm trạng, ta thấy có chỗ khác nhau mặc dù mỗi người để bộc lộ nỗi đau xót của mình trước cảnh nước mất nhà tan.

Ở Nguyễn Đình Chiểu, lời kêu gọi của ông nhắm tới những người "dẹp loạn". Điều đó đã bộc lộ ý thức đánh giặc, và quyết tâm "dẹp loạn" của nhà thơ ca ngợi và chủ xướng quan niệm "Anh hùng thà thác chẳng đầu Tây".

Ở Trần Tế Xương, lời kêu gọi của ông không thể hiện một tư tưởng quyết liệt như vậy. Nó chỉ gợi lên một nỗi nhục mất nước đang sờ sờ trước mắt mà có người còn không thấy, có kẻ còn làm ngơ, quay mặt đi như vậy, nên Tú Xương mới kêu gọi "ngoảnh cổ mà trông". Ngoảnh cổ là một từ rất bạo của Tú Xương. Chữ "ngoảnh cổ" của Tú Xương rất hình ảnh và biểu cảm, loại hình ảnh biếm họa của truyện cười. Cho nên không phải đến hai câu kết, cái cười của Tú Xương chợt tắt để nhường chỗ cho nỗi đau của ông. Mà ngay ở trong cái cười ấy, và vẫn cái cười sâu cay ấy, tiếng lòng của ông bật ra như một giọt nước mắt rơi xuống bất ngờ.

Bài thơ "Vịnh khoa thi Hương" của Tú Xương viết bằng thể thơ Đường thất ngôn bát cú. Với tài hoa, cùng nghệ thuật châm biếm sâu cay, ông đã dựng lên bức tranh về trường thi Hương những năm cuối triều Nguyễn với sự nhốn nháo, lố lăng của lũ quan trường, sự nhếch nhác của đám sĩ tử. Đồng thời, qua đó, ông cũng muốn vẽ lên cái hiện thực về xã hội phong kiến nửa thực dân bằng cái nhìn đầy mỉa mai của mình và gửi vào trong đó, tâm tư của một kẻ sĩ yêu nước trước tình cảnh của đất nước. Vì vậy, không có gì là khó hiểu khi có người cho rằng "thơ Tú Xương” đi bằng cả hai chân: Hiện thực và trữ tình, mà cái chân hiện thực ở người Tú Xương chỉ là một cẳng chân trái (Nguyễn Tuân). Trên đôi chân đó, mà cái chân trữ tình là chủ yếu qua bài thơ "Vịnh khoa thi Hương", Tú Xương đã vẽ lại cái cảnh trường thi nhỏ thôi mà bộc lộ được bản chất của cả xã hội Việt Nam.

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

    Không biết đã từng có, sẽ còn có bao nhiêu bài viết về Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải? Vậy điều gì đã làm nên sức sống lâu bền cho bài thơ? Mỗi người sẽ có một cách lý giải không hoàn toàn giống nhau, nhưng chắc chắn sẽ gặp nhau ở một điểm chung cơ bản là: chính sự chân thành, giản dị của cảm xúc đã làm nên sức sống cho tác phẩm này!

     Trước hết cần phải khẳng định rằng, Thanh Hải hoàn toàn có quyền tự hào về cái “tôi” đã sống hết “công suất” từ tuổi 17 đến tuổi 50 của mình. Thông thường, khi con người biết chắc chắn rằng, mình đang sống trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời thì bao giờ người ta cũng tự soát xét lại nhân cách của mình một cách nghiêm khắc nhất. Vì thế, lúc nằm trên giường bệnh, Thanh Hải mới thấm thía nỗi cô đơn, bất lực của một cá nhân khi đang dần dần bị tách ra khỏi cộng đồng, một con người đang bị tước dần quyền làm việc. Chính tình cảm bị nén chặt đã bùng nổ thành khát vọng, thành bệ phóng cho sự sáng tạo. Nếu bản chất của sự sáng tạo là sự bất tử thì đây chính là khoảnh khắc thăng hoa tất cả những gì mà Thanh Hải đã chiêm nghiệm để viết thành bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Và khổ thơ đầu đã xuất hiện thật tự nhiên:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

     Khi Thanh Hải viết “Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc” thì đây không chỉ là ngoại cảnh hay tâm cảnh, mà còn mang dáng dấp của một triết lí sống và sự bất tử. Dòng sông xanh vừa là chính nó và cũng vừa là một hình tượng về thời gian. Đó là dòng chảy vô thủy vô chung, vô tận và lạnh lùng của thời gian. Nó vừa là tác nhân tạo dựng, nâng niu “Một bông hoa tím biếc”, đồng thời cũng là một tác nhân bào mòn, hủy diệt tất cả. “Bông hoa tím biếc” đang hiện hữu kia sẽ trở thành hòai niệm để ngày mai sẽ có một bông hoa khác, cùng loài. Dòng sông thì vĩnh cửu, còn bông hoa dù có rực rỡ đến đâu chăng nữa thì cuối cùng cũng trở thành dĩ vãng. Cũng như mỗi đời người, dù có chói sáng đến đâu chăng nữa, rốt cuộc vẫn phải ra đi theo quy luật sinh tử của muôn đời.

     Thông qua các hình tượng nghệ thuật, chúng ta có thể cảm nhận được ý nghĩa đích thực của cuộc sống, ngay trong mạch cảm xúc buồn nhớ mênh mông, trong tâm tưởng của ông vẫn vang lên những âm thanh reo vui của cuộc sống: “Ơi con chim chiền chiện / Hót chi mà vang trời”. Tiếng chim hót là âm thanh của tự nhiên nhưng nó đã cộng hưởng với tiếng reo vui trong tâm hồn của nhà thơ, đó là tiếng reo vui của niềm tự hào về cái “tôi” trọn vẹn và thanh thản. Một bông hoa có thể sẽ tàn nhưng vẻ đẹp của nó thì vẫn còn ám ảnh lâu bền trong tâm trí con người. Một con người có thể sẽ phải ra đi vĩnh viễn, nhưng những đóng góp có giá trị về tinh thần của con người ấy thì có thể sẽ còn mãi với thời gian. Với niềm tự hào chân thành ấy, nhà thơ dường như đã bứt hẳn ra khỏi tâm trạng man mác hư vô để hòa mình vào không khí rộn rã, náo nức của mùa xuân; để cảm nhận và thâu nhận được cái “hồn vía” tưởng như rất vô hình của không gian và thời gian đang thấm đẫm sắc xuân, hương xuân: “Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng”. Chúng ta đã từng bất lực trước một “tiếng huyền” trong “Thơ duyên” của Xuân Diệu, một “vị xa xăm” trong “Quê hương” của Tế Hanh, nay có lẽ cũng sẽ bất lực trước “Từng giọt long lanh rơi” của Thanh Hải? Bất lực vì không thể giải thích một cách tường minh xem “tiếng huyền” là tiếng gì, “vị xa xăm” là vị gì và “từng giọt” là giọt gì, nhưng vẫn có thể cảm nhận bằng linh giác, bằng trí tưởng tượng...về cái hay, về vẻ đẹp và sự độc đáo của các hình tượng đa nghĩa này. Nếu “tiếng huyền” là những âm thanh xao xuyến ngân vang trong tâm hồn để trở thành âm hưởng chủ đạo cho “một cõi yêu đương”, “vị xa xăm” là hoài niệm về một thời thăm thẳm thì “từng giọt” có thể là những niềm vui lớn có khả năng làm hồi sinh lòng ham sống của một con người đang ý thức rất sâu sắc về cái chết không sao cưỡng nổi đang đến với mình từ từ, lạnh lùng và tàn nhẫn! Hiểu như thế chúng ta mới có thể đồng cảm và xúc động trước một hành động tha thiết hướng tới sự sống của nhà thơ: “Tôi đưa tay tôi hứng”!

     Từ hành động tha thiết hướng tới sự sống ấy, tác giả đã tái hiện cuộc sống lao động và chiến đấu sôi nổi, háo hức mà mình từng gắn bó suốt đời:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

     Đây là niềm vui được bắt nguồn từ niềm tin sắt đá vào tương lai của đất nước:

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

     Đất nước hình thành, tồn tại và phát triển trong chiều dài của “bốn ngàn năm” lịch sử và chiều sâu của những nghĩ suy trăn trở để tỏa sáng “như vì sao” trong kí ức của mỗi con dân đất Việt. Chính “vì sao” ấy là vầng hào quang của quá khứ và cũng là điểm tựa tinh thần cho hiện tại. Như mọi công dân chân chính khác, trong cái “Vất vả và gian lao” của đất nước, tác giả cũng có phần đóng góp công sức nhỏ bé của mình, đó là phần đóng góp tự nguyện như một lẽ sống:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

     Cái “tôi” của nhà thơ như một dòng suối nhỏ khiêm nhường đã hòa vào cái “ta” của “dòng sông xanh” trên quê hương, đất nước mình. Từ vị thế của cái “ta, chúng ta”, tức là vị thế của người trong cuộc, nhà thơ đã chân thành tâm sự với bạn bè, đồng chí của mình về một lẽ sống thật giản dị.

     Bài thơ ra đời vào tháng 11 năm 1980, đó là một năm trong thập kỷ (1976 – 1986) khi đất nước ta đang phải đối mặt với những khó khăn đặc biệt gay gắt. Làm sao Thanh Hải lại không buồn về những điều đó? Nguyễn Duy “giật mình” trước “đột ngột vầng trăng tròn” thi Thanh Hải chắc cũng giật mình khi chợt nghe tiếng chim hót, bông hoa nở...thì đã, đang và sẽ mãi mãi tồn tại; đó là những giá trị vĩnh cửu; đó là cái đẹp vĩnh cửu...Thế còn cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người? Trong quan hệ giữa cái “tôi” với cái “ta”? Liệu có vĩnh cửu không? Thanh Hải không trả lời trực tiếp câu hỏi này mà thay vào đó bằng một lời nhắn nhủ. Ông đã nhắn nhủ điều gì? “Ta làm con chim hót / Ta làm một nhành hoa / Ta nhập vào hòa ca / Một nốt trầm xao xuyến”. Làm con chim thì phải có tiếng hót riêng. Làm bông hoa thì phải có hương sắc riêng. Nhưng những cái riêng ấy chỉ được xác lập giá trị trong quan hệ với cái chung, tức là với những cá thể cùng loài xung quanh. Không thể và cũng không nên so sánh giữa tiếng hót của con chim với hương sắc của bông hoa, cái nào có ích hơn, cái nào quan trong hơn?...Mỗi người cũng vậy, có một giá trị riêng không thể so sánh. Vì thế trong bản “hòa ca” đoàn kết, nên có người ở vị trí khiêm tốn như một “nốt trầm”. Nhưng một “nốt trầm” ấy phải có bản sắc riêng của mình như tiếng hót riêng của mỗi con chim và hương sắc riêng của mỗi bông hoa bởi đó là bản “hòa ca” có “nhạc luật” chứ đâu phải là “hòa tan”: một cách vô vị, nhạt nhẽo?

     Nếu mùa xuân của đất nước là một mùa xuân lớn thì mùa xuân lớn lại được kết dệt bởi muôn vàn những mùa xuân nhỏ khác, đó là mùa xuân của mỗi đời người:

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

     Mỗi đời người lại giống như một dòng suối nhỏ lặng lẽ góp nước cho một dòng sông lớn để dòng sông lớn ấy góp nước cho đại dương. Cái sự “góp nhặt” ấy cứ lặp đi lặp lại tới muôn đời, cho dù là có tự giác hay không tự giác thì nó vẫn cứ diễn ra như vậy, không thể nào khác! Điều quan trọng là ở chỗ sự “góp nhặt” ấy phải kiên trì, bền bỉ trong mọi hoàn cảnh thăng trầm của cuộc đời để cuối cùng nó vượt lên hoàn cảnh như một đức hi sinh cao cả: “Dù là tuổi hai mươi / Dù là khi tóc bạc”. Đó chính là phẩm chất cao quý của ý thức tự nguyện hi sinh cái “tôi” cho cái “ta” bao la của mùa xuân đất nước:

Mùa xuân – ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế.

     Mùa xuân đẹp quá khiến ta bất giác cất lên lời. Tất cả đều xao xuyến, bồi hồi trong giai điệu buồn của câu “Nam ai” và chất trữ tình của câu “Nam bình”; trong “nhịp phách tiền” rất đỗi thân quen nhưng dường như bỗng trở nên da diết như một lời chào tiễn biệt? Trong cái mênh mông của “Nước non ngàn dặm”, nơi nào mà chẳng thấm đẫm tình bạn, tình người và tình yêu? Nơi nào mà ta chăng lưu luyến, bâng khuâng? Vì thế mà nỗi nhớ nhung cũng mênh mông không bến bờ! Giờ đây, nằm trên giường bệnh, ta dường như đang trôi trong vầng hào quang của hoài niệm...Cuộc đời ồn ào náo động xa dần, mơ hồ, văng vẳng... nhưng dường như càng xa nó càng trở nên cồn cào hơn, tha thiết hơn!

25 tháng 1 2021

Tham khảo:

   Cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kì đã để lại bao đau thương, mất mát cho dân tộc Việt Nam. Đã có biết bao tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh khốc liệt ấy để ca ngợi tình người trong chiến tranh đồng thời phơi bày những giá trị hiện thực. Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng cũng là một tác phẩm như vậy. Là một nhà văn quê ở miền Tây Nam Bộ, hầu như ông chỉ viết về cuộc sống và con người của quê hương trong chiến tranh và sau hoà bình. Truyện ngắn này ra đời trong hoàn cảnh đạn bom ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người, cụ thể là tình cha con sâu sắc của người chiến sĩ cách mạng.

    Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc đứa con gái đầu lòng mới một tuổi. Mãi đến khi nó lên tám tuổi, anh mới có dịp về thăm nhà. Con bé không nhận anh Sáu là cha vì vết sẹo trên mặt khiến anh không giống trong bức ảnh chụp cùng với vợ mà bé Thu đã được má cho xem. Đến lúc bé Thu nhận ra cha thì cũng là lúc anh Sáu phải ra đi. Tình cha con thiêng liêng trỗi dậy mãnh liệt trong em khiến cho mọi người xúc động. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương vào việc làm một chiếc lược bằng ngà để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn của giặc, anh Sáu bị thương nặng. Trước lúc nhắm mắt, anh còn kịp trao cây lược ngà cho người bạn, với ý nhờ mang về quê trao tận tay con gái của mình.

   Tình cha con sâu sắc được tác giả thể hiện qua hai tình huống: Tình huống thứ nhất là cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách. Thu đối xử với cha như đối với người xa lạ. Đến lúc em nhận ra và ôm riết lấy cha, thể hiện tình cảm mãnh liệt thì anh Sáu lại phải ra đi làm nhiệm vụ.

   Tình huống thứ hai là ở khu căn cứ, anh Sáu dồn tất cả tình yêu thương, mong nhớ con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng anh đã hi sinh và không kịp trao món quà ấy cho con gái. Tình huống này thể hiện tình cảm sâu nặng của người cha đối với con.

    Sau nhiều năm xa cách, anh Sáu chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ luôn mang bên người. Đến lúc được về thăm nhà, bao nỗi nhớ thương chất chứa từ lâu nên anh Sáu không kìm được niềm vui khi nhìn thấy bé Thu: Cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh. "Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi, tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cập lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với. Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to: Thu! Con!"

   Nhưng thật trớ trêu, đáp lại tình cảm nồng nàn của người cha, bé Thu lại tỏ ra sợ hãi và ngờ vực. Anh Sáu càng muốn gần con để vỗ về yêu thương thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa lánh.

  Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần gặp cha đầu tiên được tác giả miêu tả ở hai thời điểm trước và sau khi nhận ra cha. Tâm lí và thái độ của bé Thu được tác giả thuật lại rất sinh động qua hàng loạt các chi tiết vừa cảm động, vừa buồn cười: Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Lần đầu tiên nhìn thấy người đàn ông lạ, lại xưng là ba, con bé hết sức ngạc nhiên và sợ hãi, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má ! Má !"

   Khi má bảo gọi cha vào ăn cơm, nó nhất quyết không chịu. Má ép quá, bé Thu chỉ gọi trống không: Vô ăn cơm! Kể cả lúc má đi vắng, nó lâm vào thế bí, muốn nhờ anh Sáu chắt bớt nước nồi cơm đang sôi mà cũng vẫn nói trổng, nhất định không gọi là cha. Anh Sáu lặng im xem nó làm cách nào. Bé Thu lấy vá (muôi) múc nước ra, vừa múc vừa lầu bầu tức giận. Bữa cơm, anh Sáu âu yếm gắp cho con cái trứng cá vàng ươm. Bé Thu bất ngờ lấy đũa hất rơi xuống đất. Anh Sáu không nén được tức giận, đánh con một cái vào mông. Bé "lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm" bỏ ăn, chèo xuồng về nhà bà ngoại bên kia sông. Lúc cởi dây xuồng, nó còn cố ý khua dây xích kêu rộn ràng để tỏ ý bất bình.

    Sự ương ngạnh của bé Thu đúng là tâm lí và tính cách trẻ nhỏ nên không đáng trách. Trong hoàn cảnh chiến tranh, Thu còn quả nhỏ nên không thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le. Phản ứng rất tự nhiên chứng tỏ bé Thu có cả tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc và chân thật. Bé chỉ yêu khi tin chắc người đó đúng là ba của mình. Trong thái độ cứng đầu của bé ẩn chứa cả sự kiêu hãnh dành cho người cha thân yêu - tức là người đàn ông điển trai trong tấm hình chụp chung với má.

 Khi đã nhận ra cha, cảm xúc và hành động của bé Thu biểu hiện thật mãnh liệt, khác hẳn lúc trước. Ba ngày nghỉ phép đã hết. Trước lúc lên đường, anh Sáu đang bịn rịn chia tay thì bất chợt bé Thu cất tiếng gọi ba và tiếng kêu như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa... Hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.

  Điều gì đã dẫn đến sự thay đổi đột ngột trong thái độ cùa bé Thu? Thì ra khi bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết sẹo làm thay đổi vẻ mặt của cha là do giặc Pháp bắn bị thương. Sự nghi ngờ đã được giải toả và bé Thu ân hận, hối tiếc về cung cách cư xử lạnh nhạt của mình đối với cha: Nghe bà kể, nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn.

  Vì thế, trong phút chia tay, tình yêu và nỗi mong nhớ đối với người cha xa cách bấy lâu đã bùng ra thật mạnh mẽ khiến bé Thu bối rối, cuống quýt. Chứng kiến cảnh ngộ éo le của cha con anh Sáu, nhiều người không cầm được nước mắt. Lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu những hi sinh mà bạn mình phải chịu đựng khiến cho bác Ba tức người kể chuyện - thật sự xúc động. Diễn biến câu chuyện được trần thuật theo lời bác Ba, người bạn thân thiết của anh Sáu. Bác Ba đã chứng kiến tận mắt cảnh ngộ éo le của cha con anh Sáu và trong lòng bác dâng lên một nỗi xót xa. Bác bỗng thấy khó thở như có bàn tay nắm lấy trái tim.

  Qua việc miêu tả diễn biến tâm lí, ngôn ngữ và hành động của bé Thu, tác giả đã làm nổi rõ một số nét trong tính cách nhân vật. Tình cảm cha con của bé Thu thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. Cá tính của bé Thu cứng cỏi đến mức ương ngạnh, nhưng thực ra Thu rất hồn nhiên, ngây thơ. Tác giả tỏ ra am hiểu và diễn tả rất sinh động tình cảm trẻ thơ trong sáng.

  Tình cảm cha con sâu nặng đã được tác giả thể hiện phần nào trong chuyến anh Sáu về phép thăm nhà và được miêu tả kĩ lưỡng hơn khi anh Sáu vào căn cứ kháng chiến trong rừng sâu.

 Sau khi chia tay với gia đình, nỗi day dứt, ân hận ám ảnh anh Sáu suốt nhiều ngày là việc anh đã lỡ tay đánh con. Lời dặn tha thiết của đứa con: Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!", đã thôi thúc anh nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà nhỏ xinh dành tặng con gái.

  Kiếm được một khúc ngà voi nhỏ, anh Sáu mừng rỡ vô cùng. Anh dành hết tâm trí vào việc làm cây lược: Anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba".

   Chiếc lược ngà đã thành một kỉ vật quý giá, thiêng liêng đối với anh Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận, dằn vặt bấy lâu và ấp ủ bao nhiêu tình cảm nhớ thương, mong đợi của người cha đối với đứa con xa cách. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Nhưng rồi một tình cảnh đau thương lại đến với cha con anh Sáu. Anh đã hi sinh khi chưa kịp trao tận tay đứa con gái chiếc lược ngà. Những lời kể lại của bác Ba, người trong cuộc, đã làm nổi bật giá trị thiêng liêng bền vững của tình cha con và tình đồng chí của những chiến sĩ cách mạng.

  Truyện Chiếc lược ngà có những đặc điểm khá tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng. Cốt truyện hấp dẫn, xoay quanh những tình huống bất ngờ nhưng vẫn tự nhiên, hợp lí. Giọng kể mộc mạc, tự nhiên. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ và đậm màu sắc Nam Bộ. Đặc sắc của truyện ngắn này còn thể hiện ở ngòi bút miêu tả tâm lí, đặc biệt là tâm lí trẻ em rất tinh tế và chính xác. Điều đó thể hiện sự nhạy cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn với con người và cuộc đời.

  Một điểm đáng chú ý nữa và cũng là điều góp phần tạo nên thành công của truyện ngắn này là việc lựa chọn nhân vật kể chuyện. Người kể chuyện trong vai một người bạn chiến đấu thân thiết của anh Sáu không chỉ chứng kiến và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật. Qua những quan sát và cảm xúc của người kể, các chi tiết, sự việc và nhân vật trong truyện đều được phản ánh chân thực, khắc hoạ rõ nét, góp phần nêu bật nội dung tư tưởng của tác phẩm.

    Truyện Chiếc lược ngà đã diễn tả một cách xúc động tình cảm thắm thiết, sâu nặng của cha con anh Sáu. Trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, tình cảm thiêng liêng ấy càng cao đẹp và ngời sáng. Câu chuyện không chỉ nói lên tình cha con thiêng liêng mà còn gợi cho người đọc suy ngẫm và thấm thía những éo le, đau thương, mất mát mà chiến tranh mang đến cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình. Vì vậy mà ý nghĩa tố cáo, lên án chiến tranh xâm lược của truyện khá sâu sắc.

25 tháng 1 2021

tham khảo nekbanhqua

Những gian khổ, gian nan,tất cả những j họ đã trải qua ta đều có một sự thương cảm mà còn chứa đựng niềm tự hào dành cho họ mà cũng là cho chính quê hương anh hùng ta. tiêu biểu của tình cảm ấy là t phẩm Chiếc lược ngà của NQS tuy chỉ là một tác phẩm đơn thuần nhưng lại mang rất nhiều tâm trạng cảm xúc của người đọc, lúc cao trào lứ lại trĩu xuống.

Anh Sáu đi kháng chiến khi bé thu còn rất nhỏ, hai người chưa cả được nhìn mặt nhau dù chỉ một lần. Anh mong ngóng sẽ được về tụ họp cùng gđ rất nóng lòng nhìn tấy đứa con cái bé bỏng sau 7 năm ròng xa cách. Cuối cùng thì cũng đến ngày anh có dịp vè quê gặp gđ. Cô bé khi tháy anh thì ko nhận lm cha do vết sẹo trên khuôn mặt anh khiến con bé thấy anh ko giống vs bức ảnh trong khi chụp cùng mẹ bé thu . Bé Thu khá đề phòng Anh sáu, có những hành động xấc xược vs anh đến nỗi ko thèm nhìn anh mà đén ở cùng ngoại.Ở dưới quế bé đã đc bt toàn bộ sự thật, nhưng quá muộn, đến lúc thu nhận ra anh Sáu là ch thì đã đến lúc anh phải đi. Tiếng "ba" kéo dài khiến không gian tĩnh lặng trong khung cảnh tiễn đưa anh Sáu.Trái tim anh dừng lại một nhịp, thình lình bé Thu ôm anh một cái thật chặt, lúc đó tình cha con như trỗi dậy. Khung cảnh khiến bất cứ một ai thấy đều rất thương cảm.

Khi đã chia tay đc gđ và đứa con gái bé bỏng anh chở lại nơi chiến trg khốc liệt tiếp tục chiến đấu. Anh dự định sẽ tặng cho con mọt chiếc lược mà tự tay anh làm cũng được t giả ẩn trong lời văn là một sự gửi gắm, gửi gắm tình yêu thương vô bờ của người cha.Nhưng nào đc như ý, khi anh lm xg chiếc lược thì cx là thời điểm anh phải hi sinh trên chiến trg ấy. Thời gian cuối đời khi viên đạn đã sâu vào da thịt, máu đã ngấm xuống mặt đất anh vẫn cố láy trong tui ngực mọt chiếc lược ngà rất đẹp mà anh Ba dã từng thấy anh Sáu nâng niu từng ngày. "yêu nhớ tăng Thu con của ba" h/ả thơ mà tiếng "con của ba" thật da diết. Sau đó anh đưa cho anh Ba rồi cũng hi sinh. 

Một mất mát quá đột ngột mà còn đầy  sót sa cho độc giả. Một tình cha con. Một món kỉ vật. Một cái ôm. Chỉ như vậy mả qua những từ ngữ của NQS đã tao nên một tác phẩm chứa đựng ỳ nghĩa to lớn: thể hiện qua những hành đông của a Sáu là tình cha vô bờ cuối cùng thì cũng chỉ nghĩ đên bé Thu. Phút giây cuối cùng hay những ngày còn chung sống ngắn ngủi với đứa con gái như ùa lại trong trí óc người đọc. Phút giây bé Thu dã đến và ôm anh Sáu cái ôm thật chặt ta như cảm thấy như bé cx đã nhớ anh rất rất nhiều.

Câu chuyện đã diễn tả sâu sắc tình cha con, đồng thời cho thấy sự bất nhân tính của hai chữ" chiến tranh".

Tui viết ngắn mn tự thêm chi tiết vào sẽ hay nhé! tui in đậm nét chính r.

11 tháng 3 2018

Em thích tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu:

- Tác phẩm gây xúc động với em mỗi lần em đọc, ngẫm nghĩ

- Bến quê ẩn chứa nhiều triết lí sâu sắc về con người và cuộc đời

- Em tự rút ra bài học sau khi đọc tác phẩm: yêu gia đình, những điều bình dị, thân thuộc xung quanh cuộc sống của mình

23 tháng 6 2019
  •  

Đây là bài tập nhằm phát huy năng lực cảm thụ văn học, sở thích văn học của mỗi cá nhân, vì vậy không áp đặt tác phẩm văn nghệ cụ thể để học sinh tự lựa chọn ảnh, tranh, phim, truyện, thơ ... chỉ yêu cầu học sinh nêu được nội dung, phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với mình.

16 tháng 12 2018

Vận dụng thao tác lập luận phân tích và thao tác so sánh

- Chủ đề của bài văn là gì?

- Cần nêu quan điểm làm sáng tỏ chủ đề, sắp xếp cho hợp lý, mạch lạc

- Luận điểm được chọn làm sáng tỏ, nó nằm ở vị trí nào

- Cần dùng từ và cách chuyển ý như thế nào để chuyển ý cho phù hợp

- Để làm sáng tỏ cần những luận cứ nào

- Cần sử dụng các thao tác lập luận nào, đâu là thao tác chủ đạo

câu 1

Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.

câu 2

Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh, em thích nhất là khổ thơ cuối. Ở đó, em thấy hình ảnh ngôi trường được hiện lên thật mộc mạc và giản dị. Trật tự thông thường đã được xáo trộn lên, tạo cảm giác thú vị khi đọc. Đầu tiên là những con chữ xuất hiện, rồi đến ghế, đến bàn, rồi mới có lớp có trường. Sau cùng, là thầy cô giáo tiến đến, giảng dạy cho em bao điều hay. Em rất ấn tượng với các kể này của tác giả, bởi ở đây, tất cả đều xuất hiện vì trẻ con, vì muốn được dạy cho trẻ con những điều hay lẽ phải, những điều thú vị bổ ích. Từ đó, vai trò và khát vọng học tập của thiếu nhi chúng em được quan tâm và đề cao hơn cả. Đặc biệt, là câu thơ cuối cùng "Chuyện loài người trước nhất". Nó vừa là lời kết cho cả một câu chuyện kể về loài người của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nhưng cũng là câu thơ mở ra về những câu chuyện khác về loài người do chính trẻ con chúng em kể. Mỗi người sẽ có những câu chuyện của riêng mình. Điều đó đã khiến cho bài thơ thêm ý nghĩa và truyền cảm hứng cho người đọc.

câu 3

Thế Lữ là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông mà chúng ta phải nhắc đến chính là Nhớ rừng. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh bức tranh tứ bình hiện lên trong nỗi nhớ của chú hổ. Mở đầu bức tranh là bốn cảnh thiên nhiên hiện lên trong tâm trí chú hổ, đó là: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ. Đó là cảnh huyền ảo, thơ mộng của những đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan. Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, chúa sơn lâm lặng ngắm giang sơn… đổi mới. Là cảnh bình minh cây xanh nắng gội chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Cuối cùng là cảnh những chiều lênh láng máu sau rừng thật dữ dội, bi tráng. Vị chúa tể đại ngàn đang ung dung đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, để chiếm lấy riêng ta phần bí mật trong vũ trụ bao la. Đại từ ta lặp lại nhiều lần trong bài thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài. Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: nào đâu, đâu những… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng. Giấc mơ đẹp đẽ đã khép lại trong tiếng thở dài u uất: "Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?" Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã khắc sâu trong tâm trí bạn đọc về một cuộc sống đã từng tươi đẹp của chú hổ. Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho nền văn học Việt Nam.

꧁༺๖ۣ๖ۣۜSkyღ๖ۣۜlạnh☯๖ۣۜlùngɠɠ༻꧂

4 tháng 3 2022

1) Sao chuyện này kỳ thú, huyền ảo thế?

2) Chuyện này xúc động làm sao!

3) Bạn hãy rút ra bài học: Nên biết sẻ chia, giúp đỡ người khác.